Những tập đoàn thương mãi quốc tế đa quốc gia đang vận dụngtổ chức để tránh những hiểm họa chánh trịCác công ty quốc tế đa quốc gia, sau vụ Công an Trung Cộng bắt bốn nhơn viên cao cấp của Tập đoàn khai thác hầm mỏ Anh-Úc Rio Tinto với “tội ăn căp những bí mật Nhà nước Tàu” tại Shanghai vừa qua, đang xét lại chiều hướng suy nghĩ làm ăn trong tình thế toàn cầu hóa, với những hiểm nguy chánh trị. Vụ bắt nhơn viên của Rio Tinto tuy chỉ là một vụ đặc biệt nhưng đấy cũng là một tiếng chuông báo động. “Chuyện vừa qua ở Shanghai, chỉ là việc bắt để điều tra bốn nhơn viên Rio Tinto gốc Tàu, tình nghi làm gián điệp cho Đài loan thôi!” một chuyên viên thương mại với Trung Cộng, (người Tây phương), vội vã đính chánh trấn an.
Thế nhưng, trong một quốc gia độc tài, phi luật pháp, với những động lực chánh trị lẫn lộn với những hành động kinh tế, mỗi mỗi sự việc đều có thể là những tác dụng bất bình thường. Vào năm 2007, một nhơn viên cao cấp điều hành của tập đoàn Aréva (Pháp) bị tạm giữ để điều tra suốt một tháng trời về vụ viên Phó Chủ tịch Công ty China Guangdong Nuclear Power Corp (CGNPC) bị tình nghi làm thất thoát tin tức bí mật ra ngoài. Nhơn viên cao cấp, hàng Giám đốc, của Aréva, một đại công ty Pháp chuyên vế xây dựng nhà máy nguyên tử, bị bắt giữ ngay trong lúc đang làm công tác thương thuyết một hợp đồng trị giá 8 tỷ Euros để bán hai lò nguyên tử cho CGNPC, sau dịp Tông thống Pháp Sarkozy đang thăm viếng Trung hoa Công sản. Aréva phải tự đặt câu hỏi có phải việc bắt giữ nhơn viên cao cấp của công ty nhà có liên quan gì đến việc thương thuyết không? Hoặc Trung hoa Cộng sản có dụng đích làm khó dễ, để mặc cả, trả giá gì không? Câu trả lời phải chờ đến gần cả thời gian sau mới biết được, đó chỉ là một cuộc điều tra của Công an Tàu trong công tác điều tra chống tham nhũng có dính líu đến công ty Siémens, là một đại công ty Tây phương.
Văn Hóa Du Côn
Những chuyện như vậy, công bằng mà nói, cũng đã xảy ra dưới những bầu trời khác, không phải chỉ là ở Tàu đâu. Vào năm 2008, bốn tay “xếp sòng” Nga vì muốn “kiểm soát” công ty dầu mỏ TNK-BP đã không ngần ngại “vận động” với nhà cầm quyền Nga tịch thu sổ thông hành ông Chủ tịch công ty tên Robert Dudley cùng vài vị nhơn viên cao cấp của công ty, đang xuất ngoại công tác, buộc các vị nầy phải sống xa xứ, không trở về Nga được.
Để phòng tránh những hiểm nguy tương tự, các tập đoàn kỹ nghệ thương mại quốc tế phải tổ chức một cơ sở chuyên môn về an ninh. Đó là phòng vệ tất cả những nguy hiểm chánh trị, bắt người không bằng chứng, hay những nguy hiểm của khủng bồ, hoặc bất lương, bắt cóc, khảo của, … Các cơ sở chuyên môn được tổ chức để phản ứng nhanh chóng và đúng thời điểm tất cả những hiểm nguy bảo vệ các nhơn viên và của cải của công ty trước những bạo lực “hợp pháp” hay “không hợp pháp”. (Chả bù với những năm 1975 – 80, người viết, cựu nhơn viên cao cấp, hàng Giám đốc một công ty quốc tế, đã bị bắt vô cớ, và bị “tạm giữ để điều tra” bốn năm ở Trại T20 đường Phan Đăng Lưu Gia Định – Sài gòn, thực tình là ở tù 4 năm khơi khơi, bởi chế độ Cộng sản Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam,…).
Một chuyên viên an ninh của Công ty dược phẩm Sanofi-Aventis nhận định “Chúng tôi tổ chức một hệ thống tin tức chuyên môn nghiên cứu cập nhựt tình hình an ninh các quốc gia trên thế giới và chúng tôi trao đổi thường xuyên với các công ty bạn như Carrefour, Bouygues vân vân … ”.
Khi Iran có biến động, tất cả những di chuyển của các chuyên viên thương mại hay kỹ nghệ đều ngưng lại. Nhưng ở Irak, tuy tình hình có khó khăn, nhưng vì các di chuyển về y tế và dược phẩm cần vẫn phải tiếp tục duy trì, vì vậy phải có tổ chức, như dùng xe bọc thép, vệ sĩ để bảo vệ các chuyên viên. Ở Pakistan, một sơ đồ di chuyển được ấn hành với những bắt buộc: khách sạn đặc biệt, những khu vực cấm, vệ sĩ… chương trình, lộ trình phải được nghiên cứu, báo trước, đi thưa, về trình … Khi cuộc chiến giữa Hezbollah và Israël nổ ra, các tập đoàn mướn những công ty vệ sĩ quân sự chuyên môn để đi cứu các nhơn viên của mình bị kẹt trong những vùng có tranh chấp, có chiến sự ở Beyrouth.
Hảng xăng dầu Total, quản lý cả ngàn chuyên viên làm việc trên hàng chục quốc gia ngoài quốc gia gốc, có một cơ sở an ninh đặc biệt với hàng chục tay nghề chuyên nghiệp bảo vệ và an ninh. Tập đoàn Total ngày nay, ngoài cái nghề chánh của mình là khai thác và tìm kiếm dầu mỏ, lại có thêm một cái nghề phụ là quản lý an ninh, bảo vệ chuyên viên. Vì tập đoàn Total có những cơ sở chi nhánh, những Hãng Total địa phương, tuy chỉ là một cơ sở chi nhánh đối với Total quốc tế, nhưng đấy lại là cơ sở thương mại kỹ nghệ lớn nhứt tại quốc gia địa phương, nơi cơ sở chi nhánh cư ngụ. Vì lý do đó, Total thuộc mạng lưới kinh tế thương mại của quốc gia địa phương, an ninh cơ sở phải hội nhập với không khí và môi trường xã hội của quốc gia địa phương.
“Chúng tôi huấn luyện chuyên viên chúng tôi sống với không khí địa phương, học tiếng nói, học phong tục, học văn hóa địa phương. Chúng tôi huấn luyện nhơn viên chúng tối sống với người địa phương, sanh hoạt như người địa phương, chúng tôi không thể lúc nào cũng sử dụng xe bọc thép và vệ sĩ, cùng còi hụ… ”.
“Hiện nay chỉ còn ở Nigéria, nơi còn nhiều nhóm du kích khủng bố là chúng tôi không cho các chuyên viên mang gia đình theo. Nhưng biện pháp ấy chỉ mới đây thôi. Các chuyên viên đi làm việc xa xứ, luôn được khuyến khích di chuyển với gia đình mình.”
Aréva, tập đoàn chuyên môn ngành nguyên tử, vừa qua, nhờ có những quen biết sở tại với những “lực lượng thủ cực và chánh trị địa phương” ở Niger và dân du mục Touaregs nên đã cứu được bốn nhơn viên của mình làm việc tại môt hầm mỏ uranium ở Niger (Phi châu) bị dân Touaregs bắt giữ. Tập đoàn nầy dĩ nhiên có biện pháp che chở những nhơn viên nước ngoài nhưng vẫn lo lắng đến những nhơn viên bản xứ của mình. Khi có báo động, như có thể có những vụ bắt cóc người để khào của ở Kenya, Aréva báo động và tổ chức cho những nhơn viên địa phương mình cảnh giác và tồ chức lại cuộc sống hàng ngày của mình như hạn chế sự đi lại, tổ chức di chuyển thành từng đoàn…
Aréva cũng tổ chức một hệ thống “trung tâm điều hành về an ninh” tại bốn quốc gia ở hai vùng Trung Đông và Nam Mỹ. Các chuyên viên an ninh thường thường là những cựu chiến binh “cao thủ” các binh chủng “biệt kích”. Tháng 11 năm 2008, Aréva đã nhờ đến những “tay cao thủ” nầy để cứu các nhơn viên của mình ở Mambaï (Phi Châu) đang bị bọn khủng bố bao vây.
Tất cả các tập đoàn quốc tế đa quốc gia trên thế giới đều khẳng định: sự phát triển của một công ty đều phải được dựa trên “sự tin tưởng” của nhơn viên họ đối với tổ chức an ninh của công ty. Ngày nay tại các công ty, một “không khí an ninh” phải được đặt lên hàng đầu; công ty phải tạo một “không khí yên tâm, an lành”, một không khí “an toàn” cho các nhơn viên trong sanh hoạt việc làm và trong đời sống hằng ngày của toàn thể các nhơn viên.
Những nhận định nầy chúng tôi trích dẫn từ một bài báo đăng trên nhựt báo Le Monde, trang Kinh tế, ngày 11 tháng 7 năm 2009, do hai phái viên Yves Mamou và Brice Pedroletti tại Shanghai viết. Tại sao một bài viết điều tra về tổ chúc an ninh trong các tập đoàn thương mại và kỹ nghệ đa quốc gia lại được hai anh nhà báo ở Shanghai (Tàu) chú ý. Sở dĩ như vậy là hai anh nhà báo đang sống trên đất Trung Hoa văn minh của thời đại toàn cầu hóa, trong cái tự hào dân tộc của mấy anh “con trời” vừa được hội nhập vào cái văn minh tư bản, nhưng vẫn giữ cái thói “độc tài” do cái “văn hóa du côn” của chế độ Cộng sản để lại.
Trung Hoa Cộng sản ngày nay muốn lên làm bá chủ hoàn cầu. Liên Bang Nga cũng muốn lên làm bá chủ hoàn cầu. Nhưng những chuyện giết các nhà báo chỉ có ở Nga, những chuyện bắt các nhà báo chỉ cũng chỉ có ở Tàu. Tổng thống Nga Poutine không ngại ngùng bắt giam không xét xữ anh Chủ tịch Đại công ty dầu và khí đốt Gazprom để cướp công ty nầy về phe của y. Chủ tịch Tàu Hu Jintao không ngần ngại ra lệnh nhốt anh nhà báo Huang Qi, khi anh nầy tổ chức giúp đỡ các nạn nhơn cuộc động đất ở Sichuan tháng năm 2008, lập hồ sơ đòi bồi thường kiện tụng nhà nước Sichuan. Anh bị bắt ngày 18 tháng 7 năm 2008, và hiện nay người ta không biết anh ở đâu !
Trung Cộng và Nga là hai cường quốc cả về mặt kinh tế lẫn chánh trị trên thế giới mà giới thương mại làm ăn phải có những lo ngại và biện pháp bảo vệ an ninh cho các nhơn viên và cộng sự viên cao cấp của mình. Các tập đoàn đi làm ăn ở Phi châu, ở Nam Mỹ lo lắng cho an ninh của các nhơn viên mình đã đành. Đàng nầy ở tại Shanghai thành phố lớn số một của Trung Hoa mà các nhơn viên cao cấp của mình vẫn lo sợ bị bắt không bằng chứng. Thật là một thế giới phi pháp luật, hay đúng hơn là một thế giới xài luật Mafia, luật rừng.
Tập Tục Ngầm
Quan hệ làm ăn, quan hệ thương mại là một khế ước ngầm bất thành văn, một cái ngoéo tay, một cái deal (it’s a deal !) một thỏa thuận giữa những người quân tử. Ngoại giao cũng vậy, những ký kết, những thỏa hiệp đều là những thỏa thuận giữa các gentlemen với nhau (gentlemen aggrements). Tất cả nhửng nền tảng của Công pháp quốc tế đều là những gentlement aggrements. Viết lên những Khế ước, viết lên những Công ước là biến những lời hứa, lời thỏa thuận thành văn thế thôi. Thế giới dân làm ăn cũng như thế giới dân ngoại giao từ ngàn xưa đã có những thủ tục, tập tục ngầm. Khi thương thuyết thì cứng rắn, một lời không bỏ, một xu không rời; kèn cựa từng lời chữ một, tưng đồng xu một, từng dấu phẩy, dấu chấm, từng cắc, từng xu. Như khi thỏa thuận xong rồi, trờ thành những người xã giao đầy lịch thiệp, cụng nhau một cốc bia, cùng cưa một chai champagne. Đối thủ không phải là địch thủ, kẻ thù. Người chiến sĩ khi còn cầm súng có thể bắn nhau, giết nhau, nhưng khi một kẻ đã thất trận, đã ngã ngựa, vẫn được kẻ chiến thắng đối đãi như một con người, đó là cái luật hiệp sĩ thời Trung Cỗ Tây phương, hay các kiếm sĩ Samourai của Nhựt bổn.
Thế nhưng các anh em người miền Nam Việt nam chúng ta, sau 30 tháng Tư 1975, đã nếm mùi “trả thù” của quân Cộng sản Bắc Việt dã man thế nào chúng ta khỏi cần phải kể. Mà đó là chúng ta là cùng người Việt nam với nhau, cùng chung tiếng nói, cùng chung một giòng máu, thế mà “văn hóa” Cộng sản đã biến những con người Việt nam miền Bắc xem chúng ta không bằng một con vật. Còn đâu tinh thần Hiệp sĩ của truyền thống Việt nam, còn đâu Văn hóa hiền hòa của truyền thống Á đông.? Còn đâu đạo đức của thánh hiền Việt nam, của Tam giáo ? Ai có thể nghĩ đến cái ăn nói lật lọng, cái dối, cái trá, cái láo, cái lếu của cái “văn hóa” Tàu và Việt nam ngày nay không? Những bạn bè Tây phương chuyên viên văn minh Á đông và Á đông ngữ (langues O) thường kháu với chúng tôi là họ mê cái thật thà, cái thẳng thắn, cái chữ Tín, cái chữ Nghĩa trong Văn hóa truyền thống Á đông. Tôi vội vàng cải chánh ngay và làm thất vọng nhiều người bạn.
Vì ngày nay, ôi thôi, không thiếu gì hàng Tàu làm ẩu, hàng Tàu làm dỏm, hàng Việt làm ẩu, hàng Việt làm dỏm. Món hàng đặt đã thỏa thuận, chuyến đầu giao hàng, OK làm đúng, nhưng qua chuyến thứ hai là đã sai rồi. Làm ăn không trọng chữ Tín, ngoại giao không trọng chữ Nghĩa.
Còn đối đãi với công dân mình? Những anh Luật sư Việt nam, những nhà đấu tranh dân chủ, họ có tội gì đâu ? Họ chỉ đặt một câu hỏi vế dân chủ, họ chỉ nói đến chữ dân chủ, họ chỉ nói chuyên dân chủ, họ chuyễn ngữ “quan niệm dân chủ” từ mạng Mỹ sang Việt ngữ, thế là có tội “chống phá Nhà nước”, là Việt gian ! Trong lúc đó, chính các nhà cầm quyền đã ký tên giao lãnh thổ Việt nam cho người Tàu mà không bị gọi là Việt gian. Đối với công dân, những người câm quyền đã phản bội sứ mạng. Nhà cầm quyền là những người đã được công dân giao cho sứ mạng quản lý đất nước. Đó là một khế ước, dân giao khế ước là dân đặt chữ Tín lên con người các nhà cầm quyền. Người cầm quyền đã bội ước.
Nhà cầm quyền phải trọng chữ Tín đối với dân, nhà cầm quyền phải đối đãi có Ơn có Nghĩa với dân. Các Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung … là những từng lớp trí thức trẻ có học thức, có kiến thức, biết luật pháp, đã dám nói tiếng nói can gián ôn hòa đóng góp quan niệm, suy nghĩ, tư tưởng cùng với các nhà cầm quyền… Các vị trí thức lớn tuổi hơn thuộc lớp người đã theo đấu tranh cách mạng, đã một thời đồng ý với chánh sách Đảng Cộng sản kháng chiến chống Pháp, đấu tranh chống Mỹ như Nhà báo Bùi Tín, nhà văn Vũ thư Hiên, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, anh cựu quân nhơn Trần Anh Kim … cũng ồn hòa đóng góp ý kiến để nhà cầm quyền sửa sai, tĩnh ngộ, quản lý công bằng đất nước Việt nam, sữa sai tĩnh ngộ, lấy lại tự ái và hãnh diện dân tộc, bênh vực, bảo vệ quyền lợi của ngư dân Việt nam, được đi làm ăn, đánh cá trong Hải phận Việt nam mà không bị thằng Tàu nó vào nhà, nó cướp của. Tiếng nói của các nhà trí thức đấu tranh dân chủ là những tiếng nói của lương tâm, các vị cầm quyền đã không nghe lại còn đi bịt miệng bằng đưa họ đi tù. Đó là Việt nam với Việt nam. Còn việc Tàu và Ta.
Tàu nó tự tuyên bố, nó tự biên tự diễn, nó bảo dất nầy của nó, nó bảo đảo khi cuả nó, thực sự chỉ là láo ! Từ thời Trung Cổ, từ thời Tam quốc, kẻ nào mạnh thì cứ tự xưng Vương, tự xưng Đế được cả, biên giới cứ việc lấn bừa, hể mạnh thì lấn đất, hể yếu thi thua đất. Nhưng ngày nay có luật có lệ. Luật lệ được đưa ra là để bảo vệ cái thằng yếu. Thằng Tàu nó đưa luật 350 hải lý, tại sao Ta lại đưa 200 hải lý? Yếu quá ! Nó tuyên bố Vùng Kinh tế trên thềm lục địa thì ta cũng cứ tuyên bố như rứa. Cớ sao lại chịu thua. Nếu có đánh nhau. Thằng Tàu nó có đánh ta gảy tay, thì nó cũng vỡ đầu. Ngày nay nó giàu lắm, chắc gi nó đánh nhau không ?
Ngày 23 tháng bảy tại Phú Kết Thái lan, cuộc Hội thảo về An Ninh Vùng Á Châu lần thứ 16 (ARF – 16) sẽ diễn ra. Hội thảo cho các thành viên khối Asean. Việt nam sẽ là Chủ tịch cho năm tới, và sẽ tổ chức hội thảo 2010 tại Hà nội. Việt nam phải mạnh dạn đặt vấn đề An ninh đối với Tàu lên hàng đầu. Thái độ bành trướng “du côn” của Tàu sẽ là một hiểm họa cho nền An ninh ở Á châu. Bành trướng, côn đồ không xem các quốc gia láng giềng ra thể thống gì sẽ là một hiểm nguy cho nền hòa bình, và cũng là một hiểm nguy cho “không khí thương mại ôn hòa” của Vùng. Bằng chứng là bài viết trên của hai ký giả đặc phái viên nhựt báo Le Monde.
Văn Hóa Khủng Bố
Thực vậy, Công An Tàu, theo thuyền thống Công An Cộng sản, muốn bắt ai thì bắt, tạm giữ để điều tra một tháng hoặc bốn năm cũng thế thôi. Luật Habeas Corpus mặt dù ra đời thời Trung Cỗ bên Anh cũng quá văn minh đối với họ. Xong thì thả ra không một lời xin lỗi. Cá nhơn người viết bài, bị Công An Việt Cộng tạm giữ để điều tra bốn năm, thả ra bằng giấy tạm thả (chúng tôi đâu có bắt anh mà chúng tôi tha anh, vì, chúng tôi chỉ tạm giữ anh nên chúng tôi tạm thả anh) sau đó người viết bị trục xuất đi Pháp. Người viết là người Việt nam, nếu tôi muốn đi Pháp thì tôi tự ý xin đi chứ, hoặc là tôi tự quyết định vượt biên, đằng nầy nhà cầm quyền Cộng sản trục xuất tôi đi Pháp, nhơn danh tội gì ? (Anh ở đây tốn của chúng tôi, Anh đi về Pháp với vợ Anh đi – Tôi trả lời tôi xin đính chánh Các Anh đuổi tôi đi qua Pháp chứ, không phải về Pháp). Trong cái không khí “cái cột đèn cũng muốn đi”, tôi cũng đành im miệng ra đi. Chứ trục xuất một người Việt nam không tội tình gì (nếu tôi có tội phải đưa tôi ra tòa, có cáo trạng, có trạng sư, có biện lý, có bản án chứ !) khỏi đất nước Việt nam là một chuyện bất hợp pháp. Ngày nay nếu tôi muốn đi Việt nam, tôi phải làm đơn xin phép đi Việt nam. Vì vậy không bao giờ tôi đi Việt nam.
Có phải đấy là những thủ tục thiếu “văn hóa” không ?
Chúng tôi ngày nay là công dân nước Pháp, chúng tôi muốn đi Mỹ, muốn đi Úc, chúng tôi chỉ việc mua vé máy bay, ra phi trường đi. Dĩ nhiên vào cổng, cũng có ba cái lăng nhăng chụp hình lăn tay. Nhưng đấy là từ ngày hoàn cầu mất an ninh. Mất an ninh làm do cái bọn Khủng bố quá khích Al Queda, Mất an ninh là do nhóm quá khích phái tả theo thuyết Cộng sản chủ nghĩa ở Nam Mỹ, bắt người như bọn Farc,… Mất an ninh là do bọn Cách mạng Phi châu theo chủ nghĩa Cộng sản như Soudan, như Somalia, vừa giết người vừa bắt cóc người cho chuộc…
“Văn hóa Cộng sản” là văn hóa khủng bố, nào là Tháng Chín Đen của dân Palestinien, nào là Carlos với Cách mạng Palestine, nào là Hezbollah… tất cả đều dùng “cách đánh kháng chiến quân”. Ca tụng cảm tử quân, nhưng trốn ở nhà, trồn trong hang, trong núi, xúi “trẻ ăn cứt gà”, bắt các “trẻ con” đánh bom tự sát. Việt cộng cũng từng ca tụng anh hùng?, ra cái thuyết dỏm “anh hùng Lê Văn Tám”. Kháng chiến gì ? mà chỉ biết núp sau dân để đánh giặc, kháng chiến gì? mà chỉ biết pháo vào dân, mổ bụng chặt đầu các chức sắc không có một võ khí trong tay, (ông Hương, ông Cả …) của chánh quyền, nhưng mà khi đụng trận là chạy trốn, đào hầm trú ẩn (ngày nay ca tụng hầm núp Củ chi… ).
Vì vậy ngày nay, mặc dù đã được “văn minh” phần nào, được mặc áo tây, quần tây, đồ bộ (suite), mang cà vạt, chải đầu mướt nhưng chừng nào vẫn tật nấy. Muốn bắt người thì bắt, muốn nuốt lời hứa thi cứ nuốt. Chơi ngang “du côn du đảng”, nhưng Tây vẫn muốn nhào vô làm ăn.
Làm ăn với Tàu ngày nay là chuyện không tránh khỏi, một thị trường khổng lồ, đang sức lớn, Một công ty chỉ cần bán cho mỗi tên Tàu một dollars một năm cũng có một con số kinh doanh trên một tỷ dollars/ năm. Vì vậy Tây phương đổ xô vào làm ăn với Tàu. Tàu đang lớn, cái gì cũng mua, cái gì cũng sắm, cái gì cũng mê. Muốn thế phải tạo mãi lực cho Tàu, vì vậy cho Tàu làm thợ sàn xuất. Tàu là cái xưởng của cả thế giới. Tàu làm đồ dỏm, Tây cũng ráng mua, vì ham rẽ. Nhưng Tây đang tổ chức một “hệ thống an ninh để có dịp rút thì rút”. Tàu, Nga, vì “văn hóa cộng sản” vẫn còn đó, nên các anh Tây vẫn cảnh giác.
Cũng vì vừa chơi vừa thủ nên người Việt chúng ta ở Hải ngoại không trông cậy anh Tây, anh Mỹ trong công việc đấu tranh dân chủ hóa đất nước, hay kêu gọi thế giới ủng hộ Việt nam khỏi hiểm họa bành trướng Trung Cộng. Tây tạng với tai tiếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà vẫn không kêu được các anh Tây Mỹ tẩy chay tên Tàu. Chỉ mừng là ngày nay dân Oighours Hồi giáo ở Tân Cương đang nỗi lên chống Tàu. Chỉ chờ ngày mai sẽ có Nội Mông và Mản Thanh nỗi lên là ngon lành.
Lúc ấy mong Việt Nam cũng bắt chước các chư hầu Trung Cộng nỗi lên Kháng Hán.
Mong thay !
Phan Văn Song