Trung Quốc bắt buộc phải nới rộng tầm nhìn an ninh vào cuối thập niên 1980 vì tác động của những biến cố có tầm ảnh hưởng quan trọng như : cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu, vụ thảm sát Thiên An Môn, sự sụp đổ của Liên Xô, chiến tranh vùng Vịnh… Sự chấm dứt Chiến Tranh Lạnh tuy có giảm bớt căng thẳng trong cộng đồng nhân loại về mối lo bom đạn nguyên tử nhưng lại tạo ra một số vấn đề không mấy thuận lợi cho Bắc Kinh.
Trước hết Trung Quốc không còn được Hoa Kỳ đánh giá cao như trước nữa. Thực tế thế giới sau Chiến Tranh Lạnh là sự xuất hiện của một cường quốc bá chủ bên cạnh một số cường quốc nhỏ bé hơn. Hoa Kỳ sẽ tạo ảnh hưởng đơn phương và sắp đặt một trật tự thế giới mới theo ý muốn của họ.
Chiến Tranh Lạnh chấm dứt cũng khiến Trung Quốc mất chính danh lãnh đạo, đồng thời biến thành điểm ngắm duy nhất cho “diễn biến hòa bình” do Tây Phương dàn dựng. Trước những thử thách nghiêm trọng này, hai biện pháp an ninh đã được Bắc Kinh đề ra và áp dụng: duy trì phát triển knh tế và xây dựng một binh lực hùng mạnh.
Duy trì phát triển kinh tế
Bắt đầu từ thập kỷ 1970, đối với Trung Quốc vấn đề phát triển kinh tế đã trở thành ưu tiên cao nhất, nhưng phải đợi đến thập kỷ 1980 tầm quan trọng của vấn đề mới được Trung Quốc nhận biết đầy đủ.
Gương sụp đổ của Liên Xô cung cấp cho lãnh đạo Trung Quốc một bài học và họ hiểu rằng “cạnh tranh kinh tế là thực chất (essence) của trò chơi quốc tế sau Chiến Tranh Lạnh”. An ninh quốc nội tùy thuộc vào khả năng kinh tế nhiều hơn là vào sức mạnh quân sự. Duy trì phát triển kinh tế là điều kiện chủ yếu cho chế độ tồn sinh. Một nền kinh tế phát triển liên tục sẽ nâng cao khả năng quốc phòng, ổn định chính trị và duy trì sinh hoạt hài hòa trong xã hội.
Đối với nhu cầu duy trì phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay, vấn đề dầu hỏa là vấn đề sinh tử. Trung Quốc phải nhập cảng dầu hỏa bắt đầu từ 1993. Nhu cầu nhập cảng dầu hỏa tăng lên nhanh chóng cùng với đà phát triển. Nếu lượng dầu hỏa không cung cấp được đầy đủ, sức phát triển kinh tế sẽ yễu dần, chính danh lãnh đạo sẽ mai một và chế độ sẽ không thể tiếp tục đứng vững.
Do nhìn thấy một vựa dầu khổng lồ ở Biển Đông nên Bắc Kinh đã nhanh chóng gia tăng hải lực và đưa ra quan điểm lịch sử “lưỡi rồng” để manh tâm làm chủ vùng biển này. Những nước nào, chẳng hạn như Việt Nam, cả gan đụng vào tranh chấp có dầu hỏa sẽ gặp khó khăn và bị đe dọa đàn áp bằng sức mạnh quân sự.
Từ sau chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư năm 1991, Trung Quốc bắt đầu coi trọng việc giữ gìn tài nguyên hải sản. Một tướng lãnh cao cấp của Trung Quốc từng nhận định : “Đã đến lúc Trung Quốc phải điều chỉnh sách lược hàng hải và dành nhiều nỗ lực hơn cho việc giành lại tài nguyên dầu lửa tại vùng biển phía Nam”.
Khi đưa nhận định trên vào thực tế Trung Quốc đã có một số hành động.
Năm 1996 Bắc Kinh ban hành đạo luật về lãnh hải để giành chủ quyền trên quần đảo Nam Sa. Đạo luật này vi phạm trầm trọng Luật QuốcTế. Cũng trong năm 1996 quốc hội Trung Quốc chuẩn nhận Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển đặt ra nguyên tắc 200 hải lý dành cho các vùng Đặc Quyền Kinh Tế (Exclusive Economic Zone).
Năm 2007 vệ tinh dân sự Anh khám phá một căn cứ hải quân lớn có khả năng đồn trú nhiều chiến hạm và tầu ngấm tại Yulin, phía cực Nam đảo Hải Nam. Cũng trong năm này Trung Quốc cho cải tiến phi trường tại đảo Woody trong quần đảo Hoàng Sa và một đài radar tại Fiery Cross Reef trong quần đảo Trường Sa.
Tháng 12/2007 Trung Quốc ban hành quyết định thành lập huyện Tam Sa gồm Hoàng Sa, Trung Sa (Macclesfield Blank) và Trường Sa, thuộc tĩnh Hải Nam. Ngày 6/5/2009 Việt Nam và Mã Lai Á nộp Liên Hiệp Quốc Bản xác định vùng biển nối dài. Việc này bị Trung Quốc phản đối đề ngăn cản Liên Hiệp Quốc xét giá trị vùng tranh chấp. Ngay sau đó Trung Quốc cho công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm mơ hồ họp thành chữ U bao trọn Biển Đông, nói là vùng biển chủ quyền. Đồng thời Trung Quốc cũng đưa ra một bộ luật ban hành năm 1998 về thềm lục địa. Tât cà những văn kiện này đều có tính tự tung tự tác không đếm xỉa gì đến luật pháp quốc tế.
Tháng 3/2010, Trung Quốc nói với hai viên chức Hoa Kỳ sang thăm viếng rằng Trung Quốc xem Biển Đông là vùng có quyền lợi cốt lõi (core interest) như Đài Loan , Tây Tạng và Tân Cương, với ý nghĩa là nếu bị xâm phạm Trung Quốc sẽ cương quyết dùng vũ lực để bảo vệ,
Xây dựng một binh lực hùng mạnh.
Đền cuối thập niên 1980, bộ quốc phòng Trung Quốc phân chia khà năng chiến tranh thành ba loại : chiến tranh toàn cầu, chiến tranh đại quy mô và chiến tranh biên giới. Loại thứ ba được coi như đáng quan tâm nhất và quân đội nhân dân Trung Quốc được huấn luyên theo nhu cầu phòng thủ này.
Sau chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư và chiến tranh Iraq, các tướng lãnh Trung Quốc đã nhận biết được thế nào là “chiến tranh kỹ thuật” nên đưa ra quan điểm về chiến tranh hiện đại với một số thay đổi như sau : bộ bịnh ngày nay được trang bị với vũ khí kỹ thuật cao: cơ cấu quân lực xưa kia dựa trên thứ tự ưu tiên bộ binh, hải quân, không quân nay chuyển thành hải quân, không quân, bộ binh. Hải lực và không lực phải được phát triển cấp tốc và được trang bị bằng những hỏa tiển chính xác, phi cơ phải có khả năng tiếp nhận xăng dầu trên không trung’.
Trung Quốc đặt mua các loại tầu lớn của Nga đồng thời trang bị hải lực với rất nhiều tầu ngầm mang hỏa tiễn nguyên tử. Với loại tầu nay Trung Quốc hy vọng có thể triệt tiêu nhanh chóng các hàng không mẫu hạn Hoa Kỳ nếu chiến tranh xảy ra. Các tầu chiến thuộc loại nhò hơn hiện nay đã đủ để thành lập ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Tất cả tập trung ở Biển Đông và đã biểu diễn hao dượt để hù dọa các nước lân bang trong khu vực.
Đô đốc Robert Willard , tư lệnh lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Thái bình Dương nhân xét là hải quân Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân quân sự tại vùng này. Nhóm lãnh đạo cộng sản Trung Quốc trù liệu rằng quân đội của họ sẽ trở thành mạnh nhất hoàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Quân đội Trung Quốc ngày nay tuy mạnh về quân số với ba triệu lính, nhưng vẫn còn lạc hậu về mặt khoa học kỹ thuật. Đánh giá về sức mạnh và khả năng gây chiến trong một tương lai gần (khoảng năm 2030) cả Hoa Kỳ lẫn thế giới đều cho rằng sự đe dọa của Trung Quốc chưa đáng sợ. Tuy nhiên ngay lúc này Hoa Kỳ đã trở lại Á Châu và duy trì sự hiện diện vững chắc tại vùng này để bảo đảm lưu thông tự do trên các hải lộ chạy quanh miền Nam và Đông Nam Châu Á,
Trung Quốc vi phạm trách nhiệm chiến lược vì tham vọng đế quốc
Chiến lược “chia sẻ trách nhiệm” với Nhật Bản và Trung Quốc được Hoa Kỳ áp dụng để giữ gìn hòa bình thế giới, không gặp rắc rối trong suốt nhiệm kỳ của các tổng thống tiền nhiệm của Barack Obama, nhưng đến nhiệm kỳ của vị tổng thống này thì thái độ của Trung Quốc hơi thay đổi. Khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ trong mấy năm vừa qua đã làm cho Trung Quốc lầm tưởng rằng Hoa Kỳ hiện đang rất sợ chiến tranh. Bắc Kinh cho rằng lúc này hơn lúc nào hết phải ra tay uy hiếp để thực hiện quyết tâm xâm chiếm Biển Đông.
Trước thái độ và hành động thiếu “trách nhiệm chiến lược” nói trên của Trung Quốc, Ngũ Giác Đài được lệnh nghiên cứu nghiêm chỉnh khả năng gây chiến của Bắc Kinh. Sau một năm nghiên cứu, kết luận của Ngũ Giác Đài là Trung Quốc chưa thể tiến hành chiến tranh với Hoa Kỳ vào lúc này.
Kết luận nói trên trang bị tư tưởng cho ngoại trưởng Hillary Chinton khi bà sang Hà Nội phó hội tại Diễn Đàn ARF ngày 23/7/2010. Tại diễn đàn này ngoại trưởng Hoa Kỷ tuyên bố : “Hoa Kỳ sẽ trở lại Á Châu” và chính thức phủ nhận bản đồ “lưỡi bò” của Trung Quốc cùng với chủ quyền của Bắc Kinh trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
Mặc dầu đã có lời cảnh cáo của ngoại trưởng Hillary Clinton, trong mấy năm gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành và gia tăng liên tiếp các vụ lấp biển để xây dựng nhiều ngàn mẫu đất tạo thành phi đạo trên các hòn đảo nửa chìm nửa nổi tại Thái Bình Dương. Các chuyên gia nói Trung Quốc hành động như vậy để biến các đảo nhỏ này thành căn cứ quân sự giúp Trung Quốc độc chiếm biến Biển Đông làm thành ao nhà, và loại ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi vùng này.
Trong cuộc họp áo chung với Tập Cận Bình tháng vừa qua, tổng thống Obama đã bày tỏ “quan ngại” đáng kể về việc lấn biển và nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ cho hải quân và không quân họat động ở bất cứ nơi nào mà công pháp quốc tế cho phép.
Bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter cũng cho biết là Ngũ Giác Đài đã được Tòa Bạcg Ốc cho lệnh tiến hành những biện pháp cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Sau khi báo New York Times đăng báo cáo cho rằng hải quân Mỹ sẽ điều tầu chiến đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Cộng bồi lấp trên Biển Đông thì đô đốc John Richardson , người phụ trách các hoạt động của hải quân Hoa Kỳ, khẳng định rằng : “Tôi không thấy cách thức này là khiêu khích”.
Đáp lại những lời tuyên bó trên của phía Mỹ, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh nói rằng : “Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông và một số quốc gia nên ngừng thổi phồng vấn đề này”.
Tờ Global Times của Bắc Kinh thì ngang ngược viết: “Trung Quốc chắc chắn không cho phép máy bay và tầu chiến Mỹ tới gần các đảo và các rạn san hô mà Bắc Kinh đã tuyên bố có chủ quyền”. Trong một bài xã luận ngày 15/10/2015 tờ Hoàn Cầu Thời Báo lên án điều mà họ cho là “sức ép của Mỹ” đồng thời nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ không dung thứ những vi phạm tràn lan của Mỹ đối với những vùng kế cận và vùng trời trên ngững hòn đảo đó”.
Tình hình ở Tây Thái Bình Dương đang là một bất ổn lớn. Đô đốc Scott Swift tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương lên tiếp đề xuất Ham Đội 3 của hải quân Mỹ mở rộng địa bàn hoạt động để có thể phối hợp với Hạm Đôi 7. Chiến lược của đô đốc Swift diễn ra trong bối cảnh thuận lợi là Nhật Bản vừa có hiến pháp mới cho phép hải quân Nhật hợp tác chặt chẽ với hải quân Hoa Kỳ.
Để dằn mặt Bắc Kinh, trong những ngày vừa qua tầu sân bay USS Nimitz đã tiến hành một cuộc diễn tập mang thông điệp “Yểm Trợ Giữ Đảo” ở bãi Cỏ May. Trong buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ đô đốc Harris nói: “Trung Cộng có vẻ đã hiện đại hóa, nhưng chúng ta vẫn có ưu thế về công nghệ trên mọi mặt. Tôi tin rằng với khả năng này chúng ta có thể nắm được phần thắng trong cuộc chiến với Trung Cộng, nếu xảy ra”.
Tin Mỹ, Nhật Ấn tập trận MALABAR 2015 chung ở Chenna miền Nam Ấn Độ trong các ngày 14-19/10/2015 đã làm cho Bắc Kinh dịu giọng. Tại diễn đàn Hương Sơn ngày 17/10/2015 hội họp cùng 10 đại diện của các nước ASEAN, tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quản Lý Quân Sự Trung Ương của Trung Quốc phát biểu ; “Chúng tôi sẽ không bao giờ liều lĩnh sử dụng vũ lực một cách cẩu thả, ngay cả trong vấn đề chủ quyền và đã làm hết sức để tránh xung đột bất ngờ”. Diễn đàn này thất bại vì không ai ủng hộ lập trường của Bắc Kinh.
Trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, thái độ và hành động của Trung Quốc được đánh giá là tham lam và vội vã. Tham lam vì Trung Quốc đã đòi hỏi những điều không thể nào đòi hỏi được. Vội vã vì Trung Quốc chưa đủ sức hậu thuẫn cho những đòi hỏi của mình để đi đến thành công.
Riêng đối với Việt Nam, việc Hoa Kỳ trớ lại Á Châu đang mở ta một cơ hội mới để điều chính chiến lược liên kết, nghiã là muốn sinh tồn thỉ phải liên kết với kẻ mạnh, dù chỉ là liên kết giai đoạn.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 10 năm 2015