Những Vấn Đề Của Hoa Kỳ Khi Trở Lại Á Châu Thái Bình Dương
Sau khi đi Âu châu lo việc kết thúc bản thỏa ước với Iran để tạm thời chận đứng chương trình chế tạo bom nguyên tử của Iran, ông John Kerry, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dù còn khập khiễng trên cặp nạng gỗ sau một tai nạn đi xe đạp tại Âu châu, vội vàng đi Hawaii để họp với Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong đó có Hoa Kỳ, Singapore và Việt Nam để thỏa thuận những chi tiết cuối cùng của Hiệp ước Thương mãi Xuyên Thái bình dương (Trans-Pacific Partnership – TPP). Sau đó ông Kerry họp thượng đỉnh với 27 nước trong vùng do ASEAN triệu tập trong đó có Trung quốc tại Kuala Lumpur. Cả hai buổi họp quan trọng đều không có kết quả tốt. TPP còn kèn cựa, và tại Kuala Lumpur Trung quốc không chịu bàn về việc Trung quốc xây cất căn cứ trên các hòn đảo và mỏm đá trong vùng Trường Sa. Trong bối cảnh đó ông Kerry rất lúng túng không biết sẽ nói gì về chính sách lớn của Hoa Kỳ khi nói chuyện với sinh viên tại đại học Singapore trước khi trở về Hoa Kỳ
Tuy vậy bài diễn văn của ông Kerry vẫn rất lạc quan. Mặc dù tính đến ngày 15 tháng Tám năm nay đúng 70 năm từ ngày Nhật đầu hàng chấm dứt Thế chiến 2 trong vùng Thái bình dương, chưa có lúc nào thế đứng của Hoa Kỳ tại Á châu – Thái bình dương mong manh như lúc này.
Hoa Kỳ đặt nhiều hy vọng vào TPP, gồm các nước ven Thái bình dương (không có sự tham dự của Trung quốc) để chứng tỏ sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vùng. Tại Singapore ông Kerry nói cuộc thảo luận về TPP tại Hawaii tiến triển tốt, hầu như đã hoàn tất 98% chỉ còn các chi tiết cuối cùng. Ông Kerry không nói hiệp ước nào cũng gay go nhất vào chút phần trăm còn lại.
Những bất đồng gay gắt còn lại gồm: Canada chưa muốn mở cửa thị trường cho các sản phẩm chế biến từ sữa như Tân Tây Lan yêu cầu để tránh làm một đề tài trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 10 năm nay. Đối với Nhật Bản, việc yêu cầu các nước TPP mở cửa thị trường nông phẩm, nhất là gạo là một ưu tiên. Mễ Tây Cơ không chấp nhận cái tỷ lệ giá quá cao của các bộ phận sản xuất từ các nước bên ngoài TPP, mà Nhật dùng để chế tạo hàng xuất cảng qui mô của họ. Trong khi đó Hoa Kỳ muốn bảo vệ những nhà sản xuất đường, và yêu cầu các công ty chế thuốc tây của Hoa Kỳ được độc quyền bằng chế biến trong 12 năm đối với thuốc chế biến từ sinh vật sống và cây cỏ. Đa số 11 nước còn lại cho rằng 12 năm độc quyền quá dài.
Cuộc họp tại Hawaii quan trọng ở chỗ đó là buổi họp đầu tiên giữa 12 bộ trưởng ngoại giao sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật “Trade Promotion Authority – TPA” cho phép Hành pháp có quyền ký thỏa ước mậu dịch với nước ngoài và Quốc hội chỉ có thể phê chuẩn toàn bản văn hay bác bỏ mà không có quyền đi vào từng điều khoản. Không có luật TPA thì không nước nào có can đảm ký thỏa ước mậu dịch với Hoa Kỳ. Tuy nhiên các quốc gia khác trong nhóm TPP e ngại rằng để thuyết phục quốc hội thông qua TPA, hành pháp Hoa Kỳ đã hứa hẹn với quốc hội một bản thỏa ước có lợi nhất cho Hoa Kỳ, và đương nhiên không có lợi cho mình.
Hội nghị Hawaii còn quan trọng ở chỗ thời gian. Chính phủ Hoa Kỳ phải thông báo cho quốc hội 90 ngày trước khi ký TPP. Năm tới, 2016, Hoa Kỳ bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống nên có thể không có thì giờ hoàn tất TPP trước cuối năm 2016 mà phải nhảy sang năm 2017.
Sự thành công của TPP rất quan trọng đối với Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ vừa thất bại không thuyết phục nổi các nước đồng minh đừng tham gia Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Hạ tầng cơ sở Á châu do sáng kiến của Trung quốc .
Nếu Hoa Kỳ không tạo được thế đứng kinh tế tại Á châu qua TPP, Hoa Kỳ cần thế quân sự vững chắc nếu muốn chính sách “xoay trục” về Á châu có ý nghĩa. Các nước Đông Nam Á đang cần sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ. Nhưng sự đắp và nới rộng các mỏm đá và đảo nhỏ trong vùng Trường Sa của Trung quốc làm cho Hoa Kỳ rất khó xử, mặc dù Bộ trưởng ngoại giao Trung quốc vừa tuyên bố họ ngưng không xây dựng thêm nữa.
Chính sách của Hoa Kỳ là không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu và quyền khai thác những vùng biển chập lên nhau (theo Luật biển UNCLOS) giữa Trung quốc và các nước trong vùng nhất là với Việt Nam và với Phi Luật Tân. Hoa Kỳ chỉ đòi hỏi quyền đi lại tự do của Hải và Không quân Mỹ. Hoa Kỳ thường tuyên bố theo Luật biển các hòn đảo xây đắp từ các mỏm đá chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao không có quyền lãnh hải 12 hải lý. Nhưng Trung quốc vẫn xem mình có chủ quyền lãnh hải quanh các đảo mới xây và dọa sẽ dùng vũ lực bảo vệ nếu bị xâm phạm.Và Hoa Kỳ cũng không muốn gây chuyện với Trung quốc nên tàu chiến và máy may Không quân Hoa Kỳ bay qua lại cũng cố ý tránh ngoài 12 hải lý.
Trung quốc xem sự tranh chấp tay đôi giữa Trung quốc và các nước trong vùng về quyền sở hữu các mỏm đá có xây cất hay không không liên hệ gì đến Hoa Kỳ. Cái khó xử của Hoa Kỳ là nếu cho tàu chiến hay máy bay quân sự bay vào các vùng lãnh hải đó có thể gây ra xung đột chưa cần thiết, nhưng nếu không thì đó là một biểu lộ thế yếu của Hoa Kỳ.
Sự tự chế của Hoa Kỳ còn thể hiện qua thái độ mềm de3o của Hoa Kỳ đối với các giá trị cố hữu như nhân quyền, tự do và dân chủ. Luật Hoa Kỳ không cho phép quốc gia nào nằm chót trong danh sách có nạn buôn người tham gia TPP. Danh sách này do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập hằng năm. Indonesia vẫn nằm hạng chót, nhưng để Indonesia đủ điều kiện tham gia TPP, tháng trước bộ Ngoại giao đã nâng hạng Indonesia .
Qua vụ việc Indonesia và TPP, những người ưa chỉ trích Hoa Kỳ nói rằng mới đây tại đại học Singapore ông bộ trưởng Ngoại giao John Kerry tuyên bố rằng kể từ ngày Thế chiến 2 chấm dứt, Hoa Kỳ là nước chủ trương một Á châu “ổn định, có luật lệ và trong sáng” chỉ là lời nói ngọai giao. Hoa Kỳ đặt ra nguyên tắc, nhưng khi cần phục vụ quyền lợi của mình Hoa Kỳ có thể tạm thời gác các nguyên tắc đó qua một bên.
(The Economist ngày 8 tháng 8, 2015: “America struggles to maintain its credibility as the dominant power in the Asia-Pacific” by Banyan).
Trần Bình Nam phóng dịch
August 19, 2015
America Struggles To Maintain Its Credibility As The Dominant Power In The Asia-Pacific
STILL on crutches after a cycling accident, and with less good news to report than he must have hoped when his speech to a university in Singapore was scheduled, John Kerry, America’s secretary of state, was this week a study in embattled optimism. Ministers from the 12 countries, including his own and Singapore, which are negotiating a much-vaunted trade agreement, the Trans-Pacific Partnership (TPP), had just failed to clinch an expected deal. And China was refusing even to discuss its controversial island-building in the South China Sea at a regional summit in the Malaysian capital, Kuala Lumpur. Mr Kerry’s speech was defiantly upbeat. But America’s prestige in the Asia-Pacific has been dented of late. On the 70th anniversary on August 15th of Japan’s surrender and the end of the second world war, the American-led order in place since then looks rather brittle.
America itself has turned the TPP into the gauge by which its leadership in the region is measured. Officials and politicians from President Barack Obama down have portrayed it as the most important aspect of America’s “pivot” or “rebalancing” to the Asia-Pacific, and of its determination to help set the rules there rather than let China write them. Mr Kerry spoke positively of the progress made at the TPP talks in Hawaii, conceding only that “there remain details to be hashed out.” Ministers at the talks claimed that the deal was “98%” done. But the devil is in those details, and in any complex negotiation, the last bit is the hardest.
What appear to be the main remaining bones of contention are varied and tricky. Canada, where an election has just been called for October, does not want to open up its market for dairy products—a priority for New Zealand, one of TPP’s originators a decade ago. Liberalising Japan’s agricultural market, notably for rice, remains acutely sensitive politically. Mexico objects to the amount of content from countries not in the TPP that Japan wants allowed into its exports of lorries. America protects its sugar producers. And it wants its pharmaceutical firms to enjoy 12 years of patent protection on new biologic drugs, which most of the other 11 countries find several years too long.
Yet hopes had been high that the Hawaii talks might bring this marathon negotiation to the finishing line. They were the first between ministers since the American Congress narrowly voted to give the president “fast-track” Trade Promotion Authority (TPA), meaning that Congress could no longer unpick a trade agreement clause by clause, having to approve or reject it as a whole. Without TPA, other countries had been unwilling to make their best offers. Now, however, some speculate that, in the intense haggling to secure passage of TPA through Congress, the administration made promises that have hamstrung its negotiators. Another reason for believing the Hawaii round might be crucial was the pressure of the American political calendar. The administration has to give Congress at least 90 days’ notice before signing a trade agreement. So time is already running out if TPP is to be sealed before becoming embroiled in next year’s presidential election campaign. Even some of the most optimistic TPP supporters think a deal may now not happen until 2017 at the earliest.
After losing one battle in economic diplomacy to China by failing to persuade some close allies to reject China’s invitation to join a new Asian Infrastructure Investment Bank, America needs the TPP. Without an economic leg, other aspects of America’s rebalancing towards Asia, such as its military role, would become even more important. Many countries in the region are alarmed by what they see as an assertive, bullying China. They welcome America’s military might, and its willingness to project it across Asia. But China’s frenzied construction spree in the South China Sea presents America with a dilemma, even if, as China’s foreign minister said this week, the reclamation has now ended. America says it takes no position on the many overlapping territorial disputes there, the most active of which pit China against the Philippines and Vietnam; and it insists on asserting the “freedom of navigation” including of its navy and air force. Under the law of the sea, the artificial islands China has built on rocks and reefs that are submerged at high tide have no territorial waters.
Yet China is behaving as if they do—and so, perversely, is America. China insists the series of bilateral disputes in the South China Sea is none of America’s business and is not a topic for discussion at regional forums such as a 27-country one just hosted by the Association of South-East Asian Nations (ASEAN) in Kuala Lumpur. America, of course, disagrees, and has the backing of much of ASEAN for that. But it knows that if it does start testing Chinese resolve by sailing into or flying over China’s notional territorial waters, it could soon be seen as reckless and provocative, and find its regional support evaporate. So America’s inaction makes China’s new facts in the water look even more permanent and fosters the notion of relative American decline.
A TiP-ping point
That impression is heightened by the sense that America is less strident than it was in upholding its values of human rights, freedom and democracy. Cynics have always suspected that these ideals were subject to political exigencies. Last month they pointed to new evidence of this when the State Department promoted Malaysia from the bottom tier of countries listed in its annual Trafficking in Persons (TiP) report. It insisted this was because Malaysia was indeed cracking down on traffickers. Most Malaysians (and Thais, whose country was denied a similar upgrade) saw it as political: under American law a bottom-tier ranking would have meant that Malaysia would have to be excluded from TPP. The perception that TPP is so important to America to lead it to such distortions is damaging. It makes it look as if “the stable, transparent and rules-based” order Mr Kerry said America was promoting 70 years on from the war is one where America not only sets the rules, but twists them when they get in the way.