Giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang ngồi tù, Lưu Hiểu Ba.
Trước đó, các phỏng đoán nêu ra rằng ông Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc cùng một số nhà hoạt động nhân quyền Nga và Afghanistan được cho là ứng viên sáng giá nhất.
Ngoài ông Lưu, người ta kỳ vọng các nhân vậ̣t như bà Sima Samar, nhà hoạt động quyền phụ nữ của Afghanistan và nhà hoạt động nhân quyền Nga, bà Svetlana Gannushkina có nhiều khả năng được giải.
Người phụ nữ được giải Nobel Hòa bình gần đây nhất là bà Wangari Maathai của Kenya vào năm 2004.
Ông Lưu Hiểu Ba giúp soạn thảo Hiến chương 08 kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc
Hãng thông tấn Na Uy, nước có Ủy ban trao giải Nobel Nhân quyền cũng nêu rằng cựu thủ tướng Đức Helmut Kohl có nhiều cơ hội nhận giải nhờ vai trò thống nhất hai nước Đức hồi 20 năm trước.
Bộ Ngoại giao nói việc trao giải cho ông sẽ đi ngược lại nguyên tắc của giải Nobel.
Ông Lưu đang thụ án tù vì kêu gọi dân chủ và đòi hỏi nhân quyền ở Trung Quốc.
Người phát ngôn ở Bắc Kinh nói với các phóng viên rằng ông Lưu Hiểu Ba ở tù vì ông vi phạm luật, và rằng trao giải Nobel Hòa bình sẽ gửi ra thông điệp sai trái.
Bà nói nó sẽ đi ngược lại mục tiêu của người sáng lập giải là thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc.
Ông Lưu đang chịu án 11 năm tù vì soạn thảo Hiến chương 08 kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc.
Hơn 100 học giả, luật sư và nhà vận động người Trung Quốc đã kêu gọi Ủy ban vinh danh ông trong năm nay. Cựu tổng thống Czech Vaclav Havel cũng ủng hộ.
Bình luận
Phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Martin Patience cho hay “giới dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc sẽ coi quyết định này là cú tấn công của Phương Tây vào Trung Quốc”.
Anh cũng cho hay chính quyền Trung Quốc đã cảnh báo Ủy ban Hòa bình Na Uy rằng “Lưu Hiểu Ba không phải là một ứng viên xứng đáng.”
“Chính quyền Trung Quốc gọi ông Lưu là một tên tội phạm.”
Bình luận viên Trần Thời Vinh của BBC Tiếng Trung tại London thì nói:
“Ông bị tù và bị tước hết quyền công dân chỉ vì cùng soạn ra Hiến chương 08 về dân chủ hóa và nhân quyền tại Trung Quốc.”
“Nhiều người Trung Quốc trong trái tim sẽ đón chào giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba vì dù mức sống lên cao nhưng các quyền như nhân quyền, quyền tự do chính trị bị bó hẹp.”
“Người Trung Quốc cũng từ lâu nay đã hỏi vì sao chưa bao giờ một công dân nước Trung Quốc được giải Nobel, nay thì lần đầu tiên có công dân Trung Quốc được giải, dù không phải trong các lĩnh vực như khoa học nhưng vẫn là Nobel.”
Các báo Phương Tây hôm nay trích lời vợ ông Lưu nói chồng bà “sẽ không sớm biết tin về giải Nobel cho ông vì ông không được dùng điện thoại trong tù”.
BBC Tiếng Việt
Chinese dissident Liu wins Nobel Peace Prize
OSLO, Norway – Imprisoned Chinese dissident Liu Xiaobo won the 2010 Nobel Peace Prize on Friday for using nonviolence to demand fundamental human rights in his homeland. The award ignited a furious response from China, which accused the Norwegian Nobel Committee of violating its own principles by honoring “a criminal.”
Chinese state media immediately blacked out the news and Chinese government censors blocked Nobel Prize reports from Internet websites. China declared the decision would harm its relations with Norway — and the Nordic country responded that was a petty thing for a world power to do.
This year’s peace prize followed a long tradition of honoring dissidents around the world and was the first Nobel for China’s dissident community since it resurfaced after the Communists launched economic but not political reforms three decades ago.
Liu, 54, was sentenced last year to 11 years in prison for subversion. The Nobel committee said he was the first to be honored while still in prison, although other Nobel winners have been under house arrest or imprisoned before the prize.
Other dissidents to win the peace prize include German pacifist Carl von Ossietzky in 1935, Soviet dissident Andrei Sakharov in 1975, Polish Solidarity leader Lech Walesa in 1983 and Myanmar democracy leader Aung San Suu Kyi in 1991.
The Nobel committee praised Liu’s pacifist approach, ignoring threats by Chinese diplomats even before the announcement that such a decision would result in strained ties with Norway. Liu has been an ardent advocate for peaceful, gradual political change rather than confrontation with the government, unlike others in China’s highly fractured and persecuted dissident community.
By KARL RITTER and SCOTT McDONALD, Associated Press Writers Karl Ritter And Scott Mcdonald, Associated Press Writers