ABSTRACT: Women’ s Social Status & Rights
For twenty five centuries, women were not treated as equal to men. Gender inequality refers to unequal treatments or perceptions of individuals based on their gender.
1. The Status Of Women In Ancient Times Was Low:
- Custom of foot binding/Confucian triple submission of women to the father, husband & son in ancient China. Girls are still undervalued in Communist China.
- Women were not eligible for full citizenship in ancient Athens, had no legal personhood and were assumed to be part of the oikos [household] headed by the male kyrios [male supreme headship].
- Plato believed that extending civil and political rights to women would substantively alter the nature of the household and the state.
- Ancient Roman society was patriarcal: women could not vote and hold public office…
- Developing the theory of natural rights in reference to ancient philosophers such as Aristotle and the Christian theologist Aquinas, 17th century natural law philosophers defended slavery and an inferior status of women in law.
- Jean-Jacques Rousseau, author of Du Contrat Social,… Émile, believed that it was the order of nature for woman to obey men: under man-made laws, woman is “our inferior”.
- With regard to family, the Napoleonic Code established the supremacy of the man over the wife and children, which was the general legal situation in Europe at the time. A woman was given fewer rights than a minor.
- En 1804, le Code Napoléon affirme l’incapacité juridique totale de la femme mariée:
- Interdiction d’accès aux lycées et aux Universités
- Interdiction de signer un contrat, de gérer ses biens
- Exclusion totale des droits politiques
- Interdiction de travailler sans l’autorisation du mari
- Interdiction de toucher elle-même son salaire
- Contrôle du mari sur la correspondance et les relations
- Interdiction de voyager à l’étranger sans autorisation
- Répression très dure de l’adultère pour les femmes
- Les filles-mères et les enfants naturels n’ont aucun droit
- In his 1869 essay The Subjection of Women, John Stuart Mill described the situation for women in Britain as follows: “We are continually told that civilization and Christianity have restored to the woman her just rights. Meanwhile the wife is the actual bondservant of her husband; no less so, as far as the legal obligation goes, than slaves commonly so called.”
3. Women’ S Rights, Rights Of Women And Female Citizen Constitute A Recent “Opportunity” And A Newly “Acquired” Condition Of The Women, Including:
- Declaration of the Rights of Woman and the Female Citizen [Olympe de Gouges];
- Women have the right to vote [Women Suffrage] in Australia [1902] Canada and Sweden (1918); Germany and Luxembourg (1919); the United States (1920); Spain [1931], France [1944], Switzerland 1971; India [1935], Japan (1945), China (1947) and Indonesia (1955).
4. Modern Movements & Women’s Rights
- Equal employment rights for women [equal pay for equal work bill/Equal Pay Act, Equal Opportunities Commission]
- In the USA, the National Organization for Women (NOW), created in 1966, fought for Equal Rights Amendment (ERA), equality for all women.
- Birth control and reproductive rights [voluntary motherhood for women’s emancipation/rights to contraception and abortion, with an increasing emphasis on “choice”].
- United Nations and World Conferences on Women [World Conference of the International Women’s Year in Mexico City/International Women’s Year [1975], Fourth World Conference on Women in Beijing [1995]; UN Women [2010] with Division for the Advancement of Women, Office of the Special Adviser or Gender Issues Advancement of Women and United Nations Development Fund for Women.
- Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women [The Universal Declaration of Human Rights, adopted in 1948, enshrines “the equal rights of men and women”, and addressed both the equality and equity issues].
The Convention defines discrimination against women in the following terms:
“Any distinction, exclusion or restriction made on the basis of sex which has the effect or purpose of impairing or nullifying the recognition, enjoyment or exercise by women, irrespective of their marital status, on a basis of equality of men and women, of human rights and fundamental freedoms in the political, economic, social, cultural, civil or any other field”.
1. Nhận Định Căn Bản
Nữ giới quyền là những đặc quyền[1] và những quyền tự do[2] mà nữ giới, đàn bà và con gái ở mọi tuổi tác, thường đòi hỏi và được bảo đảm trong một số quốc gia. Căn bản là tại đó, nữ giới được công nhận bình quyền[3] với nam giới trước pháp luật và trong xã hội.
Trên thế giới, có chỗ nữ giới quyền đã được định chế hoá, hoặc được thực hiện bằng luật pháp, hay bằng tập tục trong khi tại nơi khác thì những quyền này không được biết đến hay bị khước từ. Trong những trường hợp đó, nữ quyền đã bị lấn át bởi những đặc quyền dành cho nam giới, qua lịch sử và truyền thống địa phương.[4]
Những vấn đề liên quan tới nữ giới quyền bao gồm:
- Tính toàn vẹn và độc lập của cơ thể người đàn bà;
- Quyền bầu cử, ứng cử; Quyền tham chính;
- Quyền thờ phụng, tôn giáo;
- Quyền bình đẳng làm việc; Công bằng về lương bổng;
- Quyền sở hữu; Quyền kết ước;
- Quyền học vấn; Quyền quân dịch;
- Quyền phối ngẫu và phụ huynh.[5]
2. Lịch Trình Tiến Hoá của Nữ Giới Quyền Trên Thế Giới
Tại Trung Quốc
Nạn “bó chân” của nữ giới thượng lưu Trung Hoa trong thế kỷ 19 khiến người đàn bà giầu có trở thành nạn nhân tàn phế không có “thế đứng” trong một xã hội cổ hủ, trọng nam khinh nữ. Hậu quả là nữ giới bị “bó chân” theo truyền thống kỳ thị giới tính đã trở thành những kẻ khuyết tật văn hoá để sát nhập thành tài sản và danh dự gia tộc, an phận với những hạn chế về quyền sinh hoạt thông thường của con người, dù họ đang ở những địa vị cao sang trong xã hội.
Khổng Tử/Confucius [551–479 BC] & Phật/Buddha [563 BC-483 BC]
Hiện tượng trên phần nào bắt nguồn từ truyền thống Khổng giáo, với chỉ thị Tam Tòng — Tại gia tòng phụ (Ở nhà, thờ cha); Xuất giá tòng phu (Về nhà chồng, thờ chồng); Phu tử tòng tử (Chồng chết, ở vậy nuôi dưỡng con).
Truyền thống và tư tưởng Khổng giáo trọng nam kinh nữ vẫn còn duy trì tại Trung Quốc tới ngày nay. Với lệnh hạn chế sinh sản, nữ giới bị loại bỏ ngay từ giai đoạn sơ sinh nên trở thành khan hiếm, khiến người đàn ông Trung Hoa giữ ưu thế trong môi trường làm việc, quản trị, tham chính và tất nhiên phải ra nước ngoài lấy vợ.
Nữ giới còn lại thường bị phân chia, kỳ thị, đối mặt với những công tác nội trợ, ruộng nương, nên đa số còn ứ đọng trong vùng đồng quê, xa lánh các công trường kỹ nghệ, xây cất, phát triển nơi thị thành, dành ưu tiên cho nam giới.
Hầu như nữ giới Trung Hoa không hề được bình quyền với nam giới về công ăn việc làm, lương bổng và các quyền lợi phụ cấp liên hệ.
Tại Việt Nam
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hoá trọng nam khinh nữ của Hán tộc, nên dù có phát động những cải cách về mặt pháp lý mị dân, trên thực tế, tình trạng bất bình đẳng của nữ giới trong xã hội Việt vẫn còn tồn tại trong khu vực đồng quê, cổ hủ. Nữ giới Việt vẫn bị kỳ thị tại môi trường sinh hoạt thị trấn, giáo dục, giải trí, quản trị, kỹ nghệ, tham chính.
Dù sao, nhờ ảnh hưởng của đạo sống Việt thấm nhuần Phật giáo, hiện tượng trọng nam khinh nữ tại Việt Nam không đến nỗi quá đáng như tại Trung Quốc. Tuy người đàn bà Việt không được trọng dụng trong xã hội, thường là địa bàn của nam giới, nhưng trên thực tế lại có quyền quán xuyến việc nhà, nuôi nấng con cái, thu xếp công việc vườn tược, đồng áng. Các cụ ông ta ngày xưa tự coi mình là “ngoại tướng” nên vui vẻ nhường quyền “nội tướng” cho quý cụ bà, kể cả quyền chọn vợ lẽ cho chồng mình khi cụ bà “về hưu”, trong chế độ đa thê trước khi có Luật Gia Đình, thời Đệ Nhất Cộng Hoà.
Đặc biệt cặp vợ chồng nguyên thủy tạo dựng dòng dõi Cổ Việt, lúc lập gia đình, Bà vẫn giữ nguyên tên Âu Cơ khi danh tiếng Ông là Lạc Long Quân; và lúc từ biệt nhau, trong vụ ly thân hay ly hôn mẫu mực, hài hoà, người Mẹ giữ và đem 50 con lên núi nuôi dưỡng, còn người Cha giữ và đem 50 con xuống biển, phía nam để khai khẩn đất và nước. Các cuộc ly thân, ly dị “văn minh” ngày nay cũng chỉ mong dàn xếp hài hoà như vậy, căn cứ vào quyền lợi tối hậu của con cái [for the benefits of the child].
Dù sao, ngày nay trên thương trường và các chương trình phát triển kỹ nghệ kinh doanh, không kể một vài trường hợp ngoại lệ dành cho các “công nương” hậu duệ của cấp lãnh đạo CSVN, nữ giới bình dân chỉ tiếp nhận được những vị thế hạn hẹp, trung cấp, tầm thường, còn đại cuộc tham chính, đầu tư, quản trị kinh doanh vẫn thuộc nam giới.
Đa số nữ giới bị trục lợi, ngược đãi vì truyền thống văn hoá chênh lệch, vì giáo dục gia đình thiển cận và áp lực xã hội tham quyền, cố vị.
Số người đàn bà thất học ở mọi tuổi thường cao hơn so với nam giới, do đó, muốn dẫn tới bình quyền, giáo dục căn bản và chuyên môn phải được mở rộng tới tầm tay nữ giới.
Về mặt chính trị và tham chính, nữ giới Việt Nam cũng như nữ giới Trung Hoa không được đại diện và nhiệm cách đúng mức.
Về mặt xã hội, nạn môi giới công khai buôn người[6] và nạn bán dâm[7] mỗi lúc thêm táo bạo, liên hệ tới những nhiêu nhưỡng của xã hội đen, của công quyền đỏ; tới phát động bệnh tật truyền nhiễm do nạn giao cấu thả lỏng; tới quốc nạn hối lộ, tham nhũng di căn khắp chế độ độc tài tư bản đỏ; tới thực trạng hội nhập mafia của các chế độ cộng sản Á châu ngày nay.
Tại Nền Văn Hoá Cổ Hy-lạp & Cổ La-mã
Nữ giới cổ Hy-lạp không có quyền sở hữu tài sản, đất đai, và cũng bị coi là thành tố của tài sản gia tộc.[8] Do đó họ không được thừa nhận toàn thể dân quyền và thường xuyên bị đặt dưới sự giám hộ của người cha, hay phụ quyền gia tộc, cho tới khi đặt dưới quyền của người chồng, thuộc nam giới.[9]
Platon [427 BC – 347 BC] & Aristote [384 BC – 322 BC]
Platon cho rằng trao quyền dân sự và chính trị cho nữ giới sẽ làm đảo ngược thế tự nhiên của gia tộc và của nhà nước công quyền. Aristote, tuy khước từ chế độ nô tỳ của thân phận người đàn bà, nhưng vẫn phân biệt nữ giới và nam giới và cho phép người đàn ông “mua” vợ để bảo đảm mặt tài chính của gia tộc phụ hệ.
Chỉ riêng sắc tộc Khắc Kỷ[10] mới coi nam nữ bình quyền, bình thể lễ phục, hưởng cùng một nền giáo dục tương đồng và quan niệm hôn phối trên căn bản tương thuận giao kết tinh thần, hơn là chỉ với mục đích nối dõi tông đường.
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng Khắc Kỷ, luật lệ cổ La-mã tôn trọng các mối liên hệ công bằng[11] trong xã hội, với quan niệm nam nữ giới đều có khả năng trí tuệ và bổn phận cư xử đạo đức.
Tại Nền Văn Hoá Châu Âu Thời Trung Cổ và Hiện Đại
Nữ giới theo Hồi giáo[12] phần nào được hưởng quyền lợi về tài sản riêng tư khi lập gia đình và nhận di sản hơn là người đàn bà trong nền văn hoá trung cổ tại Châu Âu.
Căn cứ vào Luật Tập Tục của Anh[13] từ thế kỷ 12, của hồi môn[14] là của cải của người con gái được cha mẹ cho mang theo, khi lấy chồng, sẽ thuộc về tài sản của người chồng. Của hồi môn đem về phụ giúp gia đình nhà chồng cốt để bảo đảm đời sống vật chất của người vợ khỏi cảnh túng thiếu, ngược đãi bởi người chống, và cũng là số tài sản người đàn bà có quyền đòi lại nếu bị hành hạ, ly dị, bỏ bê.
Napoléon Bonaparte (1769 – 1821) & Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778)
Căn cứ vào bộ luật Code Napoléon 1804, người đàn bà Pháp có chồng mất khả năng tư pháp, mất quyền công dân và chính trị.[15] Do đó, người đàn bà có chồng hoàn toàn vô quyền tư pháp[16] nên:
- Không được theo học [trung và đại học] mà không có sự ưng thuận của chồng;
- Không được kết ước, quản trị tài sản;
- không được tham chính và tuyệt đối không được tham dự vào mọi công quyền và các sinh hoạt chính trị;
- không được làm việc nếu không có sự ưng thuận của người chồng;
- không được giữ lương bổng [chuyển thẳng vào trương mục/ngân quỹ người chồng];
- chịu sự kiểm soát thư từ, giao dịch bởi người chồng và bị trừng trị cực hình nếu phạm tội lăng loàn, ngoại tình;
- không được xuất ngoại nếu không có sự ưng thuận của người chồng v.v.
Lý do là bộ luật Code Napoléon coi người đàn bà có chồng là một “vị thành niên dân sự”[17] và coi nhân vị và thân thể người đàn bà có chồng thuộc toàn quyền sở hữu của người chồng đó. Giao cấu là bổn phận của người hôn phối nên không hề có vấn đề người vợ bị cưỡng dâm, hiếp dâm, nếu người vợ từ chối “bổn phận” giao hợp trên.[18]
Kế cả văn hào Jean Jacques Rousseau cũng cho rằng vì trật tự tự nhiên [ordre naturel], người đàn bà phải tuân lệnh người đàn ông. Theo ý nhà tư tưởng này, “người đàn bà đã sai quấy khi than phiền về sự bất công của luật lệ do nam giới sáng tạo; hoặc khi họ tước đoạt quyền của nam giới, vì người đàn bà là kẻ thuộc cấp của đàn ông”[19].
Tuy nhiên, ngay vào năm 1791, soạn giả Olympe de Gouges đã trước tác Bản Tuyến Bố Pháp Quyền của Nữ giới và Nữ Công Dân [20]. Bà còn mỉa mai cho rằng Cuộc Cách Mạng của Pháp năm 1789 là một trò cười [une parodie] và chỉ hội đủ điều kiện về mặt “Bình Đẳng” nếu tất cả nữ giới trong nước hoàn toàn ý thức quyền lợi của họ bị tước đoạt ngay trong xã hội… Thật là mỉa khi người đàn bà lãnh án như đàn ông mà lại không được bình quyền.[21]
Tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, nữ giới quyền đã diễn tiến khả quan trong vài thập niên cuối thế kỷ 20. Người đàn bà Hoa Kỳ [HK] nay đã đạt được nhiều thành quả hội nhập và tạo dựng thế lực [empowerment] về mặt giáo dục, y tế, gia hệ, công ăn việc làm, kinh tế, chính trị.
Trước đó, vào thế kỷ 19, người đàn bà HK không được hưởng những quyền tự do mà nam giới được hưởng dưới luật pháp, công quyền và cả trong phạm vi tôn giáo.
Lúc đó, người đàn bà HK:
- không được bầu cử [đầu phiếu];
- không được tham chính, giữ bất cứ chức vụ công quyền, dân cử nào;
- không được thụ huấn đại học;
- không được làm việc sinh lợi;
- nếu lấy chồng, thì không được kết ước, bỏ chồng dù bị ngược đãi, và nếu được ly hôn cũng không có quyền giữ con.
Từ năm 1848, đã có phong trào “Tuyên Ngôn Tình Cảm”[22] căn cứ vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ để đòi quyền bình đẳng cho nữ giới, kể cả quyền bầu cử, đầu phiếu. Văn kiện này do 68 người đàn bà và 32 người đàn ông ký kết.
Năm 1920, Tu chính án 19 của bản Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép người đàn bà được quyền bầu cử.
Chỉ sau thời Khủng Hoảng kinh tế[23] 1929, khi dân chúng từ nơi đồng áng di tản ra thị trấn thì người đàn bà mới cần đi làm bên ngoài để kiếm thêm tiền phụ giúp nuôi dưỡng gia đình, con cái.
Trong giai đoạn đệ nhị Thế Chiện, nữ giới HK cũng đảm nhiệm khoảng 38 phần trăm lực lượng lao động toàn quốc để bù đắp vào sự thiếu hụt nam nhân công đang tác chiến. Sau thời hậu chiến, nữ giới trở lại tham gia làm việc công sở, công nghiệp trong thời kỳ phát triển kinh tế vào những thập niên 50 và 60.
Đạo luật Dân Sự Quyền[24] công bố trong năm 1964 cho phép người đàn bà được hưởng Cơ hội Bình đẳng [Equal opportunity] không bị kỳ thị về nữ tính và công việc làm nơi công cộng. Tổ chức Toàn Quốc cho Nữ Giới[25] đã được thành lập năm 1966 với 500,000 hội viên để bảo vệ quyền lợi cho người đàn bà HK.
Kể từ thập niên 70, các nữ dân biểu và nữ nghị sĩ Hoa Kỳ được bầu lên để chu toàn nhu cầu của nữ giới, với những kết quả sau đây:
- Quyền tự do chọn lựa sinh sản [1973];
- Lương bổng tối thiểu cho nhân công [1974];
- Cấm kỳ thị người đàn bà trong thời kỳ có thai [1978];
- Tăng cường luật bảo vệ nuôi dưỡng con cái; bảo vệ người đàn bà goá hay bị ly dị [1984];
- Lập Quỹ Liên Bang giúp đỡ trẻ em thiếu thốn [1990];
- Bảo vệ người đàn bà làm việc cần thêm thì giờ chăm sóc gia đình [1993];
- Bảo vệ nữ giới về mọi hành vi hành hung [1994].
Nữ giới Hoa Kỳ vẫn cần thêm cơ hội thực thi bình quyền vì:
- vẫn còn nạn kỳ thị về lương bổng [nữ giới chỉ lĩnh 77 xu trong khi nam giới lĩnh đủ 1 Mỹ kim cho cùng một công việc giao phó];
- không thể trọn vẹn trách nhiệm quá bề bộn, một bên là công việc làm trong xã hội, bên kia là trách nhiệm với gia đình, con cái. Do đó đàn bà HK ra ngoài làm việc càng ngày càng khan hiếm con cái, hoặc trở thành độc thân.
Dù sao người đàn bà HK cũng đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong việc bảo vệ phẩm giá của nữ tính và của gia đình họ.
3. Nhân Quyền và Nữ Giới Quyền
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền[26], được công bố năm 1948, đã long trọng xác định tình trạng bình đẳng và bình quyền giữa nam giới và nữ giới.
Năm 1979, Đại Hội Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận cương lĩnh của Hiệp Định Khai trừ mọi Hình Thức Kỳ Thị Nữ Giới.[27] Căn cứ vào quyết định trên, Bản Tuyên Ngôn Khai Trừ Kỳ Thị Nự Giới[28] năm 1981 đã định nghĩa kỳ thị giới tính gồm
- các trường hợp hay hành vi kỳ thị, phân biệt, loại bỏ, hạn chế vì ly do giới tính
- đã làm giảm thiểu, trở ngại, loại bỏ vị trí, quyền hưởng thụ, sinh hoạt của nữ giới,
- trên căn bản bình đẳng giữa nam và nữ giới về nhân quyền và tự do cơ bản trong phạm vi chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và mọi bình diện khác.
Bản Tuyên Ngôn Khai Trừ Kỳ Thị Nữ Giới cũng
- đề cử những giải pháp thực thi khai trừ kỳ thị nữ giới tại các quốc gia thuận nhận Hiệp Định trên,
- bằng cách gạt bỏ các luật lệ, hành vi kỳ thị nữ giới trong nước;
- mặt khác bổ xung chỉ thị lập pháp và tư pháp trong việc bảo trọng nữ giới quyền.
4. Thế Vị Bảo Trọng Nữ Giới trên Toàn Cầu
Năm 2011 tuần báo Newsweek[29] đã công bố Thế Vị Bảo Trọng Nữ Giới trên Toàn Cầu[30] khi liệt kê những nơi tốt nhất trên thế giới mà nữ giới muốn sinh sống để hoàn tất nhu cầu và phẩm giá của họ, căn cứ vào thành quả tối thuận cho nữ giới về mặt công lý, y tế, giáo dục, kinh tế, chính trị. Bản so sánh gồm 10 nước dẫn đầu danh sách và 10 nước đứng cuối danh sách của 165 quốc gia được tham khảo.
Đầu danh Sách | |||||||
Thứ tự | Nước | Toàn diện | Công Lý | Y tế | Giáo Dục | Kinh Tế | Chính Trị |
1 | Iceland | 100.0 | 100.0 | 90.5 | 96.7 | 88.0 | 92.8 |
2 | Sweden | 99.2 | 90.8 | 94.8 | 95.5 | 90.3 | 93.1 |
3 | Canada | 96.6 | 100.0 | 92.7 | 92.0 | 91.0 | 66.9 |
4 | Denmark | 95.3 | 86.1 | 94.9 | 97.6 | 88.5 | 78.4 |
5 | Finland | 92.8 | 80.2 | 91.4 | 91.3 | 86.8 | 100.0 |
6 | Switzerland | 91.9 | 87.9 | 94.4 | 97.3 | 82.6 | 74.6 |
7 | Norway | 91.3 | 79.3 | 100.0 | 74.0 | 93.5 | 93.9 |
8 | United States | 89.8 | 82.9 | 92.8 | 97.3 | 83.9 | 68.6 |
9 | Australia | 88.2 | 80.7 | 93.3 | 93.9 | 85.3 | 65.1 |
10 | Netherlands | 87.7 | 74.0 | 95.0 | 99.0 | 83.0 | 68.4 |
Cuối Danh Sách | |||||||
Thứ tự | Nước | Toàn diện | Công Lý | Y tế | Giáo Dục | Kinh Tế | Chính Trị |
165 | Chad | 0.0 | 20.7 | 0.0 | 0.0 | 70.9 | 22.2 |
164 | Afghanistan | 2.0 | 8.4 | 2.0 | 41.1 | 55.3 | 16.6 |
163 | Yemen | 12.1 | 36.2 | 44.4 | 34.1 | 48.8 | 0.0 |
162 | Democratic Republic of the Congo | 13.6 | 6.5 | 11.4 | 45.1 | 67.8 | 27.2 |
161 | Mali | 17.6 | 22.7 | 29.9 | 25.8 | 64.3 | 49.8 |
160 | Solomon Islands | 20.8 | 0.0 | 53.6 | 86.5 | 46.0 | 1.9 |
159 | Niger | 21.2 | 26.5 | 32.9 | 47.5 | 58.6 | 31.3 |
158 | Pakistan | 21.4 | 49.7 | 49.6 | 34.0 | 50.7 | 19.3 |
157 | Ethiopia | 23.7 | 18.6 | 27.2 | 29.9 | 79.7 | 37.4 |
156 | Sudan | 26.1 | 21.1 | 29.4 | 70.6 | 54.5 | 40.8 |
TẠM KẾT
Trong suốt thời gian dài gần 25 thế kỷ, xã hội loài người trên trái đất thường nằm trong quỹ đạo phụ hệ-nam tính, với chủ trương tôn vinh nam giới trong thế độc hành “tề gia” và độc đoán lãnh đạo “trị nước…bình thiên hạ”.
Bất kỳ tác động, thế đứng nào của con người trên mặt phẳng xích đạo gia đình và xã hội đều quay tròn xung quanh người đàn ông. Hiện tượng gia đình, xã hội, tư tưởng, tôn giáo đều có bóng dáng nam giới. Các vị thần thánh, giáo chủ, lãnh tụ thế quyền, triết gia, đại nghệ sĩ đa số là đàn ông, hay có “mạo diện” đàn ông, trong cái thế đỉnh cao trí tuệ, mặc cảm tự tôn hay bảo thủ một chiều “trọng nam khinh nữ”.
Vậy, trong không gian và thời gian bát ngát trên, nữ giới luôn luôn bị lép vế, nếu không muốn nói là khiếm khuyết hay vô hình trong văn hoá, với tác dụng công cụ phụ thuộc cấu tạo trật tự tự nhiên [natural order] qua liên hệ phối ngẫu với mục đích duy trì tông đường – “cha truyền” con nối.
Chỉ trong thế kỷ 20 vừa qua, người đàn bà ở nhiều nơi trên thế giới mới thực sự đứng lên giành lại phẩm giá con người và hoàn tất vị trí công bằng của nữ giới trong gia đình, trong xã hội và trước luật pháp, tư cũng như công. Trong thời điểm bừng sáng này, một số quốc gia Châu Á đã dẫn đầu khai phá được truyền thống cổ hủ “trọng nam khinh nữ” và sớm có những vị nguyên thủ quốc gia thuộc nữ giới:
- Bangladesh (Sheikh Hasina, cựu Thủ Tướng; Khaleda Zia, cựu Thủ Tướng)
- Philippines (Gloria Macapagal-Arroyo, Tổng Thống; Corazon Aquino, cựu Tổng Thống)
- Pakistan (Benazir Bhutto, cựu Thủ Tướng)
- South Korea (Han Myeong-sook, cựu Thủ Tướng)
- Sri Lanka (Chandrika Bandaranaike Kumaratunga, cựu Tổng Thống; Sirimavo Ratwatte Dias Bandaranaike, cựu Thủ Tướng. Sirimavo Ratwatte Dias Bandaranaike cựu Thủ Tướng 2 lần)
- Indonesia (Megawati Sukarnoputri, cựu Tổng Thống)
- India (Pratibha Patil, Tổng Thống, Indira Ghandi, cựu Thủ Tướng)
Giải pháp không phải là thay thế phụ hệ bằng mẫu hệ hay “đảo chính” nam giới để thành lập quyền bá chủ của nữ giới, vì lấy độc trị độc, hay dùng bạo lực để thay thế một bạo lực khác vẫn chỉ là tiếp nối và duy trì cái vòng luẩn quẩn sai sót, đồi bại [cercle vicieux] của bất công, bất lực, bất tài, bất hạnh.
Giải pháp thực tế, công minh và lâu bền nhất vẫn là sự dung hoà và hợp tác của đôi bên nam và nữ giới, trong thế đối trọng, công bằng, song hành, lưỡng tiện và kết sinh. Trong việc bác bỏ kỳ thị giới tính, thay vì tranh chấp “nam giới chống nữ giới”, hay “nữ tính chống nam tính”, nên đề cao “nhân tính” chung của cả hai thành tố. Thế lực của “chairman/nam chủ tịch chống chairwoman/nữ chủ tịch” có thể được dung hoà một cách hợp lý bằng lối chọn lựa một “chairperson/vị chủ tich”, có đủ khả năng, phẩm giá và tài đức [merit/meritocracy], chứ không vì thành kiến vị giới tính [gender prerogative].
Thật vậy, giải pháp “phá thể” [deconstruction] của giới tính cần tái dựng [reconstruction] một cơ cấu mới, một trật tự chân chính, hài hoà [righteous order, harmonious fists] trong thế “kết sinh nhân bản”. Thay vì giành giật, áp đảo thế vị của mình [nam chống nữ; chồng chống vợ; cái tôi chống cái không-tôi v.v.] thì có thể đề cao những hợp thể như “chúng ta”, “bố-mẹ/parents”, dân tộc, nhân loại, trong thế toàn vẹn [by the entirety], bất phân, nhưng quân bình, tương thuận, hợp tình, hợp nghĩa.
Huấn thị “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” cần được cập nhật hoá và xác định lại từ nguồn gốc, phương thức tới cứu cánh bằng hành động và tư duy “của người, do người, vì người”… toàn diện, thuận hoà, đồng hành, đồng sáng tạo phẩm giá, phúc lợi và ý nghĩa đáng sống của cuộc đời.
Trân trọng,
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Michigan State University
GHI CHÚ
[1] entitlements
[2] freedoms
[3] equal rights
[4] Hosken, Fran P., ‘Towards a Definition of Women’s Rights’ in Human Rights Quarterly, Vol. 3, No. 2. (May, 1981), pp. 1–10.
[5] Lockwood, Bert B. (ed.), Women’s Rights: A “Human Rights Quarterly” Reader (Johns Hopkins University Press, 2006), ISBN 978-0-8018-8374-3.
[6] Human Trafficking
[7] Prostitution
[8] assumed to be part of the oikos
[9] kyrios
[10] Stoic
[11] theories of just relationship
[12] John Esposito, Islam: The Straight Path p. 79; Majid Khadduri, “Marriage in Islamic Law: The Modernist Viewpoints”, American Journal of Comparative Law, Vol. 26, No. 2, pp. 213–218
[13] English Common Law
[14] dowry
[15] Badr, Gamal M.; Mayer, Ann Elizabeth (Winter 1984). “Islamic Criminal Justice”. The American Journal of Comparative Law (American Society of Comparative Law) 32 (1): 167–169 167–8. DOI:10.2307/840274.JSTOR 840274; Maine, Henry Sumner. Ancient Law 1861.
[16] En 1804, le Code Napoléon affirme l’incapacité juridique totale de la femme mariée:
- Interdiction d’accès aux lycées et aux Universités
- Interdiction de signer un contrat, de gérer ses biens
- Exclusion totale des droits politiques
- Interdiction de travailler sans l’autorisation du mari
- Interdiction de toucher elle-même son salaire
- Contrôle du mari sur la correspondance et les relations
- Interdiction de voyager à l’étranger sans autorisation
- Répression très dure de l’adultère pour les femmes
- Les filles-mères et les enfants naturels n’ont aucun droit
[17] mineure civile — Napoléon définit sans ambiguïté la place de la citoyenne dans la société à l’article 1124: Les personnes privées de droits juridiques sont les mineurs, les femmes mariées, les criminels et les débiles mentaux… L’incapacité civile des femmes ne sera levée que plus d’un siècle plus tard, en 1938.
[18] le « devoir conjugal » est une obligation (il n’existe pas de viol entre époux): La femme et ses entrailles sont la propriété de l’homme, il en fait donc ce que bon lui semble (Code Napoléon).
[19] “Women do wrong to complain of the inequality of man-made laws” … “when she tries to usurp our rights, she is our inferior”. Lauren, Paul Gordon (2003). The evolution of international human rights: visions seen. University of Pennsylvania Press. pp. 29 & 30.ISBN 978-0-8122-1854-1.
[20] La Declaration Des Droits De La Femme Et De La Citoyenne [1791], basée sur La Declaration Des Droits De L’homme Et Du Citoyen en 1789.
[21] “… under French law women were fully punishable, yet denied equal rights” Naish, Camille (1991). Death comes to the maiden: Sex and Execution, 1431–1933. Routledge. p. 137. ISBN 978-0-415-05585-7.
[22] Declaration of Sentiments/Declaration of Independence
[23] Great Depression
[24] Civil Rights Act
[25] National Organization for Women (NOW)
[26] The Universal Declaration of Human Rights
[27] the Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women (CEDAW)
[28] the Declaration on the Elimination of Discrimination against Women. The Convention defines discrimination against women in the following terms:
Any distinction, exclusion or restriction made on the basis of sex which has the effect or purpose of impairing or nullifying the recognition, enjoyment or exercise by women, irrespective of their marital status, on a basis of equality of men and women, of human rights and fundamental freedoms in the political, economic, social, cultural, civil or any other field.
[29] Streib, Lauren (26 September 2011). “The Best and World Places to be a Woman”. Newsweek: pp. 30–33]
[30] study on the status of women in countries around the world