Nguyễn Cao Kỳ (1930- 1981). Ảnh Wikipedia
Nguồn tin từ công ty Thúy Nga Paris, nơi cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên từng làm việc trong một thời gian dài cho biết, cựu Phó tổng thống VNCH, tướng Nguyễn Cao Kỳ đã qua đời tại Malaysia vào khoảng 1 giờ sáng thứ Bảy ngày 23 tháng 7, giờ Việt Nam.
Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái ông Nguyễn Cao Kỳ, đang trên đường sang Malaysia mang thi hài thân phụ về Việt Nam an táng.
Hãng thông tấn AP đưa tin, ông Kỳ qua đời tại một bệnh viện ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia khi đang điều trị chứng khó thở tại đó. Nguồn tin không cho biết thêm tại sao ông lại nằm tại bệnh viện này mà không phải bệnh viện nào đó tại Hoa Kỳ.
Ông Kỳ vẫn khỏe mạnh, cho tới 2 tuần gần đây, sức khỏe của ông suy giảm nhanh chóng. Một người thân trong gia đình ông nói với hãng thông tấn AP như vậy.
Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930 tại làng Mai Trai, thị xã Sơn Tây, từng là học sinh trường Bưởi (sau này là trường phổ thông trung học Chu Văn An).
Sự nghiệp
Ông Nguyễn Cao Kỳ tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam năm 1952 và được đưa vào huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khoá I ở Nam Định. Sau đó ông được chọn đi đào tạo tại trường không quân tại Maroc.
Sau Hiệp định Genève, ông ở lại tham gia Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trở thành một trong những phi công và sĩ quan chỉ huy đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng Hoà.
Khi đảo chính 1963 nổ ra, ông đứng về lực lượng đảo chính, nắm quyền chỉ huy không quân, tạo áp lực buộc lực lượng trung thành với tổng thống Ngô Đình Diệm phải đầu hàng.
Sau cuộc đảo chính, Nguyễn Cao Kỳ thăng chức nhanh chóng. Ông trở thành Tư lệnh không quân, mang hàm Thiếu tướng và là Ủy viên của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Ông từng nắm giữ chức vụ thủ tướng chính quyền VNCH năm 1965.
Năm 1967, ông đắc cử Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1967-1971.
Ông có 3 người vợ và 6 người con trong đó con gái út Nguyễn Cao Kỳ Duyên là người được biết đến nhiều nhất như một gương mặt của công chúng qua những hoạt động văn hóa, xã hội trong nhiều năm qua. 5 người con đầu ông có với một bà vợ Pháp và tên tuổi của họ ít khi được nhắc tới.
Gây tranh cãi
Ông luôn là nhân vật gây tranh cãi, đặc biệt với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Tranh cãi từ những tuyên bố trong quá khứ cho tới những chuyến về Việt Nam gần đây của ông.
Từng hô hào “tử thủ cho Sài Gòn tới giọt máu cuối cùng” nhưng ông đã thu xếp để gia đình di tản trước khi miền Nam thất thủ và bản thân tự lái một chiếc trực thăng đào tẩu ra hàng không mẫu hạm Midway ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Từ năm 2004 ông trở về Việt Nam khá thường xuyên và chính quyền Hà Nội coi ông như một biểu tượng của hòa giải dân tộc và việc thực thi thành công nghị quyết 36 về công tác Việt kiều. Có thời kỳ ông gần như sống hẳn tại Việt Nam, chỉ thỉnh thoảng quay lại Mỹ và ít khi tiếp xúc với cộng đồng người Việt.
Chuyển trở về lần đầu tiên vào năm 2004, ông thú nhận với báo chí rằng, đó là lần thứ 2 trong đời ông đã khóc, lần đầu khi rời khỏi Việt Nam trên chiếc trực thăng tự lái. Ngay sau chuyến về này, trong một phát biểu trên BBC ông khẳng định “chẳng bao giờ chấp nhận chủ nghĩa cộng sản”.
Cũng có nguồn tin nói rằng, ông đã môi giới nhiều vụ làm ăn, đầu tư cho các công ty Mỹ vào Việt Nam trong đó có đầu tư tại đảo Tuần Châu, Hạ Long.
Những phát biểu của ông trong giai đoạn cuối đời gây nhiều tranh cãi, nhất là khi ông đụng chạm tới vấn đề dân chủ, đa đảng, độc đảng và nói Việt Nam “chỉ nên có lưỡng đảng”, hoặc những bình luận mà ông nhắm vào cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như những người tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam.
Ông đã xuất bản một cuốn hồi ký bằng tiếng Anh mang tên “Con Cầu Tự” và dự định dịch ra tiếng Việt để ra mắt tại Việt Nam.
Trong một chia sẻ với chúng tôi, hồi năm ngoái, ông cho biết ý định viết tiếp hồi ký về giai đoạn sau này của cuộc đời. Chưa rõ ông có kịp thực hiện ý định đó hay không.
NGUỒN: Đàn Chim Việt
Former South Vietnam leader Nguyen Cao Ky dies
DAISY NGUYEN, Associated Press, SEAN YOONG, Associated Press
Updated 07:49 a.m., Saturday, July 23, 2011
FILE – In this Oct. 1, 1965 file photo, Brig. Gen. Nguyen Cao Ky, Premier of South Vietnam, is seen during a news conference in Saigon, Nguyen Cao Ky, the flamboyant former air force general who ruled South Vietnam with an iron fist for two years during the Vietnam War, died Saturday, July 23, 2011. He was 80. Photo: File / AP
Ky died at a hospital in Kuala Lumpur, Malaysia, where he was being treated for a respiratory complication, his nephew in Southern California told The Associated Press.
“He was in good health, but in the last couple of weeks he had been weak,” Peter Phan said. He said Ky split his time between his home in California and Vietnam.
One of Ky’s daughters, a prominent Vietnamese-American entertainer, told the AP in an email message that she was flying from Los Angeles to Malaysia to find out the exact cause of death.
One of his nation’s most colorful leaders, Ky served as prime minister of U.S.-backed South Vietnam in the mid- 1960s. He had been commander of South Vietnam’s air force when he assumed the post in 1965, the same year U.S. involvement in the war escalated.
He was known as a playboy partial to purple scarves, chic nightclubs and beautiful women. In power during some of the war’s most tumultuous times, he was a low-key but sometimes ruthless leader.
“It’s true that I did have absolute power when I was made premier,” he said in a 1989 Associated Press interview. “You may recall there was no congressional body in South Vietnam at that time. For more than two years, my word was the absolute law.”
From 1967 to 1971, he was vice president under his frequent rival, Gen. Nguyen Van Thieu.
When Thieu’s government in Saigon fell to North Vietnamese troops in 1975, Ky fled by piloting a helicopter to a U.S. Navy ship. He and his family eventually settled in the United States, where he led a quiet life largely away from politics. He made headlines in 2004 when he made a controversial visit back to his homeland, praising the communists, his former enemies.
Born in Son Tay province west of Hanoi in 1930, Ky grew up under French colonialist rule and became involved as a youth in the national liberation movement led by Ho Chi Minh.
He left the movement, however, when he fell ill with malaria. He eventually enlisted in the army, where he trained as a pilot and rose through the ranks during the French fight against the insurgency. He was one of the roughly 1 million who fled south following France’s defeat at Dien Bien Phu in 1954. The French withdrawal divided the country into the communist North and noncommunist South.
Ky rose steadily in South Vietnam’s fledgling air force and was chosen as prime minister by a junta of generals even though he had no political experience.
He was able to end a disruptive cycle of coups and countercoups that followed the assassination of Ngo Dinh Diem, whose repressive regime was overthrown by military generals in 1963.
But Ky proved overly optimistic about the U.S. prospects for victory.
In a New York Times interview in 1966, Ky said U.S. air strikes would “very soon” force the North to request a cease fire and said of U.S. Senate war critics: “They know nothing about Vietnam. … They just represent the minority.”
Saying he wanted to end corruption, Ky threatened to shoot merchants manipulating the country’s rice market. A businessman convicted of war profiteering was executed by a firing squad in March 1966; Ky attended the trial’s opening session.
During a Buddhist-led uprising in Da Nang that same year, Ky moved troops in and suppressed the demonstrators. He then placed the country’s leading Buddhist cleric and his most vocal critic, Thich Tri Quang, under house arrest.
In his memoir, Ky said he did not regret taking action in Da Nang despite efforts by Americans to use diplomacy. By crushing the revolt, he said, he helped prolong South Vietnam’s stability for a few more years, something he considered his biggest achievement.
“While I served as prime minister, I gave no American cause to suppose that I was their puppet,” Ky wrote in his 2002 book “Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam.”
5 Comments
Kim Xuan
That la Ong Troi khong cong bang , chon ngay thoi diem nay ma cho ong ta chet
phai chi ong ta cu song phe phuon de nhin thay ngay che do cong san sup do roi cung che do thoi nat do chet chung .
t.n.c.s
Ông Kỳ đã bị cs thuốc…chỉ thế thôi không có gì người cs không làm được…nhất là những vịệc giết người bịt miệng…đó là sở trường của thổ phỉ
cs ,đã có hằng triệu người vô tội chết theo hiện tượng cs nầy.
Người nào còn thắc mắc những cái chết kiểu nầy là người đó không “thấu triệt”
đường lối của đảng cướp ban ngày nầy.Chỉ có đơn giản thế thôi.Chỉ có ai mang
đầu heo thì không nhận ra sự việc “đỉnh cao trí tuệ” làm được tất cả.
Thằng hồ già còn thừa”can đảm”cho đàn em giết vợ giết người tình của mình thì
cái quái gì họ thiếu năng lực trong việc nầy.
Tran Viet
Xin hãy để cho tên tuổi người này vào qúa khứ, tranh luận về quan điểm thì không bao giờ rứt (?) Chỉ biết rằng sử xanh nước Việt không thể chấp nhận một chính khách lãnh đạo của nền Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam mà Hèn và Vô Liêm Sỉ như tên này. Càng nói đến nhiều, càng có cơ hội cho kẻ “bênh” lên tiếng vinh danh hắn ! Kéo dài mấy đi nữa, kẻ chống vẫn chống, kẻ bênh vẫn bênh ! Hãy để dành thì giờ và bút mực nói đến những Anh hùng Vị Quốc Vong Thân của biến cố 75, chính họ mới là niềm tự hào của dân tộc Viet Nam vậy.
Trần Việt
Coltin
Going to put this article to good use now.
son ngoai that
What’s up, for all time i used to check webpage posts here in the early hours in the dawn, as i love to find out more and more.