Thế kỷ nước Mỹ siêu cường thế giới nay đã chết rồi. Vạn tuế thế kỷ kế tiếp nước Mỹ còn giữ được vai trò siêu cường hay không?
Một đề tài phụ trong cuộc tranh luận về chính trị hiện nay là phải chăng Hoa Kỳ đang trên đường suy tàn – một mệnh đề nhiều người cho rằng quá hiển nhiên, khỏi cần bàn cãi. Bằng chứng của hiện tượng này như sau: Nền kinh tế thiếu tính chất năng động, tỉ lệ thất nghiệp gần 8% cứ dai dẳng đeo theo trong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái. Ông tổng thống thuộc đảng Dân Chủ và phe đối lập đảng Cộng Hoà không chịu nói chuyện với nhau; bế tắc hầu như khó khai thông. Nhưng nếu như nước Mỹ không bị suy yếu thì chuyện gì sẽ xảy ra? Wall Street- Thị Trường Chứng Khoán- đưa ra những luận cứ hùng hồn để phản bác quan điểm cho rằng Hoa Kỳ đang trên đường suy tàn. Không!!! theo Wall Street, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vẫn là siêu cường với nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Trong bản báo cáo gừi cho khách hàng, các nhà phân tích kinh tế của tổ hợp tài chính Goldman Sachs đưa ra luận cứ nói rằng Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới – và sẽ tiếp tục ở vị thế này trong nhiều năm sắp tới. Các nhà phân tích của Goldman Sachs còn nói rõ là hiện nay trên thế giới người ta bắt đầu nhận ra “những ưu thế chủ yếu về kinh tế, định chế, vốn nhân lực và điạ dư chính trị của Hoa Kỳ so với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.
Để dẫn chứng, tổ chức tài chính này đưa ra nhiều sự kiện, và con số để biện minh cho luận điểm của mình. Sơ khởi, chúng ta có thể thấy rõ là nền kinh tế của Hoa Kỳ vẫn là một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Mỹ gần 16 trillion đô la, tức là 16 ngàn tỉ đô la, “gần gấp đôi của nền kinh tế đứng hàng thứ hai (Trung quốc), và gấp 2.5 lần nền kinh tế hàng thứ ba (Nhật Bản)”. Lợi tức tính đầu người của dân Mỹ vào khoảng $50,000 một năm. Mặc dù có khoảng 10 nước khác, nơi đó người dân có lợi tức cao hơn dân Mỹ, nhưng đó chỉ là những nước rất nhỏ, ví dụ như nước Lục Xâm Bảo. Qui mô to lớn của thị trường Mỹ khiến cho Hoa Kỳ vẫn luôn luôn là nơi hấp dẫn nhất để đầu tư.
Kế đó, hãy nói về tài nguyên thiên nhiên. Thế giới ngày nay thèm ăn vô số kể, thèm năng lượng nhiều lắm, và Hoa Kỳ là nước có nhiều tài nguyên về hai khoản này. Diện tích canh tác nông nghiệp của Mỹ rộng gấp năm lần của Trung quốc, và gấp 2.5 lần Ba Tây. Nhờ kỹ thuật “fracking”, “khoan lỗ phiến thạch theo chiều ngang để lấy dầu”, Hoa Kỳ trong tương lai có trữ lượng dầu hoả nhiều nhất thế giới. Kỹ thuật “fracking” mới được phát minh, và ở trong giai đoạn sơ khai nên còn tốn kém cao. Tổ chức International Energy Agency- Cơ quan Nghiên Cứu Năng Luợng Quốc Tế- tiên đoán rằng Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Khi khai thác dầu, kỹ nghệ dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên sẽ giúp tạo thêm việc làm, tăng mức nhân dụng. Theo cuộc nghiên cứu của tổ chức HIS, một công ty cố vấn kỹ thuật, họ ước tính rằng ngành khai thác dầu hỏa sẽ tạo ra 1.7 triệu việc làm trực tiếp, và gián tiếp. Tổ cức HIS khẳng định vào năm 2020 sẽ có thêm khoảng 1.3 triệu việc làm. Tổ hợp tài chính Goldman còn tin rằng nhờ có thêm khí đốt thiên nhiên dư giả, và giá hạ khiến cho các ngành công nghệ khác của Hoa Kỳ được phát triển mạnh thêm. Lại thêm một điểm tốt cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tình trạng công nhân thiếu chuyên môn thường bị coi là nhược điểm của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng tổ hợp Goldman lại có cái nhìn khác về lực lượng lao động Mỹ. Họ cho rằng công nhân Mỹ vẫn tiếp tục là đội ngũ công nhân trẻ và nhiệt tình so với nhiều nước đối thủ khác, ở đó thành phần công nhân trở nên già nua mau chóng. Đến năm 2050, tuổi trung bình của người công nhân ở Trung quốc và Nhật bản là 50, già hơn tuổi trung bình của công nhân Mỹ mười tuổi. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ vẫn là nơi thu hút nhiều người di dân hăng hái làm việc, trong đó có “thành phần trí thức học vấn cao.”. Cuộc thăm dò 151 nước trên thế giới của viện Gallup cho thấy Hoa Kỳ vẫn là chọn lựa hàng đầu để công dân các nước này xin đến định cư, tới 23%. Sau đó, nưóc đứng hạng nhì là Anh quốc, chỉ có 7%.
Cuối cùng, tổ hợp tài chánh Goldman kỳ vọng rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sáng chế mới. Nước Mỹ là nơi có tập trung nhiều nhất các dự án khảo cứu và phát triển (chiếm 31% toàn cầu trong năm 2012), và có nhiều trường đại học giỏi nhất thế giới (29 trường trong số 50 trường đại học danh tiếng thế giới, theo sự xếp hạng của Anh quốc).
Cho đến đây, chúng ta thấy quan điểm cho rằng sức mạnh kinh tế của Mỹ bị đánh giá sai, nghe hợp lý qúa. Cứ thử so nước Mỹ với Âu châu và Nhật, hai khối giầu có khác của thế giới, đủ thấy rằng tương lai của nước Mỹ còn rất sáng lạn. Nhưng tài liệu của tổ hợp tài chánh Goldman Sachs, là tài liệu dùng để khuyên người ta nên đem tiền đầu tư ở nơi đâu. Tài liệu đó nghe ra có nhiều thiếu xót nhiều khi dự phóng về tương lai. Điều này có thể dùng để giải thích vì sao thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ đang tăng rất cao. Nó đã trở về mức cao nhất của thời kỳ chưa có khủng hoảng tài chính. Nhưng những lý luận của Goldman Sachs không phải là điều đa số người dân Mỹ suy nghĩ về xu hướng “suy tàn” của nước mình.
Nguyên tắc là nếu căn nhà hàng xóm của bạn bị cháy rụi, và căn nhà của bạn chỉ bị cháy một nửa, thì tương đối bạn còn khá hơn người hàng xóm – nhưng dù sao đi nữa, bạn cũng bị thiệt hại ít nhiều, chứ đâu có còn nguyên vẹn gì. Nhìn dưới góc cạnh đó, chúng ta thấy qủa thực tương lai kinh tế của Mỹ khá hơn của Âu châu và Nhật Bản. Tuy nhiên, cái cảm giác khá hơn đó vẫn không xoá hết được những đau đớn mà hàng triệu người Mỹ phải trải qua trong kỳ khủng hoảng tài chánh. Chính vì lẽ đó, nhiều người suy luận rằng nước Mỹ của họ đang đi đến chỗ suy tàn. Điều này cũng hợp lý thôi. Họ bị mất tinh thần, họ không sẵn lòng ủng hộ việc Hoa Kỳ đứng ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới về kinh tế, chính trị và quân sự ở nước ngoài. Tâm lý tuyệt vọng, chán nản vì tình hình kinh tế trong nước dẫn đến thái độ rút lui, cắt xén bớt trách nhiệm của Mỹ đối với thế giới.
Nhưng câu hỏi “Phải chăng nước Mỹ đang bị suy tàn?” có thể là một câu hỏi không đúng cho lắm. Bởi lẽ có một thực trạng xảy ra ở các nước giầu có như Hoa Kỳ, Âu châu và Nhật Bản. Thực trạng đó là những nước này phải đối phó với một số đe dọa giống nhau.
Đe doạ thứ nhất là: Tình trạng quốc gia phúc lợi, tức gánh nặng về xã hội đè nặng lên ngân sách quốc gia, ngày càng trở nên quá nặng nề. Trong những xã hội già nua ngày nay, đang xảy ra sự xung đột quyền lợi giữa những khoản phúc lợi chính phủ đã hứa với việc đánh thuế cao đến mức nào còn chấp nhận được. Hoặc là phải cắt gỉam phúc lợi xã hội, hay là phải tăng thuế thật nhiều mới có đủ tiền để trả cho những khoản phúc lợi này. Tình hình chính trị giữa giảm chi hay tăng thuế là những liều thuốc độc. Đúng như phúc trình của tổ chức Goldman ghi nhận việc Hoa Kỳ đối phó như thế nào với số nợ ngày càng cao làm phát sinh ra tâm lý bất ổn to lớn. Các nước khác cũng lâm vào tình trạng nợ nần khốn đốn tương tự.
Đe dọa thứ hai là: Việc quản lý kinh tế bị bế tắc, không hữu hiệu. Hồi trước khi có cuộc khủng hoảng tài chánh 2007-09, đa số các kinh tế gia nghĩ rằng họ có thể tránh được tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng, và dẫn dắt nền kinh tế đến sự phục hồi. Nhưng niềm tin đó không thực hiện được, thay vào đó, chỉ có những bất đồng ý kiến, và cãi cọ triền miên. Đa số các chính sách đưa ra đều mang tính chất vội vàng, không có giá trị lâu dài.
Đe doạ thứ ba: Thị trường mậu dịch của thế giới đi trước một bước rất xa, trước cả tình hình chính trị trong nước. Đại đa số các nước trên thế giới đều cần đến giao thương quốc tế, và tiền tệ luân chuyển toàn cầu. Nhưng hoạt động thương mại toàn cầu hay bị cản trở vì những khác biệt giữa các quốc gia về những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa quốc gia, đến sắc tộc, tôn giáo và chính trị.
Thế kỷ thứ hai trong đó nước Mỹ vẫn giữ vị thế siêu cường của thế giới có thể vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng coi bộ hết sức mong manh. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng thế giới những nước giầu có thể vượt qua được hay không những đe doạ sâu xa, dai dẳng liên quan đến sự ổn định về kinh tế và chính trị.
Bài nhận định của Robert J. Samuelson trên Washington Post ngày 27/1/2013 do Nguyên Thi Minh Tâm dich
Is America in Decline?
WASHINGTON — The American Century is dead. Long live the next American Century.
The subtext of political debate these days is that the United States is in decline — a proposition often portrayed as self-evident. The economy lacks dynamism; unemployment near 8 percent remains at recession levels. The president and his Republican critics barely talk to each other; stalemate seems unending. But what if America isn’t in decline? A powerful rebuttal comes from an unlikely place: Wall Street.
In a report to clients, analysts at Goldman Sachs argue that the United States still has the world’s strongest economy — and will for years. There is a growing “awareness of the key economic, institutional, human capital and geopolitical advantages the U.S. enjoys over other economies,” contend Goldman’s analysts.
As proof, they deploy voluminous facts. For starters, the U.S. economy is still the world’s largest by a long shot. Gross domestic product (GDP) is almost $16 trillion, “nearly double the second largest (China), 2.5 times the third largest (Japan).” Per capita GDP is about $50,000; although 10 other countries are higher, most are small — say, Luxembourg. The size of the U.S. market makes it an attractive investment location.
Next, natural resources. In a world ravenous for food and energy, the United States has plenty of both. Its arable land is five times China’s and nearly twice Brazil’s. The advances in “fracking” and horizontal drilling have opened vast natural gas and oil reserves that, until recently, seemed too expensive to develop. The International Energy Agency predicts that the United States will become the world’s largest oil producer — albeit temporarily — by 2020.
In turn, the oil and gas boom bolsters employment. A study by IHS, a consulting firm, estimates that it has already created 1.7 million direct and indirect jobs. By 2020, there should be 1.3 million more, reckons IHS. Secure and inexpensive natural gas also encourages an expansion of U.S. manufacturing, Goldman argues. That’s another plus.
Poorly skilled workers are often counted as a U.S. economic liability. Goldman’s perspective is different. American workers will remain younger and more energetic than their rapidly aging rivals. By 2050, workers’ median age in China and Japan will be about 50, a decade higher than in America. Moreover, the United States attracts motivated immigrants, including “highly educated talent.” A Gallup survey of 151 countries found the United States was the top choice for those wanting to move, at 23 percent. At 7 percent, the United Kingdom was second.
Finally, Goldman expects the United States to remain the leader in innovation. America performs the largest amount of research and development (31 percent of the global total in 2012) and has more of the best universities (29 out of the top 50, according to one British ranking).
Up to a point, this is convincing. America’s strengths have been underestimated. Compared with Europe and Japan — the world’s other enclaves of affluence — our prospects are brighter. But the Goldman report, which advises investors where to put their money, is an incomplete guide to the future. It may explain why U.S. stocks have recovered to near pre-crisis records. But it’s not how most people view national “decline.”
If your neighbor’s house burns down and only half of yours does, you are relatively better off than your neighbor — but you’re worse off than you used to be. It’s in that sense that America’s prospects exceed Europe’s and Japan’s. But this advantage doesn’t erase the huge economic losses suffered by millions of Americans. Most will reasonably conclude that their country is in decline. Demoralized, they will be less supportive of U.S. economic, political and military leadership abroad. This is how domestic disappointment translates into global retreat.
But “Is America in decline?” may be the wrong question. The truth is that most of the affluent world — again, the United States, Europe and Japan — faces similar threats.
First: Their welfare states are overwhelmed. Aging societies face a collision between promised benefits and acceptable taxes. Either the first must be cut or the second must be raised. The politics are poisonous. As the Goldman report notes, how the United States handles its debt creates enormous uncertainty. The same is true elsewhere.
Second: Economic management is breaking down. Before the 2007-09 financial crisis, most economists thought they could avoid deep slumps and engineer acceptable recoveries. Confidence has given way to contentious disagreements. Policies are improvised.
Third: Global markets have run ahead of global politics. Countries depend increasingly on international trade and money flows. But globalized commerce is menaced by nationalistic, ethnic, religious and political differences among nations.
A second American Century, though possible, seems a stretch. The harder question is whether the affluent world can defeat these deeper and more persistent threats to political and economic stability.
Robert Samuelson
Washington Post Writers Group
One Comment
dat nguyen
– The American Century is dead. Long live the next American Century. Thế kỷ nước Mỹ siêu cường thế giới nay đã chết rồi. Vạn tuế thế kỷ kế tiếp nước Mỹ còn giữ được vai trò siêu cường hay không?
Tôi nghĩ nên dịch là: Thế Kỷ của Mỹ đã chết, thế kỷ sau của Mỹ muôn năm
– Có nhiều nước lợi tức đầu người cao hơn Mỹ nhưng vật giá đắt hơn Mỹ nhiều thí dụ Na Uy chẳng hạn nên bảng lợi tức đầu người chỉ là tương đối, nước Phap, Âu châu.. có lợi tức đầu người khoảng 80% của Mỹ nhưng vật giá thì cao lắm, gấp 2 gấp 3 lần Mỹ, nước Nhật lợi tức theo đầu người gần bằng Mỹ nhưng đời sống vô cùng đắt đỏ.
DN