Từ trước đến nay, sách sử cổ thường viết là lịch sử Trung Hoa cổ đại hoặc dựa theo Kinh Thư viết “Phương Bắc” để chỉ nước Hạ của người Hoa Hạ. Các nhà nghiên cứu thường không phân biệt rõ khái niệm Trung Hoa và Trung Quốc, cũng như không phân biệt người Hoa Hạ và người Trung Quốc. Thậm chí còn cho rằng Trung Hoa là Trung Quốc và người Hoa Hạ là người Trung Quốc, từ đó đưa tới nhiều nhận định sai lầm đáng tiếc.
Viêc phục hồi sự thật lịch sử về lịch sử Trung Hoa cổ đại hết sức quan trọng vì sư thật lịch sử được chứng minh bởi kết quả của những công trình nghiên cứu, những kết quả khảo cổ, khảo tiền sử, huyết học, Đại Dương học và nhất là phân tích di truyền DNA đã làm thay đổi nhận định từ trước đến nay về lịch sử tiến hoá cũng như tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.
Trước đây, người ta cho rằng thời “Tam Đại” là thời kỳ 3 dòng họ Hạ, Thương và Chu tranh giành lãnh đạo Trung Nguyên (Hà Bắc Hà Nam), thế nhưng ngày nay, giới nghiên cứu lịch sử đã xác nhận triều Thương chữ Trung Quốc viết là 商朝 (Thương triều) hay triều Ân (殷代, Ân đại), Thương Ân (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc.
Cổ sử chép rằng năm 1766 TDL, Thành Thang tộc Thương từ Tây Bắc đem quân đánh chiếm tiêu diệt Nhà Hạ. Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của tộc Hán viết: chữ “Hạ” (夏) là danh hiệu bộ lạc do 12 thị tộc lập thành: Tự tính Hạ hậu thị, Hữu Hỗ thị, Hữu Nam thị, Châm Tầm thị, Đồng Thành thị, Bao thị, Phí thị, Kỉ thị, Tăng thị, Tân thị, Minh thị, Châm Quán thị… Vua Hạ là thủ lĩnh của bộ lạc, do vậy sau khi kiến lập triều Hạ, lấy tên bộ lạc làm quốc hiệu. TƯ Mã Thiên cũng viết trong “Sử ký-Hạ bản kỉ” và “Đại Đái Lễ Ký-Đế hệ”, rằng Cổn là con của Chuyên Húc. Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử chủ trương “hành Hạ chi thời”, đến nay nông lịch truyền thống vẫn là Lịch Nhà Hạ. Lịch nhà Hạ được ghi chép trong các văn hiến thời Tiên Tần như “Thi Kinh”, “Tả truyện”, “Trúc thư kỉ niên”.
Năm 1920, học giả J. Gunnar Anderson đã tìm thấy những di tích của thời đồ đá ở miền Tây tỉnh Hà Nam Trung Quốc mà trước đây giới khảo cổ gọi là “Văn hoá Ngưỡng Thiều” có niên đại C14 = 4.115 – 110 TDL (1950).[1] Giới khảo cổ xác nhận rằng vùng Hà Nam, Thiểm Tây (Shian) đã có người hiện đại sinh sống từ thời đồ đá mới (Neolithic). Đồng thời giới khảo cổ cũng xác nhận là không có dấu hiệu của con người đã cư ngụ trước đó một cách liên tục và những người hiện đại này khi đến định cư ở Hà Nam đã có một nền văn minh khá cao chứng tỏ họ đã từ nơi khác đến chứ không phải có nguồn gốc bản địa.
Giới khoa học đã chứng minh ngược lại là nền văn hóa này đã được khai sinh ở miền Nam rồi di chuyển lên phía Bắc Trung Quốc. Đặc biệt, bằng phương pháp phóng xạ C14, các nhà khảo cổ đã xác minh được những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn đa số thuộc chủng phương Nam như người miền Nam Trung Quốc hiện nay và cũng không khác những người nay thuộc lãnh thổ Việt Nam và cả Nam Dương.[2] Như vậy, cả 2 nền văn hoá Long Sơn và Ngưỡng Thiều đều bắt nguồn từ nền văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam.
Chứng cứ khảo cổ này đã phục hồi sự thật lịch sử là nhà Hạ trong lịch sử Trung Hoa là của Việt tộc đã định cư ở vùng sông Bộc mà truyền thuyết kể là ngành Thần Nông phương Bắc đã thành lập các triều đại Đế Nghi, Đế Lai đến đời Đế Du Võng thì các thủ lĩnh Li Vưu (Hmong Mien), Đế Du Võng và Đế Hoàng tranh giành quyền lãnh đạo. Cuối cùng Đế Hoàng thắng và truyền ngôi cho Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đế Hạ Vũ nhà Hạ.
Nhà khảo cổ học nổi tiếng Liên Sô Cheboksarov đã nghiên cứu trong số các sọ khai quật tại An Yang (An Dương) và vùng phụ cận hoàn toàn khác với các sọ ở Bắc Kinh có bộ óc gồ hơn, bộ mặt phẳng, cao và rộng đều giống nhau. Các sọ này ở trong các hố chôn những người bị giết phần lớn bị chặt đầu mà các nhà khảo cổ cho là họ bị chặt đầu trong buổi lễ Tế Thần. Thế nhưng trong các hố chôn này, các sọ khá thuần nhất chứng tỏ rằng họ là cùng một nhóm dân cùng chủng tộc nằm chung trong một hố. Theo Cheboksarov, cộng đồng khá thuần chủng này đã cư ngụ cách thủ đô chừng 200-300km và khác với dân Thương (Hán tộc). Học giả Cheboksarov cho rằng những cư dân này chính là người nhỏ có nét mặt không phải người Hán (Trung Quốc) bị một người lớn hơn (Trung Quốc) túm lấy trên thau đồng của bộ sưu tập Sumitomo ở Kyoto. Chứng cớ khảo cổ này cho chúng ta thấy những cư dân này là dân nhà Hạ của Việt tộc bị tộc Thương tàn sát chặt đầu hàng loạt chôn trong một hố năm 1766 TDL để thành lập triều Thương đầu tiên của lịch sử Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đỗ Thành thì chữ Hạ 夏 cũng là chữ “Diềt 夏 Việt”, tiếng Triều châu đọc là “He 夏” như “Hè 夏” trong tiếng Việt để chỉ “mùa hè 夏”. Chữ “hè 夏” nầy có chữ “Hiệt 頁” phía trên, phát âm “Hiệt 頁” ngày xưa cũng tương đương là chữ “Diềt 夏 Việt”. Việt 夏/Hè cũng chính là “Hùng 夏 vương”, Họ Mỵ 芈 hay Mi 芈 của vua Việt và Hoa 華-Hạ 夏” thì đủ biết chữ Hoa 華 nầy chính là Hạ 夏 là Yùe là Việt với nguyên âm “Hiệt 頁”. Tất cả đã chứng minh người Hoa Hạ, nhà Hạ và lịch sử Trung Hoa Cổ đại chính là lịch sử Việt thời cổ đại trước khi bị tộc Thương, Chu, Tần, Hán du mục đánh chiếm lãnh thổ và phải thiên cư xuống phương Nam…
Cuối thế kỷ 20, nhân loại đã hiểu rõ hơn về cấu trúc di truyền của con người, xác định được lộ trình di chuyển từ cái nôi sinh tụ ban đầu ở Đông Phi đi khắp nơi trên thế giới. Nhà khoa học người Mỹ gốc Trung Quốc, Lý Huỳnh (Li Yin) của Trường Ðại học Tổng hợp Texas đã đưa ra kết luận là vào khoảng 200.000 năm trước, người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ Trung Ðông một nhóm rẽ sang phía Đông đi qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển phía Nam châu Á. Nhóm người này đến Ðông Nam Á vào khoảng 60 đến 70.000 năm trước. Họ định cư ở Đông Nam Á một thời gian khoảng 10.000 năm rồi một bộ phận đi tiếp lên phía Bắc tới định cư ở vùng Thiên Sơn (Altai) phía Bắc Trung Hoa.[3] Một nhóm khác tiến lên cao hơn nữa tới Siberia, một số đã đi qua cầu đất Bering sau này là eo biển Bering tới Alaska vào châu Mỹ và trở thành thổ dân Bắc châu Mỹ. Theo chúng tôi thì nhóm người định cư ở vùng Thiên Sơn Altai giao hòa chủng tộc với nhóm người Turcs và Mongoloid tiến xuống phương Nam trở thành người Trung Quốc bây giờ.
Phạm Trần Anh
[1]. Andreson J.G: Children of the Yellow Earth Studies in Prehistoric China, London 1934. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 224 dẫn Richard Peason 1980 “The Ch’ing-Lien-Kang Culture Chinese Civilization”, University of California Press, Berkerley and Los Angeles California 1983 p 125.
[2]. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 95. Karl Jettmar 1978 “The Origins of Chinese Civilization: Soviet View” 1983 p223.
[3]. Li Yin: Distribution of halotypes from a chromosome 21 region distinguishes multiple prehistoric human migrations, Pro. Natl. Acad. Sci. USA, Vol.96, pp.3796-3800. 1999.