Trước hết tôi xin chân thành cám ơn toàn thể quý vị đã bớt chút thì giờ quý báu để đến đây tham dự buổi vinh danh, cám ơn những người đã có công khai sinh ra lối chữ viết theo a,b,c mà chúng ta gọi là chữ Quốc ngữ ngày hôm nay. Thưa quý vị, không phải tới ngày hôm nay chúng ta mới vinh danh Linh mục Alexandre De Rhodes trước đây gọi là Linh mục A Lịch Sơn Đắc Lộ mà năm 1941, chính quyền thực dân bảo hộ đã khắc một tấm bia đặt ở bên bờ Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội và năm 1955, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã đặt tên Alexandre De Rhodes cho một con đường ở thành phố Sài Gòn. Sau này, tại Sài Gòn chúng ta cũng có một Thư viện và một Cư xá lấy tên là Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes).
Thế nhưng, vấn đề chữ quốc ngữ ngày nay lại trở nên ý nghĩa và quan trọng hơn khi mới đây tập đoàn Việt gian Cộng sản bất nhân hại dân bán nước chính thức bắt các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 phải học tiếng Tàu, sinh ngữ chính trong năm học tới, đồng thời tung ra đề án cải cách tiếng Việt, sửa đổi cách viết và phát âm lơ lớ tiếng Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng năm xưa để xóa bỏ chữ Quốc ngữ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải trân trọng bảo tồn chữ Quốc ngữ, cũng như tri ân nhưng người có công tạo ra lối chữ Việt viết theo a,b,c mà chúng ta thường nói là La Tinh hóa chữ viết.
Thưa quý vị, trong quá khứ chúng ta đã vinh danh Linh mục Alexandre de Rhodes là “Thủy Tổ” của chữ Quốc ngữ như những bài viết ca ngợi thái quá của một số học giả trước đây. Ngày nay, sự thật về sự khai sinh lối chữ Quốc nữ khiến chúng ta phải phục hồi sự thật lịch sử về vấn đề này. Sự thật này đã được Linh mục Alexandre de Rhodes viết trong “Lời nói đầu” quyển Tự điển Việt – Bồ – La rằng linh mục học tiếng Việt lúc đầu với giáo sĩ Francisco de Pina và linh mục đã sử dụng các công trình tự điển viết tay An Nam – Bồ, Bồ – An Nam của các giáo sĩ Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa…
Chính giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã xác nhận không phải là người duy nhất đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà đó là công trình tập thể của các nhà truyền giáo khác như giáo sĩ F. De Pina, Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa… nằm trong một khuôn khổ những nỗ lực phiên âm các thứ tiếng có chữ tượng hình ở Viễn Đông do các thừa sai châu Âu khởi xướng từ thế kỷ thứ 16. Công trình khai sinh ra lối chữ Quốc ngữ lần đầu tiên chính là Giáo sĩ người Bồ Đào Nha F. De Pina, đến “Đàng Trong” năm 1617 học tiếng Việt và là nhà truyền giáo đầu tiên dùng tiếng Việt để truyền đạo. Năm 1624, giáo sĩ F. De Pina dạy tiếng Việt cho giáo sĩ Alexandre De Rhodes, năm 1625 giáo sĩ bị chết đuối ở vũng Đà Nẵng ngày 15-12-1625 khi cứu hành khách trên một chiếc thuyền bị đắm. Nhà nghiên cứu R. Jacques mới tìm thấy ở Thư viện Quốc gia tại Lisbon (Bồ Đào Nha) quyển sách “Nhập môn tiếng Đàng Ngoài” dài 22 trang dạy cho người mới học tiếng Việt của giáo sĩ F. de Pina.
Chính giáo sĩ Alexandre De Rhodes đã xác nhận “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài – AC), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa (Chúng tôi nhấn mạnh – AC), cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt-Bồ – AC), ông sau bằng tiếng Bồ-Đào (tức là từ điển Bồ-Việt – AC), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La Tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn...”.
“(…) ước gì các Ngài trở nên những người truyền bá nhiều phương ngữ, để không những các nước lân cận và quen biết từ xưa được nghe những sự kỳ diệu của Thiên Chúa mà cả mọi miền dưới bầu trời và những vương quốc rất xa xôi ở cực Đông từ nhiều thế kỷ qua chưa được nghe, thì bây giờ những nước ấy cũng phải được nghe và rao truyền danh Chúa huyền diệu biết bao trên khắp trái đất (…). Mà lại để Lời Thiên Chúa thâm nhập dễ dàng hơn tới tận cùng Hoàn cầu, nơi người Đông- kinh và Cô-sinh, tức là tất cả mọi người An Nam đang chiếm cư, thì bây giờ lòng đại lượng bao la của quý vị cũng truyền lệnh thực hiện quyển từ điển của dân tộc An Nam, một quyển từ điển giúp ích cho những người làm công tác Tông đồ được chỉ định cho phần vườn nho này của Chúa, hầu họ hiểu biết phương ngữ xa lạ của người An Nam, tức là để những mầu nhiệm Thiên Chúa được giãi bày cho người An Nam, đồng thời cũng để người An Nam vừa làm quen với chính Đức Tin Rô-ma và Tông đồ, vừa làm quen với phương ngữ Rô-ma và La-tinh. Ai mà không thấy việc đó trong tương lai có lợi là chừng nào cho công cuộc truyền bá đức tin của Chúa Ki-tô được rộng rãi và chắc chắn hơn“. [1]
Thật vậy, các bậc thức giả như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Võ Long Tê đều khẳng định chữ quốc ngữ là một công cuộc chung của nhiều người. Linh mục Đỗ Quang Chính nhận định: “Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên”. Linh mục Thanh Lãng, Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam trước 1975 đã khẳng định: “Giáo sĩ Đắc Lộ không những không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ mà cũng không phải là một trong các ông tổ của chữ quốc ngữ… Sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách Từ điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám ngày được coi như tài liệu duy nhất về chữ quốc ngữ“.
Các Thừa Sai cũng đã Latinh hóa tiếng Thái, tiếng Tàu, tiếng Nhật… nhưng không thành công, duy chỉ có Việt Nam lối chữ Quốc Ngữ này trở nên phong phú, phổ biến rộng rãi nhờ những nho sĩ tân tòng trở thành “Thầy giảng” đã góp phần lớn trong việc hình thành và hoàn chỉnh từng bước một lối chữ Quốc ngữ mới lạ này để ngày nay trở thành chữ viết chính thức của nước ta.
Theo công trình nghiên cứu của học giả Nguyễn Đoàn Tuân thì Tiếng Việt, chữ Việt theo bản chữ đời Hùng để lại từ đời Thánh Tản Viên cho Cao Thông, đệ tử của Thánh Tản Viên. Sau này, Trịnh Bồng đã được bản chữ đó và chính bản chữ đó đã giúp cho thầy Raphael Quý dạy cho giáo sĩ F. De Pina và Alexandre de Rhodes để chuyển sang mẫu tự La tinh, là chữ Quốc Ngữ bây giờ. Giáo Sĩ Đắc Lộ ở trong Nam (Đàng Trong) nghe ở Thanh Hoá (Đàng Ngoài) còn có người biết tiếng Việt cổ nên đã ra địa phận Thanh Hoá gặp được thầy Raphael Quý là người có duyên còn giữ được bản chữ đời Hùng. Nhờ thiên phú có tài về ngôn ngữ nên cả hai đã cùng nhau hợp tác giải mã những dấu hiệu chữ mô tả âm thanh của đời Hùng theo chữ La Tinh để chúng ta có được lối chữ Quốc ngữ ngày nay. Như vậy, ông Tổ chữ Quốc ngữ là bản chữ đời vua Hùng theo lối tiêu âm mà ghép thành văn tự.
Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đoàn Tuân thì trong lịch sử ngôn ngữ chỉ có Việt tộc mới có chữ viết và tiếng nói ăn khớp với nhau được chứng minh bởi Đồ Phổ Trống Đồng. Thuở xa xưa, tộc Việt cư ngụ ở Trung nguyên nên tiếng Việt tổng hợp các ngữ vị và âm vị của 4 phương thiên hạ. Tiếng Việt và chữ Việt là hệ thống Tiêu âm là thiết âm tức là loại tiếng đánh vần được. Nhờ đó âm lại được mọi thứ tiếng của các nước nên ngữ vị và âm vị tiếng Việt hết sức phong phú nên chỉ ở Việt Nam trở thành chữ viết cho cả nước trong khi việc Latinh hóa chữ viết các nước Lào, Cambodia, Tàu, Nhật không thành công. Chính vì vậy, “Thủy Tổ” của chữ Quốc Ngữ chính là tiếng nói, chữ viết Việt Cổ từ thời vua Hùng của chúng ta.
Các giáo sĩ F. De Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và Linh mục Alexandre De Rhodes cùng các thầy Raphael Quý, các thầy giảng Việt Nam Igesico Văn Tín, Bentô Thiện với những tác phẩm quốc ngữ xuất sắc được lưu lại từ năm 1659 là những người có công trong việc phiên âm, ký tự tiếng Việt cổ thành lối chữ viết và đánh vần theo a,b,c của chữ La Tinh để thành hình lối chữ Quốc ngữ ngày nay.
Thưa quý vị,
Thưa quý vị, kể từ khi lối chữ chữ viết theo abc do các Cố đạo truyền giáo xuất hiện đầu tiên trong bộ Từ Điển An Nam-Bồ Đào Nha-Latinh gọi tắt là Tự điển Việt-Bồ-La mục “Phép giảng tám ngày” được tòa Thánh La Mã xuất bản năm 1651 và nhà cầm quyền Thực dân Pháp bắt buộc người dân Việt Nam phải học đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của giới sĩ phu và toàn thể người Việt Nam yêu nước thời bấy giờ. Kể từ khi thành hình cho đến khi được mọi người Việt Nam thừa nhận là chữ Quốc Ngữ, chữ viết của Việt Nam đã trải qua một thời gian lâu dài hàng thế kỷ do sự đề kháng tất yếu của tự tình dân tộc như câu thơ dân gian của một sĩ phu miền Nam Đồ Chiểu: “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn sáng mắt ông cha không thờ…”. Chúng ta hãnh diện tự hào với truyền thống yêu nước thương nòi mà trải qua gần 1 ngàn năm đô hộ kẻ thù truyền kiếp chủ trương Hán hóa thâm độc quỷ quyệt, người Việt vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa truyền thống Việt.
Khi chữ Quốc ngữ ra đời, nhà cầm quyền thực dân Pháp đã tìm cách thúc đẩy sự truyền bá chữ quốc ngữ tại “Thuộc Địa Nam Kỳ” bằng cách đưa vào quy định bổ nhiệm, thăng tiến cho quan chức hay miễn thuế cho dân ở Nam Kỳ. Phó Đô Đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghi định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ nhưng đến năm 1879, thực dân Pháp mới chính thức đưa vào chương trình giáo dục ở Nam Kỳ. Thế nhưng, việc cổ động cho học “chữ Quốc ngữ” ở toàn cõi Việt Nam từ năm 1890 đến năm 1910 với các phong trào cải cách như Hội Trí Tri, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và đến năm 1867 mới chính thức xuất hiện trên tờ Gia Định Báo của Nguyễn văn Vĩnh ở Sài Gòn cùng với Pétrus Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh đã cổ vũ học “chữ Quốc ngữ: Tiếng Việt còn, nước ta còn…”, như là phương tiện thuận lợi cho học hành nâng cao dân trí. Đặc biệt Nam Phong Tạp Chí là một tờ Nguyệt san do Học giả Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút xuất bản đầu tiên ngày 1 tháng 7 năm 1917. Phạm Quỳnh chủ biên phần chữ Quốc ngữ và Dương Bá Trác phần chữ Nho, trong suốt 17 năm với 210 số báo, Nam Phong Tạp Chí đã góp phần vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Ngoài ra, phải nhắc tới nhà văn Phan Kế Bính với Đông Dương Tạp Chí, Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Bắc Tân văn và tác phẩm Việt Nam Phong Tục (1915) nghiên cứu, đề cao thuần phong mỹ tục và phê bình những hủ tục lỗi thời đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ thời bấy giờ.
Công cuộc hoàn thiện chữ Quốc ngữ trở thành súc tích văn chương hơn phải ghi nhận sự đóng góp của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Sự ra đời của Tờ Phong Hóa và nhóm Tự Lực Văn Đoàn chính thức thành lập ngày 2-3-1934 quy tụ các nhà văn nổi tiếng trong văn đàn Việt Nam thời bấy giờ như Khái Hưng, Tú Mỡ, Hoàng Đạo, Thạch Lam cùng nhiều văn nghệ sĩ có tài khác như: Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Huy Cận. Tự Lực Văn Đoàn chủ trương sáng tác văn chương với một một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam đã góp phần không nhỏ trong những tác phẩm văn học để chữ Quốc ngữ văn chương và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. Tự Lực Văn Đoàn đã thổi một luồng gió khai phóng vào xã hội Việt Nam thoát khỏi sự ràng buộc của những hủ tục lề thói lỗi thời, không còn thích ứng được với nhu cầu thời đại và tìm ra hướng đi mới cho văn học Việt Nam.
Ngày 25-5-1938, Hội Truyền bá Quốc ngữ được thành lập và phát động phong trào học chữ Quốc Ngữ trên toàn quốc do Nguyễn văn Tố làm Hội Trưởng, Bùi Kỷ và Tôn Thất Bình làm Hội Phó. Cố vấn gồm các học giả nổi tiếng là Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn văn Huyên và Lê Thước để truyền bá chữ Quốc ngữ trong quảng đại quần chúng. Học giả Hoàng Xuân Hãn đang dạy tại trường Bưởi (Chu văn An sau này) được mời làm cố vấn và giáo sư là người soạn quyển sách học đánh vần chữ Quốc ngữ đầu tiên mà ngày nay, một số người trong chúng ta vẫn còn thuộc nằm lòng những câu như “I tờ hai móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang. O tròn như quả trứng gà. Ô thời đội mũ, ơ là thêm râu” và “huyền ngang, sắc dọc, nặng tròn; hỏi lom khom đứng, ngã buồn… nằm ngang”. “Hội Truyền bá quốc ngữ là một trường đào tạo, giáo dục thanh niên ngoài xã hội. Một mặt nó luyện cho thanh niên những đức tính cần thiết trong cuộc sống. Mặt khác, nó giúp thanh niên tránh được những cuộc vui chơi không lành mạnh cờ bạc, trai gái, rượu chè… và giáo dục lòng yêu nước thương nòi cho thanh niên thời bấy giờ.
Chính nhờ những đóng góp trên nên giới trẻ tân học, giới trí thức tiểu tư sản đã ý thức được lối học từ chương kinh điển lỗi thời cùng với lối chữ Nho rắc rối phức tạp, khó phổ biến tới toàn dân để nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí nên đã tiếp nhận và hoàn thiện chữ Quốc ngữ để kêu gọi lòng yêu nước của toàn dân đứng lên chống Thực dân Pháp.
Thưa quý vị,
Chữ Quốc ngữ thời mới hình thành rất là sơ sài đôi khi ngây ngô nữa chứ không phải súc tích, phong phú như ngày nay. Tiến trình hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ do chính người Việt là chủ thể của lối chữ này đã sửa đổi, thêm thắt, tìm kiếm, hoàn thiện từ Đức Chúa Bờ Lời thành Đức Chúa Trời như trong nguyên bản “Phép giảng tám ngày” như sau: “Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma beào đạo thánh Đức Chúa Blời”, mà bây giờ chúng ta sửa đổi hoàn chỉnh là “Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà theo đạo thánh Đức Chúa Trời”. Chính vì vậy chúng ta mới thấy rằng công phiên âm, ký tự chuyển từ tiếng Việt cổ sang lối chữ La Tinh là của các nhà truyền giáo nhưng để có một chữ viết gọi là Quốc Ngữ như ngày nay chính là của toàn dân Việt Nam chứ không phải là ai khác…
Thưa quý vị,
Trong lịch sử nhân loại không có một dân tộc nào trải qua những trang sử bi thảm như dân tộc Việt Nam với 26 lần xâm lược và 9 lần thống trị gần 1.000 năm của kẻ thù truyền kiếp Tàu Hán xưa và đế quốc mới Tàu Cộng bây giờ. Dân tộc Việt chưa thoát khỏi ách đô hộ của Thực dân Pháp thì tập đoàn Việt gian Cộng sản đã rước voi Mác Lê về giầy mả Tổ Hùng Vương, cõng rắn độc Tàu Cộng về cắn gà nhà dân tộc. Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 1858, quân Pháp tấn công Đà nẵng cho tới ngày 6-6-1884, hiệp ước Patenôtre được ký kết chính thức quy định Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ chịu sự bảo hộ của Pháp nhưng mỗi nơi có chế độ cai trị khác nhau.
Sử sách viết về thời Pháp đô hộ Việt Nam cũng như theo các nhân chứng sống thì tuy gọi là chế độ thực dân nhưng người dân vẫn còn đỡ khổ hơn “Người dân làm chủ” trong chế độ Cộng sản Việt Nam bây giờ. Lịch sử Việt vẫn còn ghi chép tội ác của thực dân Pháp xử chém 13 anh hùng dân tộc tại Yên Bái thế nhưng dưới bức màn sắt của Cộng sản, khi xâm chiếm miền Nam Cộng sản đã giết biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và chế độ Cộng sản độc tài đã đưa ra xử bắn trên 300 tù nhân chính trị tôn giáo trong đó có 2 linh mục, 2 phụ nữ độc ác nhất là xử tử hình anh thư Trần Thị Lan trong lúc chị có thai 8 tháng. Đây không chỉ là tội ác đối với dân tộc Việt mà còn là tội ác đối với cả nhân loại nữa.
Đọc lại những lời tuyên truyền tố cáo thực dân Pháp của Hồ Chí Minh, chúng ta ai cũng giật mình vì đó là những tội ác mà bạo quyền CS đang gây nợ máu với đồng bào chúng ta gấp cả trăm lần!!! Chúng ta cũng đau lòng khi viên trung úy Calley một người lính ngoại quốc bắn giết dân lành ở Mỹ Lai, chúng ta cũng có thể thông cảm phần nào khi Việt Cộng núp sau lưng những người dân này bắn giết các binh lính Hoa Kỳ nên viên Trung Úy đã nóng giận ra lệnh xả súng bắn gây ra những thương vong đáng tiếc… Thế nhưng không ai có thể ngờ được rằng Việt gian Cộng sản xâm lược đã đang tâm tàn sát dã man hàng trăm đồng bào máu mủ ruột rà ở Ấp Tân Lập Xuân Lộc tháng 3 năm 1975 mà nhà văn yêu nước Trần Đức Thạch đã viết lại trong “Hố Chôn Người ám ảnh…”
Thưa quý vị,
Chúng ta chống lại chủ nghĩa thực dân nhưng cũng không quên tri ân những người ngoại quốc đã có công đóng góp bảo lưu nền văn hóa Việt. Thật vậy, nếu không có nhà bác học bà Madeleine Colani thì cả nhân loại không ai biết về nền văn hóa Hòa Bình lưu vực sông Hồng ngày nay được xem là nền văn hóa cổ nhất của nhân loại và từ nền văn hóa này, chúng ta mới tìm thấy cội nguồn của dân tộc Việt.
Chính nhà bác học Madeleine Colani của viện Viễn Đông Bác Cổ đã tìn thấy 2 chiếc đĩa cổ trong đó có 2 chữ Việt Cổ là chữ Sĩ và chữ Thương có niên đại khảo cổ là 8 ngàn năm nghĩa là cổ hơn 6 ngàn năm so với chữ viết “Văn Giáp Cốt” đời Thương 1766 TDL. Các nhà khảo cổ quốc tế cũng tìm thấy hơn 20 ký tự chữ viết cổ của nền văn hóa Long Sơn trong đó có các chữ Việt, chữ Đán… có niên đại khảo cổ hàng chục ngàn năm giống như chữ Sĩ và chữ Thượng vẫn còn sử dụng trong tiếng Hán hiện đại. Điều này chứng tỏ, Tộc du mục Thương Chu đã lấy chữ viết Việt cổ gọi là lối chữ vuông thêm thắt sửa đổi thành chữ Hán gọi là kim văn Hán tự. Sử sách triều Chu ghi rõ là đời Chu Tuyên Vương sai Thái sử Trứu lấy lối chữ Điểu triện thời Hoàng Đế sửa đổi biến cải thành lối chữ gọi là Kim văn tức chữ Hán bây giờ.
Theo các nhà ngôn ngữ thì Trung Quốc có 10 phương âm, đến thời Tần Thủy Hoàng diệt Nho đốt sách, bắt các nước đều phải nói và viết ngôn ngữ Quan Thoại… Ngoài ra, tất cả dân Trung Hoa đều nói tiếng Việt cổ gồm: Thục ngữ, Yên, Tề ngữ, Đông Di và Mạc Địch, Sở ngữ, Mân ngữ, Giang Hoài ngữ Ngô Việt ngữ, Điền, Kiềm ngữ và Việt ngữ ở Quảng Đông, Quảng Tây.
Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ cho thấy tiếng nói vùng Hoa Nam gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Triết Giang đều có âm Việt cổ chung hoàn toàn khác với phương ngữ Hán phương Bắc mà dân gian Hoa Nam vẫn dùng trong giao tiếp cuộc sống gọi là tiếng Nôm (Nam), tiếng của người Việt phương Nam. Tiếng Quan Thoại của giới quan lại thống trị từ thời Tần là Hán ngữ chính thống (Sino-Tibetan) mà giọng đọc gọi là Quan Thoại ở vùng Đông Thiểm Tây, Bắc Hà Nam, Nam Hà Bắc và Nam Sơn Tây. Tần ngữ là giọng nói ở Thiểm Tây được coi là giọng cổ Quan Thoại phát âm lơ lớ Quan Thoại, lơ lớ Mông Cổ còn lại 8 phương âm khác của Di Việt ở khắp Trung Nguyên gồm:
– Thục ngữ ở Tứ Xuyên của chi Âu Việt.
– Yên Tề ngữ của chi Lạc Việt (bộ Trĩ) mà họ gọi là Rợ Đông Di gồm các tỉnh Sơn Đông và một phần Hà Bắc.
– Sở ngữ là giọng nói ở Hồ Bắc, Hồ Nam của chi Lạc Việt bộ Mã mà Hán tộc gọi là rợ Kinh man. Vào đầu kỷ nguyên Dương lịch, Yên-Tề-Sở ngữ giống Việt ngữ, Sở ngữ còn gọi chung là giọng Hồ Quảng.
– Mân ngữ (Hoklo) là giọng nói của chi Mân Việt (Min-Yueh) ở Phúc Kiến (Lạc bộ Mã).
– Việt ngữ vùng Quảng Đông và Quảng Tây của chi Âu Việt còn gọi là Tây Âu của đồng bào Thái (Thái Việt).
– Giang Hoài ngữ là giọng nói vùng giữa sông Hoài và Sông Dương Tử thuộc nước Ngô thời chiến quốc ở Bắc Giang Tô và Triết Giang của U -Việt còn gọi là Đông Việt.
– Điền Kiềm ngữ là giọng nói vùng Vân Nam và vùng phụ cận của chi Điền Việt.
– Ngô Việt ngữ.
Tuy gọi là các phương ngữ có chút ít biền biệt nhưng nói chung vẫn gần giống như Việt ngữ ở vùng lưỡng Quảng. Ngày nay chữ Quảng Đông vẫn gọi là Việt ngữ, kịch Quảng Đông và ở châu Kinh vẫn gọi là Việt kịch nên người Quảng Đông gọi sí phù phiên âm trước đây gọi là Hán Việt không đúng vì đó là tiếng Việt cổ, Việt ngữ nên chúng ta đọc là sư phụ, cú nường chúng ta viết là cô nương…
Theo nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc dẫn chứng bản đồ “Tối Tân Trung Quốc Phân Tỉnh Đồ Bản” mới nhất của Trung Quốc thì tất cả các dân cư bản địa thời cổ ở Hoa Nam ngày xưa đều còn hiện diện trên lãnh thổ Trung Quốc. Bức bản đồ ngôn ngữ đầy đủ nhất “Ethnolinguistes groups of Mainland Southeast Asia” do Human Relations Area Files, Yale University xuất bản cho biết hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Quý Châu là địa bàn hiện nay của dân Thái tức người Âu Việt cổ. Mặt khác Tối tân Trung Quốc Phân Tỉnh Đồ còn cho biết là không hề có nhóm người Hán nào gọi là người Quảng Tây mà dân ở mấy tỉnh đó đều là người Quảng Đông còn gọi là người Việt Đông, là người Việt cổ và ngôn ngữ của dân Quảng Đông được gọi là Việt ngữ.
Các triều đại Tàu Hán xưa bắt tất cả những người Trung Quốc trong đó người gọi là Trung Quốc ở Đông Bắc, người Trung Quốc ở miền Nam là người gốc Việt cổ bị bắt buộc “Đồng” giống nhưng không “Hóa” thành người Trung Quốc vì có cùng một mã di truyền Genome DNA với chúng ta. Thời Tần Thủy Hoàng thống nhất lối chữ bắt tất cả người dân 6 nước phải học và nói tiếng Quan Thoại, nhưng người dân miền Đông Bắc và miền Nam gốc Việt cổ vẫn dùng ngôn ngữ Bách Việt phương Nam, nói tiếng Nam mà sau này Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên) phát triển phổ biến chữ Nôm vào thế kỷ thứ 13.
Ngày nay, đế quốc mới Trung Cộng thông qua tập đoàn tay sai Việt gian Cộng sản cầm đầu là Nguyễn Phú Trọng đã bắt học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 phải học tiếng Tàu Hán là sinh ngữ chính kể từ niên học tới đây. Đồng thời chúng còn đưa ra cái gọi là cải cách tiếng Việt viết và phát âm lơ lớ tiếng Tàu nhằm xóa bỏ lối chữ Quốc ngữ của chúng ta, để triệt tiêu văn hóa Việt. Đây là âm mưu “Hán hóa” thâm độc quỷ quyệt của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc chúng ta. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải trân trọng bảo lưu chữ Quốc ngữ mà các giáo sĩ đã góp phần tạo ra lối chữ Quốc ngữ. Dù rằng mục đích là để truyền đạo đã tạo ra lối chữ viết theo a,b,c thế nhưng lối chữ này đã trở nên chữ viết chính thức của nước ta trong Văn Học Sử nước nhà. Chúng ta phải trân trọng tri ân các Giáo sĩ F. De Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và Linh mục Alexandre De Rhodes cùng các thầy Raphael Quý, các thầy giảng Việt Nam Igesico Văn Tín, Bentô Thiện … và công sức của toàn dân Việt Nam đã hoàn chỉnh để ngày nay chúng ta có một ngôn ngữ phong phú, sinh động, một ngôn ngữ “nói như thơ nghe như nhạc” lên bổng xuống trầm đang được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên toàn thế giới.
Trân trọng kính chào toàn thể quý vị.
Phạm Trần Anh