Pháp Luân Công
Pháp Luân Công (phồn thể: 法輪功 giản thể: 法轮功, bính âm: Fǎlún Gōng), hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp (phồn thể: 大法, bính âm: Fǎlún Dafǎ), là một hệ thống “tu dưỡng cơ thể và tinh thần” được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Đại pháp có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách chính yếu, Chuyển Pháp Luân[1][2], và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp[3][4].
Bị cấm và đàn áp
Pháp Luân Công đã là tiêu điểm của chú ý quốc tế kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu đàn áp trên toàn quốc môn phái này (ngoại trừ ở Ma Cao và Hương Cảng). Từ năm 1999, trong một chương trình cấm một số giáo phái dười thời Giang Trạch Dân, Pháp Luân Công cũng bị cấm tại Trung quốc. Cho đến nay có hơn 100.000 người thực tập Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào các trại học tập cải tạo, trại cưỡng bức lao động, bệnh viện tâm thần, bị tra tấn dã man và có 3163 trường hợp chết vì tra tấn được ghi nhận và chứng minh, phỏng đoán có hơn 7000 người đã bị hành hạ đến chết[5]. Chỉ cần bị nghi ngờ là thành viên Pháp Luân Công là đã có thể bị bắt giam 3 năm trong các trại lao động mà không cần xét xử.
Chính quyền Trung quốc không nhận là có trại cưỡng bức lao động (laogai). Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ có một tổ chức gọi là “Laogai Research Foundation” đã thu thập tài liệu và trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của hệ thống đàn áp này[6].
Vào ngày 6 tháng 7, 2006, tại một buổi họp báo trên Parliament Hill, Ottawa, David Kilgour, nguyên giám đốc của Phân ban Châu Á Thái bình dương của Bộ Ngoại giao Canada và luật sư David Matas, phát hành một bản báo cáo độc lập, sau hai tháng điều tra của họ và 18 dữ kiện, bằng chứng về việc tố cáo rằng các bộ phận nội tạng của các đệ tử Pháp Luân Công bị mổ cắp tại Trung Quốc để bán và ghép cho những người có nhu cầu và trả giá cao. Ông Matas tố cáo rằng việc mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công là một điều vô nhân đạo chưa bao giờ xảy ra trên Trái Đất[7].
Nhiều chính phủ, tổ chức nhân quyền quốc tế và các học giả đã xem sự ngược đãi này là vi phạm nhân quyền. Tổ chức Ân xá quốc tế tin rằng sự đàn áp này có động cơ chính trị và hạn chế các quyền tự do cơ bản[8].
Các quan ngại đặc biệt đã được người ta nêu ra trong các bản báo cáo về sự tra tấn và bỏ tù bất hợp pháp những người theo môn phái này ở Trung Quốc[8][9][10]. Hạ viện Hoa Kỳ đã buộc tội Trung Quốc quấy rối công dân và những người dân Mỹ luyện tập Pháp Luân Công và đã thông qua nghị quyết 188 (đồng thuận theo tỷ lệ 420:0) kêu gọi Trung Quốc “ngừng các cuộc đàn áp và quấy rối những người luyện Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ”[11][12]. Người theo Pháp Luân Công đã tổ chức thu thập chữ ký khắp nơi để khẩn cầu một tòa án nhân quyền xét xử Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp. Trong tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia đã có 16 vụ án tố cáo Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp vì các tội tra tấn, tội ác đối với nhân loại và sát hại chủng tộc.
Những luật sư tiên phong tại Trung Quốc bảo vệ Pháp Luân Công và Nhân quyền
Levi Browde, Giám đốc Điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, có trụ sở ở thành phố New York, đã cho biết luật Sư Cao Trí Thịnh bị bắt nhiều lần tại Trung Quốc và bị tra tấn vì ông lên tiếng chống cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Lần cuối ông bị bắt cóc là vào ngày 4 tháng Hai, 2009, và không biết ông bị giam ở đâu.
Hai mươi người đàn ông không rõ lý lịch xông vào cửa trước, buộc một bà mẹ già 80 tuổi – phải nằm xuống đất. Không thông báo danh tánh, những người đàn ông này tiến hành lục soát nhà. Wang Yonghang, 36 tuổi, đã bị bắt đi cùng với vợ và bị tống giam tại một trung tâm giam giữ. Trong khi vợ của ông được thả vào ngày hôm sau, Wang tiếp tục bị giam, và sau đó bị tra tấn. Bốn tháng sau, vào ngày 27 tháng 11 năm 2009, chính quyền Trung Quốc đưa luật sư này ra trước một tòa án “chế nhạo” và sau vài giờ thủ tục tố tụng đã “kết án” luật sư bảy năm tù giam.
Tội phạm của ông? Trình bày một luận cứ pháp lý cho rằng chiến dịch chống Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bất hợp pháp chiếu theo chính luật pháp của Trung Quốc.
Sáu mươi mốt năm về trước, ngày 10 tháng 12, 1948 – Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền (UDHR), nhưng hàng triệu người dân thường trên khắp Trung Quốc, những người tập luyện Pháp Luân Công vẫn còn nguy cơ bị giam giữ tùy ý, bị tra tấn, và vong mạng. Và càng ngày càng có nhiều luật sư can đảm đứng lên bảo vệ cho họ, những luật sư này cũng chịu cùng chung một số phận tương tự.
Khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân ra lệnh Pháp Luân Công phải bị “nhổ tận gốc” vào năm 1999, hàng chục triệu thường dân Trung Quốc bỗng chốc trở thành “tội phạm” bởi chính đức tin hòa bình của họ. Một bộ máy nhà nước tàn bạo đã được xoay trở để chống lại họ, chủ động tìm cách để ngăn cản họ theo đuổi con đường tự nâng cao thể chất và hoàn thiện tâm linh trong truyền thống Trung Hoa, mà đã trở thành một phần căn bản trong cá tính của họ.
Bất kỳ đường lối nào mà họ có thể sử dụng để ngăn chặn cuộc tấn công này đã bị đóng lại – truyền thông nhà nước chỉ nhả ra những lời tuyên truyền khủng khiếp chống lại Pháp Luân Công, những văn phòng thỉnh nguyện đã trở thành các trung tâm giam giữ, và những thẩm phán được đảng bổ nhiệm sẽ khó mà đi xa khỏi đường lốì của chính quyền.
Gần một thập niên sau đó, hàng trăm ngàn người vẫn còn ở trong các trại lao động, theo một ước tính gần đây của nhà nghiên cứu Ethan Guttmann và sự thu thập những lời khai của các nhóm nhân quyền. Hàng ngàn người nữa đang còn nằm trong các nhà tù sau cuộc xử án giả mạo. Họ đang bị đánh đập, bị sốc bởi dùi cui điện, và bị tiêm những thứ thuốc khác nhau, đôi khi gây nên tê liệt hoặc vong mạng.
Nhiều cuộc điều tra cho thấy các chứng cớ tín đồ đã bị giết để lấy cơ quan nội tạng mà có thể đem bán với lợi nhuận. Một con số không liệt kê rõ ràng những nạn nhân này đã bị tàn phế, làm người tị nạn tại đất nước của họ, không thể trở về nhà hoặc không thể trở lại làm việc vì sợ cảnh sát địa phương sẽ bắt đưa đi.
Những chi nhánh của Văn phòng 610—một lực lượng đặc nhiệm pháp lý được tạo ra vào năm 1999 để hướng dẫn các chiến dịch chống Pháp Luân Công—vẫn còn hoạt động trên khắp Trung Quốc. Các trang web chính thức, các bằng cớ của nhân chứng, và tài liệu nghiên cứu của Uỷ ban Chấp hành Quốc hội về Trung Quốc đều chứng thực sự hiện diện của đơn vị này, không chỉ trong các cơ quan an ninh và văn phòng chính phủ mà còn trong các công ty tư nhân, trường đại học, và các ủy ban phường xã mà theo dõi dòm ngó láng giềng.
Phản ứng của những vị anh hùng không tên tuổi
Lãnh đạo đảng và các phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng Pháp Luân Công đã bị đập tan. Nhưng điều này nêu lên câu hỏi, tại sao sau đó một bộ máy toàn quốc như Văn phòng 610 vẫn hoạt động và phát triển? Tại sao các trại lao động tiếp tục nhét đầy với các học viên?
Trên thực tế, học viên Pháp Luân Công ngày nay trên toàn Trung Quốc vẫn tiếp tục chống lại những nỗ lực mà Đảng muốn “nhổ tận gốc” họ. Họ kiên trì trong đức tin của họ, xuất bản các bản tin ngầm, treo các băng biểu ngữ, và đơn giản nói chuyện với mọi người trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Họ thanh minh sự vô tội của Pháp Luân Công, các vi phạm khủng khiếp đang tràn lan đối với những học viên tín đồ, và lịch sử bao trùm sự việc Đảng đàn áp nhân dân Trung Quốc — tất cả trong một nỗ lực để đánh thức lương tri của công dân đồng bào. Điều này là rất chủ yếu khi mà nhà nước điều khiển các phương tiện truyền thông và sử dụng nó để làm nhục Pháp Luân Công, huy động tất cả các cấp bậc và các hồ sơ để thực hiện chính sách quét sạch môn tu luyện này.
Những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công đang bắt đầu gặt hái thành quả mà các học viên không còn chiến đấu một mình để chấm dứt cuộc đàn áp. Một thế hệ dũng cảm, gồm những luật sư nổi tiếng thế giới, đã đứng lên để bảo vệ cho học viên, họ chấp nhận sự rủi ro về nghề nghiệp và về sự an toàn bản thân để bất chấp mệnh lệnh Đảng. Họ bào chữa cho sự vô tội của các thân chủ dựa trên Hiến pháp Trung Quốc và UDHR. Một số các luật sư đã phát hành những lá thư công khai thách thức tính hợp pháp của sự bức hại như một toàn thể. Bằng cách hành động như vậy, họ đã đứng lên tiên phong mở đường tại Trung Quốc mà rất nhiều luật sư đã nối tiếp tạo dựng ra ở nơi khác để thách thức chế độ bất công.
Vào lúc chúng ta đánh dấu 61 năm bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights/UDHR) này, là lúc mà chúng ta ở bên ngoài Trung Quốc tìm hiểu một số nhân vật: Cao Trí Thịnh, Wang Yonghang, Li Heping, và Jiang Tianyong. Giống như Nelson Mandela, Gandhi, Thurgood Marshall và những người khác, các luật sư này sẽ, với thời gian, được biết đến qua cách họ sử dụng các phương tiện hợp pháp và hoà bình để chống lại bất công và cống hiến đời sống của họ để bảo đảm quyền của con người. Trung Quốc và thế giới sẽ là một nơi tốt hơn nhờ những nỗ lực của họ.
VŨ KIẾM MINH
Chú thích
[phỏng theo Wikipedia]
- ^ “Zhuan Falun”. www.falundafa.org (1 tháng 3 năm 2000). Truy cập 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Chuyển Pháp Luân”. www.falundafa.org.
- ^ “The Great Consummation Way of Falun Dafa”. www.falundafa.org (1 tháng 3 năm 2000). Truy cập 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Sách của Pháp Luân Đại Pháp”. www.falundafa.org.
- ^ Gruesome Death Toll – 3163 Confirmed Dead, Tens of Thousands More Unconfirmed
- ^ trang web của Laogai Research Foundation
- ^ [1]
- ^ a b “The crackdown on Falun Gong and other so-called “heretical organizations””. Amnesty International (23 tháng 3 năm 2000). Truy cập 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “U.S. Congress Unanimously Passes Resolution Calling on Jiang Zemin Regime to Cease Persecution of Falun Gong”. Falun Dafa Information Center (25 tháng 7 năm 2002). Truy cập 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Press Release HR/CN/1073: General Debate on Civil, Political Rights Concludes”. United Nations (4 tháng 2 năm 2004). Truy cập 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “House Measure Calls on China to Stop Persecuting Falun Gong”. USinfo.state.gov (24 tháng 7 năm 2002). Truy cập 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Nghị quyết 188”. USinfo.state.gov Minh Huệ dịch.