Umargam – Phía Nam New Delhi- Ấn Độ [1]
Thoạt nhìn, đây là một xí nghiệp may mặc gia công như trăm ngàn xí nghiệp may mặc ở Ấn đô. Trên nhiều từng lầu khác nhau, từng loạt hàng trăm máy may rầm rập làm việc cho hàng ngàn mẫu hàng cho xuất cảng. Nhưng khi ta nhìn kỹ, xí nghiệp nầy, nằm ven bờ biển phía tây bán đảo Án độ, có cái gì khác lạ, không giống các xí nghiệp cùng ngành nghề đang xữ dụng 33 triệu nhơn công của công nghệ may mặc ấn độ.
Trước hết là xí nghiệp nầy chỉ xữ dụng toàn chất liệu «tự nhiên» (organique), từ bông sơi (coton) cho vãi may đến chỉ may. Sau đó xí nghiệp nầy còn thành lập một chế độ lương bổng và bảo hiểm xã hội tân tiến (đối với các nước đang phát triển và đặc biệt đối với Ấn độ) : lương ở đây cao hơn mức lương trung bình ở các xí nghiệp Ấn độ ; những giờ phụ trội được trả cao, và được bảo đảm để giữ an toàn theo những quy chế tân tiến. Có những phần việc dành riêng cho người bị khuyết tật, và xí nghiệp tổ chức một quỹ Hưu trí, sáng kiến hiếm hoi cho những quốc gia đang phát triển, những quốc gia mà những công nhơn vẫn chưa được bảo đảm bằng một hợp đồng lao động. Và đặc biệt hơn, các công nhơn và gia đình họ được hưởng một chế độ bảo hiểm xã hội.
Gần đây, công nhơn được quyền theo dõi một chương trình tập luyện yo-ga trong giờ sản xuất của họ. Ông Amit Narké, người chủ nhơn trẻ tuổi (32 tuổi) là một người đầy đạo đức: «tôi không thể bắt buộc các công nhơn của tôi làm việc trong những điều kiện mà chính tôi không thể chấp nhận được».
Thái độ đạo đức nầy cũng là được sự khuyến khích và yêu cầu của các khách hàng ngoại quốc âu – tây trong mạng luới thương mãi bình đẳng (commerce équitable). Hảng IDEO, một xí nghiệp may mặc thời trang thể thao Pháp ra đời năm 2002, có quyết tâm xây dựng một chế độ thương mãi « bình đẳng » giữ mức lợi nhuận giữa giới đầu tư chủ nhơn và công nhơn không chênh lệch thái quá để có thể tạo ra tranh chấp do bất công xã hội .
Muốn cãi thiện chế độ lao động và công nhơn, phải làm thế nào để có sản xuất nhiều. Việc đầu tiên là nâng cao số lương đặt hàng và nhiều loại hàng khác nhau : từ một xí nghiệp nhỏ với 19 công nhơn, ngày nay đã có 400 công nhơn. Một cơ chế Bảo hiểm xã hội được tổ chức cho công nhơn và gia đình công nhơn . Ngoài ra IDEO cũng bảo trợ một trường học cho toàn thể con em ở địa phương (vùng Umargam).
Lợi nhuận : Về mặt thương mãi, IDEO, với một con số thương vụ vừa vượt qua 1 Tỷ euros cho năm 2006, vẫn tính một mức lời tương đương (marge) với những món hàng cùng nghành.
«Vị trí của chúng tôi đối với xí nghiệp bạn là một vị trí người đồng hành (partenaire) – và đồng tổ chức một thương mãi bền vững và đạo đức (échange commerciale durable et éthique). Khi chúng ta nói đến trao đổi thương mãi bình đẳng chúng ta thường nghĩ đến sự hổ trợ của chúng ta cho nông dân và xí nghiệp nhỏ. Nhưng chúng ta phải có bổn phận chẳng những phải cùng với họ đem những món hàng của họ đến người tiêu thụ, mà còn phải dẫn dắt họ tổ chức an sinh và tương lai của họ », theo bà Rachel Liu, phó tổng giám đốc và đồng sáng lập viên IDEO.
IDEO trong vị trí ấy, trách nhiệm tổ chức và dấn thân cho những chương trình phát triển địa phương. Một thí dụ, IDEO tổ chức cho 15 goá phụ ở một khu nhà thiết (bidonville) – nhà làm bằng những hộp thiết đập dẹp để làm vách và mái- ở Chennai một thị xã phía nam Ấn độ để sản xuất những túi xách được đan bằng những bao nhựa lượm lặt, nhưng các vật liệu -phế thải ấy được mua giá cao hơn giá thị trường.
Phẩm chất. Để có phẩm chất, hảng IDEO Pháp vẫn thường trực gởi chuyên viên qua Ấn độ.
« Chúng ta không có quyền nói – chúng tôi không biết – quá dễ. Chúng ta phải đi đến sống với người sản xuất », Cô Caroline Elustondo giám đốc thương mãi nói và mĩa mai các công ty đã mua hàng của những sweat-shops ở Bangladesh hay ở Bangkok với những chế độ lao động dã man.
Khi IDEO nói là bảo đảm chỉ sợi, bông vãi được sản xuất theo quy trình « tự nhiên », « bio ». Các nhơn viên của IDEO Pháp và Ấn độ đều phải thường thăm viếng theo dõi nông dân canh tác sản xuất những bông chỉ ấy đứng tiêu chuẩn « bio ». « Có khó khăn là không phải ở nhà máy mà ở khâu canh tác nông nghiệp ». Ông Amit Narké không ngần ngại đặt mua hàng cho 1500 gia đình nông dân, được tổ chức thành một Hợp Tác Xã, mua bông sợi với một giá cao hơn giá thị trường từ 15% đến 20%, và được ông tổ chức theo dõi và huấn luyện để được bảo đảm phẩm chất « bio ».
Con đường « bình đẳng » vẫn còn xa vời. Xí nghiệp ngày nay vẫn chưa mang nhãn hiệu là «commerce équitable», vi công nghiêp may mặc không được hưởng quy chế đó. Nhưng IDEO ở Âu tây vẫn nằm trong mạng lưới ấy, hàng của IDEO vẫn được những khách hàng ưa chuộng .
Ông Amit Narke hiện đang xin hưởng quy chế quốc tế (norme) SA8000, một quy chế rất cao về chế độ lao đông và tôn trọng môi trường. IDEO Pháp sẳn sàng tài trợ ngân khoản.
Việt Nam ngày nay đã gia nhập WTO. Người công nhơn, nguời nông dân cũng đang được hoàn cầu hóa. Nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay cũng phải được toàn cầu hóa, tức phải biết bổn phận tạo cho dân một tương lai vững vàng, có công ăn việc làm với những quy chế lao động bình đẳng, có bảo đảm về an ninh xã hội, có hưởng quyền hưu trí, con cái được đi học đàng hoàng.
Quy Chế lao động Việt Nam phải được bảo đảm bởi những quy chế quốc tế, về lương bổng, về an toàn, giờ phụ trội không quá sức lao động, không quá tãi. Việt Nam phải có những quy chế đặc biệt cho người khuyết tật, cho phụ nữ đang có thai.
Có như vậy gia nhập WTO mới là đòn bẩy kinh tế để đem thạnh vượng và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam . Bằng không Việt Nam cũng chỉ là một cái «sweat – shop» khổng lồ thôi !
PHAN VĂN SONG
[1] Phỏng theo Pierre Prakash -Nhựt báo Libération (Pháp) ngày 17/18-02-2007.