Bên sườn rặng núi Tây Tạng, tỉnh Vân Nam không làm sao tránh khỏi nạn các công sự xây cất đào xới khi Nhà Nước Trung Ương Cộng Sản Beijing quyết định phải phát triển Vân Nam, mở cửa cho Vân Nam, tạo những cửa ngỏ cho Vân Nam ra mặt với đời, với thế giới. Đối với người dân bản xứ thuộc dân tộc thiểu số số đông gốc Tây Tạng, đang sanh sống tại Vân Nam, việc ấy đáng vui mừng hay lo lắng ?
Thoạt mới nhìn, hình như các nhà ấy vẫn còn đang cháy, thât sự là cuộc hỏa hoạn to lớn đã thiêu rụi ba phần tư thành phố Shangri-La thuộc tỉnh Vân Nam đã tắt từ đã gần một năm nay rồi. Nhưng những hình ảnh, những biểu tượng còn đó. Vì lạ lùng thay, ngay trung tâm một thành phố lớn nằm trên cao độ 3000 thước, nỗi tiếng du lịch nầy, ngày hôm nay, tất cả những cửa hàng, những cái gì có hình ảnh, gốc gác Tây tạng hay văn hóa Tây tạng đều bị cháy tụi thành than. Riêng chỉ những nhà cửa, cửa hàng của người Hán là còn tồn tại, đứng sửng ! Thật là một chuyện lạ lùng!
1. Một nền kinh tế càng ngày càng «hám xực», tham lam
« Sự tăng vọt phát triển của các hạ từng cơ sở càng ngày càng thấy rõ, đặc biệt chung quanh những vùng miền Bắc sông Mê Kông và miền Nam từ thành phố Yangzi đến thành phố Deqin. Và dĩ nhiên, trái lại, phía khu vực Tây Tạng càng ngày càng suy sụp thấy rõ », Jean-Yves, một thường trú người Pháp nói. Jean-Yves sống ở đây từ 10 năm nay, anh là chủ nhơn lên một hảng du lịch thám hiểm bằng đi bộ (trekking) vượt núi bương rừng, anh đang tả một địa hình anh biết rõ, xưa kia là nơi có những đường đi lại khá hiểm trở, đấy nơi hoạt động của người như anh, những ai thèm vượt đèo vượt núi lội suối băng rừng du lịch thám hiểm. Ngày nay, với các công sự xây cất càng ngày càng mở mang, các ngõ vào Tây Tạng huyền bí, xưa đang bỏ ngỏ, và nay đang được nối liền với trung tâm xứ Tàu. « Trong vòng năm năm nay, những xa lộ, những đường hầm, những nhà máy thủy điện mọc lên như nấm, và có cả các trường học, và cả những trường đại học ». Con đường tráng nhựa trãi dài từ Shangri-La đến thành phố Deqin còn mới toanh chưa ráo nhựa. Chỉ thỉnh thoảng vài tảng đá núi rơi, vài mảnh đất chùi trượt do nước mưa bảo từ những ven núi cạnh đường, phá rối, ngăn trở đôi chút hoạt động lưu thông các đoàn xe thôi. Chỉ trước đây vài tháng thôi, phải mất cả từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ để đi lại giữa hai thành phố nói trên, ngày nay chỉ cần 4 tiếng. « Tiềm năng khai thác các đất hiếm, các đá quý, khai thác chuyên chở các gỗ quý đã được nâng cao từ ngày các xa lộ nầy hình thành » Estelle, người trách nhiệm khách sạn Ecolodge ở thành phố Benzilane,kế cạnh Shangri-La nói, và nàng kể tiếp : « Khi tôi mới đến Shangri-La, 8 năm trước, thung lủng giòng sông Mê Kông nầy là một ngỏ cụt. Hôm nay họ đang sắp sửa khánh thành một xa lộ trên cao độ 4000 thước. Từ nay sẽ có cả trăm xe hàng và xe đò hoạt động đi lại hằng ngày ».
Từ các năm ngày, các nổ lực để thực hiện phát triển vùng Đông Nam Trung Hoa đều nhắm vào ASEAN. Trung Hoa không phải là một quốc gia có truyền thống phát triển để tiến bộ, tất cả động lực phát triển kiến trú là chỉ nhắm vào một nguồn kinh tế thực tiển nào đó thôi !
Vân Nam là một vùng chiến lược, tuy dù là dân Tây Tạng ở đây không cứng đầu như dân Tây Tạng ở xứ Tây Tạng – hành chánh hay công an hay quân sự mà nói. Mở cửa ngỏ cho Vân Nam dễ dàng đi lại là vừa để dễ dàng cho một kiểm soát quân sự hay công an, cũng lại vừa dễ dàng cho cả lưu thông hàng hóa, và giao thông vận chuyển con người. « Mục đích là đan một mạng lưới kinh tế chánh trị công an cả quân sự trên toàn khối vùng » Jean-Yves bànthêm « Địa bàn nầy nầy rất quan trọng, đặc biệt chung quanh các nhà máy thủy điện. Nên nhớ, gần tất cả các sông lớn ở Á châu đều phát từ Tây Tạng và chảy qua Vân Nam »
Vùng ba con sông, Tam Giang, có một tầm vóc quan trọng. Ấy là nơi hội tụ của những hoạt động doanh thương buôn bán, từ là nơi tụ họp một số đông nhơn số, cũng từng là nơi tụ họp chợ buôn bán súng đạn, qua đến buôn bán thuốc men, gỗ quý, cả con người, nô lệ lao động, mãi dâm, vượt biên …. Vì vậy cần phải xây dựng, cần phải tổ chức, cần phải kiểm soát. Và Mặc Kệ Môi Trường.
2. Môi Trường bị bỏ quên
Fang Yin là một kiến trúc sư người Tàu trẻ đang than phiền trước cảnh tượng tàn phá môi sanh : « Nhiều con đường, nhiều xa lộ được vẽ ra không có ý kiến Sở Tài sản và Công Viên Lâm Súc Bảo vệ Môi trường Quốc Gia (Tàu). Ngày nay, có những con khỉ không còn rừng để trú, có những con nai rừng không thể vượt đi qua xa lộ được, có những con heo rừng cũng không đủ đất để sống. Những thửa rừng bị tàn phá, những cây rừng bị đốn, bị hạ nhiều hơn dự kiến chương trình xây dựng đường xá. Các công nhơn xây dựng cầu đường, với đồng lương chết đói, phá rừng, đốn rừng, bán buôn củi gỗ lậu, giết săn bán thịt rừng lậu để kiếm sống thêm.Ở rừng đem khuya lạnh, chặt củi để sưởi là chuyện phải chịu thôi ! ».
Rất nhiều cơ quan cũng thuận tình đồng ý với nhận định bi quan của Fang Yin. Lâm sản, thú vật rừng là những món hàng béo bở cho các công nhơn các xí nghiệp xây dựng cầu cống đường lộ. « Gỗ là một món hàng quý. Một bi gỗ – bille de bois, đường kính hay bề ngang 0,80 mét, chiều dài 2 mét giá từ trên 1 ngàn đến 2 ngàn €uros. Cần 6 đến 8 bi để xây một căn lầu nhà kiểu Tây Tạng (thường thường 2 từng), vị chi là trên 20 ngàn €uros một căn nhà ; các anh thử tưởng tượng sức thu hút của ngành buôn gỗ. Nên biết rằng mỗi cây có thể cho từ 10 đến 15 bi ».
Nhà cầm quyền tuyên bố là có kiểm soát gắt gao trên các công trường, nhưng thực sự chẳng có gì cả, thêm nạn tham nhũng, chia chác lời to, lợi nhỏ. Những hủ tục vẫn còn hủ tục, dân chúng Tàu xưa nay có thói quen, chẳng biết chẳng hiểu môi trường môi sanh là gì. Phá rừng, ở dơ, phung phí từ ngàn năm quen rồi ! Không được huấn luyện, dân chúng thôn quê tiếp tục ăn xài phung phí, thiếu nước thì than, có nước thì phí, chỉ biết than khi thiếu chứ không biết tiết kiệm khi thừa. Cộng thêm ngày nay, những tục mới, như bắn thú lậu, nuôi bò để ăn, nên nạn phá rừng để trồng cỏ nuôi bò bành trướng, tình hình môi trường nay trở thành một vấn nạn mới.
3. Con đường phát triển nào?
Con đường phát triển tiến bộ hay con đường phát triển tiếng Tàu :
Xin lỗi quý độc giả cách chữ chơi quá dễ dàng của người viết.
Nhưng tình hình thực tế buộc chúng ta phải nhìn nhận sự thực phủ phàng nầy. Tàu ( Quốc gia Trung Quốc hay người dân Tàu rất giống nhau) là một con Hạm Thực Dân mới. Tàu đang nuốt trọn các hàng xóm lân bang. Tất cả dân tộc lạn bang láng giềng Tàu đối với dân Tàu Hán tộc đều là dân thiểu số ! Là dân tộc thiểu số, hay nói theo từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta là người sắc tộc. Thời Việt Nam Cộng Hòa chúng ta tôn trọng người sắc tộc, chúng ta có một đường lối quản trị riêng cho các anh em người Việt Nam gốc sắc tộc, ngày nay ra hải ngoại chúng ta nhìn thấy những quốc gia Úc, quốc gia Canada có một chánh sách, một đường lối quản trị cộng đồng đặc biệt cho các cộng đồng sắc tộc như chúng ta thời Việt Nam Cộng Hòa vậy !
Tàu đang Tàu hóa Tây Tạng. Tàu đang Tàu hóa Tân Cương Hồi Giáo, Tàu đã nuốt hẳn Mản Châu, Tàu đã nuốt hẳn Nội Mông. Hãy nhìn lá cờ Ngũ Tinh Hồng Kỳ của Tàu ! Chung quanh ngôi sao lớn màu vàng biểu tượng Hán tộc, 4 ngôi sao vàng nhỏ bu chung quanh hầu hạ : biểu tượng bốn dân tộc chánh Mản, Mông, Hồi, Tạng. Ngày mai, một ngày mai, sẽ không xa lắm, sao vàng nhỏ Việt sẽ nhập bọn bốn sao vàng nhỏ trên lá Hồng kỳ Tàu, để cùng « cúi đầu dưới trướng » hầu Đại Minh Tinh Hán tộc. Ngũ Tinh Hồng kỳ sẽ, biến thành Lục tinh Hồng kỳ. Sao vàng trên lá cờ đỏ Việt Nam Cộng sản, ngày nay đang bị Tàu xem là một con « sao lạc », và chắng chốc sẽ bị kéo về với mẫu quốc thôi !
Ngày nay, điểm son của phát triển tại Tàu chỉ là « Điểm tốt là có các đường xá an toàn hơn. Nhưng những đường đi đến những bệnh xá không gì đặc sắc tốt lắm, chỉ tương đối an toàn hơn thôi ». Cả Estelle và cả Jean-Yves có vẽ hạ cơn giận phê bình, nhưng bổng trở lại gay gắt : « Ngành Giáo dục Tàu có rất nhiều vấn đề, tế nhị khó nói ra. Thí dụ rất nhiều giáo sư giỏi không chịu đi vào các thung lũng giảng dạy và sống với người Tây Tạng. Bởi vậy bắt đầu từ 7 tuổi các em Tây Tạng phải bỏ nhà đi học nội trú, khi cả tuần cũng có, khi hai năm về nhà cũng có, lúc hai tuần một lần cũng có, tùy theo xa gần giàu nghèo. Các em khi đến trường lần đầu không nói được tiếng Hán, nhứt là Quan thoại, hay Phổ thông. Thật là một khó khăn cho các em ! ».
Vì ngành Giáo dục dạy toàn bằng tiếng Hán Phổ thông, nhiều gia đình Tây Tạng, hay cả những thiểu số khác có người bỏ tiếng mẹ đẻ bản xứ để dùng tiếng Quan thoại ở nhà hầu giúp con cái mình dễ dàng hội nhập. Estelle, Jean-Yves và Fang Yin mặc dù mỗi người đi quan sát một vùng khác nhau nhưng đều cùng đồng ý phát biểu chung : « Thoát nghèo là một chương trình tốt, nhưng tất cả ba chúng tôi đều nhìn thấy Trung Ương Tàu nhơn danh thoát nghèo, chống đói tạo những chương trình hủy hoại môi trường và tàn phá nông nghiệp bản xứ. Thí dụ điển hình như Vân Nam đây là nơi hôi tụ một tinh hoa văn hóa dân tộc đầy mầu sắc, hiện nay với chương trình nấy đang từ từ bị mai một nhanh chóng, với một tốc độ vượt bực. Cái kinh khủng là cái tốc độ của sự tàn phá ấy ! Chóng mặt ! ».
Trung Ương Beijing muốn có một chánh sách kiểm soát ? Trái lại, tình hình tham nhũng địa phương trầm trọng đến nỗi vô hiệu hóa tất cả những nỗ lực kiểm soát.
« Những thủ lãnh địa phương của Đảng là những cán bộ thuộc thế hệ nông dân không biết môi trường làm cái gì, họ đã trãi qua thời kỳ Cách Mạnh Văn Hóa và chẳng có viễn kiến, viễn vong gì cả, ăn ngày hai bửa lo đớp chát, kiếm sống làm giàu giữ ghế trong Đảng thôi ! Trước hiện tượng môi trường đang thành một vấn nạn, lớp cán bộ trẻ bắt đầu hoảng sợ. Họ bắt đầu thấy rõ rằng vấn đề môi trường sẽ là cái khó của chánh trị tương lai Tàu. Trong 20 năm nữa, toàn thể đảng viên có thể nắm rõ thế nào là môi trường và sẽ đặt trọng tâm vào môi trường nhưng e rằng sẽ quá trễ ».
Cái xe hủ lô Tàu quá tàn bạo, quá nhanh, quá nặng nề, thật khó thắng lại khi nó đã chạy. Cộng với cá tánh cao ngạo, kiêu hảnh, khinh người của người Tàu, nhứt là của dân tộc Hán đối với tất cả dân tộc khác.
«Thiên nhiên của Tàu là một thiên nhiên nhơn tạo. Người Tàu thích thay đổi tất cả. Thiên nhiên chỉ là một thứ nguyên liệu để con ngưởi sử dụng, thay đổi, bóp méo, tạo dựng không từ bỏ món nào, không giới hạn, Jean Yves giải thích và phân tích. «Tự ngàn xưa, chính người nông dân Hán đã dựng lên những triều đại các Vua Hán, và cũng do người nông dân Hán lật đổ các Vua Hán. Ngày nay , một cách tự nhiên có một thỏa thuận ngầm giữa người dân Tàu và người cầm quyền Tàu rằng chỉ số phát triển hằng năm phải ở hai con số, từ 10 đến 12 % một năm. Nếu không đạt được, phát triển của người nông dân sẽ gặp khó khăn, và hãy coi chừng, sẽ có loạn !».
Với Vân Nam ngày nay, Phát triển là một sự bắt buộc. Trung Ương Beijing đã tuyên bố : « Tương lai Đảng Cộng sản Trung quốc ở nơi tầm phát triển các vùng xa ».
Hãy đặt lên bàn cân : Phát triển, tương lai Đảng một bên. Còn bên kia, vài con gấu panda mầu nâu, vài bản sắc của vài dân tộc thiểu số, vài cánh rừng, tài sản quốc gia gỗ quý thú hiếm. Đảng nặng cân hơn. Việt Nam Cộng sản cũng ở trong lý luận ấy ! Đó là một đại nạn cho dân tộc và đất nước Việt ta !
Phải tráng nhựa, phải đổ bê tông, phải nhổ bỏ, phải đốn chặt, đào xới, trộn người, di dân, dạy chữ Tàu, phải Hán hóa ! Tất cả nhơn danh Phát triển. Phát triển là Phải Như Vậy ! Phải Trả Đúng Giá ! Phải trả giá cho Phát triển ! Phải trả giá cho Tương lai ! Cho tương cho vận May ! Và cho cả vận Xui ! – Pour le meilleur et pour le pire ! Hélas !
Còn Việt Nam ta, con đường Phát triển ở đâu?
Cho ai? Dân Việt? Hay dâng Tàu?
Cho Tiến Bộ hay cho Tiếng Tàu?
Hỏi là Trả lời!
Hồi Nhơn Sơn, những ngày cuối năm Ngọ.
Phỏng theo Matthieu Delaunay.
Báo Enfants du Mékong số 186, tháng 1/2015
TS Phan Văn Song