Tiểu Thương Du Mục Phi (Châu) Lạc Sang Tàu.
Thường nhựt, chúng ta đọc báo, được biết dân Tàu có truyền thống là di dân để sanh tồn. Ngày xưa, xứ Tàu nghèo, bỏ quê hương tha phương cầu thực đã đành. Ngày nay, Tàu đang là đệ nhứt kinh tế hoàn cầu, vẫn tiếp tục để dân mình di dân kiếm sống. Di dân vào các xứ tiền tiến Âu Mỹ Nhựt hay Nam Hàn Singapore đã đành, nhưng di dân cả vào những nước nghèo Phi Châu, Nam Mỹ, hay cả Đông Á châu là chuyện đáng nói!
Nhưng hiện nay trên đất Tàu cũng có một hiện tượng mới. Áy là những doanh thương ngoại quốc gốc quốc gia nghèo đến làm ăn. Khác với các kỹ nghệ gia hay doanh nhơn các quốc gia tiên tiến, họ đến đầu tư mở nhà máy để tìm công nhơn giá rẽ. Đằng nầy các doanh nhơn, con buôn, phần đông du mục, nay đây mai đó lục lạo đi tìm hàng hóa rẽ tiền, ăn vừa đủ no, trọ nhà ngủ rẽ, gồm dân các quốc gia nghèo, phần đông gốc Phi Châu, ngày nay đến Tàu để tìm thu mua hàng hóa để gởi về Phi Châu quê hương họ làm ăn kiếm sống, tạo thành một con Đường Tơ Lụa mới.
Hằng năm, hàng ngàn người di cư gốc Phi Châu nầy nhập vào cảng Quảng Đông-Canton mua hàng hóa và gởi về quê quán họ làm ăn kiếm sống.
Đúng là « Ngàn năm một thuở, Phi Lạc Sang Tàu », như lời tựa sách của đại văn hào Hồ Hữu Tường (1910-1980) của thời Việt Nam vàng son trước 1975.
Và đây xin gởi đến quý vị một bài phóng sự tả hoạt động hàng ngày của họ:
Mỗi buổi sáng, khoảng 5 giờ, trước khách sạn Don Franc, trong xóm Xiaobei Lu của thành phố Quảng Đông-Canton, tỉnh Quảng Đông-Guangdong, Nam Trung Hoa), tôi bị đánh thức giậy, không làm sao ráng ngủ được vì những tiếng nói chuyện ồn ào của một nhóm người. Sáng thin sương đã có một nhóm khoảng 20 người, gốc Tây Bắc xứ Tàu, áo thun, quần tây tụ tập trước cửa khách sạn, làm ăn, mặc cả, đôi co, thương thuyết trao đổi buôn bán hối suất tiền tệ. Đây là chợ đổi tiến. ! Từng xấp giấy bạc, hiện kim, được lần lượt chuyền tay nhau qua lại – có lẽ đến khoảng cả trăm ngàn dollars mỹ kim hay nguyên tệ trung hoa. Cách đó không xa, khoảng 10 người khác, gốc Duy Ngô Nghĩ- Ouïgours Hồi giáo của vùng Tân Cương – Xinjiang, đặc biệt dễ nhận dạng với cặp râu rậm, cũng đang náo nhiệt rao hàng mời khách trước những xe ba gác-tắc xi, đầy hàng hóa. Trên mỗi xe họ gắn những chiếc dù sực sở để làm mui che mưa nắng.
Khu vực nầy, ngày nay, nếu vì có nhiều thương gia gốc Phi Châu, không phải nhứt thiết vì vậy mà đã có người đã miệt thị đặt tên khu vực là « Xóm Chô Cô La » hay « Tiểu Phi Châu », mà vì, thực sự là một khu vực thương mãi sầm uất, sống với một nhịp độ cao của ngành xuất nhập, tiền tài của cải của các doanh nhơn bản địa và ngoại quốc gốc Phi Châu.
Thoạt đầu, các dân ngoại quốc sống nghề xuất cảng, ghé đến mua hàng Tàu, chuyển về bán ở Phi Châu. Nhưng bắt đầu 1985 trờ đi, họ bắt đầu vượt qua các trung gian người Hoa, thương thuyết thẳng đến gốc và họ đến Canton, và họ bắt đầu lưu ngụ hẳn ở đây. « Khoảng đầu 2004, Castillo nói tiếp, dân gốc Phi Châu đen bắt đầu chiếm thượng phong. Từ 2007 qua 2008, hầu như tất cả dân gốc Ả rập đều bỏ cuộc ra đi ». Cũng theo lời Castillo, không thể nói hẳn là đã có những « vủng đặc biệt toàn Phi Châu ». « Ngày nay, người Phi Châu sống rất rãi rác. Trước kia, thật vậy, họ tập họp thành một cộng đồng co cụm, quay quần, hạn chế trong một khu vực. Ngày nay họ rãi dài thành một chuổi ốc đảo kéo dài suốt cả một vùng lớn phía Tây Bắc của thành phố Canton ».
Một đặc điểm khác nữa là khó biết rõ dân số họ là bao nhiêu ; Vì họ di chuyển không ngừng. Những con buôn thường chỉ lưu trú tại một địa điểm, từ một đến hai tuần là tối đa. Họ không ngừng di chuyển để lục lạo, đi tìm hàng hóa.
Chúng tôi, Sam Piranty đặc phái viên của Tuần báo Lá thư Quốc tế-Courrier International,đến ngụ tại khách sạn nầy. Vì khách sạn nổi tiếng là có nhiều khách gốc Phi Châu. Khách sạn cũng nổi tiếng là vừa nơi dùng làm nhà trọ mà cũng vừa là nơi dùng làm nhà kho chứa hàng hóa. Các chiếc giường trong các phòng ngủ, đều đầy các bọc sặc sở đủ mầu đầy những quần áo, giầy dép và vật dụng nội trợ bếp núc. Phần đông các con buôn, tối đến, trèo lên trên các bao đầy hàng hóa ấy để tìm một nơi nghỉ lưng, tìm một giấc ngủ, khuôn mặt dán sát trần nhà.
Sau buổi điểm tâm, tôi trở về phòng, và trên hành lang, một khuôn mặt hiện ra khỏi cửa phòng bên cạnh « Vì vậy mà Phi Châu ngày nay đang trên đà tiến, và các bạn Âu Châu các anh đang càng ngày càng tụt hậu ! Dân Da Trắng lúc nầy đi quá chậm ! » Đó là anh chàng David, đến từ Naïrobi, Kenya. Anh vừa mới đến Canton ba ngày thôi, nhưng phòng anh đã đầy những bao hàng hóa, chứa đầy các điện thoại di động và máy nghe mang tai « Vốn liếng gần 20 ngàn dollars mua hàng đấy, sau khi gởi về Phi Chầu, tôi sẽ nhơn đôi tiền vốn. Dân Phi Châu cần điện thoại di động lắm ! Nhưng họ lười cầm tay nên họ cần máy nghe để mang vào tai. Gởi lô hàng nầy xong, mai nầy tôi sẽ đi qua Việt Nam. Ở đấy hàng rẽ hơn nữa ! ».
Tôi rủ David đi nhậu. David dắt tôi đi vào một con đường quanh co sau lưng khách sạn dẫn đến chơn một cầu thang đi lên lầu dưới một bảng hiệu bằng đèn sáng « Ở đây, quán Phi Châu –Restaurant africain. Par ici ».
Chúng tôi vào quán nhậu trên lầu, mở cửa vào trong, gặp một bầu không khí căng thẳng. Không một tiếng động, ngoài tiếng ồn ào bằng Hoa ngữ, phát ra từ những máy Truyền hình, của anh nhà báo tường thuật trận đá banh của Hội Chelsea (của Luân Đôn Anh Quốc) đang đấu giao hữu trên sân nhà. Chúng tôi ngồi vào một bàn cuối phòng và gọi ladze nhâu. « Tôi mê và nhà ái mộ Hội Chelsea, tôi theo dõi và đã từng coi các trận đấu của Chelsea trong tất cả 11 nước khác nhau »David bình luận, tuy nói chuyện với tôi, nhưng cặp mắt vẫn chăm chú dán bám sát vào 6 máy truyền hình khác nhau nhưng vẫn chiếu một trận cầu. « Tôi đã xem Chelsea ở Ấn Độ, ở Tàu, ở Việt Nam, ở Nhựt, ở Nam Hàn, ở Kenya, ở Tanzanie, ở Anh và ở Tô Cách Lan ». David ngừng nói một giây, và với một giọng Tô Cách Lan đặc biệt, – anh phát biểu bằng Anh văn – rằng Anh quốc sẽ không bao giờ thắng giải Túc Cầu Thế Giới nữa. Anh nhìn tôi, chờ phản ứng, lắc đầu, chán nãn, vì thấy tôi không phải là dân « sành điệu đá banh », nói tiếp, ngao ngán : « và cũng ở Bangla Desh và Ouganda nữa » !
David đi lại như « đi chợ » giữa Phi Châu và nhiều quốc gia khác nhau ở Á Châu để tìm hàng mua gởi về quê nhà buôn bán. Loại hàng gì ? « Tất cả, không phân biệt, Anh cần cái gì, anh nói tôi, tôi sẽ kiếm ra. Tôi đến chổ nào hàng rẽ nhứt. Tôi lúc nào cũng, đôi mắt và căp giò sẳn sàng. Nếu không, làm sao kiếm ăn được ? ». Chúng tôi ngưng nói chuyện vì Chelsea vừa sút một trái bật vào xà ngang gôn. Cả phòng ôm đầu than thở. « Gần 30 năm nay, tôi không ngừng du lịch. David nói tiếp. Vé nmáy bay ngày nay rẽ như bèo. Tôi không ngừng di chuyển ».
David chỉ sống 6 tuần trong năm ở quê nhà, Kenya. Vậy quê anh ở đâu ? « Quê tôi ? Quê tôi là gì ? Là nơi tôi có một căn nhà ? Là nơi chúng sống yên bình ? Nơi chúng ta có một tổ ấm, có trang trí ? Tôi tôi sống nhiều hơn trên tàu hay trên máy bay. Quê tôi ? Trên chuyến bay Beijing-Tokyo, hay trên chuyến xe lửa Beijing-Canton. Như anh thấy, quê tôi ? Là trên hành trình, di chuyển, nay đây mai đó » Cuối cùng, Chelsea thắng trận đấu. David vui vẽ rủ tôi tiếp tục đi nhậu với hắn. Chúng tôi gặp các bạn Phi Châu khác. Tất cả, đều sống xa nhà hằng tháng nay. Tất cả đều kể cho tôi nghe những cuộc hành trình tìm hàng, trong các chợ á đông, hoặc có lúc mua hàng chổ nầy, đem hàng bán lại cho các lái buôn á châu ở chổ khác. Họ nay là những con buôn du mục mới của con đường Tơ Lụa tân thời.
Suốt thời gian nói chuyện, chúng tôi luôn luôn bị ngưng bởi tiếng điện thoại. Mỗi anh Phi Châu có ít lắm là ba cái điện thoại, mỗi cái cho một quốc gia, hay nhưng một anh nói « Mỗi cái cho mỗi cô tình nhơn ». Nhưng những tin tức nhận được không chỉ đến từ các cô tình nhơn hay các áp phe làm ăn. Những tin tức cũng là những thông tin, những tin tức, báo cáo, báo nguy, về thủ tục nhập cảng, di dân, để cảnh giác, báo những hành vi của công an, cảnh sát biên giới với những người di cư nhập cảng lậu. Trong một xứ rất cảnh sát công an, độc tài như xứ Tàu, với mà tình cảnh luật lệ giấy tờ rất khó khăn, kỳ thị đối với dân Phi Châu nhứt là đối với dân xứ Nigêria, tất cả phải phản ứng nhanh chóng.
Tuy vây, tôi vẫn gặp những con buôn Phi Châu sống trên cả chục năm ở Canton với cả, người vợ Tàu, với cả con cái, nhưng vẫn với một visa du lịch.
Robert, chẳng hạn, một người dân Nigêrian chủ một cửa hiệu bán quần áo hạng sang, sống ở đây gần 13 năm với cô vợ Tàu và ba đứa trẻ, trong một biệt thự sang trọng ở một khu rất an toàn trung tâm thành phố. Robert đến Canton với một visa du khách 6 tháng, và không được quyền buôn bán, và dỉ nhiên Robert thản nhiên làm tất cả những việc cấm kỵ. « Tôi lúc nào cũng là một du khách, Robert cắt nghĩa. Mặc kệ passeport hay visa thuộc loại gì ! Dỉ nhiên, với một visa trú khách, công việc làm ăn của tôi dễ dàng hơn. Nhưng Trung Hoa Công sản là một quốc gia không thích người ngoại quốc. Và người ta phải biết điều ấy. Vì vậy chớ có than phiền khi nhà cầm quyền Trung Cộng không cấp chiếu khán hợp lệ. Mình đến Canton để làm ăn, mình đến Việt Nam để làm ăn, Không phải nhà cửa quốc gia mẹ gì ở đây cả ! Khi hết công việc làm ăn, là mình đi !». Robert mời tôi đi dạo một vòng trên chiếc Mercedes cũ của anh. Anh rất hãnh diện mời tôi ngồi bên cạnh anh, và hãng diện công khai lái xe đi dạo phố. Chúng tôi đi dạo một vòng ở vùng ngoại ô, cửa kiến kéo xuống, xe chạy chậm. Chúng tôi ngắm hàng ngàn các cơ đồ đang xây cất. Những xe cần cẩu, những giàn dựng, những cột trụ choáng ngập, đầy đường, che kín cả chơn trời. « Nhà nước Tàu đang thành thị hóa nông thôn. Robert cắt nghĩa. Nhiều tay nông dân vừa nhận được những số tiền khổng lồ, số tiền lần đầu trong đời họ cầm trong tay – dù đây là tiền của họ, dù đây là tiền bồi hoàn đất nông nghiệp của họ. Họ sẽ về đây, sẽ ở thành phố, sẽ ngụ trong những căn phố trong các chung cư ở ngoại ô. Tôi biết rõ vì họ đến tiệm tôi để sắp đồ một bộ âu phục. Đó là bộ đồ âu phục đầu tiên trong đời họ ». Robert kể cho tôi biết về chánh sách thành thị hóa nông thôn ( của nhà nước Tàu). Các nông dân nhận được tiền bồi hoàn đất nông nghiệp của họ để ra đi, về sống và sanh hoạt ở ven thành phố. « Khi buớc vào cửa hàng của tôi, anh cựu nông dân không yên tâm, Robert kể. Hắn nói với vợ tôi là hắn chưa bao giờ thấy heigui-hắc quỷ đông như vậy ! Khi hắn nhìn thấy bầy con tôi, hắn tưởng mấy đứa bị bịnh, hắn chưa bao giờ thấy con nít lai đen ». Chúng tôi rú lên cười, nhưngsự thật là nhiều người Tàu còn nhà quê như vậy. « Ngày nay ở Canton bắt đầu có thay đổi, trước kia,Robert nói tiếp người Hoa bảo rằng chúng tôi hôi thối, khi chúng tôi lên xe buýt, và họ chế nhạo chúng tôi khi chúng tôi ra đường phố. Ngày nay bớt rồi… Tôi nghĩ rằng ngày nay họ bắt đầu quen dần với người Phi Châu chúng tôi ».
Robert dắt tôi đi xem nhiều cao ốc, và nhiều tòa nhà chứa văn phòng còn bỏ hoang mọc dài theo xa lộ. « Trong cao óc nầy có 5 cái nhà thờ (Cơ Đốc Giáo – Tin Lành hay La Mã), một nhà thờ cho người Công gô, và nhiều họ đạo gốc Bồ Đào Nha cho dân Angola. Phần đông các nhà thờ ở Canton (ở cả xứ Tàu) không được phép hành nghề. Các giáo dân phải hành lễ lén lút trong những văn phòng hay những nhà kho bỏ hoang ».
Tạm thời : Từ tạm thời được dùng đến nhiều lần trong nhiều buổi nói chuyện, trong nhiều ngày. Đây là tâm trạng một cuộc sống tạm thời được diễn tả ẩn ý trong tất cả cuộc nói chuyện. Một tình trạng nửa do tự ý, nửa do bắt buộc bởi nhà cầm quyền Trung Hoa. Tạm thời cũng có thể do kinh tế xã hội Trung Hoa chưa hoàn toàn trưởng thành. « Anh nhìn xem những kho xưởng văn phòng bỏ hoang nầy. Cách đây không bao lâu, đây là những nhà sản xuất dược phẩm giả, hay dù là thuốc thiệt, nhưng làm lậu không giấy phép, nhái, bắt chước. Thuốc mensản xuất ở đây bán cho thị trường Phi Châu, Đông Nam Á, và internet. Nay anh nhìn xem tiêu tùng cả, vì sợ ngoại quốc kiện. Đến những xưởng, nhà cũng tình trạng tạm thời sống với visa du lịch. Không gì lâu dài cả. Hôm nay những địa ốc nầy nay làm nhà thờ, hồi xưa làm xưởng. Nếu đuổi nhà thờ, có thể là xưởng trở lại. Không có gì là bền vững cả. Nước Tàu quá lớn, không kiểm soát nỗi. Dân Phi Châu di chuyễn quá nhanh. Công An Tàu theo không kịp đâu ! ». « Trung Hoa ngày nay còn làm ăn được. Có khó khăn đó, nhưng khó khăn cũng có thể giải quyết bằng mua bán – đút lót, chạy chọt, tham nhũng. Khi nào giá thành, giá mua quá cao, không lời nữa, chúng tôi đi tìm địa chỉ mới. Và tôi sẽ dời gia đình tôi theo. Tôi chỉ là một du khách ! ».
Cám ơn Robert, tôi trở về khách sạn.
Dịp cuối tuần tôi gặp lại David, hắn vừa đi Việt Nam, trong 4 ngày hắn đã giải quyết xong công việc. David rủ tôi đi thưởng thức « Đêm Phi Châu » ở một hộp đêm. Lo-D một ca sĩ nhạc Rap, người Nigêrian biểu diễn, cạnh một nhạc sĩ người Cameroun từ Mocba-Nga ghé qua, và một anh MC người Ghana. M-One, anh nghệ sĩ người Cameroun, với cái nón kết thêu tên anh trên đầu, với cái đồng hồ vàng nạm hột xoàn, và quần áo rực rở, xem coi mòi rất đắc khách. « Tôi chuyên biểu diễn ở Mocba, Beijing, Canton và vài tỉnh lớn Á châu. Âu Châu hiện không thuê tôi, có thể chưa thôi, nhưng tôi rất ăn khách ở Nga, Tàu và Á châu » Anh kể tôi nghe những buổi diễn ở các tỉnh lớn Á Châu, anh khoe hình cô vợ một người mẫu Nga. « Nầy nhé, nếu anh ăn khách ở Anh quốc anh có cao lắm 50 triệu người biết anh. Ở Á châu, anh nỗi tiếng, sẽ có một tỷ người ái mộ anh ». Một anh nhạc sĩ, người Angola, xen vào bàn tiếp lời : « Các anh có biết tại sao nhạc chúng tôi thịnh hành ở đây không ? Đối với tuổi trẻ Tàu, Nhạc Rap, nhạc Rock, …nhạc Kích Động là Đời sống, là Tình Yêu, là Yêu đời, là Tự do. Chỉ có người già Tàu kỳ thị người Phi châu thôi. Chúng tôi cóc cần, vì chính tuổi trẻ Tàu là người tiêu thụ, chính tuổi trẻ Tàu mua nhạc, thích nhạc và hát nhạc của chúng tôi ! »
Tờ mờ sáng, cùng David, hai đứa khất khưởng về khách sạn. Đám đổi tiền đã làm việc rồi. Đám Hồi giáo bán hàng đã rao hàng rồi…Chợ đã nhóm họp, nháo nhiệt, ồn ào… Tôi lết về phòng ráng ngủ. Khi thức dậy vào khoảng 2 giờ chiều, nhìn thấy mãnh giấy nhét dưới cửa.
«Chào mầy, tao đã vọt đi Bangkok rồi, David».
Đoàn lạc đà lữ hành, du mục, tiếp tục con đường thương mại tơ lụa, mặc bầy chó sủa, mặc ai vương vấn khúc mắc kinh tế chánh trị. The show must go on.
Hồi Nhơn Sơn Cuối Năm 2014
Phỏng theo phóng sự của Sam Piranty,
đặc phái viên tuần báo Courrier International
số 1202, tuần 14 đến 20 /11/2014
TS.Phan Văn Song