Chế độ của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã đe dọa cắt đứt hoàn toàn Iran khỏi Internet. Nhưng các nhà hoạt động của nước này có nhiều kinh nghiệm để phá vỡ kiểm duyệt chính thức. Trong một cuộc nói chuyện với SPIEGEL, chuyên gia Internet Philip Howard giải thích họ làm như thế nào và nói rằng cách ly hoàn toàn công nghệ số là điều hầu như không thể.
SPIEGEL: Iran đã loan báo ý định của nó cắt đứt hoàn toàn Internet. Một sự việc như thế có hiện thực không?
Howard: Chính phủ ở Tehran đã chứng tỏ nó có thể làm những việc như thế. Tiếp theo sau cuộc bầu cử lại gây tranh cãi của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad hồi tháng Sáu 2009, đất nước này đã cắt đứt Internet trong khoảng 24 giờ. Nhưng khi một chế độ đóng Internet, thì đó cũng thường là biện pháp tuyệt vọng, cuối cùng.
SPIEGEL: Ngay cả năm 2009, đất nước này cũng không bị đứt mạng hoàn toàn.
Howard: Chính phủ Iran yêu cầu ba nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất đóng lại, nhưng họ không thèm tính đến những nhà cung cấp nhỏ hơn. Điều mà nhiều nhà nước không biết là các mạng lưới số hóa về thực chất là các mạng lưới. Khi họ cắt bỏ hai hay ba nút, các nút khác phục hồi ngay lại lưu thông. Và luôn luôn có một vài nhà hoạt động được chuẩn bị sẵn sàng và họ có điện thoại vệ tinh. Họ lập các kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở châu Âu và họ soạn ra các phương pháp khác để cho thoát ra một ít thông tin.
SPIEGEL: Thay vì dùng các đường dây mặt đất, một số bolgger Iran đã quyết định sử dụng các chảo vệ tinh để truy cập Internet.
Howard: Tuy nhiên điều đó tương đối khó khăn về phương diện kỹ thuật. Không dễ dàng lắp những anten chảo vệ tinh …
SPIEGEL: …vốn bị các đơn vị cảnh sát phá hỏng ngày càng nhiều…
Howard:.. và truy cập mạng thông qua các nhà cung cấp ở Dubai hay Cyprus. Khó mà nói rằng đường truyền này còn giữ mở được không khi chế độ áp đặt sự tẩy chay hoàn toàn của nó.
SPIEGEL: Một cuộc tẩy chay hoàn toàn có thể bị đánh lạc hướng bằng cách nào khác không?
Howard: Các trường đại học thường có những mối liên kết riêng với nhau. Các nhà buôn lớn hay các trung tâm tài chính chủ yếu cũng có những mối liên kết dự phòng. Đó là các mạng điện tử có thể khác với các mạng bị chế độ cắt.
SPIEGEL: Vậ không có cách nào để Tehran quay trở lại thời kỳ trước khi có WWW (mạng toàn cầu)?
Howard: Một sự ngăn chặn hoàn toàn là không thể. Chừng nào còn một vài đường truyền để mở, các nhà hoạt động sẽ tìm cách sử dụng chúng. Hoa Kỳ đang tiến hành phát triển khả năng gửi các gói thông tin số hóa vô hình và chỉ những máy móc khác mà bạn đặt trên mạng đó mới đọc được, và chúng biết cần phải tìm gì. Nó có tên là cơ sở Mạng tối và bạn có thể dùng nó để tận dụng các mạng lưới thuộc các trường đại học hay các công ty mà bình thường chúng ta không nghĩ là một phần của Internet.
SPIEGEL: Từ một điểm nhìn kỹ thuật, một âm mưu cắt đứt đất nước khỏi Internet thì trông nó như thế nào?
Howard: Người ta phải cố gắng định dạng lại mọi vật sao cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet đi qua một “điểm trao đổi Internet.” Vào thời điểm có bất ổn ở Iran, có một it điểm trao đổi Internet. Bây giờ có vẻ như chế độ đã tìm ra những điềm nhỏ hơn và đóng chúng lại và đưa tất cả lưu thông vào một mối. Sau đó nó có thể đóng cái điểm trao đổi Internet đó lại.
SPIEGEL: Nếu Tehran đi một bước như vậy, nó phải trả giá đắt. Đất nước sẽ trở nên cô lập hơn.
Howard: Và cái giá không chỉ ở chính trị. Nếu Iran cắt đứt các ngành dầu mỏ của nó khỏi những luồng thông tin toàn cầu, thì tác động lên khả năng bán ra của ngành công nghiệp này sẽ là khổng lồ. Khi Hosni Mubarack cắt đứt Internet ở Ai Cập trong thời gian có những cuộc biểu tình chống đối ở đó, tác động là thảm họa. Năm ngày không nối mạng khiến nền kinh tế Ai Cập mất khoảng 250 triệu €.
SPIEGEL: Tổng thống Ahmadinejad đã cho biết ông muốn cung cấp một hệ thống thay thế, cái gọi là intranet cho phép người Iran liên lạc nội bộ với nhau.
Howard: Điều này thì chắn chắn là có thể. Trung Hoa là một thí dụ rõ nhất về một mạng lưới quốc gia đã cắt đứt tương đối khỏi phần còn lại của mạng thông tin toàn cầu. Người Trung Hoa đã chế tạo những phần mềm về cơ bản bắt chước tất cả những gì chúng ta làm ra ở phương Tây và gắn những thuật toán theo dõi giám sát vào sâu trong chúng. Nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu người Iran có khả năng làm tất cả chuyện này.
SPIEGEL: Như vậy tất cả câu chuyện về một mạng intranet khổng lồ chỉ là tuyên truyền?
Howard: Nó gần như là một mối đe dọa chính trị. Mục đích của nó có lẽ không phải là cắt đứt hoàn toàn. Cái ý tưởng về khả năng làm chậm lại lưu thông Internet đến mức người ta có thể dùng một chương trình để kiểm soát từng mẩu thông tin đã đến rồi đi. Đó là cách hết sức vô hiệu để thực hiện kiểm duyệt, nhưng nó là cái phù hợp nhất.
SPIEGEL: Blogger Iran được coi là những người đặc biệt giỏi trong việc né kiểm duyệt
Howard: Không có nhiều nước Hồi giáo mà dân cư có nhiều người nối mạng như ở Iran. Mười triệu người Iran thương xuyên sử dụng Internet. Đặc biệt là giới trẻ dấn thân chính trị biết lướt web và biết những bí quyết.
SPIEGEL: Những bí quyết để tránh dùng những máy chủ bị nhà nước kiểm soát, ý ông muốn nói?
Howard: Proxy là một trong những thứ mà các nhà hoạt động đưa vào phục vụ cho họ. Bởi vậy khi nhà nước cố gắng cắt đứt Internet hoặc khi bạn biết rằng một chế độ chuyên quyền đang theo dõi những site đặc biệt hay cố gắng làm tê liệt YouTube hay Twitter, các máy chủ proxy rất hữu ích để tránh những sự theo dõi ấy. Họ mở những cánh cửa khi mà các cánh cửa khác đóng lại. Chúng tôi cũng nghe nói những máy trò chơi như PlayStation hay Xboxes có thể được biến thành những công cụ để gửi thông tin mà không phải đi qua các điểm trao đổi Internet.
SPIEGEL: Nhưng chế độ cũng có khá nhiều bí quyết
Howard: Chúng ta biết rằng người Iran có những chương trình kiểm duyệt cao cấp. Một số hệ thống đến từ những công ty như Nokia – Siemens. Và phần mềm kiểm duyệt hạng thương mại là từ Thung lũng Silicon mà ra. Chính cái phần mềm mà chúng ta dùng để đề phòng con cái chúng ta xem phim sex trên Internet cũng là phần mềm được bán cho các chế độ, nhưng thay vì đưa vào các thuật ngữ liên quan đến sex người ta đặt những thuật ngữ như liên đoàn sinh viên, phản đối, hay dân chủ hóa.
SPIEGEL: Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua khoảng 70 triệu $ để lập nên cái gọi là các mạng bóng tối để giúp những người bất đồng chính kiến liên lạc độc lập với Internet.
Howard: Bạn đừng nghĩ bạn có thể đọc điều đó để nói rằng Hoa Kỳ quan tâm đến việc giúp đỡ những người bất đồng chính kiến trên khắp thế giới. Tôi nghĩ bạn có thể đọc nó để thấy rằng Hoa Kỳ thích có khả năng kiểm soát cái phần mềm ấy và có thể tắt nó đi khi cần thiết.
SPIEGEL: Hơn nữa, thậm chí nếu người Iran có giỏi Internet, thì nó cũng không giúp họ được nhiều. Cuộc cách mạng Xanh đã bị dập tắt một cách dã man.
Howard: Nhưng các giáo sĩ Hồi giáo chưa bao chia rẽ như bây giờ. Và thế giới thấy những người Persia chiếm các đường phố và sẵn sàng đối đầu với hơi cay và đạn cao su, đúng như ở Ai Cập và Tunisia. Internet có ích ở chỗ nó khiến các nhà báo có thể đăng ở hải ngoại những câu chuyện mà họ không thể đăng trong nước. Chúng ta đang thấy một tình hình tương tự ở Libya, Syria và Yemen, mặc dầu tôi không nghĩ Internet có cùng chức năng hậu thuẫn trong các nước này như nó từng có ở Tunisia và Ai Cập.
SPIEGEL: Và Iran, dường như đã có cơ hội nhưng không hoàn toàn có khả năng thắng cuộc
Howard: Tôi không nghĩ nó là một cuộc cách mạng thất bại. Tôi nghĩ nó như một cuộc cách mạng đã xảy ra. Những cố gắng dân chủ hóa chưa thắng thế, nhưng hệ thống truyền thông chính trị trong nước này đã thay đổi cơ bản đến mức nếu lần sau họ làm một cuộc bầu cử gian lận nữa, sẽ rất khó giành thắng lợi một cách hòa bình.
Philip Howard, 40 tuổi, là một giáo sư về truyền thông tại Đại học Washington ở Seatle. Ông là tác giả cuốn sách “Các nguồn gốc kỹ thuật số của Độc tài và Dân chủ” xuất bản năm 2010, trong đó ông tiên đoán đúng về cơ bản tầm quan trọng của Internet trong những cuộc nổi dậy của thế giới A Rập trong năm nay.
Dieter Bednarz và Hilmar Schmundt thực hiện cuộc phỏng vấn này
Nguồn: http://www.spiegel.de
Hiếu Tân (Bản tiếng Việt)
The Internet and Iran
‘It Is Possible to Pull the Plug’
The regime of President Mahmoud Ahmadinejad has threatened to completely cut Iran off from the Internet. But activists in the country are well-versed in circumventing official censorship. In a conversation with SPIEGEL, Internet expert Philip Howard explains how they do it and says that complete digital isolation is virtually impossible.
SPIEGEL: Iran has announced its intention to completely cut itself off from the Internet. Is such a thing realistic?
Howard: The government in Tehran has already shown itself to be capable of such a thing. Following the controversial re-election of President Mahmoud Ahmadinejad in June 2009, the country was cut off for about 24 hours. But when a regime shuts down the Internet, it is usually also a last, desperate measure.
SPIEGEL: Even in 2009, the country wasn’t completely offline.
Howard: The Iranian government asked the three largest Internet service providers to shut down, but they didn’t bother with the smaller ones. What many states don’t understand is that digital networks are essentially networks. When you remove two or three important nodes, other nodes pick up the traffic. And there are always a few activists who are prepared and have their satellite phones ready. They set up connections to Internet service providers in Europe and they work out other ways of getting out a little bit of information.
SPIEGEL: Instead of using landlines, some Iranian bloggers have taken to using satellite dishes to access the Internet.
Howard: That, though, is relatively difficult from a technical point of view. It’s not easy to adapt the satellite dishes…
SPIEGEL: … which are increasingly being destroyed by special police units…
Howard: …and access the web via providers in Dubai or Cyprus. It is difficult to say if this route will remain open when the regime imposes its total boycott.
SPIEGEL: How else could a complete boycott be circumvented?
Howard: Universities often have their own distinct connections to one another. Major trading houses or major financial centers also sometimes have backup connections. They are electronic networks that may be distinct from what the regime shuts off.
SPIEGEL: There is no way for Tehran to go back to a time before the World Wide Web?
Howard: A complete partition is not possible. As long as there are a few lines open, activists will find a way to use them. The US is working on developing the ability to send digital packets that are invisible and are only interpretable for other machines that you set up on the network that know what to look for. It’s called a dark Web infrastructure and you can use it to take advantage of networks belonging to universities or companies that we don’t normally think of as being part of the Internet.
SPIEGEL: From a technical perspective, what would an attempt to cut a country off from the Internet look like?
Howard: You have to try to reconfigure things so that all of the Internet service providers go through one “Internet exchange point.” At the time of the unrest in Iran, there were a few Internet exchange points. Now, it looks as though the regime has found some of the smaller ones and shut them down and rerouted all of the traffic to one. Then it is possible to pull the plug on that one Internet exchange point.
SPIEGEL: Were Tehran to make such a move, the price would be high. The country would become even more isolated.
Howard: And the price wouldn’t just be political. Were Iran to disconnect its oil industries from global information flows, the impact on those industries’ ability to deliver what little they can sell would be enormous. When Hosni Mubarak shut off the Internet in Egypt during the protests there, the impact was disastrous. The five days offline cost the Egyptian economy an estimated €250 million.
SPIEGEL: President Ahmadinejad has indicated he wants to provide an alternative, a so-called intranet which will allow Iranians to communicate among themselves.
Howard: It is certainly possible. China has the best example of a national network that is relatively disconnected from the rest of the global information infrastructure. The Chinese have built software that basically mimics anything we develop in the West and embed surveillance algorithms deeply into them. But I’d be very surprised if the Iranians were able to launch all of this.
SPIEGEL: So all this talk about a gigantic intranet, it is just propaganda?
Howard: It is mostly a political threat. Their goal probably isn’t to totally disconnect. The idea is probably to slow down the Internet traffic so much that you can use a program to inspect each piece of information that comes and goes. It’s a very inefficient way of doing censorship, but it is the most effective.
SPIEGEL: Iran’s blogger scene is considered particularly adept at avoiding censorship.
Howard: There are not many Muslim countries which have a population as networked as that of Iran. Ten million Iranians are regular Internet users. Particularly the politically engaged youth know the web and know the tricks.
SPIEGEL: Tricks to get around having to use the government-controlled servers, you mean?
Howard: Proxy servers are one of the things that activists have put to work for themselves. So when the state tries to shut down the Internet or when you learn that an authoritarian regime is watching particular sites or trying to disable YouTube or Twitter, proxy servers are very helpful as ways of getting around those. They open doors where other doors have been shut. I’ve also heard that gaming consoles such as PlayStation or Xboxes can be turned into devices for sending out information without having to go through Internet exchange points.
SPIEGEL: But the regime too has a fair amount of know-how.
Howard: We know that the Iranians possess high-grade censorship programs. Some of the systems come from companies such as Nokia-Siemens. And the best commercial grade censorship software comes out of Silicon Valley. The same software that we might use to prevent our children from looking at porn on the Internet is basically the same software that is sold to regimes, but instead of entering pornography-related terms, you put in terms like student union, protest or democratization.
SPIEGEL: The US government has approved around $70 million to set up so-called shadow networks to help dissidents communicate independent of the official Internet.
Howard: I don’t think you can read this to say that the US is interested in supporting dissidents around the world. I think you can read it to suggest that the US likes to be able to control the software and maybe turn it off when necessary.
SPIEGEL: Still, even if the Iranians are Internet savvy, it didn’t seem to help them much. The Green Revolution was brutally put down.
Howard: But the mullahs are split in a way that they never have been before. And the world saw that Persians took to the streets and were willing to face tear gas and rubber bullets, just like in Egypt and Tunisia. The Internet was useful by enabling journalists to publish stories overseas that they couldn’t publish at home. We are seeing the same thing in Libya, Syria and Yemen, although I don’t think the Internet has the same logistical function in those countries as it did in Tunisia and Egypt.
SPIEGEL: And Iran, it would seem, had its chance but wasn’t quite able to pull it off.
Howard: I don’t think of it as a failed revolution. I think of it as the one that almost happened. The democratization efforts didn’t prevail, but the system of political communication in that country has so significantly changed that the next time they rig an election, it will be very difficult to pull off peacefully.
Interview conducted by Dieter Bednarz and Hilmar Schmundt
ABOUT PHILIP HOWARD
Philip Howard, 40, is a professor of communications at the University of Washington in Seattle. He is the author of the book “The Digital Origins of Dictatorship and Democracy,” published in 2010, in which he essentially predicted the importance the Internet has had in this year’s Arab world revolts.