Trung Hoa Cộng sản vừa quyết định giảm 70% xuất cảng đất hiếm vào quý hai năm nay. Đất hiếm, hay quặng mỏ hiếm là nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ công nghiệp mũi nhọn tương lai. Các quốc gia tiên tiến hiện rất lo lắng về vấn đề tiếp vận cho nền công nghiệp mình.
Chánh quyền Đức vào mùa xuân vừa qua, đã thành lập Cơ quan tiếp vận nguyên liệu, Rohstoffagentur để sẳn sàng đáp ứng cho nhu cầu cần thiết của nền công nghiệp Đức. Sáng kiến ấy cũng sẽ tiếp tục ra đời cho toàn thể nền công nghiệp Âu châu.
Việc ấy chứng minh rằng bên cạnh những ưu tư về chánh sách an toàn cho các nguồn năng lực, vấn đề tiếp vận nguyên liệu một cách đúng đắn cũng sẽ là một ưu tư và cũng là một thách thức to lớn.
Ba lý do : Thứ nhứt là sự tăng trưởng không ngừng của nhu cầu năng lượng cho 8 tỷ người của thế giới vào năm 2030. Thứ hai là nhu cầu về năng lượng càng ngày càng lớn của các quốc gia đang vương lên, Trung Hoa, Ấn Độ, Brazil … Và cuối cùng sự phụ thuộc của toàn thể nhơn loại chúng ta vào công nghệ mủi nhọn, phát xuất từ những nguyên liệu chiến lược.
Cuộc chạy đua, tranh giành, để tìm mua, xâm chiếm các nguồn nguyên liệu chiến lược nầy mỗi ngày mỗi gia tăng. Những liên hệ chánh trị hay ngoại giao tương lai nay không còn là những « đụng chạm về văn minh văn hóa » nữa mà có thể biến thành những quan hệ có tánh cách « đế quốc nguyên liệu ». Một loại tranh chấp chiến tranh mới có thể xảy ra, giữa các quốc gia đã đành rồi, nhưng có thể có những cuộc nội chiến do ảnh hưởng nguyên liệu. Những vùng hay tỉnh giàu có khoáng sản nguyên liệu không muốn chia cho các vùng hay tỉnh tuy cùng một quốc gia.
Thử nhận định tình hình chánh trị địa lý của thập niên vừa qua. Đấy chỉ là chánh sách hung hản của Trung Cộng để bảo vệ nguồn nguyên liệu hiếm của mình, để chứng minh rằng mình lúc nào cũng ngang ngửa với Huê kỳ. Thế giới còn lại và Âu châu nếu không muốn bị bỏ rơi, thì các chánh trị gia, các kỹ nghệ gia, hãy mau mau thức tỉnh.
Một trong những sức mạnh của Trung Cộng là Trung Cộng có khoảng 90% các quặng mỏ hiếm. Những nguyên liệu chiến lược ngày nay như néodyme, lanthane, europium, holmium, và các đất hiếm khác là những nguồn nguyên liệu để tạo những hợp chất hay những thành phần cho các xe hơi chạy bằng điện, các hệ thống điện tử, các lasers, hay công nghệ nanotechnologie, hoặc các máy vi tính, các điện thoại di động, các hệ thống phát điện bằng ánh sáng mặt trời, các loại kính công nghệ cao cấp vân vân ..
Trước viễn ảnh một sự tăng trưởng thường trực của nhu cầu các quốc gia và cả quốc tê về các nguồn nguyên liệu chiến lược, một nhóm nghiên cứu của Cơ quan tiếp Vận nguyên liệu Âu châu đã kết luận rằng là sớm muộn gì khả năng tiếp tế toàn bộ công nghệ âu châu hoàn toàn ở trong tay anh Tàu Cộng. Năm nay 2010, khoảng 115 000 tấn đất hiếm đẵ được xử dụng trên toàn thế giới. Dự kiến cho năm 2012 là 185 000 tấn. Thử đặt giả thuyết, vì lý do cần thiết cho nền công nghiệp mình (dễ hiểu thôi !) Trung Cộng ngưng không xuất cảng đất hiếm nữa. Công nghiệp âu mỹ sẽ phá sản, và hàng công nghiệp mủi nhọn Tàu sẽ làm vua thế giới. ,
Những bảng dự kiến nghiên cứu cũng cho biết rằng thế giới cũng sẽ cần đến những kim loại hiếm khác như coltan, cobalt, đồng, titan vân vân .. Do đó, cuộc nội chiến ở Congo với trên 5 triệu người chết rồi mà nay vẫn còn tiếp diễn, cũng bởi vì những mõ kim loại cao cấp và hiếm như mõ coltan ở tỉnh Kivu. Người ta vẫn không quên cuộc « Cách mạng dừa – Coconut Revolution ». Đó tên gọi một cuộc tranh chấp chung quanh một mõ quặng đồng, trên đảo Bougainville, một cựu thuộc địa Đức, trên Thái bình Dương, đã giết hại trong vòng nhiều năm, trên 15 000 người. Thế nhưng, ngày nay đại tập đoàn Anh-Úc Rio Tinto cũng đang sửa soạn khai thác lại. Những cuộc tranh chấp như vậy, có đổ máu sẽ vẫn có khả năng xảy ra, kể cả ở vùng Cực Bắc, hoặc ở tận cùng đáy biển hay tương lai trên tận Mặt Trăng.
Thế giới có thể làm được gì ? Trước tiên, các quốc gia Âu châu với Liên Hiệp Âu châu phải ngay từ bây giờ nhận định rõ ràng nhu cầu nguyên liệu chiến lược cho toàn Âu châu . Liên Hiệp Âu châu phải có một chánh sách chung, sau đó bàn chung củng với Huê kỳ để trở thành một đối tượng quan trọng trong mọi thương thuyết mua hàng (với Trung Cộng).
Việc thứ hai, là các chánh trị gia và các lãnh đạo các tập đoàn kỹ nghệ phải làm việc chung để bảo vệ nguồn tiếp liệu. Các đại tập đoàn đều có những phương pháp để khai thác, sàng lọc, và có những hạ tầng cơ sở để sản xuất khoáng sản, phải biết xử dụng và khai thác chung.
Úc châu, Mông Cổ, Kazakhstan.. là những nơi có khoáng sản chưa được khai thác. Âu châu và Mỹ phải có một chánh sách khai thác chung với những đại tập đoàn như Rio Tinto, BHP Billiton hay Xtrata…Phải giúp đở những đại tập đoàn ấy chống với sự cạnh tranh của những đại công ty quốc doanh Trung Cộng. Và phải cương quyết một lòng một dạ với nhau để có một chánh sách cứng rắn về xuất cảng nguyên liệu và một chánh sách cứng rắn ngoai giao về nguyên liệu.
Và cuối cùng, các quốc gia âu mỹ phải biết hạn chế sự lệ thuộc của ngày hôm nay vào nguyên liệu chiến lược, bằng cách nghiên cứu phát triển những nguồn nguyên liệu thay thế bằng những hổn hợp nhơn tạo, hay nghiên cứu phát triển kỹ thuật hoá học hay cơ giới để triệt để khai thác tận dụng một cách hữu hiệu hơn nguồn nguyên liệu khan hiếm ấy.
Một chánh sách về ngành nghiên cứu khoa học giữa các đại học và các tập đoàn kỹ nghệ rất cần thiết. Cần thiết để đo lường xem các mõ khoáng sản nằm trong nước đã bị đóng cửa từ mấy năm nay vì không còn có lời nữa, có thể mở lại không vì nay cần thiết ? Và cuối cùng phải tận dụng nền khoa học rất tiên tiến của nền khoa học âu mỹ về phương pháp giải quyết rác kỹ nghệ và tái tạo các kim loại phế thải.
Sự tranh chấp về các nguồn nguyên liệu vẫn tiếp tục càng ngày càng tăng, tăng vì các quyền lực các quốc gia có khoáng sản, tăng vi các quốc gia ấy không có một chánh phủ ổn định. Nhưng phải làm sao để các công dân các quốc gia giàu khoáng sản không bị bóc lột như thời thuộc địa, trái lại họ phải được hưởng lợi nhuận do khoàng sản đem lại qua khai thác và xuất cảng.
Một chánh sách ngoại giao, lưởng lợi, nhơn đạo, đối với các quốc gia giàu khoáng sản, đem lợi nhuận đến cho người dân bản địa dần dần sẽ đưa Âu Mỹ cạnh tranh có lợi hơn phía Trung Cộng.
Chừng nào các nước Âu Mỹ không còn xem các quốc gia chậm tiến như một quốc gia « có khoáng sản » nữa, chừng nào người Âu Mỹ thay đổi nhản quan, có những quan hệ loại giữa « hai người đồng nghiệp – partners » lúc ấy đất hiếm, khoáng sản, sẽ là gia tài chung của nhơn loại.
Vừa qua Mỹ vừa ký kết một hợp đồng khai thác chung đất hiếm với Việt Nam. Mong rằng hợp đồng nầy thực sự sẽ mang hạnh phúc và phúc lợi đến cho nhơn dân Việt Nam.
Mong lắm !
TS. Phan Văn Song
Phỏng theo Friedbert Pflüger, Giáo sư thỉnh giảng Chánh trị Quốc tế tại King’s College of London, Chuyên viên Roland Berger Strategy Consultants
19 tháng 11 2010