Nhơn đọc một bài báo trên tuần báo Le Point nói về quán ăn “L’ami Louis” một quán ăn không có một ngôi sao của guide Michelin, hay một phần thưởng nào của các nhà giám khảo ăn uống quốc tế, mà vẫn được giới sành ăn ái mộ. Tôi xin viết kể lại chuyện quán ăn L’ami Louis phỏng theo bài viết của nhà báo Marie Bordet (báo Le Point số ra ngày 4/2/2010).
Tôi nhớ lại lúc tôi vừa đến tỵ nạn ở Pháp. Tôi làm broker, buôn bán dầu Palm cho Hảng broker Jean Lasies ở gần Gare St Lazare. Năm ấy là năm 1982. Khách hàng tôi thường là khách sộp người Phi Châu. Khi khách từ Nigeria, hay Côtes d’Ivoire… qua thăm Hảng, tôi có bổn phận “dắt” các ông ấy đi ăn trưa. Tôi vì vậy được hân hạnh ăn ở những quán sộp như Tour d’Argent, với những con vịt đặc biệt được đánh số thứ tự, … và được ăn quán L’ami Louis ở khu Arts et Métiers. Lần đầu tiên, mỗi lần đầu tiên đến một quán ăn, tôi đều được tự ông chủ, ông Jean Lasies dắt đi giới thiệu với ông trưởng phòng ăn (Chef de salle). Những nơi ấy các khách đến đều được giới thiệu, và được các trưởng phòng ăn sắp xếp. Hảng Jean Lasies luôn có một bàn bốn chổ, mỗi buổi trưa, mỗi ngày khác nhau, ở năm tiệm ăn sang trọng khác nhau, để đải khách hàng của mình. Ông gọi đó là nos cantines – các quán ăn nhà. Tôi nhớ quán ăn L’ami Louis vào trưa ngày thứ năm. Văn phòng làm việc có tám brokers, kể cả ông chủ. Năm người là có phần hùn, ba người làm công, trong đó có tôi là tập sự. Mỗi ngày đều phải thay phiên nhau đi ăn với khách. Coi thì ngon như vậy như riết, rồi không ai thích đi cả. Vì mình là tập sự nên cũng phải lãnh cái phần nầy hơi nhiều. Nhiều hôm gặp mấy ông khách hàng người Phi, họ thích uống rượu Cognac hay Armagnac nhâm nhi, hút xi gà, mình phải chiều họ; ngồi nhậu với họ, và tán gẩu, có hôm trên 4 giờ mới về lại đến sở, chưa kể nhiều hôm lãnh công tác phải dắt khách đi xem Paris by Night, nếu khách đòi hỏi, ông chủ ra lệnh có thể đi luôn đến Deauville không về nhà. Gặp khách như vậy thường bắt hai thằng tập sự đi. Vì các xếp cứ đúng 4 giờ chiều phải xem kết quả chứng khoán nguyên liệu Chicago (Stocks exchange of commodities of Chicago) nên không để trễ giờ, vì mất tiền. Lúc ấy chưa có internet như bây giờ nên khó khăn hơn.
Số tôi mắc nợ tình thương rất nhiều. Vì là số con Ngựa phải đi nhiều, nên khi đi nhiều thì được anh em đải đằng cho ăn cho uống nhiều. Nhiều cái đặc biệt. Hôm nay sắp đến Tết rồi.
“Tháng giêng là tháng ăn chơi …”
Viết một bài về ăn uống gọi là cám ơn tất cả bạn bè. Đi ngược vòng trái đất từ Úc Châu, qua đến Ba lan, Áo, Đức, ( với những kiểu súc xích khi ăn sáng khác nhau); Hòa Lan (ăn cá khói buổi sáng); Đan mạch (cá dấm và uống aquavit); Bỉ ; Canada; Đông Mỹ với những thịt Bò nướng ăn bao bụng; đến Bắc Cali và Nam Cali, nhớ cái TBone ở cái trang trại giữa đường Nam Bắc Cali; hay nhớ những Tbone steak kiểu cao bồi ở Houston Texas, Wichita Kansas, hay Denver Colorado.
Tôi có cái tật xấu, dù ăn món ăn Việt Nam, cá rau đầy đủ đấy, nhưng sau một thời gian vẫn thèm ăn thịt bò hay thịt cừu. Qua Úc châu được anh em đải ăn thịt Chuột Bự (đại thử -kangourou), và một bửa nhậu lẩu ông thầy, uống rượu thuốc lâu lắm, từ ngày xa Việt Nam, không được hưởng lại. Và tôi cũng được anh em cho uống rượu đỏ, đủ cả Mỹ, Úc chấu, Hung gia lợi… Cám ơn , cám ơn tất cả.Và đặc biệt các anh em ở Pháp, đã từng chia sẻ ngọt bùi cay đắng qua những buổi ăn uống tự biên tự diễn giữa các bạn già với nhau, hay tại nhà các người em tuy ở xa đường nhưng rất lại gần tấm lòng.
Nay viết bài viết về quán ăn L’ami Louis để nhớ và cảm tạ tất cả các bạn, các “Amis Louis” của tôi.
L’ami Louis , một quán ăn không có ngôi sao
Trên một cuốn tập kẻ ca – rô học trò, ghi đầy đủ tên tuổi của các thực khách tứ chiến giang hồ: Đêm Giao thừa 31/ 12/ 2009, Kiefer Sutherland ( hay anh hùng Jack Bauer của sé-ri TV 24 ), bác sĩ Bernard Kouchner và Christine Ockrent, cặp vợ chồng ông Ngoại Trưởng Pháp cùng bà vợ nổi tiếng ngành truyền thông Pháp, các tài tử Pierre Arditi và Gérard Depardieu, nhà báo Guillaume Durand, ca sĩ Bernard Murat .. những ngôi sao của ngành điện ảnh, sân khấu, báo chí ca nhạc của Pháp và của quốc tế cùng nhau ăn nhậu ở tiệm “ L’ami Louis” để đón chào năm mới.
Mới 10 giờ sáng, tuy là ngày cuối năm, nhưng cũng như mọi ngày, hôm ấy, nơi số 32, đường Vertbois, quận 3, Paris, tấp nập những người giao hàng, nào là … từng giỏ trái cerises đến từ Chí lợi, từng thùng gà đặc biệt đến từ Rennes, miến Tây nước Pháp, hay con Ốc khổng lồ đến từ Bourgogne… và thịt, và rau tươi…và gan ngỗng…
Thân hình to béo, trong bộ áo quần trắng thẳng nếp, cà -vạt đen, Louis Gadby, anh trưởng phòng ăn (chef de salle) đã có mặt, mặc dù hôm qua thức khuya, sẳn sàng để kiểm soát, ghi chép, nhận hàng và sắp xếp những chổ bàn đã được đặt. Đây là một công tác rất khó khăn, rất khó, vì trả lời “ Dạ thưa Không ! Đã hết chổ” cho những khách quý trên thế giới rất ư là tế nhị phức tạp. Chữ “Complet” – “Thưa đã hết chổ” là một chữ được dùng mỗi ngày!. Và chỉ có Louis Gadby được nói thôi, vì khi Louis Gadby nói không còn chổ, thì không ai giận cả.
Mười ba bàn của quán Louis, phải chỉ võn vẹn, đúng có 13 bàn thôi (bàn của Charles, bàn của Gaston, bàn vuông, bàn cạnh giỏ trái cây, bàn cạnh cái đồng hồ, bàn cạnh lò suởi ..) với những khăn trải bàn ca – rô đỏ , là những hình ảnh được nổi tiếng khắp thế giới. Từ những khu trên núi của Hollywood, California ở Mỹ đến khu nhà giàu Neuilly -sur- Seine, vùng Paris, qua đến Wall Street, Hong Kong hay Moscow.. Những thực khách của quán L’ami Louis là những Tổng Giám Đốc – PDG Pháp, của những đại công ty có mặt ở thị trường chứng khoán Pháp CAC 40, hay những CEO Mỹ, những tỷ phú Mỹ, Anh, hay những tài tử điện ảnh gạo cội, hay những chánh khách giới chánh trị, nhưng chịu chơi, biết ăn biết thưởng thức… và tất cả đều mong đến đấy để được Louis Gadby chào họ bằng tên tục mình.
“Bonjour Monsieur Bill !”
Khi Tổng thống Bill Clinton bước vào nhà hàng – ông đã đến mười một lần rồi – ông nghe tiếng chào ròn rã: “Bonjour Monsieur Bill !” Ông được ôm và vỗ vai thân hình tròn béo của Louis Gadby, ăn miếng gan ngổng, miếng côte de boeuf, và uồng chai rượu grand bordeaux. Tổng thống Bill Clinton thoải mái như ở nhà mình. Cũng như ông Chủ tịch Mikhail Gorbatchev, Tổng thống Jacques Chirac hay tỷ phú François Pinault, hay ca sĩ Johny Halliday, hay các tỷ phú Martin Bouyges, Jean-Charles Naouri, Vincent Bolloré, nhà điện ảnh Milos Forman, nghệ sĩ nghề thời trang John Galliano, nữ tài tử Sharon Stone, minh tinh điện ảnh Tom Cruise, nhà điện ảnh Woody Allen, ca sĩ Janet Jackson, tài tử Robert de Niro, nhà điện ảnh Francis F. Coppola, các người mẫu Claudia Shiffer hay Naomi Campbell… Danh sách dài lắm, cứ lục những tập học trò dùng để ghi tên giữ chỗ.
“Tiệm ăn ầy không có tên trên những Guide cho khách du lịch. Tiệm ăn nầy không được một ngôi sao của Guide Michelin, hay một bằng cấp danh dự nào, đây làm mãnh vườn nhỏ, riêng của các tay nhà giàu trên thế giới”, đây là lời giới thiệu của anh gác cổng (concierge) một khách sạn lớn (palace) ở Paris. Hằng ngày Louis Gadby phải từ chối khoảng một trăm thực khách, thứ bảy và cuối tuần hay lễ lạc khỏi đếm.
Louis Gadby, 32 năm phục vụ ở nhà hàng trả lời nhà báo “Chúng tôi không bị giao động của cuộc khủng hoảng kinh tế, khách hàng của chúng tôi rất trung thành với nhà hàng !” Dỉ nhiên khi giới nhà giàu còn giàu, càng giàu thêm , và còn và càng chịu chơi.
Giá cả một bửa ăn tương đối mắc, dỉ nhiên rồi, trung bình cở độ 250 euros/ mỗi người. Nhưng ăn xong là no nê, hả dạ. Ở đây không có kiểu cách, ăn ra ăn, không có kiểu đề-co nhựt bổn, bai- ô (bio) hay bai- iết gì cả, ăn kiểu nhà quê Pháp, ăn kiểu Trung cổ Pháp, dỉa đầy, ăn không đủ gọi thêm phần khỏi tính tiền thêm (rabiot), ăn không bỏ mứa, ăn vét dỉa (lấy bánh mì vét dỉa sạch bóng theo kiểu Pháp). Thoải mái, và phần ăn cho dân chịu chơi. Phải có chất mỡ, chất béo; nước sốt ra nước sốt, có gu, có thể lắm chất béo, có thể có lắm cholestérol, có thể … có thể nhiều… rất nhiều, nhưng tất cả đều nhiều và như vậy mới là ngon ! Mới là tuyệt !. Ở đây không có loại cá hấp ăn với chanh và đậu haricots verts hấp, quá lạt lẻo, quá nhẹ nhàng không ấm bụng.
Daniel Bouton, cựu Tổng Giám Đốc Ngân hàng Société Générale và khách ghiền nhà hàng nầy nhận định: “Chúng ta chỉ sợ không đủ euros để trả tiền cho những calories của L’ami Louis cho mỗi ngày đâu ! vì vậy khi nào có đủ euros hãy thưởng thức mua calories ngon ăn cho đã miệng.” .
“Khách đến đây để hưởng một bửa cơm ( casser la croûte), Louis Gadby nói, ở đây không có loại ăn kiêng ăn cử, ở đây phải ăn hết dỉa. Noami Campbell, Claudia Shiffer, người mẫu đến đây cũng làm sạch dỉa, không có kiểu ăn kiêng, giữ ligne gì cả”.
Tất cả thực đơn (menu) chỉ vỏn vẹn nằm trên một trang giấy, không hơn không kém, và chỉ rất nhiều chất ..thịt. Tùy mùa, tùy thời tiết, nhiều món khác nhau: Nấm Tây Pertuis (Asperges de Pertuis), dê sữa (agneau de lait) hay nấm morilles.
“Các khách, dân ngân hàng ở New York, điện thoại chúng tôi canh chừng mùa nào có nấm morilles, chừng nào có chúng tôi gọi họ, họ lấy máy bay qua đây ngay” Louis Gadby kể. Một tộ morilles xào tiêu và crème giá 120 euros.
Dỉ nhiên cũng có những hóa đơn trên cả ngàn euros; và cũng không hiếm hoi gì đâu, lý do vì những chai rượu chát tuyệt vời. Nếu thực đơn chỉ một trang giấy, thì Carte des vins (thực đơn rượu) gồm 21 trang viết chữ tay nhỏ xíu: hầm rượu của nhà hàng gồm 14 000 chai với 700 loại khác nhau, tất cả phục vụ cho 48 chồ ngồi, cho 48 thực khách. Tất cả những rượu cao quý nhứt của Bordeaux, Côtes du Rhône hay của Bourgogne đều có mặt ở đây, dỉ nhiên không thể thiếu được chai rượu mắc nhứt là chai Romanée Conti (7990 euros).
Diã Gà 78 euros: “ Ngày nay chúng ta trả tiền mắc cho một tiệm ăn ba sao, mà chỉ ăn những món tầm thường” một khách quen của quán L’ami Louis so sánh. Quán L’ami Louis thật là chịu chơi, dám dọn một dỉa gà và đánh giá 78 euros”. Quán L’ami Louis thâu hằng năm 3,5 tỷ euros. Với 48 chổ ngồi thật là có lời nhiều.
“Giá cả mắc không làm chúng tôi ngạc nhiên, vì hàng mua vào đều phẩm chất hàng đầu, Alain Ducasse, một ngôi sao sáng về nghề nhà hàng bình luận. Khi ta trả một bửa cơm, không phải chỉ trả thức ăn, mà cả một không khí, một thoáng xúc động, một cảm giác đặc biệt. Ở đây chúng ta sống những giây phút hiếm có, và chúng ta sẳn sàng trả cái giá ấy”.
Và giá cao cũng giúp cho Quán L’ami Louis thành công, Quán L’ami Louis là một câu lạc bộ riêng biệt. Một câu lạc bộ nhỏ mà người dân thường khó chen chân vào được.
“Khi Martin Bouyges hay Johny Haliday thèm một miếng Côte de boeuf ( Thịt bò) với frites ( khoai tây chiên) họ không đi những nhà hàng bán thịt bò kiểu cao bồi Mỹ, hay Hippotamus Pháp. Họ đến Quán L’ami Louis, họ không thiết phải trả thêm 100 euros, họ chỉ cần ăn một miếng thịt bò thứ thiệt….Và họ chắc chắn sẽ không có ai đến làm phiền họ, bắt tay, chào họ, xin chữ ký vân vân …”.
Ở quán L’ami Louis, họ nói chuyện thoải mái. Với Louis Gadby, anh trưởng phòng ăn (chef de salle) mọi người đều được Louis gọi chào “Bonjour Monsieur .. với tên cúng cơm mình”. Monsieur Martin, Monsieur Johny, Monsieur Jacques (Chirac) hay Monsieur Nicolas – từ ngày làmTổng thống, Nicolas Sarkozy ít tới lui quán Louis – … (Người vìết được hân hạnh Louis Gadby gọi “bonjour, và au revoir monsieur Paul”, sau khi được Ông chủ Jean Lasies giới thiệu với Louis Gadby, năm 1982).
Ở đây không có ông nầy ông nọ, muốn nói chuyện tào láo, đấu láo, áp-phe. Mặc, không ai nghe không ai lặp lại…; cũng có những cuộc tình cũ nối lại, tình nhơn, hay tình bạn.
Ngồi cùng với một người bạn cũ, sau bao nhiêu năm gặp lại, bỏ không vào sở buổi chiều, đã 3 giờ chiều mà trời đã tối, ảm đạm, cùng nhau gật gù nhâm nhí một ly Armagnac cũ 25 năm, sau khi đã no nê bửa cơm trưa; khi ngoài trời mùa Đông lạnh giá, thiên hạ thường dân đang chuôi đầu vào công việc, ôi sao nó thú vị làm sao ! ( Hai thằng, tình cờ, làm hai Hãng quan hệ buôn bán dầu Palm với nhau, hắn Hãng khách, mình Hãng broker. Hôm ấy, một ngày thứ năm,vào tháng 12 năm 1982, mình mời khách đi ăn, lại gặp lại người bạn cũ người Pháp, đồng môn Sciences Po Toulouse, đồng nghiệp với nhau ở BGI Saigon, biệt tích nhau từ năm 1975. )
L’ami Louis
32 rue Vertbois
75003 Paris
Tel: 33(0)1 48 87 77 48
Những năm 1960, trung tâm Paris, quận 3, khu phố xưa, giữa République và khu Marais, một quán ăn “Chez l’Ami Louis. Foie Gras. Gibiers” (Nơi Ông bạn Louis. Gan Ngổng. Thịt rừng).
“Con đường Vertbois là một con đường tối tăm, chật hẹp, nguy hiểm (coupe-gorge – nghĩa đen là nơi có thể bị kẻ cướp cắt cổ). Con đường ấy biểu tượng cho một Paris còn dơ dáy, đầy nguy hiểm, trái với những “ánh sáng kinh đô” hoa lệ, hoàng tráng, của những nhà hàng sang trọng ở khu Champs-Elysées. Không khí ấy làm mê hoặc các khách hàng giàu sang của chúng tôi, họ có vẽ hưởng được cái không khí “chịu chơi, anh chị. Họ thích được “xuống cấp” – s’encanailler.” Thierry de La Brosse, chủ nhơn hiện nay của Quán ăn nhận xét. “Gần tiệm ăn, lúc ấy, đôi khi khách đi ăn gặp bọn dealers, (dân bán chui thuốc phiện, hay bạch phiến, cần sa) đang nhóm họp, tụ tập, trao đổi, buôn bán …” Nhưng những bức màn bằng vải Vichy đỏ (ca – rô) che lấp những cái nhìn tò mò. Đẩy cánh cữa ; bạn bước vào, một không khí xưa sẽ làm cháng váng bạn ngay. Phòng ăn nhỏ xíu, tối om như một bảo tàng viện. Một lò sưởi xưa bằng đồng to tướng nằm giữa phòng, và nóng ơi là nóng, Không khí ấm hẳn, như ở nhà vậy. Phía trong có một cái Radio 1940, không biết có chạy không. Một quạt máy cũ kỹ; một cầu thang thẳng đứng – đi vào nhà vệ sanh – và một con số điện thoại Turbigo 77- 48.
Năm anh chạy bàn vui tánh, hoạt bát, tiếp bạn như tiếp một người quen dù bạn mới đến lần đầu. Ở đây người ta vứt cái măng-tô của bạn, cái áo lông, vison của vợ bạn, hay người yêu bạn, hiệu Armani, hay Hermès, Yves Saint – Laurent cũng thế thôi. Tất cả đều được vắt ngang một cái cây máng, như trên toa xe lửa vậy. Bạn vào bàn ngồi. Bàn bên cạnh bạn có Jean Gabin, hay Alain Delon, De Funès hay Bourvil tất cả đều tỉnh bơ ăn nhậu (ils se tapent la cloche tranquillement).
“ Quán L’ami Louis là không khí cửa những năm vừa sau Thế chiến thứ 2. Không khí nó y chan như vậy ! Hiện nay cả Paris chỉ còn có tiệm ấy thôi !” Alain Ducasse, tay thầy nấu bếp Pháp nói. Thật vậy, L’ami Louis là một thể chế (institution). Tiệm nầy ( L’ami Louis thoạt đầu là một bistrot) do Louis Pedeboscq, người vùng Béarn thứ thiệt, mở năm 1924. Dân Béarn, vùng miền Tây Nam Pháp nổi tiếng biết ăn uống. Đóng cửa vào những năm chiến tranh, tiệm mở cửa lại năm 1952 do Antoine Magnin điều khiển. Tay nầy là một đầu bếp thượng hạng, sanh cùng với thế kỷ, chuyên nghề nướng (maître rôtisseur) luôn luôn mặc một cái khăn quấn trước quần dài, (grand tablier) và một cái khăn quấn cổ đỏ.
“Lúc ấy, khu Arts et Métiers đầy các sĩ quan quân đội Mỹ. Họ mê món ăn Pháp và mê luôn quán L’ami Louis” Louis Gadby kể.
Art Buchwald (nhà báo và nhà văn nổi tiếng, Tổng biên tập của tờ Nhựt báo New York Herald Tribune ở Paris ghiền nặng không khí và món ăn của Quán L’ami Louis. Ông dắt các bạn ông là Grégory Peck, Mel Ferrer va Audrey Hepburn, (những tài tử điện ảnh Mỹ của những năm 55/60 ). Tiếng tốt đồn xa, chẳng chốc mang thêm những tay nghiện ăn tiệm L’ami Louis, trong ấy có nhà điện ảnh Darryl E. Zanuck. Lúc ấy D.E. Zanuck đang quay tuồng “The longest day- Ngày dài nhứt” ở Paris và biến Quán ăn L’ami Louis làm quán ăn nhà cho các diễn viên : John Wayne, Robert Mitchum, Henry Fonda … Và quán bắt đấu nổi tiếng quốc tế, địa chỉ quán ăn được trao nhau một cách bí mật. Nhà tỷ phú Mỹ Kirk Kerkorian, hay tay nhà báo Malcolm Forbes đều “phải” đến ăn.
Tay “cậu” Thierry de La Brosse
Năm 1986, Antoine Magnin muốn bán tiệm. Ông nay đã trên 85 tuổi, đứng bếp hết nổi rồi. Ông bốc điện thoại gọi Thierry de La Brosse. Thierry de La Brosse là dân cậu, từ năm 17 tuổi Thierry đã từng nếm mùi món ăn quán L’Ami Louis rồi. Cậu công tử con nhà giàu nầy, thích chơi bài gin-rummy với một cậu công tử khác, con một nhà triệu phú. Ai thua đải ăn.
“Tụi tui đánh bài ăn thua lớn, đải ăn phải xứng đáng”Thierry kể lại, “vì vậy đến ăn quán L’ami Louis là chuyện bình thường”. Thierry vì vậy ăn ở quán rất thường và thường nói đùa với ông Antoine, “chừng nào ông muốn bán, ông gọi tôỉ”.
Thế là năm 1986, Thierry de La Brosse mua lại Quán ăn ( thương hiệu thôi – fond de commerce) với giá 3 triệu quan.
Đối với Thierry de La Brosse, làm nghề chủ quán ăn, chỉ thêm một dòng chữ ở tấm carte doanh nhơn dài thòn của ông. Ông đã từng làm chủ các gánh hát ở Paris, giám đốc nhà sản xuất Champagne Mumm, Giám Đốc Thương mại hảng rượu Cointreau ở Huê Kỳ, Chủ nhơn hảng Điện Ảnh Éclair, Chủ nhơn cũ của Khách sạn Palace (mua xong để bán lại), Chủ nhơn của Drugtore Publicis des Champs-Élysées, cựu Tổng Giám Đốc đội banh Olympiques de Marseille và nhiều nữa….Ngày hôm nay, Thierry de La Brosse là Chủ của website thâu nhạc trả tiền Beesik.
“ Tôi làm đủ loại nghề, ông Thierry, tay ái mộ rượu chát -Vin kể, nhưng với Quán Ăn L’ami Louis, đời tôi thay đổi hẳn. Quán ăn nầy cho tôi một lô bạn, một lô địa chỉ mà cuộc đời tầm thường không bao giờ có ! Tôi gặp nhiều nhơn vật không thể tưởng tượng được. Hãy tưởng tượng rằng Tổng thống Bill Clinton gọi tôi bằng tên tục của tôi , gọi tôi là Thierry”.
Ngày nay Thierry de La Brosse giữ gìn quán án như một gia tài.
“Thí dụ, ông Daniel Bouton (cựu TGĐ ngân hàng Société Général) kể: “Thierry cho sơn nhà hàng hằng năm, nhưng thợ sơn phải sơn làm sao cho giống cái dáng cũ kỹ , dơ dáy cùa nhựng năm 1950”. Cái khó là vẫn làm ăn trong cái tân thời nhưng vẫn cố giữ cái cỗ kính cũa những năm 50; Nếu gắng máy lạnh và thay đổi menu cho tân thời thì quá dễ…. ”
Francis F. Coppola rất mê quán ăn L’ami Louis. Trong một tuần lễ, ông đã kéo tất cả, từ đầu bếp, Louis Gadby, đến cả năm anh chạy bàn qua Mỹ, để tạo lại không khí quán ăn L’ami Louis tại tư gia ông ở Napa Valley để các bạn ở Mỹ của ông: George Lucas, Sigourney Weaver, Nicolas Cage, Steven Spielberg… được thưởng thức.
Đây là những con số của quán ăn L’ami Louis:
Trong một tháng
50 kilô gan ngỗng
350 phần / douzaines 12 con – Ốc de bourgogne.
2500 con hào Saint Jacques – Coquilles St Jacques. Tên Cap St Jacques (Vũng Tàu) ở ViệtNam do tên của con hào nầy rất có nhiều ở Vũng Tàu ta khi xưa.
200 kilô thịt bò loại Côtes de boeuf.
250 con gà.
Trong một năm
12000 chai rượu Vin Grand Bordeaux và Bourgogne
Thu Nhập 3,5 triệu euros một năm cho 18 000 phần ăn.
23 tháng Chạp năm Kỷ Sửu
Phan Văn Song