Quan điểm: Việt Nam có thể thay đổi được không?
[Người Việt Nam, nếu họ thực sự mong muốn cải cách, thì phải là tác nhân chính của đổi thay, và họ phải sẵn lòng chấp nhận những hậu quả của quyết định của họ. Chính quyền không thể thay đổi tình trạng hiện hữu trừ khi có áp lực từ bên trong, và việc đặt áp lực đó tùy thuộc người dân Việt Nam.Emphasis.Dịch giả]
Trở ngại lớn nhất cho việc cải cách dân chủ ở Việt Nam đến từ chính quyền
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang thấy mình đứng giữa ngã ba đường. Đương đầu với Trung Quốc về các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải tại Biển Đông đã làm bùng lên nhiệt tình yêu nước và tâm lý thù địch đối với láng giềng Phương Bắc.
Người dân đã tràn ra đường phản đối các hành động của Trung Quốc. Vâng, thật là nghịch lý, chính quyền đã đè bẹp các chống đối Trung Quốc vì sợ làm hại mối bang giao với nước này hiện vốn mong manh. Trong thế cục chính trị lạ lùng hiện nay của Việt Nam, có một sự khác biệt giữa bản chất và hiện tượng. Chính quyền Việt Nam vừa ủng hộ vừa đàn áp các tình cảm bài Trung Quốc đang nung nấu trong cả nước, một phản ánh rõ ràng tâm trạng hoang mang của giới lãnh đạo.
Tuy nhiên, một số người đồng ý rằng thay đổi sẽ tới với Việt Nam trong thập kỷ này hay thập kỷ tới, theo chiều hướng tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Nhưng giới lãnh đạo nước này có thể cố gắng ngăn chặn sự thay đổi, đặc biệt là cải cách dân chủ, để bảo tồn tình trạng hiện hữu. Dĩ nhiên, một quyết định như thế sẽ chỉ làm hại Việt Nam trên tổng thể chứ không riêng Đảng Cộng Sản.
Có lẽ, một cách vô tình, chính quyền Việt Nam đã đưa đẩy những biến cố dẫn tới sự tiêu vong của họ, có nghĩa là cải cách chính trị. Bằng cách làm bùng lên nhiệt tình yêu nước, dân chúng Việt Nam đã đòi có hành động chống lại Trung Quốc. Khi người dân thấy chính quyền ngại ngùng và đè bẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, những hành động bị người dân coi như làm hài lòng Trung Quốc, thì Đảng Cộng Sản Việt Nam gặp nguy cơ giảm sút vị trí trong lòng dân chúng (mặc dù một số các nhà hoạt động vì dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam sẽ cãi rằng điều đầu tiên là Đảng Cộng Sản không nên cai trị.) Người dân sẽ bắt đầu đặt câu hỏi liệu những người cộng sản có là những nhà lãnh đạo chính đáng của quốc gia và sẽ tìm cải cách dân chủ hay không.
Cải cách là lẽ tự nhiên
Tình cờ, năm nay là năm của Mùa Xuân Ả-Rập. Người ta đã thấy các tay độc tài già nua xụp đổ và xuất hiện các nền dân chủ mới, mặc dù gặp rắc rối, trên khắp Bắc Phi và Trung Đông. Syria vẫn còn là chiến trường đòi cải cách dân chủ trong khi chính quyền vẫn kiên trì chống lại mọi đòi hỏi đổi thay, giết chết có tới hàng nghìn người dân.
Việt Nam, cũng giống như phần lớn thế giới, không sống nơi hoang vắng và đã chứng kiến những thay đổi và những hành động thảm sát này. Nhờ internet và mạng xã hội, mọi người Việt Nam với máy điện toán và internet có thể nghiên cứu học hỏi những biến cố đó.
Đối với mùa Xuân Á-Rập, tất cả những điều cần thiết để thay đổi chỉ là một biến cố, một chất xúc tác. Tại Việt nam, chất xúc tác hiện chưa có, nhưng tranh cãi về Biển Đông và sự bất ổn của Đảng Cộng Sản đã gieo hạt giống cho cải cách. Khi chính sách của Đảng ngăn cản phát triển đất nước thì có lẽ là lúc phải thay đổi.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể bơi theo đợt sóng cải tổ khi nó diễn ra, hay có thể cưỡng lại làn sóng. Tuy nhiên, người ta sẽ hy vọng rằng những nhà lãnh đạo hiện nay của Việt Nam có thể trông thấy những đau thương ngắn hạn đã qua và đón nhận những điều không những là cần thiết, mà là tự nhiên, nếu không muốn nói là không tránh khỏi.
Hầu như mọi người có thể thấy rõ bản chất của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam như là bánh xe huấn luyện đối với một quốc gia non trẻ, mà, cho tới khi thực dân Pháp ra đi, chưa bao giờ được hưởng một nền độc lập thực sự. Cũng giống như một bậc cha mẹ nghiêm khắc và hay phê phán, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định phương cách sống của mọi người dân, cho họ biết những gì họ được phép hay không được phép biết, và những gì họ có thể hay không thể làm. Nhưng một quốc gia, cũng giống như một con người, lớn lên rồi trưởng thành. Người trẻ này không còn là một đứa bé, có thể thấy những lỗi lầm của bố mẹ, có thể quyết định cho chính mình điều gì là đúng, điều gì là sai; và khi liên tục bị đối xử như một đứa bé, thì hầu như luôn luôn sẽ nổi loạn. Đảng Cộng Sản chống lại thay đổi sẽ chỉ làm hại Việt Nam trong tương lai và ngăn chặn sự phát triển tự nhiên của quốc gia.
Bước giả thiết kế tiếp
Vậy thì tốt nhất các nhà lãnh đạo Việt Nam phải làm thế nào, dĩ nhiên giả sử rằng họ chấp nhận cải cách dân chủ? Như mọi người đã thấy từ Mùa Xuân Ả-Rập, sự phá bỏ mọi định chế già nua của chính quyền cũ đã không giúp gì nhiều để làm cho sự chuyển tiếp tới dân chủ được suông sẻ. Nếu có cải cách ở Việt Nam, điều đó phải được thực hiện với sự trợ giúp của các định chế hiện nay của chính phủ. Nói cách khác, phải có một mức độ hợp tác nào đó giữa cái mới và cái cũ ở Việt Nam.
Lý tưởng là cải cách dân chủ ôn hòa nên bắt đầu từ thượng tầng với sự cải tổ Hiến pháp. Hiến pháp nên phản ánh khát vọng dân chủ của người dân và được dùng làm nền tảng của nước Việt Nam mới; tuy nhiên, chính xác những thay đổi đòi hỏi trong cải cách Hiến pháp không nằm trong giới hạn của bài này. Có thể nói chính xác rằng, những thay đổi đó nên tôn trọng những quyền và phẩm giá của người dân, và mang lại những tự do cần thiết cho nhân dân. Một khi cải cách Hiến pháp được giải quyết, những bước kế tiếp hy vọng sẽ là một chuyển tiếp từ từ tiến về một nhà nước dân chủ, đòi hỏi các cuộc bầu cử ở mọi cấp chính quyền.
Tác nhân của cải cách
Dĩ nhiên, trong tất cả những điều trên, cho tới nay tôi đã bỏ qua vai trò chủ chốt của người dân Việt Nam. Ai ngoài người dân sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất trong nước Việt Nam mới? Thay đổi sẽ xảy ra, nhưng cải cách dân chủ sẽ không xảy ra trừ khi người dân Việt Nam đòi hỏi điều đó. Một phần của sự trưởng thành là nhận trách nhiệm về hành động của mình. Người ta có thể nói về thay đổi nhưng nếu người ta không hành động thì thay đổi sẽ không bao giờ xảy ra. Người Việt Nam, nếu họ thực sự mong muốn cải cách, thì phải là tác nhân chính của đổi thay, và họ phải sẵn lòng chấp nhận những hậu quả của quyết định của họ. Chính quyền không thể thay đổi tình trạng hiện hữu trừ khi có áp lực từ bên trong, và việc đặt áp lực đó tùy thuộc người dân Việt Nam.
Còn hàng triệu người Việt hải ngoại thì sao? Đừng quên rằng đại đa số người Việt hải ngoại là những người miền Nam tỵ nạn chính trị, thái độ của họ đặc biệt thù địch đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quan điểm đó sẽ được truyền cho thế hệ kế tiếp, đặc biệt tại Hoa Kỳ, nơi mà tinh thần chống cộng của người Mỹ gốc Việt rất cao.
Cải tổ chính trị cho phép chữa lành vết thương cũ, hay ít ra cũng lấp khoảng cách chia rẽ. Người Việt đã sống và lớn lên ở hải ngoại đưa ra một quan điểm khác lạ đối với việc xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới, một quan điểm mà người Việt trong nước có thể không có, do họ đã được nuôi dưỡng trong một môi trường khác. Trong tiến trình cải tổ Hiến pháp, để đoàn kết tất cả mọi người, Việt Nam nên tham khảo ý kiến với người Việt hải ngoại.
Tuy nhiên, để cho bất cứ điều nào trong những điều trên xảy ra, trước tiên phải có sự sẵn lòng thay đổi. Và mặc dù thay đổi sẽ xảy ra, bất kể chính quyền hay người dân hành động ra sao, việc quyết định số phận của họ tùy thuộc chính họ. Cuối cùng thì, họ chịu trách nhiệm về tương lai của họ. Thay đổi phải tới từ bên trong mới có thể thành công và lâu dài. Bất cứ thay đổi nào tới từ bên ngoài đều sẽ là khiên cưỡng và chắc chắn sẽ thất bại. (Luật sư Vũ Đức Khanh là người Canada gốc Việt ở Ottawa, làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau của pháp luật. Ông nghiên cứu về Quan hệ Quốc tế và Luật Quốc tế.)
Luật sư Vũ Đức Khanh
biên soạn bản Anh ngữ
Nguyễn Tường Tâm chuyển dịch
Ngày 16 tháng 12 năm 2011
Nguồn: Asia Sentinel
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=4051&Itemid=262
Opinion: Can Vietnam Change? |
Khanh Vu Duc |
|||||
Who will rule Hanoi? |
|||||
The greatest obstacle to democratic reform in Vietnam comes from its government The Communist Party of Vietnam finds itself at a crossroads. By confronting China over maritime and territorial disputes in the South China Sea, it has inflamed the passions of nationalism and antagonism towards its northerly neighbor. Citizens have taken to the streets to protest Chinese activities. Yet paradoxically the government has cracked down on protest for fear of jeopardizing their now-fragile relationship with China. In this strange world of Vietnamese politics, nothing is what it seems. Thus the government is both champion and oppressor of anti-China sentiment brewing in the country, an honest reflection of the schizophrenic nature of its leaders. Nevertheless, there is some agreement that change is coming to Vietnam in this decade or the next, for better or worse. Its leaders may attempt to stifle change, particularly democratic change, in order to preserve the status quo. Of course, such a decision will only work against Vietnam as a whole, never mind the Communist Party. Perhaps unknowingly, the government has set into motion events leading to its demise — that is, political reform. By inflaming the passions of nationalism, its citizens have demanded action against China. When the government is seen wavering and suppressing demonstrations against China, acts that are seen by the people as appeasing China, the Communist Party risks diminishing its status among its citizens (although some democratic and human rights activists would argue the party shouldn’t govern in the first place). The people will begin to question if the communists should be the rightful rulers of their country and will seek democratic reform. Change is natural By chance, this year has been the year of the Arab Spring. Old tyrants have fallen and new, albeit troubled, democracies have begun to emerge across Northern Africa and the Middle East. Syria remains a battleground for democratic reform as the government has stood its ground against change, killing perhaps thousands of its citizens. Vietnam, like much of the world, isn’t living in a vacuum and has witnessed these changes and atrocities taking place. Thanks to the internet and social media, these events can be studied by every Vietnamese citizen with a computer and internet connection. For the Arab Spring, all that was required for change was an event, a catalyst. In Vietnam, that catalyst has yet to occur, but the South China Sea disputes and the party‘s uncertainty have planted the seeds of reform. When party politics impedes the development of a nation, perhaps it’s time for change. The leaders of Vietnam can ride this wave of change when it happens, or they can fight against the tide. However, one would hope that the current leaders of Vietnam can see past the short-term pains and embrace what is not only necessary, if not inevitable, but natural. The authoritative nature of Vietnam’s communism can almost be seen as training wheels for a young nation that, until the departure of the French, had never enjoyed true independence. Like a stern and critical parent, the party has dictated the lives of its citizens, telling them what they may or may not know, and what they can or cannot do. But a nation, much like a person, grows up and matures. This young adult, no longer a child, can see the faults in his or her parent, can determine for him or herself what is right and what is wrong; and when repeatedly treated as an infant, will almost always rebel. For the party to fight against change, it will only harm Vietnam and stifle natural national growth. The hypothetical next step How then can the leaders of Vietnam best proceed, assuming of course they are amenable to democratic reform? As we have seen from the Arab Spring, the tearing down of each and every old institution of the previous government has done little to smooth the transition to democracy. If there is to be reform in Vietnam, it must be done with the assistance of current institutions of government. In other words, there must be some level of collaboration between the old and new Vietnam. Peaceful democratic reform should ideally start at the top with constitutional reform. These new laws should reflect the democratic aspirations of the people and serve as the foundations of the new Vietnam; however, the exact changes required in a constitutional reform are beyond the scope of this paper. Suffice it to say, these changes should respect the rights and dignity of the individual, and provide for the necessary freedoms of the people. Once constitutional reform is resolved, what follows after will hopefully be a gradual transition towards a democratic state, requiring elections at all levels of government. Of course, in all of this, the crucial role played by Vietnamese citizens has been omitted. Who but individual citizens will hold the most influence in the new Vietnam? Change will happen, but democratic reform will not occur unless the people of Vietnam demand it. Part of growing up is accepting responsibility for one’s actions. You can talk about change but if you don’t act on it, change will never occur. The Vietnamese people, should they truly desire reform, must be the primary agents of change, and they must be willing to accept the consequences of their decisions. The government is unlikely to upset the status quo unless there is pressure from within, and it is up to the citizens to apply said pressure. And what about the millions of Vietnamese living abroad? A great majority of those were refugees of the former South Vietnam, whose attitude towards the Communist Party in Vietnam is particularly antagonistic. It’s a view that will be passed on to successive generations, especially in the United States, where anti-communist sentiments held by Vietnamese-Americans are high. Political reform allows for the healing of old wounds, or at least bridging the divide. Vietnamese citizens who have lived and grown up abroad offer a unique perspective towards the building of a new, democratic Vietnam—points of view that native citizens may not have due to having been raised in different environments. During the process of constitutional reform, these overseas Vietnamese can be consulted in an effort to unite all Vietnamese people. However, for any of this to occur, there must first be a willingness to change. And although change will happen, regardless of the actions of the government or the people, it is up to them to shape their destiny. Ultimately, they are responsible for their future. Change must come from within for it to succeed and endure, for any change from without will be forced and doomed to fail.
|
One Comment
nguyen tuong ba
Tất cả mọi người (dân thường,người tranh đấu dân chủ,đa số đảng viên cộng sản và các nước dân chủ),nhưng các bộ óc trong Bộ Chính Trị(cụ thể là các Ông Tô Huy Rứa,Đinh Thế Huy mà giới ngoại giao mệnh danh là Bad Boys)vẫn độc tôn coi chỉ mình là đúng và ban phán công lý (“xử lý “bằng bỏ tù ai khác ý kiến,cụ thể trong vụ LS Lê Công Định,Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung..hay LS CHVũ).Với các tư duy phản dân chủ như vậy (óc độc tôn)thì viêc tiến đến dân chủ đã khó hình dung thì nói chi đến dân chủ.
Nguyễn Tường Bá