Thế Nào Là Định Chế Pháp Trị
Trong truyền thống luật pháp tây phương, các thuật ngữ như “État de droit”, “Rechtsstaat” và “Rule of Law” được dùng để mô tả “Định Chế Pháp Trị”.
Định Chế Pháp Trị có thể được giải thích như một hệ thống pháp chế trong đó mọi quan hệ quyền lực và trách nhiệm thuộc công quyền và dân quyền, phải được thi hành theo luật định, một cách toàn diện và đồng đều.
Ngay đầu thế kỷ 20, luật gia Áo Hans Kelsen đã định nghĩa “Rechtsstaat” là một hệ thống quý tắc pháp định theo cấp bậc,[1] với hiệu ứng hạn định quyền hành một cách thích ứng và đúng mức, không khiếm dụng, không lạm dụng.
Theo Định Chế Pháp Trị mỗi quy tắc pháp định có hiệu lực khi thích hợp với quy tắc cấp trên, áp dụng đồng đều cho mọi đối tác luật pháp, dù là công dân hay chính quyền, trên căn bản thượng tôn luật pháp và phân công quyền lực.
1. Định Chế Pháp Trị: Sự Tôn Trọng Quy Tắc Pháp Định Cấp Bậc
Nguyên tắcquy định luật pháp theo quy chế cấp bậc là tiêu chuẩn tối trọng bảo đảm sự hiện hữu của Định Chế Pháp Trị. Trong hệ thống cấp bậc này, năng lực và thẩm quyền của từng cơ quan công lập, từng đơn vị pháp nhân phải được xác định bởi luật pháp hiện hành, phù hợp với toàn diện cơ sở pháp chế. Đó là hệ thống phù hợp lũy tiến từ dưới lên trên, từ khế ước dân sự, tới quy tắc tư pháp; từ quy định hành chính tới luật pháp hiện hành, tới quốc tế công pháp, và tới thượng tầng là hiến pháp, vốn là luật cao nhất trong nước.
Mọi hành vi đối tác, từ tư tới công, phải dập theo nguyên tắc thượng tôn luật pháp; do đó mọi quyết định phi pháp và vi hiến phải bị quy trách và chế tài một cách trực tiếp và thích ứng. Chính thể muốn có chính nghĩa trước tiên phải tôn trọng luật pháp để hội đủ tư cách, bản năng và thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
2. Định Chế Pháp Trị: Sự Bình Quyền Trước Luật Pháp
Sự bình quyền trước luật pháp là điều kiện thứ hai để bảo đảm sự hiện hữu của Định Chế Pháp Trị. Điều kiện này bao hàm tư cách và khả năng của mọi cá nhân, pháp nhân, và tổ chức có quyền khước từ thi hành một quy tắc hay quyết định trái với luật pháp hoặc vi phạm hiến pháp.
Chính quyền cũng chỉ là một pháp nhân mà mọi quyết định cũng phải thượng tôn luật pháp và hiến pháp như bất cứ tổ chức hợp pháp nào khác. Do đó, chính quyền phải tự hạn chế về mọi quyết định hành pháp, lập pháp và tư pháp căn cứ vào nguyên tắc hiệu ứng lũy tiến theo cấp bậc pháp định, từ hạ tầng cơ sở tới thượng tầng kiến trúc để thích ứng với luật pháp hiện hành, với công ước quốc tế và nhất là với các điều khoản hiến định và các tu chính liên hệ. Mọi quyết định công quyền coi thường định chế pháp trị khi sai phạm hay lạm quyền đều phải coi là bất hợp pháp hay vi hiến, và sẽ bị quy trách và chế tài một cách tất nhiên và thích ứng.
3. Định Chế Pháp Trị: Sự Độc Lập Của Quyền Tư Pháp
Để thực thi và bảo toàn Định Chế Pháp Định, chính thể hợp pháp và hợp hiến phải duy trì quyền tài phán biệt lập để có đủ thẩm quyền xét xử những tranh chấp giữa các đối tác của luật pháp một cách thích hợp theo hệ thống pháp chế cấp bậc và theo nguyên tắc bình đẳng trước luật pháp.
Mô hình tài phán công minh và hữu hiệu đòi hỏi sự phân chia quyền lực theo chế độ tam quyền phân lập với mục đích kiềm chế quyền lực, hạn chế lạm quyền, đồng thời bảo vệ sự độc lập của ngành tư pháp trong nhiệm vụ xét xử theo pháp luật và công lý. Mô hình và khái niệm này được thể chế hóa trong hiến pháp hướng dân chủ tự do, như Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức… nhưng không có trong Hiến pháp Việt Nam hoặc hiến pháp các nước cộng sản khác. Trong mô hình hiến pháp hướng dân chủ tự do, quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp được tách biệt và giao cho ba cơ quan độc lập khác nhau thực hiện và qua đó ràng buộc, kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau.
Định Chế Pháp Trị cho phép các cấp tài phán thẩm định tính cách hợp hiến hay vi hiến của một đạo luật hay một hiệp định quốc tế để thích nghi xác định hay phản biện một quyết định tư pháp của toà cấp dưới. Toà Án Hiến Pháp hay Tòa Bảo Hiến[2] và Tối Cao Pháp Viện[3] có quyền chung thẩm độc lập căn cứ vào tinh thần các điều khoản hiến định. Thẩm quyền chính của Tòa Án Hiến Pháp là quyết định xem các luật có bị vi phạm hoặc vi hiến. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ, và có tiếng nói quyết định trong các tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang, hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến).
Từ một mô hình lý thuyết căn bản, Định Chế Pháp Trị ngày nay đã trở thành một đặc trưng của thể chế dân chủ tự do. Luật pháp đã được chọn làm phương thức đặc trách trong việc quy định các cơ cấu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, và đặt hiện tượng chính thống phụ thuộc vào hiệu ứng của tính hợp pháp.
Như vậy, một chính thể độc tài luôn luôn sai phạm pháp quyền, coi rẻ luật pháp, ứng dụng hiến pháp giả mạo một cách méo mó, tuỳ tiện như tại CSVN chỉ đáng coi là một tà quyền chuyên chính, dựa vào bạo lực thống trị phi pháp, nên tự đặt ngoài chính thống quốc gia, trước sau sẽ bị đào thải.
TS & LS Lưu Nguyễn Đạt
www.vietthuc.org
CHÚ THÍCH
[1] normes juridiques hiérarchisées.
[2] Toà Án Hiến Pháp hay Tòa Bảo Hiến như Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức [Bundesverfassungsgericht – BVerfG)
[3] Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (cũng được gọi là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ; tiếng Anh là Supreme Court of the United States, đôi khi viết tắt SCOTUS hay USSC). Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp. Tất cả tòa án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán tòa tối cao (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn để trở nên Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice).
Qu’est-ce-que l’Etat de droit ?
L’État de droit peut se définir comme un système institutionnel dans lequel la puissance publique est soumise au droit. Cette notion, d’origine allemande (Rechtsstaat), a été redéfinie au début du vingtième siècle par le juriste autrichien Hans Kelsen, comme un État dans lequel les normes juridiques sont hiérarchisées de telle sorte que sa puissance s’en trouve limitée. Dans ce modèle, chaque règle tire sa validité de sa conformité aux règles supérieures. Un tel système suppose, par ailleurs, l’égalité des sujets de droit devant les normes juridiques et l’existence de juridictions indépendantes.
1. Le Respect de la Hiérarchie des Normes
L’existence d’une hiérarchie des normes constitue l’une des plus importantes garanties de l’État de droit. Dans ce cadre, les compétences des différents organes de l’État sont précisément définies et les normes qu’ils édictent ne sont valables qu’à condition de respecter l’ensemble des normes de droit supérieures. Au sommet de cet ensemble pyramidal figure la Constitution, suivie des engagements internationaux, de la loi, puis des règlements. A la base de la pyramide figurent les décisions administratives ou les conventions entre personnes de droit privé.
Cet ordonnancement juridique s’impose à l’ensemble des personnes juridiques. L’État, pas plus qu’un particulier, ne peut ainsi méconnaître le principe de légalité : toute norme, toute décision qui ne respecteraient pas un principe supérieur seraient en effet susceptible d’encourir une sanction juridique. L’État, qui a compétence pour édicter le droit, se trouve ainsi lui-même soumis aux règles juridiques, dont la fonction de régulation est ainsi affirmée et légitimée. Un tel modèle suppose donc la reconnaissance d’une égalité des différents sujets de droit soumis aux normes en vigueur.
2. L’égalité des Sujets de Droit
L’égalité des sujets de droit constitue la deuxième condition de l’existence d’un État de droit. Celui-ci implique en effet que tout individu, toute organisation, puissent contester l’application d’une norme juridique, dès lors que celle-ci n’est pas conforme à une norme supérieure. Les individus et les organisations reçoivent en conséquence la qualité de personne juridique : on parle de personne physique dans le premier cas, de personne morale, dans le second.
L’État est lui-même considéré comme une personne morale: ses décisions sont ainsi soumises au respect du principe de légalité, à l’instar des autres personnes juridiques. Ce principe permet d’encadrer l’action de la puissance publique en la soumettant au principe de légalité, qui suppose au premier chef le respect des principes constitutionnels. Dans ce cadre, les contraintes qui pèsent sur l’État sont fortes : les règlements qu’il édicte et les décisions qu’il prend doivent respecter l’ensemble des normes juridiques supérieures en vigueur (lois, conventions internationales et règles constitutionnelles), sans pouvoir bénéficier d’un quelconque privilège de juridiction, ni d’un régime dérogatoire au droit commun.
Les personnes physiques et morales de droit privé peuvent ainsi contester les décisions de la puissance publique en lui opposant les normes qu’elle a elle-même édictées. Dans ce cadre, le rôle des juridictions est primordial et leur indépendance est une nécessité incontournable.
3. L’indépendance de la Justice
Pour avoir une portée pratique, le principe de l’État de droit suppose l’existence de juridictions indépendantes, compétentes pour trancher les conflits entre les différentes personnes juridiques en appliquant à la fois le principe de légalité, qui découle de l’existence de la hiérarchie des normes, et le principe d’égalité, qui s’oppose à tout traitement différencié des personnes juridiques. Un tel modèle implique l’existence d’une séparation des pouvoirs et d’une justice indépendante. En effet, la Justice faisant partie de l’État, seule son indépendance à l’égard des pouvoirs législatif et exécutif est en mesure de garantir son impartialité dans l’application des normes de droit.
Par ailleurs, les juridictions doivent être en mesure de confronter les différentes normes, afin de juger de leur légalité, y compris s’il s’agit de règles ayant un rang élevé dans la hiérarchie. Une loi ou une convention internationale contraire à la Constitution doit ainsi être écartée par le juge et considérée comme non valide. L’État de droit suppose donc l’existence d’un contrôle de constitutionnalité. Compte tenu du caractère complexe d’un tel contentieux, Hans Kelsen a proposé de le confier à une juridiction unique et spécialisée, ayant la qualité de Cour constitutionnelle.
L’État de droit est avant tout un modèle théorique. Mais il est également devenu un thème politique, puisqu’il est aujourd’hui considéré comme la principale caractéristique des régimes démocratiques. En faisant du droit un instrument privilégié de régulation de l’organisation politique et sociale, il subordonne le principe de légitimité au respect de la légalité. Il justifie ainsi le rôle croissant des juridictions dans les pays qui se réclament de ce modèle.