Nhu thắng cang, nhược thắng cường là danh ngôn chiến lược lâu đời của Trung Hoa, mà Trung Cộng [TC] không thực hiện, để Mỹ áp dụng thành công một cách xuất sắc trong việc tạo uy thế và niềm tin đối với các nước lân cận Trung Quốc cũng như đối với sinh viên các nước đến Mỹ du học. Điều này có thế thấy qua thời sự tiêu biểu Mỹ quá thành công chánh trị và quân sự trong chiến dịch nhân đạo, cứu trợ Phi luật tân [PLT] nhơn trận siêu bão Haiyan. Và qua sách lược thu hút sinh viên ngoại quốc du học Mỹ nhiều nhứt hoàn cầu, biến sinh viên du học thành ngành hốt bạc không có khói ô nhiểm môi sinh khi học và lực lượng chuyên viên khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh cho Mỹ mà Mỹ không tốn một xu đầu tư.
Một, Mỹ thắng, TC thua trong chiến thuật cứu trợ Phi Luật Tân nói riêng và trong chiến lược tạo niềm tin đối với các nước Á châu Thái bình dương nói chung.
Trong việc cứu trợ bão cho PLT, Mỹ là nước làm nhanh, mạnh, nhiều nhứt. Mỹ hành động cứu bão khẩn cấp như cứu binh, cứu lửa. Dùng cả hàng không mẫu hạm chạy hết tốc độ, trực thăng tinh nhuệ, thực phẩm, thuốc men quần áo đưa đến và di tản người dân PLT trong cơn hoạn nạn. Số tiền mặt của Mỹ tặng cao nhứt nhì thế giới.
Trong khi đó TC đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới là nước ở gần PLT, ban đầu vì nhỏ mọn, thù dai chỉ giúp cho PLT 100.000 Đô la. Cả thế giới nhứt là báo chí quốc tế chê TC là một trọc phú, không văn minh, thiếu tinh thần liên đới đồng loại, bủn xỉn 12 con giáp không giống con nào. Mua danh ba vạn bán danh ba đồng, nhục quá, TC tăng số cứu trợ PLT lên 1 triệu sáu, nhưng gồm quần áo, chăn mền cũ tồn kho, chỉ có 200.000 Đô tiền thôi.
Mỹ cứu thiên tai như cứu giặc, họat động cứu hộ khẩn cấp hành quân của quân đội Mỹ cho Philippines làm nhiều nước khác trong vùng Á châu Thái bình dương nhìn nhận Mỹ nhu một lá chắn, một thế lực hữu hiệu để tái lập, bảo vệ ổn định trong vùng.
Mỹ đã cứu trợ bằng cả một chiến dịch hành quân gọi là “Chiến dịch Damayan” đã huy động một hàng không mẫu hạm nguyên tử, bảy chiến hạm cùng hàng chục máy bay trực thăng và vận tải quân sự vào cứu hộ nhân đạo vùng bị nạn.
Cả thế giới nhứt là những nhà quan sát thời cuộc nhìn thấy ở chiến dịch “quân sự-nhân đạo” Mỹ có một hiệu quả chánh trị vô cùng có lợi cho uy tín của Mỹ, một thứ quyên lực mềm rất quí mà người Á châu đánh giá rất cao, người Việt nói mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
Và kết quả nhãn tiền, chánh quyền PLT nhận thấy người dân Phi nhìn người Mỹ với cảm tình trở lại, nên đề nghị Mỹ kết thúc hiệp ước cho quân đội Mỹ sử dụng căn cứ hải quân của Phi luật tân. Đó là một vấn đề hai bên thảo luận khá gay go vì tinh thần quốc gia cao của người PLT và chánh quyền Phi ngại sợ mếch lòng cường quốc láng giềng Trung Quốc.
Sự hợp tác quân sự – nhân đạo của Mỹ đối với PLT là một hướng đi tuyệt vời để Hoa kỳ và PLT xích lại gần nhau, phát triễn tình đồng minh thân thiết với nhau. Một kết quả tuyệt với của quyên lực mềm của Mỹ.
Hai,sinh viên ngoại quốc du học là kho chất xanh và chất xám giúp cho Mỹ. Không cần nói nhiều ai cũng biết khoa học kỹ thuật và nền giáo dục đại học Mỹ đang đứng đầu thế giới. Mỹ là nước được nhiều giải Nobel nhứt;TC chế độ kiểm soát dân đông nhứt hoàn cầu mà mới chỉ có một khôi nguyên Nobel Hoà Bình, nhưng TC đang giam cầm Ô. Lưu hiểu Ba không được đi lãnh.
Do vậy nước Mỹ là khối nam châm cho sinh viên các nước đến du học – là chuyện quá dễ hiểu. Báo The Wall Street Journal của Mỹ nói sinh viên ngoại quốc chính là một mỏ vàng để khai thác. Khai thác còn dễ hơn, lợi hơn ngành du lịch là ngành các nhà kinh tế gọi là một kỹ nghệ không có khói, không ô nhiễm môi sinh như sản xuất.
Năm rồi số lượng sinh viên ngoại quốc du học Mỹ vượt kỷ lục, trong đó đông nhất là sinh viên Trung Quốc. Báo cáo thường niên của Viện Giáo dục quốc tế (Institute of International Education – IIE) mới đây cho biết, các trường đại học Mỹ đã đón 819.644 sinh viên ngoại quốc trong năm học 2012-2013, tức là tăng 7,2% so với năm ngoái. Cũng theo viện này, sinh viên nước ngoài chiếm 3,9% tổng số sinh viên của nước Mỹ. Sinh viên nước ngoài là một nguồn lợi đáng kể của Mỹ.Theo thẩm định, không nói chi phí ăn ở, di chuyển, sinh viên ngoại quốc bơm 24 tỷ đô la (gần 18 tỷ euro) vào nền kinh tế Mỹ.
Khi sinh viên du học ra trường, Mỹ có những chính sách biến thành lực lượng khoa học kỹ thuật, quản lý kinh doanh như một nguồn lợi chất xám mà Mỹ không tốn một xu khi đầu tư. Tiêu biểu như cho vào quốc tịch Mỹ, ở lại Mỹ khi nên vợ, nên chồng với công dân hay thường trú nhân Mỹ. Nước Mỹ là nước tỷ lệ hôn nhân khác nước cao nhứt. Cấp chiếu khán công nhân, chuyên viên khách cho những kỹ sư, tiến sĩ ngoại quốc mà các công ty Mỹ cần thiết. Cấp chiếu khán đầu tư để được trở lại làm ăn ở Mỹ; và, v.v…
Thành ra điễn hình như ở vùng kỹ nghệ tin học ở Bắc Cali gọi là Silicon người ta thấy rất nhiều người Ấn Độ, người Hoa sống và làm việc cho các công ty Mỹ.
Không những sinh viên du học Mỹ ở lại làm việc cho các công ty của Mỹ trong nước Mỹ, mà các công ty Mỹ còn dùng những người học khoa học kỹ thuật Mỹ làm việc có lợi cho Mỹ ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam nữa. Mỹ có nhiều công ty ở hải ngoại. Mỹ mướn các công ty ngoại quốc làm những dịch vụ rẻ hơn ở Mỹ. Như các nước người Mỹ tin dùng là người từng học và hiểu biết lề lối làm việc của Mỹ. Và người học Mỹ về nước cũng thích làm việc cho các công ty Mỹ vì lương lớn hơn làm cho công ty nước nhà, nhứt là ở hai chế độ CSTQ và VN còn nặng nguyên tắc hồng hơn chuyên.
Vi Anh