Mỹ không có tham vọng đất đai, quyền lợi tài nguyên trên dưới biển. Mỹ chỉ quyết bảo vệ tự do hàng hải quốc tế, cụ thể là ở Á Châu Thái Bình Dương. Đó là quyền lợi cốt lõi của Mỹ, Mỹ coi như quyền lợi quốc gia, ai xâm phạm Mỹ có thể đối phó bằng biện pháp quân sự. Nên Mỹ chống chiến lược TC bành trướng, xâm lấn biển đảo của các nước, giành giựt tài nguyên trên dưới biển, gây bất ổn, xáo trộn địa lý chánh trị cố hữu, ý đồ không chế Á châu Thái binh dương. Vì vậy Mỹ phải chống TC. Vì vậy các nước lân cận TC càng ngày xích lại gần Mỹ. Kể cả VNCS cùng chế độ CS như TC vẫn bất bình phản đối TC. Tham vọng bá quyền của TC nếu cứ tiếp tục, một ngày nào đó có thể tạo ra chiến tranh vùng hay thế giới thứ ba cũng không chừng. Một số nét cốt yếu chỉ rõ chiến lược Mỹ chống chiến lược bành trướng của TC để duy trì quyền tự do lưu thông trên biển với bất cứ giá nào của Mỹ.
Một về chiến lược, chiến lược «chuyển trục qua châu Á – Pivot towards Asia», của Mỹ là một chiến lược nằm trong chiến lược toàn cầu và lâu dài của Mỹ. Thời TT Obama, Mỹ giảm nhẹ mối quan tâm ở Trung Đông, không ngần ngại hợp tác với Nga để giải quyết bằng ngoại giao trong vấn đề Syria. Trái lại Mỹ đặt nặng trọng tâm chiến lược đến vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Cứu cánh là duy trì với bất cứ giá nào quyền tự do hàng hải trên đại dương lớn nhứt thế giới này. Đây cũng là một vùng đông dân nhứt trên Địa Cầu. Thế kỷ 21 là thời đại trổi dậy của vùng này về kinh tế, chánh trị, giao thương quốc tế. Mỹ là một nước nằm trên bờ tây Thái bình dương. Trong bàn cờ chiến lược địa lý chánh trị, kinh tế và trận liệt ấy, không có tổng thống kiêm tư lịnh tối cao quân lực nào của Mỹ, không có Quốc hội nào, không có đảng Dân Chủ hay Cộng Hoà nào, không bộ tổng tham mưu liên quân nào của Mỹ có thể chấp nhận để TC chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa, khống chế Biển Đông là một phần lớn của Á châu Thái bình dương cả.
Hai về quân lực Mỹ bố trí. Mỹ điều hơn 60% hải lực của Mỹ, hải lực tân tiến, hùng mạnh nhứt hoàn cầu về Á châu Thái bình dương. Tiêu biểu lần đầu tiên Mỹ đưa về đây thêm Hạm Đội 3 tăng cường cho Hạm đội 7 cơ hữu. Đây quả là một cuộc chuyển quân lớn nhứt trong quân sử Mỹ ở Á châu. Kể cả thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ chống Liên xô CS, TC và CS Bắc Việt trên bờ đông của Thái bình dương, Mỹ cũng không tăng cường hải quân về Á châu Thái bình dương nhiều như vậy.
Về không lực, Mỹ cũng điều hai loại máy bay tân tiến nhứt về đảo Guam của Mỹ ở giữa Thái bình dương. Đây là loại máy bay chiến lược B1 và B2 tàng hình có thể dùng oanh tạc bom thường và bom nguyên tử, tầm hoạt động 19.000 km.
Về căn cứ chiến lược mới của Mỹ trong vùng, tại Nhựt Mỹ có căn cứ và mấy chục ngàn quân trú đóng. Ở Nam Hàn cũng thế và mới đây Mỹ và Nam Hàn đã đồng ý cho Mỹ đặt dàn hoả tiễn THAAD áp sát tuyến lửa vào TC và CS Bắc Hàn. TC phản đối như đỉa phải vôi. Ở Phi luật tân Mỹ được chánh quyền Phi cho sử dụng 5 căn cứ, trong đó có hai căn cứ chiến lược là Subic Bay và Clarkfield mà Mỹ đã dùng như hai căn cứ lớn nhứt trong Chiến tranh VN. Tại VNCS Mỹ đã phát triển hợp tác toàn diện và gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN.
Về thành lập liên minh chống TC, Nhựt, Nam Hàn, Phi, Úc là bốn đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Nước nào tấn công một nước thì ba nước này coi như mình bị tấn công, tức là Mỹ sẽ tham chiến tiếp đồng minh. Còn Úc, đồng minh lâu đời từ trước Thế Chiến 2 của Mỹ, cùng nền văn minh Tây phương với Mỹ vốn là nước hiếu hoà, làm ăn lớn với TC, vẫn thông qua ngân sách quốc phòng đến 34 tỷ euro để mua 12 tiềm thủy đĩnh của tập đoàn Pháp DCNS, để phòng thủ trước mối đe dọa Trung Quốc. Úc cũng tham gia tuần tra trên không với Mỹ. Úc đã cho Mỹ sử dụng một số căn cứ không quân, hải quân. Và lần đầu tiên trong lịch sử bang giao Mỹ-Úc, Úc cho Mỹ đổ quân trú đóng thường trực cả lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ tại căn cứ cảng Darwin của Úc.
Đúc kết, có thể nói, so tương quan lực lượng với TC, Mỹ thập phần hơn TC về phương tiện, vũ khí, kỹ năng và kinh nghiệm hải chiến và không chiến ở Á châu Thái bình dương.
Ba, còn TC cứ nhai đi nhai lại miếng võ mồm, rằng nước bên ngoài, ám chỉ Mỹ không có gì dính líu tới Á châu Thái bình dương, mà Mỹ xen vào, can dự đến Biển Đông là tạo nên thảm hoạ. Nhưng tuyên truyền của TC nhấn mạnh hình thức mà cố ý làm mờ nội dung hành động bố trí trận đồ của Mỹ. Đó là Mỹ đang bảo vệ tự do hàng hải là quyền lợi căn bản của quốc tế và là quyền lợi cốt lõi mà Mỹ coi là quyền lợi quốc gia của Mỹ, tức quyền lợi thiết yếu của Mỹ, ai xâm phạm Mỹ có bảo vệ bằng biện pháp quân sự.
Quyền lợi của Mỹ trên biển Á châu Thái bình dương mà Biển Đông và Hoàng sa và Trường sa là hành lang chiến lược của con đường hàng hải quốc tế huyết mạch của Mỹ. Trên đông bắc, Mỹ còn gần 100.000 quân Mỹ trú đóng tại hai đồng minh Nhựt và Nam Hàn. Xích xuống phía nam là đồng minh Phi của Mỹ, có căn cứ quân sự hải lục của Mỹ. Và Đài Loan một đảo quốc là Mỹ có trách nhiệm giúp về quân sự. Và vùng biển này, vùng Scarborough này cũng là nẻo bung ra Thái bình dương gần nhứt của TC, một lối thoát cần thiết khi TC bị phong toả ở Đông Nam Á. Đây là điểm chiến lược nhậy cảm, nếu TC đánh chiếm Scarborough, Mỹ sẽ can thiệp giúp Phi và xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Mỹ và TC.
Đà bành trướng của TC quá ngang ngược và táo bạo khiến VNCS là chế độ CS có nhiều dính líu với TC cũng chỉ bằng mặt chớ không bằng lòng TC. Đảng Nhà Nước CSVN ngấm ngầm chia hai phe, một phe thần phục TC, một phe cố xích lại gần Mỹ để thoát Trung, khỏi bị quân Tàu đô hộ thêm một lần nữa. Khiến Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng thân TC phải độc diễn, làm đảng quyền mất uy thế và thêm mất lòng dân.
Còn các nước khác trong vùng Á châu Thái bình dương càng ngày càng thấy rõ tham vọng, xâm lăng của TC, càng ngày càng xa lánh TC, và xích lại gần Mỹ không tham vọng đất đai và hy vọng Mỹ có thể là lá chắn, là điều kiện ổn định và hoà bình cho Thái bình dương. Mỹ bảo vệ tự do hàng hải và hàng không và muốn mọi người tôn trọng. Mỹ không thể nào chấp nhận chính sách sự đã rồi, và chiến thuật phát triển chủ quyền theo vết dầu loan bằng vũ lực của TC. Trong đối thoại chiến lược với TC, Mỹ luôn tỏ ra tương kính TC nhưng cứng rắn với TC trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải hàng không.
Tổng thống Cộng Hoà Trump hay Dân Chủ Hillary lên cũng thế thôi, không thể để quyền lợi cốt lõi của Mỹ là tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi của quốc gia dân tộc Mỹ bị mất vào tay TC ở Á châu Thái bình dương.
Vi Anh