Lưu Hương Ký’
Lần đầu in, dịch, chú thích đầy đủ tập thơ Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương
Hàng ghế đầu, từ phải, GS Nguyễn Tư Mô, nhà thơ Viên Linh, GS Trần Ngọc Ninh. Hàng ghế thứ nhì từ trái, nhà báo Huy Phương, TS Nguyễn Bá Tùng, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
WESTMINSTER (VB) — Buổi ra mắt sách Lưu Hương Ký đã diễn ra sôi nổi hôm Thứ Sáu 27-1-2012 tại hội trường Nhật Báo Người Việt với nhiều chi tiết mới về sự nghiệp văn học của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích mệnh danh là ‘Bà Chúa Thơ Nôm.’
Lưu Hương Ký là một tập thơ chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương, bị ẩn kín trong gần 2 thế kỷ vì nhiều lý do lịch sử, và ngay cả khi được Giáo Sư Trần Thanh Mại giới thiệu hồi năm 1964 thì cũng chi mới đưa ra có 1/3 tác phẩm chưa xuất bản trươc đó của bà Hồ Xuân Hương, theo phân tích của GS Nguyễn Ngọc Bích.
GS Bích nói rằng nữ sĩ họ Hồ đã nổi tiếng với dòng thi ca truyền khẩu nghịch ngợm mà ai cũng biết, nhưng vẫn còn một dòng thơ nghiêm túc hơn vẫn chưa được in ra hết — cho tới bây giờ, khi Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ ấn hành Lưu Hương Ký, một tập gồm hàng chục bài thơ chữ Hán và chữ Nôm của nữõ sĩ họ Hồ do GS Nguyễn Ngọc Bích phiêm âm và chú thích.
Tập Lưu Hương Ký có nhiều hơn những gì một nhà nghiên cứu văn học có thể mong đợi.
Bạn muốn đọc bài thơ tình “Cảm cựu kiêm trình Cần-chánh Học-sĩ Nguyễn-hầu” viết bằng Hán tự do bà Hồ Xuân Hương gửi tặng thi hào Nguyễn Du?
Nếu chúng ta nhớ lại, chính Nguyễn Du trong một bài thơ chữ Hán nhan đề “Mộng Đắc Thái Liên” (Mơ Thấy Đi Hái Sen), nhà thơ Nguyễn Du đã gọi Hồ Xuân Hương là ‘lân nữ’ (cô thiếu nữ hàng xóm) và đã gọi nàng là mối tình ba năm cuối thế kỷ 18 với dòng thơ tuyệt vời “Cách hoa văn tiếu ngữ” (nghe tiếng nàng cười nói bên kia hoa).
Giáo Sư Trần Huy Bích được mời lên giới thiệu, đã nói rằng một số học giả dè dặt nghi không phải thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhưng “tôi tin đây là tập thơ của Hồ Xuân Hương,” và Giáo Sư Trần Huy Bích nói rằng bản thân giáo sư là học trò của cụ Cử Nguyễn Văn Tú, người tìm ra bản văn cổ trong tủ sách gia đình của cụ.”
GS Trần Huy Bích kể về những lý luận của GS Lê Văn Đặng nêu ra để nghi vấn rằng có thể không phải thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, và GS Trần Huy Bích giải thích từng chi tiết, nói về trình tự khám phá thi tập, về chuyện bảo vật quốc gia này bị PGS.TS.Đào Thái Tôn – cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm — giữ kín trong nhà hơn 4 thập niên.
GS Trần Huy Bích cũng nói về nỗ lực của GS Hoàng Xuân Hãn từ Pháp nhờ người dò tìm bản cổ văn, và cơ duyên phát lộ là khi GS Đaà Thái Tôn xin tiền chính phủ làm dự án nghiên cứu, và bị GS.TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Phó Viện Hán Nôm, áp lưc5 phải nộp lại tập Lưu Hương Ký, vì tập thơ này là ‘bảo vật quốc gia.’
GS Trần Huy Bích nói rằng chính từ đó, GS Nguyễn Ngọc Bích mới xin phép qua Viện Việt Học để phiên âm và chú thích.
Có bao nhiêu bài thơ trong thi tập này?
GS Nguyễn Ngọc Bích cho biết, bản thảo viết tay chỉ có 22 trang giấy, nguyên được GS Trần Thanh Mại ghi là 52 bài thơ, trong đó có 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm.
Nhưng thực tế, GS Nguyễn Ngọc Bích nói rằng đếm kỹ thì chỉ có 15 bài thơ chữ Hán và 29 bài thơ chữ Nôm.
GS Nguyễn Ngọc Bích cũng than phiền về tình hình nghiên cứu văn học quốc nội với quá nhiều lỗi sơ suất trong một tác phẩm nghiên cứu về Lưu Hương Ký của PGS-TS Hoàng Bích Ngọc.
GS Nguyễn Ngọc Bích dẫn chứng rằng, riêng trong một bài “Thuật Ý Kiêm Trình Hữu Nhân Mai Sơn Phủ” (Dãi bày nỗi niềm gửi Mai Sơn Phủ), nhà nghiên cứu Hoàng Bích Ngọc đã phạm 72 chỗ, trong đó có chép sai tới 46 chỗ. Bài thơ chỉ có 268 chữ mà sai tới 72 lỗi, trong khi sách đó in năm 2003 tại Hà Nội chỉ với 300 ấn bản, chủ yếu để giành cho giới nghiên cứu và các học viện.
GS Nguyễn Ngọc Bích đã phát ra cho khán giả các bản copy bài thơ trên, với các khuyên đỏ ghi các lỗi chữ Hán.
Nhưng có thật đây là tác phẩm thi ca của Hồ Xuân Hương?
GS Nguyễn Ngọc Bích cũng nói rằng, tại sao ngôn ngữ trong thi tập Lưu Hương Ký nhiều phần nghiêm túc, kể cả các bài thơ gửi tình nhân của bà, trong khi đó thơ truyền tụng của bà Hồ Xuân Hương lại thanh thanh tục tục, giỡn giỡn đùa đùa… GS nói rằng, khi một thiếu nữ trẻ làm thơ, tất nhiên là nghiêm túc, kể cả khi ngậm ngùi gửi cho mối tình đầu với thiên tài Nguyễn Du… và sau khi lớn tuổi bị đời vùi dập mấy phen làm vợ thứ, bấy giờ lão bà họ Hồ mới làm thơ nghịch ngợm, giễu đủ thứ mà chẳng sợ ai.
Trong cuộc phỏng vấn riêng giành cho Việt Báo, nhà thơ Viên Linh, chủ bút tập san văn học Khởi Hành, kể rằng trong một buổi thảo luận riêng, nhà thơ Viên Linh nói với GS Nguyễn Ngọc Bích rằng nhà thơ tin đó thực sự là thơ của bà Hồ Xuân Hương vì hai lý do:
1) Bản thảo viết tay chắc chắn là thủ bút của Hồ Xuân Hương, vì như khi viết chữ “phong tiêu tiêu” thì người viết đã viết tắt chữ ‘tiêu” thứ nhì – kiểu như chúng at bây giờ viết tắt bằng chữ “nt” (như trên). Một số chỗ viết tắt tương tự cũng thấy trong Lưu Hương Ký. Nếu là thuê người khác chép, hay nếu là người đời chép lại, chắc chắn không dám viết tắt kiểu như thế. Vì chỉ có tác giả mới dám viết tắt như vậy.
2) Ngôn ngữ nghịch ngợm của Hồ Xuân Hương cũng đã hiển lộ lấp lánh trong Lưu Hương ký. Thí dụ, ngày nay chưa ta ưa nói chữ ‘đào nhí’ để chỉ những cô tình nhân trẻ với chàng trai cao niên, thì trong một bài gửi Mai Sơn Phủ, nữ sĩ họ Hồ đã gọi chàng là ‘tình nhi…” (nghĩa là, kép trẻ). Ai làm thơ tuyệt vời như nữ sĩ họ Hồ, ai có nhiều môái tình với nhiều nhà thơ xuất sắc như nữ sĩ họ Hồ vào thời đó…?
Đặïc biệt, trong tập Lưu Hương Ký, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đã viết trong phần biên khảo về nhữõng mối tình của Hôà Xuân Hương, từ mối tình đầu với nhà thơ Nguyễn Du, tới những mối tình sau đó như với Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ, Trần Quang Tĩnh, Trần Ngọc Quán, Trần Phúc Hiển… với tham khaỏ từ các tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn, GS Trần Thanh Mại, Viện Khoa Học Xã Hội, và nhiền văn bản khác.
Trong buổi giới thiệu sách, có hiện diện của các nhà nghiên cứu và nghệ sĩ như Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Tư Mô, Nguyễn Bá Tùng, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Huy Phương, Viên Linh và nhiều viên chức viện Việt Học.
Độc giả muóán tìm mua, xin liên lạc Tổ Hợp Xuất Bản miền Đông Hoa Kỳ.
2607 Military Rd.
Arlington, VA 22207 – USA
Tel & Fax: (703) 525-4538
Email: canhnam@dc.net.
GS Nguyễn Ngọc Bích giới thiệu Lưu Hương Ký và Ảnh Trường Kịch Giới |
||||
WESTMINSTER (NV) – Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích có một buổi nói chuyện về hai tác phẩm “Lưu Hương Ký” và “Ảnh Trường Kịch Giới” vào lúc 7 giờ 30 tối Thứ Sáu tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster. “Lưu Hương Ký” là tập thơ chữ Hán và chữ Nôm do nữ sĩ Hồ Xuân Hương viết ra cách đây gần 200 năm, và do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm và chú thích. Còn “Ảnh Trường Kịch Giới” là của tác giả Hồ Trường An, nói về điện ảnh miền Nam Việt Nam từ khi mới bắt đầu hồi cuối thập niên 1930. Cả hai tác phẩm “Lưu Hương Ký” và “Ảnh Trường Kịch Giới” đều do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ xuất bản.
Theo ông, “Lưu Hương Ký” là cách chơi chữ của Hồ Xuân Hương. Ông giải thích: “’Lưu’ tức là để lại. Còn ‘Hương’ có nghĩa là người phụ nữ tên Hương mà cũng có nghĩa để lại cái ‘hương.’ ‘Ký’ có nghĩa là tập bài thơ, lưu lại cho thế hệ sau này một chút hương thơm, của bà Hồ Xuân Hương.” “Từ đó đến nay, cuốn sách được khai thác dần, nhưng mới được chừng 3/4 tổng số bài thơ,” Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nói. “Nhưng lần này, tôi đã phiên âm ra được tất cả các bài thơ của Hồ Xuân Hương, gồm 44 bài thơ, gồm 15 bài chữ Hán và 29 bài chữ Nôm của bà. Trước giờ ai cũng biết bà là nhà thơ chữ Nôm, nhưng không ai biết bà còn là nhà thơ chữ Hán nữa. Trong ‘Lưu Hương Ký,’ chúng ta sẽ thấy bà làm thơ chữ Hán rất hay.”
“Có thể nói, nhờ quyển ‘Lưu Hương Ký’ chúng ta mới biết các chi tiết này,” Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nói. So với những công trình khảo cứu thơ Hồ Xuân Hương trước đây, “Lưu Hương Ký” có sự khác biệt rất nhiều. “Năm 2000, chính tôi có cho ra cuốn ‘Hồ Xuân Hương Tác Phẩm.’ Cuốn đó chỉ liệt kê những bài thơ người ta gọi là truyền tụng, những bài thơ mà ai cũng biết, và cũng rất nổi tiếng,” ông Bích kể. “Bây giờ, 12 năm sau, tôi mới ra cuốn thơ chữ Hán của bà. Ở trong nước, họ cũng tìm đọc tập thơ này, nhưng lại diễn dịch nhiều chỗ sai quá.” Tại buổi nói chuyện, giáo sư đưa ra một tờ giấy có chữ Hán với những chỗ gạch đỏ, và nói: “Ðây này, tôi đọc một bài trong nước diễn giải, chỉ có 268 chữ mà sai quá chừng, quý vị nhìn những chỗ gạch đỏ sẽ thấy.” “Họ đọc sai, nên hiểu sai. Vì vậy, chúng ta cần phải có một cuốn sách tương đối vững vàng để người ta, gọi là, nhận diện chân mục, tức là bộ mặt thật của thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm trong thời kỳ sơ thời của Hồ Xuân Hương,” giáo sư này giải thích tiếp. Sau đó, ông Nguyễn Ngọc Bích đã phát cho người tham dự những tờ giấy này để tham chiếu. Tại buổi nói chuyện, ông cũng đề cập đến lai lịch phát hiện thi phẩm “Lưu Hương Ký,” ông Trần Thanh Mại (người đầu tiên giới thiệu tác phẩm), những ngờ vực chung quanh tác phẩm, lịch sử khai thác cuốn “Lưu Hương Ký,” cụ Hoàng Xuân Hãn và tình sử Hồ Xuân Hương, và kết thúc một chặng đường nghiên cứu về “Lưu Hương Ký.” Nhân dịp này, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích cũng giới thiệu cuốn “Ảnh Trường Kịch Giới” của tác giả Hồ Trường An. “Trước hết, Hồ Trường An là một nhà văn có lối viết đặc sắc miền Nam, mà chúng ta gọi là ‘miệt vườn.’ Ngoài ra, Hồ Trường An cũng là một nhà nghiên cứu, nghiên cứu nhà văn nữ, nghiên cứu những tiếng hát, tức là lịch sử âm nhạc Việt Nam. Riêng về cuốn này, anh viết về lịch sử điện ảnh miền Nam. Cuốn này chỉ dày 420 trang, nhưng ghi lại đầy đủ lịch sử điện ảnh là một chuyện chưa bao giờ có từ trước tới nay,” ông Bích giải thích. Ông nói thêm: “Thông thường, khi nói về điện ảnh miền Nam, người ta chỉ viết được 10 hoặc 15 trang. Còn cuốn này, ngoài nội dung, chúng tôi còn đưa vào những hình ảnh xưa liên quan đến điện ảnh miền Nam, nói về các diễn viên nam nữ, đạo diễn, phim được đón nhận như thế nào và có các giải thưởng gì.” “Khi xem cuốn này, chúng ta sẽ nhớ lại những phim nổi tiếng của miền Nam, như là ‘Chúng Tôi Muốn Sống,’ ‘Hồi Chuông Thiên Mụ,’ ‘Ðất Khổ,’ và ‘Chiều Tím’ cũng như nhiều phim khác nữa. Hồi thập niên 1970, miền Nam Việt Nam có rất nhiều phim, có khi tới cả trăm phim. Tất cả những sự kiện này đáng được coi là lịch sử. Từ trước tới nay chưa có ai làm chuyện viết lịch sử này, cho tới khi tác giả Hồ Trường An làm,” Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết. Tại buổi nói chuyện, một số nhân vật trong cộng đồng cũng như bạn bè của giáo sư cũng lên phát biểu và chia sẻ với ông và Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ. Ðược biết, buổi nói chuyện của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích có sự bảo trợ của nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo và Viện Việt Học.
|
One Comment
Chu Việt
Lý luận của nhà thơ Viên Linh về chữ viết tắt (nt)– trường hợp chữ “tiêu” thứ nhì trong “phong tiêu tiêu” — là chỉ dấu của thủ bút tác giả, chỉ là sự khả thể, không nhất thiết là quy luật. Thăm Quảng Tây năm 2001, tôi có mua bài thơ Hoàng Hạc Lâu, chép lại trên một scroll với nét chữ tuyệt đẹp, hiện treo trong nhà. Trong bài, chữ thứ nhì của “lịch lịch” (Tình xuyên lịch lịch…) và “thê thê” (Phương thảo thê thê…) đều được viết chỉ bằng 2 chấm. Dĩ nhiên, đây không thể là thủ bút của Thôi Hiệu.