In an article published online on 14 March, the Vietnamese daily Nhan Dan criticized the fact that the 2013 Reporters Without Borders Netizen Prize was awarded to the Vietnamese citizen-journalist and blogger Huynh Ngoc Chenh.
Like his compatriots Ta Phong Tan and Nguyen Hoang Vi, Chenh was singled out for his defence of freedom of the media and information in Vietnam and for the courage he showed in using his website for the free and constructive expression of diverse opinions about political and social issues in his country.
This is Reporters Without Borders’ response to the various criticisms and comments expressed in the Nhan Dan article:
We are surprised by the contradictory position that the article takes on the very idea of international organizations awarding prizes. It talks of “national pride” in connection with certain international awards but describes those that do not meet with its approval as “political interference.”
This comment reflects what seems to be Nhan Dan’s leading concern. According to the article, “the country’s image” is more important than the positive effect of blogs that win international awards, the information they help to provide to the Vietnamese people, their presentation of a political vision different from the party’s, and a public democratic debate online, which would not have existed if all the space for expression and information had been left to the country’s only permitted political party.
When they write about Vietnam’s political and social problems (which the Nhan Dan article does not try to deny), Chenh, Tan and Vi are not sullying Vietnam’s image. On the contrary, they are improving it and, above all, they are offering the hope that a society that is democratic, informed and free of arbitrary censorship and control of ideas may one day emerge in Vietnam.
There is no need to respond to far-fetched theories about an international coalition of media, NGOs and governments seeking at all costs to “sabotage the Vietnamese authorities.” But we would like to reiterate our vision of freedom of expression and information, two fundamental freedoms covered by the Universal Declaration of Human Rights.
These two freedoms include the right to criticize any political entity, the right to provide information about, and comment on, any event or situation, and the right to cover sensitive subjects such as bauxite mining, territorial disputes between Vietnam and China, and the actions the Vietnamese government takes on these issues.
In countries where media freedom is more or less respected, the media constantly criticize the authorities, make fun of them or turn them into objects of satire without being accused of trying to destabilize the country or overthrow, the government. This is even the case when they publish erroneous information about senior officials.
Those who legitimately try to use these rights in Vietnam risk being jailed for years. We deplore the criminalization of their activities and, in particular, the almost systematic use of article 88 of the criminal code against those who try to provide their fellow citizens with independent news and information.
By awarding the 2013 Netizen Prize to Chenh, we are also paying tribute to the courage of the 31 bloggers and citizen-journalists currently in prison and we are sending the message that freedom of information is much more important than any artificial “image of Vietnam” that the current authorities try to promote.
In the long run, it is defence of this freedom that will contribute most to improving international respect for Vietnam. In the meantime, is there any hope that Nhan Dan will be allowed to publish this response?
RSF phản hồi chỉ trích của báo VN về Giải thưởng Netizen 2013
“Bằng cách trao giải Công dân mạng năm 2013 cho ông Huỳnh Ngọc Chênh, chúng tôi cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với sự can đảm của 31 blogger và các công dân làm báo hiện đang bị cầm tù và chúng tôi xin gửi đi một thông điệp rằng tự do thông tin quan trọng hơn nhiều bất kỳ hình ảnh tạo dựng nào về VN mà chính quyền đang cố gắng quảng bá. Về lâu dài, chính việc bảo đảm quyền tự do thông tin này sẽ góp phần lớn nhất trong việc nâng cao sự tôn trọng mà quốc tế dành cho Việt Nam. Trong khi chờ đợi, có thể hy vọng báo Nhân Dân sẽ cho đăng bài phản hồi này không?…” – Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.
Bản dịch của Nguyễn Thành (Defend the Defenders) – Ngày 22/3/2013 – Trong một bài báo được đăng tải trên mạng ngày 14-3, nhật báo tiếng Việt, tờ Nhân Dân, đã chỉ trích giải thưởng Công dân mạng (Netizen) năm 2013 của tổ chức Phóng viên không biên giới trao cho nhà báo công dân và blogger người Việt Nam: Huỳnh Ngọc Chênh.
Cũng như những đồng bào của ông như cô Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi, ông Chênh đã được chọn vì nỗ lực của ông trong việc bảo vệ tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam và vì sự can đảm mà ông đã thể hiện khi sử dụng website của mình cho tự do phát biểu ý kiến đa chiều mang tính xây dựng về chính trị – xã hội tại đất nước của ông.
Đây là hồi đáp của tổ chức Phóng viên không biên giới đối với những chỉ trích và quan điểm khác nhau được đăng trong một bài của báo Nhân Dân:
Chúng tôi ngạc nhiên bởi lập trường mâu thuẫn của bài báo về chủ trương của các tổ chức quốc tế trao giải thưởng. Nó nói về “niềm tự hào dân tộc” trong mối liên hệ với vài giải thưởng quốc tế nào đó nhưng lại miêu tả những giải thưởng không đúng ý họ thành ra như là “sự can thiệp chính trị”.
Quan điểm này phản ánh mối quan ngại hàng đầu của báo Nhân Dân. Theo bài báo, “hình ảnh quốc gia” quan trọng hơn tầm ảnh hưởng tích cực của những blogger đạt giải thưởng quốc tế, những thông tin mà họ cung cấp cho người dân Việt Nam, lập trường chính trị của họ khác với lập trường Đảng cộng sản, và những cuộc tranh luận trực tuyến công khai về dân chủ sẽ không thể tồn tại được vì mọi không gian ngôn luận và thông tin sẽ chỉ để dành cho một đảng chính trị được phép duy nhất của đất nước.
Khi viết về những vấn đề chính trị và xã hội của Việt nam (mà báo Nhân Dân đã không cố phủ nhận), ông Chênh, cô Tần và Hoàng Vi không bôi nhọ hình ảnh Việt Nam. Ngược lại, họ còn cải thiện nó, và trên hết, họ gieo lên hy vọng về một xã hội dân chủ, được thông tin và giải thoát khỏi sự kiểm duyệt độc đoán và kiểm soát tư tưởng, mà một ngày nào đó niềm hy vọng này có thể thành hiện thực tại Việt Nam.
Không cần thiết phải hồi đáp với những lý thuyết không tưởng về một liên minh quốc tế gồm các tổ chức báo chí, tổ chức phi chính phủ và các chính phủ đang bằng mọi giá tìm cách “phá hoại chính quyền Việt Nam”, mà chúng tôi muốn nhắc lại chủ trương của chúng tôi về tự do ngôn luận và tự do thông tin, hai quyền tự do cơ bản được ghi nhận tại Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.
Hai quyền tự do này bao gồm quyền phê phán bất kỳ chủ thể chính trị nào, quyền cung cấp thông tin và bình luận về bất kỳ sự kiện hay tình huống nào, và quyền đưa tin về các vấn đề nhạy cảm như khai thác bauxite, tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, và các động thái của chính quyền Việt Nam trong các vấn đề này.
Ở những quốc gia mà quyền tự do báo chí ít nhiều được tôn trọng, họ liên tục chỉ trích chính quyền, chế giễu họ hoặc biến họ thành trò cười mà không bị buộc tội hoạt động nhằm gây bất ổn đất nước hoặc lật đổ chính quyền, thậm chí ngay cả trong trường hợp họ đăng các thông tin sai lệch về các quan chức cấp cao.
Những ai nỗ lực sử dụng các quyền chính đáng này tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bỏ tù trong nhiều năm. Chúng tôi lên án hình sự hóa các hoạt động này của họ, và đặc biệt là việc sử dụng điều 88 Bộ luật hình sự một cách có hệ thống nhằm chống lại những người cố gắng cung cấp các thông tin và tin tức độc lập cho đồng bào của họ.
Bằng cách trao giải Công dân mạng năm 2013 cho ông Chênh, chúng tôi cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với sự can đảm của 31 blogger và các công dân làm báo hiện đang bị cầm tù và chúng tôi xin gửi đi một thông điệp rằng tự do thông tin quan trọng hơn nhiều bất kỳ hình ảnh tạo dựng nào về VN mà chính quyền đang cố gắng quảng bá.
Về lâu dài, chính việc bảo đảm quyền tự do thông tin này sẽ góp phần lớn nhất trong việc nâng cao sự tôn trọng mà quốc tế dành cho Việt Nam.
Trong khi chờ đợi, có thể hy vọng báo Nhân Dân sẽ cho đăng bài phản hồi này không?
Nguồn: http://en.rsf.org/
Bản dịch của Nguyễn Thành (Defend the Defenders)