Ô. Obama lên điểm nhờ “chơi ba đòn luật pháp” vận dụng cơ chế chánh quyền. Tối cao Pháp Viện phán quyết luật cải tổ bảo hiểm y tế của Ông hợp hiến. Tối cao Pháp Viện cũng phán quyết đơn thỉnh cầu của Bộ Trưởng Tư Pháp của nội các Obama rằng luật về di trú của TB Arizona một phần vi hiến, xác quyềt quyền giải quyết vấn đề di trú là quyền của liên bang. Cỏn Ô. Obama nhân danh tổng thống ký sắc lịnh hoãn trục xuất khỏang 800.000 người gốc Latino nhập cư bất họp pháp hồi nhỏ dưới 16 tuổi, sống ở Mỹ được 5 năm không, được hõan trục xuất và dược xin phép làm việc.
Rombama
Nếu Ô. Obama thắng nhờ cơ chế chánh quyền, thì người dân Mỹ chắt chiu từ đồng Đô la, đảng Cộng Hòa dồn nỗ lực giúp cho Ô. Romney có phương tiện tài chánh vận động tranh cử. Liên tục trong hai tháng liền, ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa Romney gây quỹ tranh cử nhiều hơn ứng cử viên tổng thống Dân Chủ Obama. Và dây cũng là thời điểm ứng cử viên Romney bắt đầu phác họa chính sách đối ngọai của Ông.
Theo báo điện tử Politico chuyên theo sát chánh trị bầu cử Mỹ, vào ngày thứ năm 5 tháng Sáu, Romney gây quỹ được 100 triệu, tạo một kỷ lục mới trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Đó là một số tiền lớn hơn nhiều so với những số tiền mà ứng cử viên Obama gây quỹ được và đã công bố.
Không phải tháng Sáu hơn mà tháng Năm,Ô. Romney cũng gây quỹ được nhiều hơn : Romney 76,8 triệu; Obama 60 triệu. Đây là lần đầu tiên Ô. Romney thắng Ô. Obama trên phương diện gây quỹ.
Tuy bộ tham mưu tranh cử của Ô. Obama chưa công bố số tiền gây quỹ được trong tháng 6, nhưng chính TT Obama và những đại gia kinh tài thân cận Obama tăng gia cường độ và nhịp độ kêu gọi sự ủng hộ tiền bạc chứng tỏ kết quả gây quỹ của Obama thua sút Ô. Romney.
Là ứng cử viên tổng thống đang tại chức nhiều lợi thế hơn người đang tranh cử, trong thời gian chỉ còn 4 tháng nữa là tới ngày bầu cử, số tiền gây quỹ của ứng cứ viên đối lập vượt trội như thế là một mối lo không nhỏ cho TT Obama.
Obarom
Số tiền gây quỹ là phương tiện tối cần thiết cho cuộc vận động. Nó cũng là là thước đo mức độ ủng hộ của quần chúng và khối cử tri Mỹ đối với ứng cử viên. Nó là dấu chỉ quan trọng và thiết thực hơn kết quả thăm dò ý kiến. Người dân móc túi 1 Đô la ra giúp, yên chí là sẽ bỏ phiếu cho người mình giúp, đó là chưa nói người tặng dữ đó còn vận động thêm bè bạn giúp cho lá phiếu nữa. Nó quan trọng và thiết yếu đền nổi có người nói ở Mỹ không có tiền thì đừng làm chánh tri, đừng ứng cử.
Ô. Obama lo là phải vì trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2008, Ông chỉ là một thượng nghị sĩ, da lại đen, còn tương đối mới trên chính trường liên bang Mỹ; thế mà vào tháng 9 năm 2008, dân chúng Mỹ đã đóng góp một số tiền kỷ lục cho Ông tranh cử : 150 triệu Đô. Bây giờ còn 4 tháng nữa bầu, mà liên tục hai tháng, tháng 5 và tháng 6, số tiền dân chúng và cử tri đóng góp giúp cho đối thủ Romney tranh cử nhiều hơn Ông, thí làm sao Ô. Obama không lo được.
Lo trong bụng nhưng ngòai miệng, bộ tham mưu tranh cử của Obama cũng phải tìm lý lẽ để hóa giải. Tấn công là phòng thủ tốt nhứt; những chuyên viên lo vận động cho Ô. Obama nói phía Cộng Hòa công bố những con số trên có mục đính là để làm chệch hướng chú ý của cử tri trước thắng lợi của TT Obama trước Tối cao Pháp Viện tuyên phán luật cải tổ y bảo hiểm y tế của Ông Obama – là hợp hiến. Một phán quyết làm sửng sốt 26 tiểu bang và nhiều người Mỹ vì TCPV giải thích diều khỏan buộc người dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế nếu không đầu năm 2014 sẽ bị phạt tiền. Điều đó trái với lối sống, trái với tinh thần hiến pháp tự do cá nhân của Mỹ. Thế mà TCPV giải thích nghe cũng êm tai, rằng nhiệm vụ phải mua bảo hiểm sức khỏe đó là một hình thức nghĩa vụ của công dân như nghĩa vụ người dân phải đóng thuế vậy; do đó Quốc Hội có thẩm quyền làm.
Trở lại số tiển gây quỹ vượt trội của Ô. Romney. Phân tích sâu rộng hơn một chút, thí thấy nó còn nhiều hơn số từ phía bộ tham mưu tranh cử của Ô. Obama công bố. Vì số của bộ tham mưu Romney công bố chưa tính số tiền mà các tổ chức quyền lợi đặc biệt gọi là “super-PACs” hay Siêu Ủy Ban Vận động Chánh trị được các mạnh thường quân ủng hộ Romney đóng góp cho những ủy ban này.
Rombama
Từ đầu năm năm 2010, Tối Cao Pháp Viện Mỹ nhơn danh quyền tự do ngôn luận, cho phép những ủy ban này gây quỹ, nhận và xài không định mức để ủng hộ các ứng cử viên mà những tổ chức này ủng hộ trong đó có việc đánh phá ứng cử viên đối lập.
Số tiền các ủy ban này gây quỹ và sử dụng tư do, hàng triệu triệu Đô la, thường dùng chi cho truyền hình để vô nước cho gà nhà và hạ gà địch. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 được đánh dấu bởi sự lên cơn đánh phá nhau tơi bời hoa lá do các Super PAC thực hiện. Truyền hình là ngư ông đắc lợi trong cuộc ngao cò tương tranh này.
TT Obama biết số tiền và việc đánh phá của các Super PAC ủng hộ Romney là một thế lực đáng gờm. Ông tuyên bố những người bên kia (Cộng Hòa) sẽ xài số tiến lớn hơn bao giờ trong lịch sử, tại Sandusky, TB Ohio, trong chuyến đi vận động bằng xe bus đến những tiểu bang bản lề thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Còn ứng cử viên Romney sau hai tháng được cử tri và dân chúng ủng hộ tiền bạc để tranh cử nhiều hơn TT Obama, Ô. Romney bắt đầu tạo thế đứng của mình như một nhà lãnh dạo quốc gia Mỹ trên trường ngọai giao quốc tế. Bộ tham mưu và Ông khỏi sự phác họa một cuộc vận động từ hải ngọai, hệ thống hóa chính sách đối ngọai của Romney.
Theo lịch trình người ta thấy, Romney sẽ công du năm nước. Mùa hè này Ô. Romney sẽ đi Anh nhơn Thế Vận Hội khai mạc ở nước này. Và qua chuyến đi này Ông sẽ dừng chân thêm ba nước nữa: Đức, Ba Lan, có đọc diễn văn long trọng và có thể dến Afghanistan.
Prime Minister Benjamin Netanyahu meets with former Governor of Massachussets Mitt Romney on January 13, 2011 in Jerusalem, Israel.
Chắc chắn một nước Ông không thể không đến, mà còn dến trước hơn các nước kia, là Do Thái. Nhân vật Do Thái mà Ông chắc phải gặp là Thủ Tướng Benyamin Nétanyahou, là người vào thập niên 1970 thường có mặt trong tập đòan tài chánh Boston Consulting Group mà Ô Romney là nhân vật then chốt.
Chuyến đi này ai cũng thấy Ô Romney muốn thuyết phục và tạo cảm tình của những nhà truyển giáo và cử tri Mỹ gốc Do Thái. Những người này là khối cử tri đã xa rời TT Obama sau khi dắc cử chấp chánh. Khồi cử tri này trong kỳ bầu cử 2008, 75% bỏ phiếu cho Obama, nhưng sau khi TT Obama nắm được chánh quyền những người này thấy và thường lên án TT Obama quay lưng lại với họ. Trong tình hình đó Romney rất dễ dàng thuyết phụ người gốc Do thái. Do thái gốc Mỹ là một cộng đồng có thế lực tài chánh, chánh trị, có kỹ luật bầu cử, và giỏi chánh quyền vận ở Mỹ. TT Obama gây quỹ năm 2012 thua Romney cũng vì giới truyền giáo Do Thái và cộng đồng Do Thái quay lưng lại với TT Obama vi cho rằng Ô Obama không chung thủy nếu không muốn nói là phản bội.
Ô Romney cũng phải có đối sách với Nga, là nước Ông từng tuyên bố trên CNN, nói một cách không dè dặt, cho Nga là “kẻ thù địa lý chánh trị số 1” của Mỹ.
Những nhận định và tuyên bố bộc trực, có thể không khéo léo về một số nước ngòai trước đây của Ô Romney chánh yếu là do nhu cầu tranh thủ nhân tâm người Mỹ ở quốc nội của Mỹ. Bộ tham mưu tranh cử của Ông đang làm lịch trình công du cho Ông, nhất thiết sẽ có những gợi ý cần thiết về tiếp xúc và tuyên bố cho Ông để ngòai ấm, trong êm mà mục đích quan trong là tạo thế đứng ngọai giao cho người lãnh đạo quốc gia cho Ông. Về kinh nghiệm điều hành nội địa Ông Romney có kinh nghiệm làm thống đốc. Khuynh hướng chung của dân Mỹ gần đây là thường tin những ứng cử viên tổng thống có kinh giải quyết nội trị ở tiểu bang. Nhưng người dân Mỹ cũng muốn ứng cử viên Mỹ phải có tầm vóc quốc tế vì tổng thống Mỹ là người đại diện quốc gia về ngọai giao.
Sau cùng gây quỹ nhiều hay ít hơn đối thủ hai tháng, tỷ lệ thăm dò cao thấp hơn về vấn đề này hay nọ, không có nghĩa là chắc ăn. Hẵn còn nhớ trong kỳ bầu cử sơ bộ của hai đảng, về số tiền gây quỹ và kết quả thăm do, lúc nào Thượng nghị sĩ Obama cũng thua TNS Hillary bên Dân Chủ và McCain lúc nào cũng thua Romney bên Cộng Hòa, nhưng đại hội Đảng chỉ định Obama và McCain làm ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng. Tranh cử cũng như tranh đua đá banh, banh còn lăn, còn bất ngờ xảy ra.
Vi Anh