Ngày 1 tháng 02 năm 2011, buổi hội luận Diễn Đàn Dân Chủ do ông Ngô Quốc Sĩ điều hợp trên đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại đã bàn về đề tài “Sức mạnh Quần Chúng” liên hệ đến công cuộc cứu nguy Tổ Quốc Việt Nam. Vị diễn giả được mời tham gia hội luận là Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, nguyên nlà Phụ Tá Viện Trưởng Đại Học Huế tại Việt Nam truớc năm 1975. Tại hải ngoại, GS Trang là một khuôn mặt tranh đấu được nhiều người biết đến như là Điều Hợp Viên Mạng Lưới Nhân Quyền và hịện là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vần & Yểm trợ của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc.
Sỡ dĩ chúng tôi chọn đề tài “Sức mạnh quần chúng” vì những diễn biến tại Trung Đông hôm nay, cũng như những diễn biến tại Đông Âu 20 năm trước đây, làm mọi người liên tưởng tới Việt Nam với những biến chuyển tương tự với các cuộc xuống đường của dân oan, của các tín hữu Tin lành tại Saigon, Huế, và nhất là của các tín đồ Công Giáo trước đây tại Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu,v.v. . Chúng ta hãy tự hỏi, tại sao Việt Nam không phải là Đông Âu trước đây và Trung Đông hôm nay?
Ngô Quốc Sĩ
Đông Âu trước đây Trung Đông hôm nay
Hỏi: Trung Đông đang bùng lên những trận bão cách mạng, tạo những chuyển đổi chính trị lớn tại Tunisia, Algerie, Yemen và nhất là Ai Cập. Xin điểm qua những biến chuyển thời sự nóng bỏng đó.
Đáp: Ngày 17/12/2010, Mohamed Bouazizi, một thanh niên tại Tunisia đã châm dầu vào người tự thiêu. Anh là một thanh niên 26 tuổi, đã tốt nghiệp đại học, nhưng không thể kiếm được việc làm nên sau nhiều tháng thất nghiệp, anh đã hành nghề bán trái cây để mưu sinh. Vì không có tiền hối lộ cho cảnh sát, anh đã bị phạt nhiều lần và vào ngày 17/12 không những anh bị tich thu xe bán hàng mà còn bị cảnh sát chũi mắng, đánh đập. Quá phẩn uất và tuyệt vọng, Bouazizi đã tưới dầu vào người tự thiêu để phản đối.
Cái chết của Bouazizi đã là tiếng thét trầm thống thay cho hàng triệu người dân Tunisia thấp cổ bé miệng lâu nay vẫn mang nỗi uất hận trong lòng nhưng chưa có cơ hội bày tỏ. Chính cái chết của anh đã khiến cho mọi người bừng tĩnh rằng không ai có thể cứu họ, mà chính họ phải đứng lên tự cứu mình, Nỗi sợ hãi của quần chúng bỗng nhiên biến tan. Thế là một phong trào phản kháng bùng lên như những trận cuồng phong.
Sau một tuần lễ bị dân chúng Tunisia biểu tình phản đối và đúng bốn tuần lễ sau cái chết bi thảm của Bouazizi, Tổng Thống Ben Ali, nhà độc tài nắm quyền sinh sát trong 23 năm đã phải lên máy bay rời Tunisia trốn sang tị nạn tại Saudi Arabia. Sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ độc tài Ben Ali đã làm cho chính giới quốc tế ngỡ ngàng và đã được báo chí mệnh danh là cuộc cách mạng hoa lài, vì hoa lài là biểu tượng quốc gia của nước Tunisia.
Dưới sự cai trị của Ben Ali, Tunisia là một quốc gia Bắc Phi tương đối phát triển và tiến bộ hơn nhiều quốc gia khác tại Phi Châu, nhưng xã hội đầy dẫy bất công, chỉ một thiểu số rất nhỏ bà con và bè đảng của Tổng Thống nắm trọn quyền kinh tế và giàu sang trong khi đa số dân chúng nghèo nàn xơ xát. Quốc nạn tham nhũng, bất công, độc tài và chà đạp nhân quyền đã bị quốc tế và các tổ chức nhân quyền lên án nặng nề từ nhiều năm qua.
Trong những ngày gần đây, chúng ta đã nghe nhiều nguồn dư luận bàn tán về ảnh hưởng dây chuyền domino từ cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia sang các nước lân cận như Algerie, Yemen, và nhất là Ai Cập.
Vào ngày 30-1-2011, dân chúng Sudan đã tổ chức biểu tình tại nhiều thành phố lớn. Họ đã bị cảnh sát đàn áp, bắt giam 113 người và bắn chết một sinh viên dại học. Nhưng dân chúng vẫn không nao núng, và nhiều cuộc biểu tình vẫn còn được tiếp diễn.
Sau khi nghe tin cuộc cách mạng hoa lài của Tunisia, dân chúng nước Jordan cũng tổ chức biểu tình phản đối vì thất nghiệp và tham nhũng. Quốc vương Abdullah II của xứ nầy đã cấp thời có biện pháp cứu nguy bằng cách cải tổ chính phủ và hứa hẹn ưu tiên tìm cách giải quyết các tệ nạn nói trên.
Tại Yemen, sau khi được tin dân chúng sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào ngày 4/2/2011 để phản đối chính quyền, Tổng Thống độc tài Ali Abdullah Salech, người đã làm Tổng Thống nước nầy trong 32 năm liên tiếp cũng đã phải tuyên bố ông sẽ không ra tái tranh cử khi mãn nhiệm kỳ đương nhiệm vào năm 2013 nhằm xoa dịu bớt sự bất mãn của quần chúng.
Tại Ai Cập cũng thế. Tổng Thồng Mubarak đã cai trị với bàn tay sắt trong ngót 30 năm từ 1981 đến nay. Trải qua sáu nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ 5 năm và lần nào cũng tổ chức bầu cử gian lận và không dân chủ. Trong 30 năm đó, dưới chế độ độc tài công an trị, bất cứ ai chỉ trích hoặc là người đối lập có uy tín đều bị cầm tù. Các quyền tự do và nhân quyền căn bản của người dân đều bị chà dạp trắng trợn. Xã hội đầy rẩy bất công và tham nhũng. Chỉ bà con, tay chân của Tổng Thống là được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, còn đai đa số dân chúng phải sống trong cảnh nghèo túng, khó khăn. Một số rất đông dân chúng thất nghiệp mà đa số là thanh niên từ 18 đến 40 tuổi. Thêm vào đó, tình trạng khủng hoảng tài chánh thế giới trong mấy năm qua đã gây thêm nhiều khó khăn cho dân chúng, như đồng bạc mất giá, lạm phát quá cao, giá cả hàng hóa tiêu thụ, nhất là thực phẩm càng ngày càng gia tăng, đắc đỏ. Tệ nạn tham nhũng hoành hành. Bất công xã hội và hố cách biệt giàu nghèo quá lớn. Sự bất mãn của dân chúng khắp nơi đã trở thảnh những thùng xăng chỉ chờ ngòi lửa là bộc phát.
Cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia đã là ngòi nổ làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh tại Ai Cập. Kể từ ngày 25/1/2011 đến những ngày đầu tháng 2/2011 đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình kéo dài liên tục với hàng chục ngàn người tham dự, từ thủ đô Cairo đến các thành phố lớn như Alexandria, Suez và Ismailia, và những thành phố nhỏ dọc theo bờ sông Nile.
Sau năm ngày dân chúng biểu tình rầm rộ, ngày 30/1/2011, T.T. Mubarak đã nhượng bộ bằng cách giải tán nội các đương nhiệm, cử một tướng lãnh lên làm thủ tướng
và bổ nhiệm tướng Suleiman, nhân vật từng đứng đầu cơ quan tình báo của quân đội lên làm phó Tổng Thống. Hai hôm sau, ngày 1/2/2011, T.T. Mubarak đã tuyên bố sẽ không ra tái cử vào tháng 9 tới đây, nhưng quần chúng vẫn không thỏa mãn và tiếp tục đòi ông phải từ nhiệm và ra đi ngay lập tức.
Hỏi: Người ta thường nói, đâu có bất công thì đó có cách mạng. Xin phân tích những động lực nào đã làm cho khí thế cách mạng bùng lên tại Trung Đông? Chính Tri? Kinh Tế? Hay Xã Hội?
Đáp: Theo tôi, người ta thường nói, đâu có bất công thì đó có đấu tranh. Có lẽ như vậy đúng hơn. Nhưng không sao, đấu tranh và cách mạng đều có cùng mục đích là xóa bỏ bất công và đem lại công bằng, tự do, dân chủ cho người dân. Đấu tranh và cách mạng chỉ khác nhau ở tầm vóc của sự việc. Đấu tranh có phạm vi nhỏ hẹp hơn, còn cách mạng thì trái lại, phạm vi rộng lớn, bao quát hơn.
Bây giờ chúng ta trở lại câu hỏi, đâu là những động lực đã làm cho khí thế cách mạng bùng lên tại Trung Đông?
Các quốc gia tại Trung Đông và Bắc Phi trước kia hầu hết đã bị các đế quốc từ Âu Châu đô hộ, và các nước nầy chỉ được trả lại độc lập sau đệ nhị thế chiến. Nhưng oái ăm thay, dân chúng các nước nầy vừa thoát khỏi ách nô lệ của ngoại bang thì họ lại phải sống dưới sự cai trị độc tài, chuyên chế và bất công, có khi còn tệ hơn thời ngoại thuộc nữa!
Theo trào lưu tiến bộ của nhân loại, các nước nầy đều phát triển, tiến bộ hơn trước, nhưng vì các chế độ độc tài chỉ ưu đãi một số rất nhỏ bà con và tay chân của các lãnh tụ độc tài, trong khi đại đa số dân chúng phải sống nghèo khổ. Xã hội đầy dẫy bất công, tham nhũng và nhân quyền bị chà đạp. Gặp lúc tình trạng tài chánh thế giới bị khủng hoảng như hiện nay, nạn thất nghiệp càng lên cao, vật giá ngày càng đắc đỏ, đời sống dân chúng càng khó khăn hơn trước. Trong khi đó, chính phủ không lo phục vụ dân mà chỉ lo vơ vét, làm giàu và hưởng thụ. Dân chúng rất bất mãn, nhưng các chế độ nầy đều là những chế độ độc tài, phản dân chủ và công an trị. Bất cứ ai lên tiếng chỉ trích hay phản đối đều bị đàn áp, tù đày. Nhưng tức nước vỡ bờ, vì thế cái chết bi thảm của Bouazizi đã lả một ngòi nổ làm bùng lên cuộc cách mang hoa lài tại Tunisia.
Theo nhận xét của Tiến Sĩ Emile Hokayem thuộc viện nghiên cứu International Institute for Strategic Studies, dân chúng tại các nước Á Rập đứng lên tranh đấu vì họ không thể tiếp tục chịu đựng cuộc đời nghèo túng, bất công, và nhân phẩm của họ không được tôn trọng.
Nói tóm lại, tình trạng thất nghiệp, xã hội thối nát, bất công và độc tài tham nhũng đã là những động lực làm bùng lên khí thế cách mạng tại Trung Đông.
Hỏi: Theo dõi và quan sát diễn biến, mọi người đều nhận thấy sức mạnh của quần chúng và thông tin đại chúng là những yếu tố quyết định thắng lợi. Xin phân tích sức mạnh quần chúng và thông tin đại chúng tại các nước đang có biến động tại Trung Đông.
Đáp: Với phương tiện truyền thông đại chúng phổ quát và tân kỳ hiện nay, nhờ báo chí, truyền thanh, truyền hình và nhất là các hệ thống thông tin qua Internet và điện thoại di động có thể chuyển tải tin tức và hình ảnh đi khắp thế giới trong nháy mắt do bất cứ một người nào cũng có thế thực hiện được chứ không cần phải là các phóng viên chuyên nghiệp. Đó là những phương tiện thông tin dễ dàng xử dụng để kết nối và tổ chức đại khối quần chúng. Nhờ đó người ta có thể huy động sự tham dự cùa hàng trăm ngàn người trong một thời gian ngắn ngũi kỷ lục một hai ngày. Khối quần chúng tham dự biểu tình, càng đông khí thế càng lớn. Và với sức mạnh của biển người, họ có thể khuất phục được lực lượng cảnh sát và quân đội, như đã từng xảy ra khắp nơi trên thế giới, và đặc biệt gần đây nhất là tại Tunisia. Các phương tiện truyển thông đại chúng hiện đại và sự tham dự của biển người trong các cuộc biểu tình có thể tạo nên một sức mạnh phi thường làm cho các nhà độc tài phải chùn bước và nó cũng gây nên ảnh hưởng dây chuyền domino rất nhanh và rất mạnh.
Bằng cớ hiển nhiên là sau cuộc cách mạng thành công của nhân dân Tunisia, dân chúng tại Ai Cập và nhiều quốc gia lân bang như Jordan, Sudan, Algerie, Yemen, v.v. cũng đã tự động tổ chức nhiều cuộc biểu tình để bày tỏ thái độ bất mãn đối với các chính quyền độc tài, tham nhũng.
Cho đến nay, ảnh hưởng dây chuyền mạnh nhất vẫn là Ai Cập, một quốc gia tại Bắc Phi với hơn 80 triệu người. Tại Ai Cập, kể từ ngày 25-1-2011 đã có nhiều cuộc biểu tình rất lớn kéo dài hơn một tuần lễ với sự tham dự của hàng trăm ngàn người tại nhiều thành phố lớn. Đặc biệt tại thủ đô Cairo, dân chúng đã liên tục biểu tình tại quảng trường Giải Phóng. Ngày 1-2-2011 số người tham dự lên tới gần một triệu ngưới.
Hỏi: Biến chuyển tại Trung Đông hôm nay làm ta liên tưởng tới cuộc giải phóng Đông Âu 20 năm trước đây. Xin phân tích sức mạnh quần chúng trong tiến trình dân chủ hóa toàn cầu.
Đáp: Như chúng ta đã biết, cuộc tranh đấu bất bạo động của Công Đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan thành công đã gây một ảnh hưởng dây chuyền domino làm sụp đổ hoàn toàn các chế độ độc tài Cộng Sản tại Đông Âu và liên bang Sô Viết vào những năm đầu thập niên 1990. Lần lược sau đó, những cuộc cách mạng màu tiếp tục bùng nổ đưa đến sự xóa bỏ các chế độ độc tài tại Serb (2000), Georgia (2003), Ukraine (2004) và Kyrzystan (2005). Theo sự nghiên cứu và phân tích của Tiến Sĩ Gene Sharp thuộc học viện Albert Einstein Institution, sức phản kháng của khối đông quần chúng, không xử dụng vũ lực mà chỉ bằng những thái độ bất phục tùng và bất hợp tác với tinh thần kỹ luật và cương quyết, sẽ đẩy lùi chế độ độc tài phải nhượng bộ từng bước, và cuối cùng cũng sẽ sụp đổ trước sức ép của quần chúng và của dư luận thế giới.
Cũng theo nhận định của Tiến Sĩ Gene Sharp, các chế độ độc tài đứng vững được nhờ có 3 yếu tố, đó là (1) lực lượng công an cảnh sát; (2) lực lượng quân đội và (3) sự tuân phục của quần chúng vì họ quá sợ hãi sự đàn áp của nhà cầm quyền. Nếu dân chúng vượt qua được nỗi sợ và có thể tập hợp lại thành một số đông, càng đông càng tốt, thì họ sẽ tạo được một sức mạnh đáng kể. Lực lượng công an cảnh sát là công cụ bảo vệ chế độ, nhưng sứ mệnh của quân đội là bảo vệ tổ quốc và nhân dân, vì vậy các cuộc biểu tình muốn thành công phải tìm mọi cách bày tỏ thiện cảm với anh em quân nhân. Vào những thời điểm quyết liệt, quân đội vẫn thường đứng về phía nhân dân trong các cuộc đối đầu với các lãnh tụ độc tài chuyên chế.
Các biến cố mới xảy ra vào tháng trước tại Tunisia đã cho chúng ta thấy hai điều: (1) chế độ độc tài có vẻ vững mạnh nhưng thực chất lại rất yếu kém; và (2) quần chúng biểu dương lực lượng trên công viên bằng biển người trong trật tự và bất bạo động có thể tạo nên áp lực chính trị rất lớn không ai có thể ngờ tới.
Hỏi: Nhiều người lo sợ khoảng trống lãnh đạo sẽ tạo cơ hội cho các thế lực Hồi Giáo cực đoan nắm thế chủ động tại Trung Đông, có thể tạo bất ổn thế giới, ông nghĩ sao về quan tâm nầy?
Đáp: Theo tôi, mối quan tâm đó là rất chính đáng. Điều nầy đã từng xảy ra tại Palestine mấy năm trước đây. Dạo đó, do áp lực của Hoa Kỳ, Palestine đã tổ chức bầu cử tự do, nhưng dân chúng chưa được chuẩn bị kỹ càng nên đã bị một tổ chức Hồi Giáo cực đoan lấn lướt và chiếm đa số ghế trong quốc hội, làm suy yếu chính quyền Palestine và phá mất cơ hội hợp tác hòa bình giữa Palestine và Isreal. Tình hình chính trị hiện nay tại Ai Cập nói riêng và tại Trung Đông nói chung hết sức phức tạp, các nước tây phương, nhất là Hoa Kỳ và Do Thái rất quan ngại khi những nước tại Trung Đông như Ai Cập có cách mạng nhưng nếu chẳng may chính quyền tương lai lại rơi vào tay một thế lực Hồi Giáo cực đoan thì đó là một đại họa không những cho quốc gia đó mà cho toàn thế giới.
Hỏi: Bài học Trung Đông có thể áp dụng cho Việt Nam, sức mạnh quần chúng phát xuất từ đâu? Lao Động? Trí Thức? Tôn Giáo?
Đáp: Điều đầu tiên chúng ta có thể học được từ các biến cố tại Trung Đông là các chế độ độc tài có thể là một chính quyền mạnh nhưng không bền vững như các nước có dân chủ thật sự. Tại những nước độc tài, chính quyền chỉ đứng vững nhờ thủ đoạn đàn áp và nỗi sợ hãi của dân chúng. Khi dân chúng đã vượt qua được nỗi sợ hãi, nếu họ quá bất mãn và sẵn sàng đối đầu với bạo lực thì sức mạnh của đám đông của biển người có thể làm rung chuyển các chế độ độc tài chuyên chế.
Câu hỏi kế tiếp chúng ta cần tìm ra, đó là tại Việt Nam, sức mạnh quần chúng phát xuất từ đâu? Như Tiến Sĩ Gene Sharp đã phát biểu, các cuộc đấu tranh bất bạo động muốn thành công, trước hết chúng ta phải có sự tham dự của một số đông áp đảo, có quyết tâm và có kỹ luật. Luôn luôn tránh bạo động để khỏi bị kết án và trở thành bằng cớ để công an đàn áp thẳng tay. Dưới chế độ Cộng Sản độc tài công an trị tại Việt Nam rất khó có thể tập trung đông đảo quần chúng, ngoại trừ những ngày lễ lớn như Hội Tết, Lễ Giáng Sinh, Lễ Phật Đản, Lễ Lao Động, Lễ Quốc Khánh, v.v. hoặc những dịp cử hành tang lễ của một nhân vật uy tín, quan trọng, hoặc tang lễ của một nạn nhân đã tử nạn vì bị Công an tra tấn, đàn áp. Đó là những dịp dân chúng tụ họp đông đúc, rất dễ phát động những cuộc biểu tình tự phát.
Hỏi: Các phong trào dân chủ trong nước nên khai dụng tình thế hiện tại như thế nào?
Đáp: Câu hỏi nầy có lẽ nên được nêu ra với các nhà dân chủ trong nước thì thích hợp hơn. Nhưng tiện đây, tôi cũng xin nêu lên vài suy nghĩ sơ khởi. Đồng bào trong nước nên nỗ lực tối đa phổ biến các tin tức về Trung Đông thật rộng rãi cho quần chúng, không những qua Internet mà phải bằng in ấn dễ chuyền tay nhau. Nhờ đó, các giới bình dân, lao động, thợ thuyền từ Nam chí Bắc có thể thấy được tầm quan trọng của sức mạnh quần chúng (People’s power). Họ cần nghiên cứu đâu là địa điểm thuận tiện và tốt nhất để tổ chức tập họp tại Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ vì chỉ có các nơi đó có nhiều triễn vọng gây được sức ép lớn nhất lên chế độ độc tài toàn trị. Họ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng nhân sự và các kế hoạch hành động cụ thể để một khi cơ hội đến là có thể ra tay ngay lập tức.
Hỏi: Dân Việt hải ngoại có thể đóng góp được gì cho công cuộc cứu nguy tổ quốc trước hiện tình sôi bỏng Trung Đông?
Đáp: Trước hiện tình tại Trung Đông, người Việt hải ngoại có thể đóng góp vào nỗ lực vận dộng dân chủ cho quê nhà bằng nhiều phương cách khác nhau, tùy theo trường hợp và hoàn cảnh của mỗi người.
Trước hết, chúng ta nên chuyển đạt những tin tức nầy về Việt Nam cho gia dinh, bà con, bạn bè và các cơ quan như trường học, công, tư sở và các cơ quan truyền thông lớn nhỏ tại Việt Nam, càng nhiều càng tốt. Những tin tức ấy sẽ giúp cho đồng bào trong nước biết rõ thiên hạ đã phải tranh đấu ra sao để đòi công bằng xã hội và tự do, dân chủ. Từ đó, họ cũng sẽ học được những kinh nghiệm làm sao để có thể vượt qua được nỗi sợ hãi và thế nào là sức mạnh vô địch của một đám đông cương quyết và can trường, dám đối đầu với sự đe dọa của công an và bạo lực.
Sự thành công của cuộc cách mạng hoa lài cũng như của nhiều cuộc cách mạng khác tại các nước Đông Âu và Liên bang Sô Viết trước đây sẽ giúp cho mọi người lên tinh thần và vững tin vào sự tất thắng của công cuộc đấu tranh đòi công bằng xã hội, tự do Tôn Giáo và quyền sống xứng đáng với nhân phẩm con người trong thời đại văn minh của thế kỷ 21.
Chúng ta cũng nên liên tục phổ biến về quê nhà những tin tức về tội ác của Hồ Chí Minh và của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc cũng như tệ nạn bất công, tham nhũng và thái độ hèn nhát của CSVN trước âm mưu đen tối của kẻ thù phương Bắc đang xâm lấn đất đai và biển, đảo của tổ quốc.
Tất cả những việc nầy sẽ giúp cho dân chúng thấy rõ vai trò quan trọng của họ trong công cuộc đấu tranh vì tương lai của chính họ cũng như của tiền đồ đất nước. Không ai có thể cứu họ, mà chính họ phải can đảm đứng lên đối đầu với bất công và bạo lực. Chúng ta ở hải ngoại luôn luôn sẵn sang sát cánh và hậu thuẫn cho họ trong công cuộc giải trừ độc tài, phản dân hại nước để đem lại công bằng, tự do hạnh phúc cho toàn dân.
Nguyễn Thanh Trang & Ngô Quốc Sĩ
One Comment
DS PHẠM ĐĂNG LÝ
Ở cuối bài “Sức mạnh quần chúng ” có câu hỏi :
Hỏi: Dân Việt hải ngoại có thể đóng góp được gì cho công cuộc cứu nguy tổ quốc trước hiện tình sôi bỏng Trung Đông?
Cho tôi xin phép được góp thêm ý qua bài:
THỜI THẾ TẠO THỜI CƠ
Sau thế chiến thứ 2, các cường quốc đồng ý giải thể chế độ thuộc địa và ủng hộ
nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết . Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế không
được như vậy vì có mẫu quốc còn luyến tiếc hoặc đại cường có ý đồ bành trướng
dẫn đến xung đột địa phương, tàn sát nội chiến hay chiến tranh thật sự rất tai hại
cho nền hòa bình của nhân loại .
Hiện nay, Thế Giới thứ ba cũng là những thuộc địa cũ, nhược tiểu bị áp bức dưới thể
chế độc tài, độc đảng đang vùng lên đòi thực thi dân chủ và tự do nhân quyền ; như
ở Côte d’Ivoire,Tunisie, Algérie, Maroc, Egypte, Arabie Saoudite, Jordanie …
Quốc Nội Việt Nam ta đang nằm trong trường họp nầy, bị kềm kẹp bởi các lực lượng
vũ trang khát máu tàn ác nên khó bề đứng lên bày tỏ nguyện vọng .
Ở Hải Ngoại, do thiếu một Tổ Chức Thống Nhứt Người Việt Tị Nạn Chính Trị, tạm đề
nghị các Hội Đoàn còn thật sự tranh đấu chống cộng nên lợi dụng xu hướng toàn
cầu của Phong Trào đòi dân chủ và tự do nhân quyền như đã ghi trong Hiến Chương
Liên Hiệp Quốc, hãy đồng loạt tổ chức liên tục biểu tình trước các sứ quán việt cộng
đòi thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết và các Tự Do Dân Chủ theo hiến định .
Hải Ngoại nên nương THỜI THẾ – trong xu hướng toàn cầu của Thế Giới thứ ba –
đồng loạt biểu tình khắp năm châu, để TẠO THỜI CƠ cho Quốc Nội làm động lực lấy
đà ôm can đảm trong hai tay, vùng lên làm Cách Mạng và viết Lịch Sử .
Hởi Sinh viên, Thanh niên nam nữ , rường cột của mai sau, lãnh đạo của tương lai ,
* hãy nhìn gương Sinh viên, Thanh niên thế giới ,
* hãy sống và hành động xứng đáng là con Rồng cháu Tiên , là hậu duệ hai Bà Trưng
Bà Triệu, các tiên đế Trần Hưng Đạo, Quang Trung …
Dịp may không đến hai lần, hãy nắm bắt lấy cơ hội hiếm có kẻo trễ mà hối tiếc !
Hải Ngoại và Quốc Nội đang trông chờ hành động của hai Lực Lượng khả dĩ đủ khả
năng đứng lên làm Cách Mạng giải thoát Dân Tộc khỏi ách cộng sản, loại bỏ chế độ
độc tài độc đảng, phản quốc cầu vinh, tội đáng tru di toàn đảng . Hai Lực Lượng đó
phải phối hợp nhịp nhàng với nhau mới mong Cách Mạng thành công , đó là Toàn
Thể Nhân Dân bị áp bức nắm tay với Quân Đội Nhân Dân đang nhận ra đâu là
Chính Nghĩa .
Xin giúp phổ biến rộng rải về Quốc Nội và tại Hải Ngoại kèm với hai bài kêu gọi gởi :
* Quân Đội Nhân Dân nhấn mạnh đến vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ đội ,
* 80 triệu Quốc Dân nạn nhân của xã hội chủ nghĩa cho thấy viễn ảnh cuộc sống hậu
cộng sản đúng nghĩa của Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa .
Paris đầu năm 2011
Trúc Nam
Bài kêu gọi 1.-Ai trách nhiệm vụ dâng đất hiến biển ?
Nhận thấy nhà cầm quyền dù mạnh tới mức nào, khi vào mạc vận, đều có những thái độ và hành động báo hiệu ngày tàn vô phương cứu chửa !
Như các vụ đàn áp Tôn giáo, cắt đất giao biển cho Trung cộng, diệt chủng đẫm máu đồng bào Thượng, buôn nô lệ phụ nữ, bán trẻ con làm mải dâm
Thời sự nóng bỏng và nghiêm trọng hiện nay là vụ dâng đất hiến biển cho Trung cộng trong thời bình ! Việc làm hi hữu nầy là sản phẩm sáng tạo của ” đỉnh cao trí tuệ ” đã đẻ ra ” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghiã ” và sự chào dời của các ” tôn giáo quốc doanh “, những quái thai thời đại của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
Thời bình mà dâng đất hiến biển cho ngoại bang chỉ có bọn phản quốc việt gian, mãi quốc cầu vinh là Bộ Chính trị mà đồng lỏa là Quốc hội bù nhìn ém nhẹm im hơi lặng tiếng, không chút phản ứng . Ban Chấp Hành Trung ương đảng cũng đồng tình đồng lỏa nên án binh bất động . Bọn chóp bu lãnh đạo đích danh, trước kia là Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, nay là Mạnh, Lương, Phiêu, Khải, An đều là chánh phạm việt gian bán nước do Tiền nhân khổ công khai phá, mở mang và bảo vệ . Tội chúng đáng Trời tru Đất diệt
Nhưng ai phải chịu trách nhiệm trước Lịch sử, Tổ quốc và Dân tộc ? Vì đã làm ngơ để cho chúng âm thầm lén lút ký kết những văn kiện bất bình đẳng mà khi bị phát giác tự nó tố cáo việc làm bất chánh mà chính chúng cũng nhìn nhận là sai trái nên không dám đưa ra bàn thảo trước Quốc hội hay phổ biến công khai trước thanh thiên bạch nhựt !
Tại Quốc nội,toàn thể giới trí thức, sinh viên học sinh,các tầng lớp xã hội,thậm chí các đảngviên tại chức,nhứt là các đảng viên kỳ cựu về hưu đều phẩn nộ tột độ !
Tại Hải ngoại, cùng lúc đó, đồng loạt các Tôn giáo và tất cả các Hội đoàn , bất luận chính kiến, nhưng vẫn còn quan tâm đến tương lai Việt Nam, đều vô cùng căm phẩn và cực lực lên án bọn lãnh đạo Hà nội việt gian bán nước . Nghỉ rằng trong số hơn triệu đảng viên cộng sản, có thể còn một số ít ” yêu nước chân chính “, ý thức được ” dân chủ tây phương ” , đã dấn thân tranh đấu giành độc lập chủ quyền cho Việt Nam , cùng số thương phế binh còn sống sót sau trận giao tranh biên giới Việt Trung năm 1979, chắc chắn không bao giờ tha thứ hành động gian manh như thế của bọn lãnh đạo , nhưng chưa đến lúc họ lên tiếng mà thôi ! Một số đảng viên lão thành về hưu, nay ” ly khai ” đã đứng lên gay gắt chất vấn kịch liệt Bộ Chính trị và Quốc hội . Còn thiếu cơ quan nào chưa lên tiếng ?
Và bao giờ mới lên tiếng , mới có ý kiến ? Còn chờ đến bao giờ ?
Nêu thẳng vấn đề với Quân Đội Nhân Dân mà nhiễm vụ chính yếu và quan trọng hàng đầu là Gìn Giử An Ninh Biên Giới và Bảo Vệ Toàn Vẹn Lãnh Thổ . Dù dưới chế độ nào, thì Quân đội vẫn chỉ có nhiệm vụ cao cả và duy nhứt đó mà thội . Như Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến năm 1974 và Quân Đội Nhân Dân trong trận xung đột biên giới năm 1979 với Trung cộng .
Nay trước tình thế đòi hỏi, Quân Đội Nhân Dân phải có thái độ dứt khoát, thì sẻ xử trí như thế nào ? Tổ Quốc, Dân Tộc đang chờ xem .
Quân Đội có thể làm Lịch sử , như Lịch sử lúc nào cũng công minh trung thực và sẳn sàng ghi nhận công lao vô biên và hy sinh cao thượng .
Đừng để thanh danh Quân đội bị dìm sâu dưới bùn dơ xú uế, muôn đời không gột rửa được !
Quân Đội Nhân Dân bắt buộc sẻ phải lấy quyết định chẳng đặng đừng, nếu không ngày nay thì cũng mai sau , không năm nay thì cũng phải năm, mười hay vài chục năm sau, trước tình thế ngàn năm một thuở !
Nhân Dân, Dân Tộc không nài nỉ van xin, nhưng chắc chắn sẻ đánh giá đúng mức, không khoan dung, không thiên vị, bởi lẻ Quân đội đã trưởng thành, bao lần toi luyện trong khói lửa, sẻ không phản bội Tổ Quốc, lẩn tránh Trách Nhiệm, bôi lọ Danh Dự, sai lệch Tinh Thần thượng võ , vì quyền lợi nhỏ nhen hay bả vinh hoa phù du ảo tưởng ! Nếu Quân ủy Trung ương phản lại binh nghiệp và quân sử, ngả theo phe việt gian bán nước thì Quân Đội Nhân Dân sẻ có thái độ gì ? Dân Tộc, Tổ Quốc và Lịch Sử đang chờ ! Quân Đội còn chờ gì ?
Paris ngày 01 tháng 3 năm 2003 Trúc Nam tự Long Hổ Hội
Nhờ phổ biến rộng rải tại quốc nội .
Bài kêu gọi 2.- Hai tin vui Mùa Thu làm chấn động dư luận Quốc nội và Hãi ngoại .
Tin thứ nhứt :
Nhóm Nghiên Cứu Kinh Tài & Chiến Lược
Long trọng báo tin mừng tới Đồng Bào Quốc Nội và Cộng Đồng Tị Nạn Chánh Trị Hải Ngoại :
Nhóm chúng tôi có thừa hưởng một tài liệu quý báu, tối mật và tối quan trọng do bậc tiền bối để lại trước khi qua đời . Chỉ những lảo thành trên bát thập, trong vòng thân mật mới có cơ may phong thanh nghe bàn qua hay thoáng nghe được, xác nhận thực chất vào thời gian sau 1975 .
Đây là Tài sản quốc gia sẽ chỉ phải xung nhập vào Ngân Khố Quốc Gia mà thôi, sau khi đảng cộng sản VN phải bị đào thải vỉnh viễn, trước khi quá trể vì sau đó bí mật khó giử lâu được nửa và chủ quyền kho báu có thể thay đổi ! Chúng tôi không dám cam kết . Vừa ngay sau khi đưa ra tin vui nầy thì tình cờ một hậu duệ của một cựu Quốc Trưởng xác nhận công khai trước cử tọa trong phiên họp ngày thứ bảy 14-11-2006 tại Paris (Vitry/Seine), có thấy và biết người đang giữ bản đồ mật nói trên .
Tin hay không là quyền của Cộng Đồng , Nhóm chúng tôi lấy danh dự và mạng sống long trọng cam kết trước Quốc Dân Đồng Bào Quốc Nội và Hải Ngoại, khi một Chánh phủ Cộng Hoà hậu cộng sản, đúng nghĩa Tây phương ra đời, sẽ cống hiến toàn bộ hệ thống chương trình và phương pháp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ước lượng lên tới ba trăm tỷ Mỹ kim !
Dân tộc VN sẽ không còn bị ám ảnh và hãi hùng vì nạn Nghèo Đói và Lạc Hậu nửa
Toàn thể các chương trình hậu cộng sản sẽ được thực hiện ; một kỷ nguyên mới sáng lạng sẽ mỡ ra hầu mang lại hạnh phúc, an khang, thịnh vượng cho một Quốc Gia Việt Nam Tự Do – Dân Chủ – Pháp Trị – Nhân Quyền .
Paris 14-7-2006 , Trúc Nam thay mặt NNCKT&CL
Tin thứ hai :
Nhóm Nghiên Cứu Kinh Tài & Chiến Lược đề nghị với Chánh Phủ Cộng Hòa hậu cộng sản một chương trình chi dụng thiết thực nguồn tài chánh khổng lồ đó :
*1- tức khắc cấp bách thanh toán nạn nghèo đói trên toàn quốc : ưu tiên cho Thương phế binh , trẻ con bụi đời , bần dân, khuyết tật và cao niên phải được bão trợ ăn no mặc ấm ; lưu tâm đến vùng thôn quê hẻo lánh và cao nguyên sơn dã ;
*2- hiện đại hóa và khuếch trương hệ thống y tế đến làng xả nông thôn và chăm sóc sức khỏe miển phí cho toàn dân nhứt là nhi đồng ; chuyễn hóa bịnh viện thành ” nhà thương ” đúng nghĩa ;
*3- thực hiện chánh sách ” nông dân có ruộng , công nhân có nhà ” ;
Không làm ” cải cách ruộng đất ” như việt cộng bằng cách giết hại hằng trăm ngàn lương dân vô tội, để rồi sau đó đoạt thâu tài sản của họ ,
Mà là Tư-hữu-hoá nông dân với chương trình ” người cày có ruộng ” .
Không trao bằng tưởng lục hay mề đai, không lấy của nhà giàu chia cho người nghèo như cộng sản mị dân đã hứa cuội ;
Chánh Phủ Cộng Hòa hậu cộng sản sẽ tạo cơ hội giúp quốc dân tăng gấp đôi Thu nhập đầu người, ngay sau khi cộng sản biến dạng vĩnh viễn .
*4- chỉnh đốn lại toàn diện ngành Giáo Dục , phục hồi đạo lý gia đình và các giá trị tinh thần dân tộc cổ truyền .
Đó là trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu phải giải quyết lập tức và tức khắc để thay thế chánh sách mà cộng sản cố ý tạo ra và áp đặt để cai trị dân !
Để thực hiện những nhiệm vụ nói trên, Quốc nội phải quyết tâm với sự hổ trợ mạnh mẽ của Hãi ngoại, đồng lòng cùng nhau thi hành :
Điều kiện duy nhứt là đào thải đảng cộng sản bằng một cuộc Cách Mạng toàn diện của dân, do dân và vì dân , với biểu tình xuống đường toàn quốc, tổng đình công, tổng bãi thị ; đồng thời vì chánh nghĩa, vì tương lai quốc gia, các lực lượng nhân dân vũ trang, xuất phát từ nhân dân, đều có bổn phận phải tham gia ;
Và Chánh Phủ Cộng Hòa hậu cộng sản, như đã hứa tạo cơ hội, sẽ biếu tặng 1.000 (một ngàn) Mỹ kim cho mỗi gia đình có con em là Sinh viên, Học sinh và Quân Đân Cán Chính tham gia hữu hiệu và đóng góp cụ thể tích cực mang lại thành công hoàn toàn cho Cách mạng .
Chánh Phủ Cộng Hòa hậu cộng sản sẽ tri ơn và Lịch sử sẽ ghi ơn Toàn Thể Quốc Dân Đồng Bào đã tham gia đấu tranh thành công .
Paris Mùa Thu 2006
Trúc Nam thay mặt Nhóm Nghiên Cứu Kinh Tài & Chiến Lược .