Trong năm 1989, hai sự kiện rất quan trọng và rất khác nhau đã diễn ra tại hai địa đầu của thế giới. Tại Đức, bức tường Berlin sụp đổ. Cộng sản, một hệ thống cầm quyền, bị sụp đổ ở Đức và phần còn lại của Đông Âu.
Dân chủ, một nền kinh tế thị trường và việc tự do phát biểu quan điểm chính trị và văn hóa đã chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu và thậm chí cả ở Nga, trong khi, ở Trung Quốc và trong khu vực kiểm soát Cộng sản ở Châu Á, những ảnh hưởng này đã bi đè bẹp bởi các Chính phủ Cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Lào và đặc biệt là, Campuchia và Bắc Triều Tiên.
Chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại sao kết quả của phong trào hòa bình và dân chủ lại quá khác nhau giữa Châu Âu và Châu Á?
Có nhiều lý do cho những kết quả khác nhau này và một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất là loại Cộng sản đặc thù ở khu vực Châu Á hoàn toàn trái ngược với loại Cộng sản ở Châu Âu.
Tại Châu Âu, ngay từ nguyên thủy, chủ nghĩa Cộng sản là một hiện tượng đô thị. Công nhân đô thị, nhất những người làm việc trong các ngành công nghiệp quy mô lớn, được coi như giai cấp vô sản, những người tiên phong của cách mạng. Cùng với các đảng Cộng sản và lãnh tụ của họ, nhiều công nhân trong các nghiệp đoàn chặt chẽ và những khu vực công nghiệp cao như Saxony hoặc lưu vực sông Ruhr ở Đức sẽ bầu cho Cộng sản hoặc ít nhất là Xã hội Chủ nghĩa với số lượng lớn. Trên khắp vùng quê, và ở các thị trấn nhỏ hay vùng ngoại ô ở Châu Âu, các cử tri bầu cho các đảng bảo thủ hay các đảng chính trị trung dung, nhưng không bao giờ bầu cho những người Cộng sản.
Nông dân Nga đã tham gia và ủng hộ Đảng Cách mạng Xã hội không phải là Cộng sản hay sau đó được gọi là những người Bolsheviks trong suốt thời gian của cuộc cách mạng. Cả trước và sau Thế chiến II, những khu vực nông thôn ở Đông Âu, và đặc biệt là những nông dân giàu có đã cực lực chống lại và phá hoại các nỗ lực lập nông trường tập thể tại Ukraine, Ba Lan, Nam Tư Rumania, Đông Đức và những nơi khác. Đối với Cộng sản Châu Âu, thành phố là cơ sở hỗ trợ và phải chinh phục hoặc đánh thắng các vùng nông thôn.
Điều này thực tế đã có một tác động rất lớn vào những gì đã xảy ra với các chế độ Cộng sản trong các thập niên 80’s và 90’s tại Cộng sản Châu Âu, kể cả Nga. Một khi các thành phố đã lật đổ chế độ Cộng sản và thay thế nó với một chính phủ dân chủ không Cộng sản và thay thế nền kinh tế hỗn hợp với một khu vực tư nhân lớn, chủ nghĩa Cộng sản đã bị tiêu diệt. Sau cùng, các vùng nông thôn luôn chống Cộng sản!
Ở Châu Á, người ta thấy một tình hình hoàn toàn trái ngược. Khắp Châu Á cũng như Cuba, chủ nghĩa Cộng sản lan từ nông thôn vào thành phố. Trung tâm sức mạnh chính của Mao Trạch Đông, trong Thế chiến II và cuộc nội chiến tiếp theo sau đó, nằm ở nông thôn, vùng nông nghiệp tương đối thưa thớt dân cư ở Tây Bắc Trung Quốc, từ đó Cộng sản Trung Quốc lan tràn đến Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Châu và các trung tâm đô thị khác . Một khi Cộng sản của Mao đã chiếm được các thành phố nơi Quốc Dân Đảng hoặc những người quốc gia tương đối mạnh, thì coi như họ đã chinh phục tất cả Trung Quốc. Phong trào Pol Pot Khmer Đỏ là ở nông thôn và nông dân có khuynh hướng gần như cuồng tín. Nó nghiêm trị các cư dân của Nam Vang (Phnom Penh) và các trung tâm đô thị khác, giết chết hàng trăm ngàn nếu không phải hàng triệu người, và buộc những người sống sót đi làm nông dân lao động ở nông thôn.
Sau cùng, phong trào Cộng sản Hồ Chí Minh đã bắt đầu như là một lực lượng chính trong vùng đồi núi phía Bắc và phía Tây của Hà Nội. Cộng sản đã không kiểm soát được các thành phố như Hà Nội cho đến khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ. Cũng thế trong miền Nam Việt Nam, các thành phố Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn đã kiên trì chống lại Cộng sản cho đến ngày tàn cuộc bi thương. Hỗ trợ cho Việt Cộng chủ yếu là ở nông thôn hẻo lánh như các khu vực trong đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kết quả của dữ kiện này, những chống đối ở đô thị trong các nước Cộng sản Châu Á đã không có hiệu quả như ở Châu Âu. Chính phủ Cộng sản ở Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia luôn luôn có thể dựa vào hỗ trợ từ nông thôn. Các vùng nông thôn châu Á đã ủng hộ cho Cộng sản nhiều hơn so với các đối tác bên châu Âu.
Một yếu tố thứ hai góp phần vào sự kiên cường của chế độ Cộng sản ở Châu Á là tương đối thiếu ảnh hưởng của việc chống Cộng từ bên ngoài so với tình hình mà Đông Âu Cộng sản phải đối đầu. Trong suốt những năm 1950, 1960, 1970 và 1980, Đông Âu đã bị tấn công tới tấp với chương trình phát sóng chống Cộng sản từ Radio Free Europe, một hệ thống chống Cộng tư nhân, Voice Of America, và BBC. Tây Berlin , một vùng đất chống Cộng sản nằm sâu trong lãnh thổ Cộng sản, được dùng như một cái loa để phát tán các bài phát biểu chống Cộng sản của Tổng thống John Kennedy và của Tổng thống Ronald Reagan: “Gorbachev (ich bin ein Berliner) hãy phá đổ bức tường này đi”. Lời tuyên bố này đã có một tác động rất lớn trên những người sống phía sau Bức Màn Sắt.
Dân số rất lớn từ Đông Âu (Ba Lan, Hung Gia Lợi, Đức, vv) đã đến sống tại Hoa Kỳ vào lúc này. Sự hiện diện và ảnh hưởng chính trị của họ đã dẫn đến những hoạt động đặc biệt tại Hoa Kỳ như “Tháng hay Tuần lễ “các Quốc gia bị Lệ thuộc” (Captive Nations). Quốc gia bị Lệ thuộc muốn ám chỉ các quốc gia ở Châu Âu đã bị rơi vào tay Cộng sản và do đó, nằm dưới ngôi mộ hay sự thống trị của Liên Xô. Những sự kiện như thế đã dẫn đến các cuộc mít tinh và biểu tình chính trị để dồn sự chú ý liên lục của nước Mỹ và Quốc tế vào hoàn cảnh của các nước Đông Âu.
Đơn giản là các nước Châu Á nằm dưới sự cai trị cộng sản đã không có được cùng một loại thông cảm và sự quan tâm này. Cộng đồng người Hoa ở Mỹ là một nhóm nhỏ hơn nhiều so với cộng đồng Ba Lan, Đức và Hung Gia Lợi . Những cộng đồng người Mỹ thiểu số thiểu số khác, có gốc từ Đông Âu, người tị nạn Việt Nam, Campuchia và Hàn Quốc thậm chí còn nhỏ hơn. Sau hết, người Mỹ gốc Hoa và những người Mỹ chống Cộng đã tập trung sự quan tâm của họ vào Đài Loan và củng cố Chính phủ Quốc Dân Đảng ở đó hơn là giải phóng hay là dân chủ hóa Hoa lục .
Cuối cùng, Đông Âu đã là nơi diễn ra cuộc nổi dậy chống Cộng sản đầu tiên, hay cách mạng. Năm 1952, công nhân Đông Đức ở Berlin và các thành phố khác nổi dậy chống lại Chính quyền Cộng sản Đông Đức, một chính phủ áp bức ở hơn bất cứ nơi nào khác. Cuộc nổi dậy của họ đã bị dập tắt với xe tăng Liên Xô và quân đội. Trong năm 1956 và 1957, Hung Gia Lợi tiến hành một cuộc nổi dậy không thành công nhưng anh hùng nhằm lật đổ một chính phủ tàn bạo của chủ nghĩa Stalin, và trong số những đòi hỏi khác, hợp pháp hóa các đảng chính trị không Cộng sản, ủng hộ một nền kinh tế hỗn hợp với một khu vực tư nhân và chủ trương giữ Hung Gia Lợi trung lập trong Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây. Các cuộc nổi dậy của người Hung Gia Lợi đã bị dẹp tan, nhưng chỉ sau khi Liên Xô can thiệp mạnh, làm nhiều người thiệt mạng. Hậu quả của cuộc nổi dậy là có trên 100.000 người Hung Gia Lợi đi tị nạn và họ đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh ghê gớm, hoạt động chống lại chủ nghĩa Cộng sản ở Châu Âu. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, trong khi cuộc cách mạng Hung Gia Lợi đang diễn ra, Cộng sản Ba Lan đã thi hành một loạt các cải cách chống lại đường lối chủ nghĩa Cộng sản cứng rắn. Trong số những thứ khác, Chính phủ Ba Lan đã chấm dứt việc thành lập các nông trường tập thể ở nông thôn, và cho phép nông dân Ba Lan được giữ đất đai của họ. Chính phủ cũng cho phép dạy giáo lý Công giáo La Mã trong các trường công, và chính phủ cũng cho phép một đại học tư nhân duy nhất trên thế giới trong một quốc gia Cộng sản, Đại học Công giáo Lublin.
Ở Châu Á đã hầu như hoàn toàn không có một cuộc nổi loạn chống lại chế độ Cộng sản trên quy mô của những gì đã xảy ra ở Đông Âu. Các cuộc nổi dậy của Tây Tạng vào cuối những năm 1950 là để chống Trung Quốc hơn là chống Cộng sản. Ngoài ra, có một số ổ kháng cự cuối cùng chống lại chế độ Cộng sản ở Tây Nam Trung Quốc, dọc theo biên giới Miến Điện và tại Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ, nhưng không phải là những cuộc nổi loạn mới như cuộc nổi dậy của người Hung Gia Lợi năm 1956. Sau hết, người dân sống trong các nước Cộng sản kiểm soát như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên, bị cô lập nhiều hơn hoặc bị cắt liên lạc với thế giới phi cộng sản. Hiện không có một Tây Berlin ở Châu Á Cộng sản.
Một yếu tố khác nhấn mạnh sự khác biệt giữa Châu Á và Châu Âu là yếu tố lãnh đạo. Ngoại trừ ở Nga dưới thời Stalin, Nam Tư dưới Tito, Rumania theo Ceauşescu và Enhver Hoxha của Albania, tất cả các nhà lãnh đạo Cộng sản Đông Âu đều là các lãnh tụ vô danh, các sĩ quan quân đội không có gì hấp dẫn hoặc những cán bộ Cộng sản không có sức lôi cuốn. Những lãnh tụ này bị dân chúng mà họ cai trị coi như là những bù nhìn của Liên Xô. Mặt khác, hai nhà lãnh đạo nổi tiếng và có sức lôi cuốn nhất trong nước Cộng sản Ba Lan là Lech Walesa, lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết, một phong trào lao động chống Cộng sản, và giáo hoàng John Paul II.
Các nhà lãnh đạo Cộng sản lớn và có sức lôi cuốn ở Đông Âu là Tito tại Nam Tư, Ceauşescu ở Rumania và Albania của Enhver Hoxha là những lãnh tụ đã chống Xô viết và thường xuyên chỉ trích hiệp ước Warsaw. Tito đã chấp nhận một khu vực tư nhân lớn trong nền kinh tế Nam Tư, và ông đã từ chối tham gia hiệp ước Warsaw, thay vào đó, thích đi theo một chính sách trung lập. Ceauşescu thương lượng với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, thách thức lại Liên Xô, và quan trọng nhất, ông tiếp tục công nhận Do Thái sau cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 khi tất cả các nước Cộng sản Đông Âu khác đã chấm dứt quan hệ với Do Thái và kịch liệt thân khối Á Rập. Cuối cùng, Hoxha đã mạnh mẽ lên án cả Liên Xô và Trung Quốc. Albania rút ra khỏi hiệp ước Warsaw vào đầu thập niên 1960.
Cuối cùng, có thể cho rằng, với ngoại lệ của Lenin, lãnh đạo có uy tín và thực sự mạnh mẽ của Liên Xô là Joseph Stalin, do vô tình, không phải là người Âu. Stalin đến từ nước Cộng hoà Georgia thuộc Châu Á và vì thực tế này, ông đã cai trị nước Nga giống như một nhà lãnh đạo Cộng sản Châu Á hơn là một người Châu Âu. Chẳng có nhà lãnh đạo Liên Xô nào sau Stalin có có sức lôi cuốn gần như siêu nhiên của ông ta. Nikita Khrushchev, người kế tiếp Stalin, giống như là một chú hề, và các chính sách đối nội và đối ngoại của ông ta đã thất bại thảm thuơng. Leonid Brezhnev, người sau Khrushchev, là một hành chính viên không ai biết mặt, đã vụng về đưa Liên Xô vào một cuộc chiến tranh vô vọng ở Afghanistan . Những người kế vị Brezhnev thậm chí còn kém thành công hơn nữa, trong đó có Mikhail Gorbachev, người bất đắc dĩ phải chủ trì sự sụp đổ, “cái chết” của Liên Xô.
Cũng như Liên Xô bắt đầu tan rã, chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ tại Nam Tư sau cái chết của Tito, ở Rumania sau khi hành quyết Ceauşescu, và tại Albania sau cái chết của Hoxha.
Cuối cùng, các nhà lãnh đạo Cộng sản Châu Âu đã bị phỉ báng và bị khước từ sau cái chết của họ và ảnh hưởng của họ tan biến. Điều này đã đúng ngay cả cho Stalin.
Các nhà lãnh đạo Cộng sản Châu Á đã tạo ra một sự tương phản rò ràng so với các đối tác Châu Âu của họ. Điều này cũng áp dụng vào trường hợp Fidel Castro và Che Guevara. Mao-Tze-Tung, Hồ Chí Minh, Pol Pot, Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) đã được tôn thờ như Chúa hoặc Hoàng đế bởi những người theo Cộng sản của họ. Thậm chí ngày nay, ở Trung Quốc, mặc dù nhiều chính sách của Mao đã thay đổi, Mao đã không bị tấn công. Ở Trung Quốc đã tuyệt đối không có vần đề bài Mao như đã bài Stalin ở Liên Sô. Ngược lại Mao đã và đang là một hoàng đế đầy quyền lực chẳng khác gì Tần Thuỷ Hoàng hay vua Càn Long vậy. Ảnh hưởng của ông còn dài dài sau khi ông chết. Kim Nhật Thành là quốc trưởng chính thức của nhà nước Bắc Triều Tiên, dù ông ta đã chết hai thập kỷ trước đây. Đại sứ nước ngoài phải xuất trình Giấy chứng nhận của họ cho vị lãnh tụ vĩ đại này, không phải cho vị quốc trưởng đương nhiệm của nhà nước là Kim Chính Nhật, “Vị lãnh tụ kính yêu”.
Rồi sau đó có Hồ Chí Minh, một vị hoàng đế đỏ khác, người có quyền lực kéo dài từ cõi chết. Điều khác biệt giữa sự kính sợ và tôn trọng dành cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Châu Á trái ngược với đối tác Châu Âu ít được thần phục hơn có thể giải thích tại sao Cộng sản không thành công ở Châu Âu, nhưng vẫn tiếp tục ở Châu Á.
Cũng cần thiết phải nói về hai cường quốc Cộng sản Trung Quốc và Nga, và để thảo luận về tác động khác nhau của hai nước này đối các nước láng giềng Cộng sản của họ.
Vị trí của nước Nga nằm ở phía Đông của Châu Âu. Trong quá khứ nước này đã từng bị các nước láng giềng tại Châu Âu xem thường và khinh miệt. Ba Lan xâm lấn Nga trong những năm 1600 và chiếm đóng Moscow. Quân đội đế quốc Pháp của Napoleon cũng đã xâm chiếm Nga trong thời gian đầu thế kỷ 18. Cuối cùng, Đức đã xâm chiếm và tàn phá nước Nga hai lần trong cuộc Thế chiến thứ nhất và thứ hai.
Nga đã có một ảnh hưởng văn hóa rất hạn chế ở Châu Âu. Bảng chữ cái Cyrillic của Nga không được sử dụng bởi bất kỳ quốc gia Châu Âu nào trước đây là Cộng sản, ngoại trừ Serbia, Macedonia, Montenegro, Bosnia, Ukraine và Belarus. Ngoài ra còn có một khoảng cách tôn giáo lớn giữa Nga và các láng giềng Đông Âu. Các nước vùng Baltic, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Croatia, Slovenia và Đông Đức hoặc theo Cơ Đốc Giáo (Lutheran) hoặc theo đạo Công giáo La Mã, và họ sử dụng bảng chữ cái Latin. Người Nga theo Chính Thống Giáo phía Đông, một hình thức của Kitô giáo. Các nước Cộng sản Đông Âu theo Chính Thống Giáo Đông Phương có những Giáo Hội Chính Thống quốc gia riêng, khác nhau về một số điểm với Giáo hội Chính thống Nga.
Ngôn ngữ tiếng Nga hoặc các biến thể của nó được nói chỉ ở Nga , Ukraine và Belarus. Tiếng Đức, Lithuania, Estonia, Latvia, Hung Gia Lợi, và Rumani hoàn toàn khác tiếng Nga, và thậm chí cả trong trường hợp của ngôn ngữ Slav khác như Ba Lan, tiếng Serbi-Croatia hoặc Czech, có sự khác biệt đáng kể giữa họ và Nga.
Ngày lễ của Nga, y phục, ẩm thực, thái độ đối với cuộc sống rất khác với các nước Cộng sản Đông Âu, ngoại trừ có thể có ngoại lệ là Ukraine và Belarus . Ngay cả huyền thoại người Nga và văn hóa dân gian cũng khác với các nước Đông Âu khác.
Cuối cùng, hơn một nửa đất đai của Nga thuộc Châu Á (Siberia). Nga đã trở nên Á và ít Âu hơn sau khi Ukraine và Belarus đã trở thành độc lập. Dân số của Nga cũng đang giảm. Chỉ có 140 triệu người sống trong những gì bây giờ là Nga. Châu Âu đã coi Nga là một lãnh thổ biên cương hoang dã, không văn minh, một nửa Châu Á, dã man. Tất cả các điều này có thể không đúng, nhưng người ta tin rằng nhiều người Châu Âu, đặc biệt là những người sống ở Đông Âu nghĩ như vậy (Ba Lan, Hung Gia Lợi , Lithuania, v.v.)
Mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Cộng sản và không Cộng sản hoàn toàn khác với Nga. Các nước láng giềng có thể bực bội hoặc thậm chí ghét Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không bao giờ bị coi như là man rợ, thiếu văn minh hoặc kém văn hóa. Không giống như Nga, các nước lân cận vừa tôn trọng và cũng vừa sợ Trung Quốc.
Nền văn minh Nga hiện có khoảng 1.500 năm tuổi. Nền văn minh Trung Quốc (lâu đời nhất trên trái đất) thì ít nhất đã 5.000 năm tuổi. Trung Quốc là nước lớn thứ ba trên thế giới, và dân số của nước này là một tỷ năm trăm triệu, lớn hơn so với bất kỳ nước nào khác. Trung Quốc là một nước rất to lớn, hoàn toàn thống trị bản đồ Đông Á. So với Trung Quốc về địa lý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và Lào là những mãnh đất vụn nhỏ, so với anh khổng lồ Trung Quốc. Cuối cùng, người Hoa thiểu số ở Indonesia, Malaysia , Nepal , Ấn Độ và Châu Á khác thường là hang ổ của Chủ nghĩa Mao. Ngược lại, người Nga thiểu số sống ở các nước ngoài nước Nga, thường đa số chống Cộng. Rất khó lật đổ chế độ Cộng sản ở Lào, Việt Nam hoặc Bắc Triều Tiên khi Trung Quốc vẫn còn là Cộng sản.
Một yếu tố cuối cùng, phải được xem xét khi nói về các đường lối khác nhau đã được thực hiện bởi Cộng Sản Châu Âu so với Cộng sản Châu Á, đó là việc chống chủ nghĩa đế quốc. Tại Cuba , Trung Quốc, Lào, Cộng sản đã có thể lợi dụng sự phẫn uất tự nhiên với đế quốc Pháp, Anh, Nhật hay Mỹ. Họ có thể đóng vai người yêu nước đấu tranh để đánh đuổi ra khỏi nước nhà cầm quyền nước ngoài đã bị dân chúng chán ghét. Tại Châu Âu, một lần nữa, sự thật là ngược lại. Cộng sản Châu Âu đã chống lại người quốc gia, và chống đế quốc. Nhưng Châu Âu là cái nôi của chủ nghĩa đế quốc. Chống lại chủ nghĩa đế quốc ở Anh, Pháp hoặc Hà Lan bị coi là không yêu nước và phá hoại. Cộng sản ở Châu Âu hát bài “Quốc Tế Ca” và chủ trương đấu tranh giai cấp toàn bộ với chủ nghĩa tư bản và người Anh, Pháp, Hà Lan và các Đế quốc khác. Điều này đặt Cộng sản Châu Âu vào cuộc xung đột trực tiếp với các dân tộc Anh, Pháp hoặc Đức.
Để kết luận, có thể nói rằng mặc dù có thể mất một khoảng thời gian lâu hơn ở Châu Á hơn là ở Châu Âu, chủ nghĩa Cộng sản ở Châu Á vẫn có thể bị lật đổ hoặc thay thế. Ví dụ, các tranh chấp về quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracel) đã đặt người Việt quốc gia và Cộng sản vào một cuộc xung đột trực tiếp với nhau.
Khi đô thị hóa phát triển tại Việt Nam và các nước Châu Á khác, và con số nông dân giảm đi, ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản ở Châu Á sẽ suy giảm. Ngoài ra, việc đô thị hóa sẽ làm cho người ta phụ thuộc lớn hơn vào công nghệ và kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ tăng cường thêm mối liên hệ với thế giới không Cộng sản và tiếp tục làm suy yếu chủ nghĩa Cộng sản. Với một mức độ giáo dục cao hơn, số lượng trí thức chống Cộng sẽ tăng lên.
Cuối cùng, sự bành trướng và mối quan tâm đến tôn giáo lên cao hơn ở khắp Châu Á Cộng sản sẽ tiếp tục làm suy yếu quyền lực của chế độ Cộng sản. Tất cả những yếu tố này cộng với một khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế sẽ dần dần tạo ra một Châu Á dân chủ, không Cộng sản.
Giáo sư Jerry Livingston Voorhis
Cước chú của người dịch:
Quý Ông Phạm Sứ Mạnh ở San Jose, CA và Nguyễn Long Giáp ở Úc, Trần Ngọc Dụng ở Anaheim, CA đã đóng góp vào việc sửa chữa bản dịch này. Tuy nhiên, người dịch phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thiếu sót, sơ xuất hay sai lạc. Rất cám ơn.
© Tuấn Vũ
© Đàn Chim Việt
Differences between European and Asian Communism
Professor Jerry Livingston Voorhis
During 1989, two highly significant and very different events took place at opposite ends of the world. In Berlin, Germany, the Berlin Wall came tumbling down. Communism, as a ruling system, collapsed in Germany and the rest of Eastern Europe.
However in China, something very different happened. The hopes of the world for a free, democratic China were dashed when tanks and troops from the countryside rode into Tiananmen Square and massacred hundreds out of thousands of students who had been demonstrating for democracy in Beijing for months.
Democracy, a market economy and free political and cultural expression, triumphed over communism in Eastern Europe and even in Russian, while, in China and Communist controlled areas in Asia, these liberating influences were stifled by the Government of Communist China, Vietnam, Laos and especially, Cambodia and North Korea.
We must ask the question: Why was the outcome of the peace and democracy movement so different between Europe and Asia?
There are many reasons for these different outcomes and one of the first and most important of those reasons was the different types of Communism that the Characterized Asia as opposed to Europe.
In Europe, from the very beginning Communism was an urban-based phenomenon. Urban workers, preferably those employed in large-scale industries, were looked upon as the proletariat, the Vanguard of the revolution. Along with the Communist parties and their leaders, heavily unlonized workers and highly industrialized regions like Saxony or the Ruhr Basin in Germany would vote Communist or at least Socialist in large numbers. Throughout the countryside, and in small towns or suburbs in Europe, voters supported conservative or centrist political parties, but never the Communists.
Russian peasants joined and backed the Social Revolutionary Party not the Communists or Bolsheviks as they were then called during the time of the revolution. Both before and after World War II, rural areas in Eastern Europe, and especially the prosperous farmers bitterly opposed and sabotaged collectivization efforts in Ukraine Poland, Yugoslavia Rumania, East Germany and elsewhere. As far as European Communism was concerned, the city was the base of support and it was the countryside which had to be conquered or won over.
This fact had an enormous impact on what happened to the Communist regimes during the 80’s and 90’s in Communist Europe, including Russia. Once the city overthrew the Communist regime and replaced it with a non-Communist democratic government and a mixed economy with a large private sector, Communism was doomed. After all, the countryside had always been anti Communist!
In Asia, one is confronted with a totally opposite situation. Throughout Asia as well as Cuba, Communism spread from the countryside into the city. Mao-Tze Tung’s main center of strength, during World War II and the Civil War which followed it, lay in the rural, relatively sparsely populated agricultural region of Northwest China, from there Chinese Communism spread to Beijing, Nanjing, Guangzhou and other urban centers. Once Mao’s Communists had captured the cities where Koumintang or nationalists were relatively strong, they had conquered virtually all of China. Pol Pots Khmer Rouge movement was almost fanatically rural and peasant – oriented. It severely punished the inhabitants of Phnom Penh and other urban centers, killing hundreds of thousands if not millions, and forcing the survivors to labor in the countryside as peasants.
Finally, Ho Chi Minh’s Communist movement began as a major force in the hills and mountains North and West of Ha Noi. It did not take control of the cities like Ha Noi until after the French defeat at Dien Bien Phu. Also in South Vietnam, the cities of Hue, Da Nang and Saigon held out against the Communist until the bitter end. Where support existed for the Viet Cong was mainly in certain isolated, rural areas like parts of the Mekong Delta.
As a result of this fact urban dissent in Asian Communist Countries was not as effective as in Europe. Communist Government in China, Vietnam and Cambodia could always rely on their rural support for help. The Asian countryside was more pro Communists than its European counterpart.
A second factor contributing to the resilience of Communist regimes in Asia is the relative lack of outside anti-Communist influences compared to the situation confronting the East European Communist. Throughout the 1950’s, 1960’s, 1970’s and 1980’s Eastern Europe was bombarded with anti communist broadcasts from Radio free Europe CA private anti communist network, the Voice Of America, and the BBC Broadcasting Corporation. West Berlin, an anti communist enclave located deep in Communist territory severed as a sounding board for anti Communist speeches by President John Kennedy and Ronald Reagan Gorbachev (ich bin ein Berliner) tear down this wall, which had an enormous impact on people living behind the Iron Curtain.
Huge populations of people from Eastern Europe (Poland, Hungary, Germany etc) lived in the United States at this time. Their presence and political influence gave rise to special activities in the United States like Captive Nations months of weeks. Captive Nations referred to the countries in Europe which were Communist and were therefore, under the tomb or domination of the Soviet Union. Events like these gave rise to political rallies and demonstrations which constantly focused the American and International Public’s attention on the plight of these East European Countries.
The same sort of sympathy, attention and effort was simply not available for the Asian Countries under Communist rule. The Chinese Americans were a much smaller group than the polish. German and Hungarian, Americans and other minorities who had their roots in Eastern Europe, Vietnamese, Cambodian and Korean refugees were even smaller contingents. Finally, Chinese Americans and Non Chinese anti-communist Americans focused their attentions on Taiwan and strengthening the Kuomintang Government there rather than liberation or democratization of the mainland.
Finally, Eastern Europe was the scene of the first anti-communist rebellions, or revolution. In 1952, East German workers in Berlin and other cities rebelled against Communist Rule, which was more oppressive in East Germany than almost anywhere else. Their uprising had to be suppressed with Soviet tanks and troops. During 1956 and 1957, Hungarians carried out an unsuccessful but heroic rebellion that overthrew a brutal Stalinist Government, and among other things, legalized non-communist political parties, advocated a mixed economy with a private sector and advocated Hungarian neutrality in the Cold War Struggle between the U.S.S.R and the Western powers. The Hungarian uprising was crushed, but only after massive Soviet intervention, and considerable loss in life. In its aftermath over 100, 000 Hungarians became refugees who formed a formidable political force working against Communism in Europe. Last but not least, while the Hungarian revolution was taking place, Communist Poland underwent a series of reforms which constituted a blow against hard line Communism. Among other things, the Polish Government ended its collectivization drive in the countryside, and it allowed polish farmers to keep their lands. It also allowed religious Roman Catholic instruction in the public schools, and it tolerated the world’s only private university inside a communist country the Catholic University of Lublin.
In Asia there were virtually no rebellions against Communist rule on the scale of what was happening in Eastern Europe. The Tibetan uprising of the late 1950’s was more anti Chinese than anti Communist. Also, there were some last ditches holdouts against Communist rule in Southwest China, along the Burmese border and in Vietnam after the fall of Saigon, but these were not fresh or new rebellions like the Hungarian uprising of 1956. Finally, people in Communist controlled China, Vietnam and North Korea were more isolated or cut off from the non communist world. There was not a West Berlin in Communist Asia.
Another element that underscores the difference between Asia and Europe is the leadership factor. Except in Russia under Stalin, Yugoslavia under Tito, Rumania under Ceausescu and Enhver Hoxha’s Albania, all of the East European Communist leaders were faceless bureaucrats, unattractive army officers or uncharismatic Communist party hacks. They were usually looked upon by the people who they ruled as puppets of the Soviet Union. On the other hand, the two most popular and charismatic leaders in Communist Poland, for examples, were Lech Walesa, leader of Solidarity, an anti communist labor movement, and pope John Paul II.
The powerful and charismatic Communist leaders in Eastern Europe: Tito in Yugoslavia, Ceausescu in Rumania and Albania’s Enhver Hoxha were anti Soviet and often critical of the Warsaw pact. Tito tolerated a large private sector in the Yugoslav economy, and he refused to join the Warsaw pact, preferring instead to follow a neutralist foreign policy. Ceausescu made overtures to both China and the United States, in defiance of the Soviet Union, and the most importantly, he continued to recognize Israel after the 1967 six-day war when all other Communist East European Countries broke off relations with Israel and became vehemently pro- Arab. Finally, Hoxha bitterly denounced both the Soviet Union and China. Albania left the Warsaw pact after the early 1960s.
Finally, it could be said that with the exception of Lenin, the only charismatic and truly powerful leader of the Soviet Union was Joseph Stalin, who, by the way, was not a European. Stalin came from the Asian Republic of Georgia and because of this fact he ruled Russia more like an Asian Communist leader than a European one. The Soviet leaders who followed Stalin had nowhere near his charismatic almost supernatural power. Nikita Khrushchev who followed Stalin was a clown like figure whose domestic and foreign policies were miserable failures. Leonid Brezhnev, who followed Khrushchev, was a faceless bureaucrat, who bungled the Soviet Union into a hopeless war in Afghanistan. Brezhnev’s successors were even less successful, including Mikhail Gorbachev, who helplessly presided over the demise “death” of the Soviet Union.
Just as the Soviet Union started to disintegrate, Communism collapsed in Yugoslavia after the death of Tito, in Rumania after the execution of Ceausescu, and in Albania after Hoxha’s death.
Finally, these European Communist leaders were vilified and rejected after their deaths and their influence evaporated. This was even true about Stalin.
Asian Communist leaders constituted a real contrast to their European Counterparts. This also applies to Fidel Castro and Che Guevara. Mao-Tze-Tung, Ho Chi Minh, Pol Pot, Kim Il Sung, and Kim Jong Il were worshipped as Gods or Emperors by their Communist followers. Even today, in China, although many of Mao’s policies were changed, Mao himself has not been attacked. Here has been absolutely no de-Maoization like the de Stalinization that occurred in the Soviet Union. Mao was and is as powerful an Emperor as Shih-Huang-Ti or Chien Lung. His influence or shadow lives on long after his death. Kim Il Sung is the official head of state for North Korea, even though he has been dead for two decades. Foreign ambassadors must present their Credentials to this great leader not the living had of State Kim Jong Il “The beloved leader”.
Then there is Ho Chi Minh, another red emperor, whose power extends beyond the grave.
This difference between the awe and respect accorded Asia Communist leaders as opposed to their far-less popular European Counterparts can explain why Communism failed in Europe, but continues in Asia. It is also necessary to deal with the two great Communist powers China and Russia, and to discuss their different impacts on their Communist neighbors.
Russia lies on the Eastern Fringe of Europe. She had been historically treated with arrogance and contempt by her European neighbors. The poles invaded Russia in the early 1600s and captured Moscow. Napoleon’s imperial French Army also invaded Russia during the early 18th century. Finally, Germany invaded and devastated Russia twice during the first and second World Wars.
Russia has had a very limited cultural impact on Europe. The Russia Cyrillic alphabet is not used by any formerly Communist European country except Serbian, Macedonia, Montenegro, Bosnia, Ukraine and Belarus. There is also a huge religious gap between Russia and her East European neighbors. The Baltic States, Poland, Czechoslovakia, Hungary, Croatia, Slovenia and Eastern Germany are either Lutheran or Roman Catholic, and they use the Latin alphabet. Russians practice the Eastern Orthodox form of Christianity. Those Communist East European Countries which are Eastern Orthodox have national Orthodox Churches that differ on a number of points with the Russian Orthodox Church.
The Russian language or variants of it are spoken only in Russia, Ukraine and Belarus. German Lithuanian, Estonian, Latvian, Hungarian, and Rumanian are totally different from Russian, and even in the case of other Slavic languages like Polish, Serbo-Croatian or Czech, there are considerable differences between them and Russian.
Russian holidays, dress, cuisine, attitudes toward life were very different from those of other Communist East European Countries, with the possible exception of Ukraine and Belarus. Even Russian myth and folklore is different from that of other East European Countries.
Finally, more than half of Russia is in Asia (Siberia). Russia has become more Asiatic and less European after Ukraine and Belarus became independent. Also, Russia’s population is declining. Only 140, 000, 000 people live in what is now Russia. Europe has looked upon Russia as a fringe wild, uncivilized, half Asian, barbaric territory. All of this may not be true, but it is believed by many European, especially those living in East Europe (poles, Hungarian, Lithuanians etc)
China’s relationship with her communist and noncommunist neighbors is entirely different from that of Russia. China maybe resented or even hated by her neighbors, but she is never looked down upon as being barbaric, uncivilized or culturally inferior. Unlike Russia, China is respected and also feared by her neighbors.
Russian Civilization is approximately 1,500 years old. Chinese Civilization (the oldest on Earth) is at least 5,000 years old. China is the third largest country in the world, and her population of one billion five hundred million is greater than that of any other country. China is a huge, fat country that dominates totally the map of East Asia. Compared to China, geographically Korea, Japan, Taiwan, Vietnam and Laos are little slivers of land which are dwarfed by the Chinese giant. Finally, Chinese minorities in Indonesia, Malaysia, Nepal, India and other Asian Countries are often hotbeds of Maoism. Russian minorities in countries outside of Russia, on the other hand, are usually quite anticommunist.
It will be difficult for Laos, Vietnam or North Korea to overthrow their communist regimes as long as China remains communist.
One final factor, which must be considered when dealing with the different paths followed by European as opposed to Asian Communism, is anti-imperialism. In Cuba, China, Laos, Communist were able to capitalize on Native Resentment of French, British, Japanese or American Imperialism. They could pose as patriots fighting to rid the country of hated foreign rulers. In Europe, once again, the opposite was true. European Communists were anti-nationalistic and anti-imperialist. But Europe was the cradle of imperialism. To oppose imperialism in Britain, France or Holland was to be unpatriotic and subversive. Communist in Europe sang the “internatimale” and advocated a universal class struggle against Capitalism and the British, French, Dutch and other Empires. This put Europe’s Communist in direct conflict with the nationalists of Britain, France or Germany.
In Conclusion, it could be said that although it may take a longer span of time in Asia than in Europe, Communism in Asia still can be overthrown or displaced. For example, the disputed over the parcel and sprately island has put Vietnamese nationalists and communists in direct conflict with one another.
As urbanization grows in Vietnam and other Asian countries, and as the peasantry declines in numbers, the hold of Communism in Asia will decline. Also, along with urbanization will come a greater dependent on technology and a world-wide economy. This will increase contact with the noncommunist world and further undermine communism. With a higher level of education, the number of anticommunist intellectuals will increase.
Finally, an expanded and heightened interest in religion throughout Communist Asia will further undermine the authority of Communist regimes. All of these factors plus a stronger private sector in the economy will eventually produce a democratic, noncommunist Asia.
A. Different Communisms
I. Europe Urban-based
II. Asia peasant-based
III. Peasant based Communism more resilient
B. Outside Pressure and Anti Communist Rebellions
I. Europe
1. Hungary 1956
2. East Germany 1953
3. Czechoslovakia 1968
4. Rumania and Albania
5. Radio Free Europe
6. West Berlin
II. Asia
1. No large scale anticommunist rebellions
2. No West Berlin in Communist Asia
C. Leadership Communist
I. Weak in Europe
II. Strong in Asia
D. China and Russia
I. Russia: less influential and less respected in Europe
II. China: more powerful and respected in Asia
E. Anti Imperialism
I. Advantages for Asia Communists liability for European Communists
F. Conclusion
Communism in Asia will eventually be overthrown.