Nghi Án Hồ Chí Minh (*)
Xuất xứ nhân thân của Hồ Chí Minh, một “quyết đoán” (the dictums) thời sự khá sôi động trong nhiều năm qua, kể từ sau khi một tác giả người Đài Loan – Hồ Tuấn Hùng – phổ biến một tác phẩm có tựa đề “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo’’, xác nhận Hồ Chí Minh (HCM) không phải là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung (là người xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghê An), mà là Hồ Tập Chương (HTC) người Đài Loan thuộc thân tộc Hồ Tuấn Hùng. https://vnngaymoi.wordpress.com/tag/ho-chi-minh-sinh-binh-khao/
Quyển sách được xuất bản và phổ biến năm 2008, nhưng mãi cho đến năm 2014, dư luận mới bàn tán sôi nổi khi có nhiều tác giả lên tiếng đưa ra những tài liệu, chứng cứ và bài viết có sức thuyết phục. Sự kiện này có ảnh hưởng, tác động rất lớn vào lịch sử Việt Nam ở thế kỷ Hai mươi.
Mặc dù có những ý kiến quyết đoán, sự thật hiện vẫn chưa được phân định sáng tỏ dứt khoát. Quan điểm của chúng tôi là vẫn để chừa một khoảng trống kết luận cho thời gian, khi sự thật chung quyết được minh chứng và được công luận nhìn nhận. Bài viết này chủ đích nhằm tổng hợp các nguồn tài liệu để độc giả có được một cái nhìn bao quát và thẩm định xuất xứ của nhân vật HCM, dù là Việt hay Tàu, kẻ đã gây ra nhiều hậu quả thảm hại cho dân tộc Việt bằng việc du nhập và áp dụng những chính sách, chủ trương tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam từ những thập niên đầu thế kỷ Hai Mươi mãi tới ngày nay trên đất nuớc VN.
**
Hồ Chí Minh
Con Kỳ Nhông Hang Pắc Bó *
Một người mà năm sinh trong các bản tiểu sử do chính mình viết khác nhau 1892, và 1890; Một người mà có tới 218 bí danh, bút hiệu, biệt danh, biệt hiệu…, thiết tưởng là một con người hoàn toàn ảo, con người ấy không trung thực đã được đảng csvn đánh bóng, lừa bịp dân tộc Việt Nam suốt một thế kỷ qua – [218 bí danh, biệt hiệu, bút danh của HCM – Huỳnh Tâm – (Vietnam Daily. News/ tháng 625, 2015)]
Hồ Chí Minh tự viết cuốn tiểu sử đầu tiên cho cá nhân mình dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, xuất bản năm 1947 bằng chữ Hán Về sau mới được in lại nhiều lần bằng tiếng Việt với tiêu đề: “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”.
Nếu HCM là Nguyễn Ái Quốc, tại sao HCM không viết tiểu sử của mình bằng tiếng Việt mà viết bằng tiếng Tàu (chữ Hán) ? Tại sao lại chủ ý viết tiểu sử bằng Hán tự dành cho người Tàu đọc? Qua đây có thể kết luận vì HCM là người Tàu, không đủ vốn quốc ngữ Việt Nam nên không thể viết bằng tiếng Vịệt. Nhìn vào bản di chúc, văn kiện của một lãnh tụ, HCM đã viết nguệc ngoạc, sửa chữa nham nhở. Vì không đuợc học căn bản qua trường lớp Việt ngữ, nên Hồ đã dùng những chữ “lai căng” zân chũ, tự zo, hạnh fúc v.v.. mà những người cùng thế hệ vớ HCM không hề biết.
HCM còn đuợc biết đến là một kẻ đạo văn có tiếng. Một thời báo chí, đài phát thanh miền Bắc, cho đến sau năm 1975 tại miền Nam, sau cả những năm chúng tôi ở tù cải tạo về, hàng ngày ra rả ngợi ca câu danh ngôn: – “Vì lợi ích trăm năm trồng người” – là…. câu nói khuôn vàng thước ngọc của bác. Sang tới Mỹ, vẫn “nghe” và đọc đuợc câu danh ngôn này, chúng tôi đã có đôi lời trên Net để người trong nước biết nguyên văn và tác giả câu này là ai. Quản Trọng 管仲; một nhà tư tưởng và là một chính trị gia thời Xuân Thu bên Tàu. Từ sau đó tới nay không còn nghe nhắc đến danh ngôn “vì lợi ích trăm năm trồng người” là của bác nữa.
Danh ngôn ấy lấy từ nguyên Văn câu nói bất hủ của Quản Trọng:
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã.
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhứt thu bách hoạch giả, nhân dã.
Tạm dịch:
Kế một năm, chi bằng trồng lúa,
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây.
Kế trọn đời, chi bằng trồng người,
Trồng một, gặt một, ấy là lúa.
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.
(Wikipedia)
Không biết từ lúc nào c âu thứ ba được sửa đổi thành “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân” – Kế hoạch trăm năm ấy là trồng người.
Thời niên thiếu, ở bậc tiểu học vùng Nghệ Tĩnh, đám trẻ chúng tôi được học thuộc lòng một câu danh ngôn của nhà cách mạng Nguyễ Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Mấy chục năm sau bị tập trung vào trại cải tạo, chúng tôi lại được cán bộ văn hóa đọc cho nghe bài ngũ ngôn tứ tuyệt, nói là sáng tác của bác: “Không có việc gì khó/ chỉ sợ lòng không bền/ đào núi và lấp biển/quyết chí cũng làm nên.
Đó chỉ là chuyện nhỏ. Vụ đạo văn lớn nhất mà nhiều nhà văn, học giả như GS Hồ Tuấn Hùng, GS Lê Hữu Mục, học giả Ðổ Thông Minh và các tác giả khác sau khi nghiên cứu phân tích đã vạch trần Hồ Chí Minh không phải là tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật ký. Theo sự phân tích chứng minh thì tác giả Ngục Trung Nhật Ký không phải là người Việt mà là một người Hoa. Và cho dù Hồ Chí Minh là người Hoa thật sự cũng không thể là tác giả của tập thơ này, mà chỉ là kẻ chiếm đoạt. Ðó cũng là lý do vì sao đảng csvn không bao giờ công bố toàn bộ bản gốc Ngục Trung Nhật Ký. Bởi vì khi công bố sẽ lộ ra chứng tích giả mạo do nét chữ của Hồ Chí Minh ghi chép lặt vặt ở những trang cuối cùng hoàn toàn khác hẳn với nét bút đề thơ ở phần trước cuốn nhật ký.
5 năm, sau khi quyển “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo’’ phát hành phổ biến, dư luận rộ lên những bài tường thuật, ý kiến, nhận định với nhiều dẫn chứng, trong số có tường thuật của đài Á Châu Tự Do/ RFA, theo đó, “Ông Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung) bị bạo bệnh, đã mất năm 1932, đảng CSTQ đã chọn một sĩ quan tình báo trong cục Tình báo Hoa Nam đóng giả, thay thế Nguyễn Ái Quốc để duy trì phong trào cách mạng ở Đông Dương (gồm 3 nước Việt – Miên – Lào) để TQ tính kế lâu dài trong sự nghiệp bành trướng sau này.
Cho đến nay đảng CSVN chưa hề lên tiếng hay phản biện chính thức về chứng cứ của tác giả Hồ Tuấn Hùng. [Xin xem tiếp bài viết của tác giả Thiên Đức]
(http://www.geocities.ws/xoathantuong/td_vuanbuon.htm)
Khi thực hiện chủ đề này cho tạp chí Nguồn số 60, chúng tôi trích lược những ý chính trong các bài viết. Độc giả sẽ tìm thấy đầy đủ chi tiết khi bấm vào các địa chỉ kết nối (links) và trong tuyển tập Nguồn số 60 (Cội Nguồn, 12/2016).
Trước hết là sự kiện: trang Báo điện tử của đảng CSVN, một cách chính thức, trưng dẫn trong bài “Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương,..” xác nhận “Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.
Nội dung bài báo, trích Văn kiện đảng toàn tập, Tập 4 (1932 1934)”, đăng ngày 10/6/2003 với tiêu đề Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào năm 1932, nội dung: “Đảng Cộng sản Đông Dương non trẻ và anh hùng đã ra đời cách đây ba năm. Sự xuất hiện của đảng cộng sản Đông Dương không phải là ngẫu nhiên. Được thành lập từ những nhóm nhỏ qua các cuộc tranh đấu không thương xót chống các kẻ thù của giai cấp vô sản, đảng Cộng sản Đông dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công.…”
Tác giả Huỳnh Tâm (cũng là người Hoa) trong cuốn sách tựa đề ‘’Giặc Hán đốt phá Nhà Nam’’, chứng minh tiếp thuyết của GS Hồ Tuấn Hùng với nhiều tài liệu cụ thể mà theo ông Huỳnh Tâm, được “lấy ra từ văn khố của cơ quan tình báo Hoa Nam (TBHN)’’, theo đó: Hồ Tập Chương được chọn vào vai Nguyễn Ái Quốc lúc đang là sĩ quan tình báo của cục TBHN (có cả số hiệu quân tịch)… Mộ chôn Nguyễn Ái Quốc còn ở Liên Xô”, Tro cốt của Nguyễn Ái Quốc (mã số 00567) sau khi thiêu đã được lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo, Moscow, Nga Sô cũ… Tài liệu gốc vẫn còn được lưu tại di tích nhà tù Hương Cảng.
http://huynh-tam.blogspot.com/2014/07/ho-chi-minh-ong-la-ai-noi-khong-uoc.html
Năm 2007, trong một tài liệu chung, cả Trung Cộng lẫn CSVN đều thừa nhận Hồ Chí Minh đích thị là Hồ Tập Chương/ Hồ Quang, với hai tấm ảnh trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Mới nhất, ngày 21 tháng 5 – 2016, Tiến sỹ kỹ sư Đinh Thế Dũng, bút danh: Phạm Thế Định đã đưa ra các chứng cớ minh chứng hai nhân vật thiếu tá Hồ Quang và Nguyễn Tất Thành khác nhau trên nhiều điểm, nhất là chiều cao và bệnh sử.
https://us-mg6.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=egcle5qqb20bd#7104487682
Theo chúng tôi, có hai sự kiện là bằng chứng thuyết phục, bạn đọc có thể suy luận để đi đến một nhận định.
Thứ nhất: HCM từ ngày về tiếp thu và làm việc tại Hà nội, trong suốt 15 năm (1954 đến 1969) chỉ có một lần, năm 1957 về thăm lại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Nguyễn Ái Quốc khi mới xuất dương đã có những quan tâm đặc biệt đến người cha là Nguyễn Sinh Sắc, nhưng từ khi là HCM thì không bao giờ nghe thấy một lời nhắc nhở nào nữa. Khi người chị của HCM, bà nguyễn thị Thanh từ xứ Nghệ ra Hà Nội tìm thăm cậu em Nguyễn Tất Thành, bà được “cậu em” tiếp một cách rất lạnh nhạt, Bà Thanh chỉ ở Phủ Chủ tịch vài giờ, buổi chiều về lại Nghệ An. Túi trái cây bà mang từ quê ra cho “cậu em”, Hồ cũng từ chối khéo. Khi người anh cả Nguyễn Sinh Khiêm và hai người chị qua đời, Hồ không hề tỏ ra một chút xúc động, không có một bó hoa hay lời phúng viếng.
Thứ hai: Năm 1926 Nguyễn Ái Quấc dưới bí danh Trung Hoa: Li Shui (Lý Thụy), cưới một nữ y tá và đảng viên Cộng Sản Trung Hoa tên là Zheng Xue Ming (Tăng Tuyết Minh). Năm 1938 Lý Thụy từ Moscow đến chiến khu Yenan (Vân Nam) dưới bí danh Hồ Quang rồi từ đó tiến về biên giới Việt-Hoa, nhưng không gặp Tăng Tuyết Minh. Năm 1941, dưới bí danh Hồ Chí Minh rồi từ năm 1954 khi về Hà Nội đến khi mất năm 1969 HCM không hề gặp lại Tăng Tuyết Minh. Tăng Tuyết Minh chờ đợi cho tới lúc qua đời (năm 1991). Theo tác giả Bùi Tín HCM “có trái tim thép lạnh tanh khi bà vợ cũ có hôn thú Tăng Tuyết Minh dò hỏi về ông suốt từ 1945 đến 1964, ông vẫn làm ngơ…” Tác giả Thiên Đức cho rằng Hồ Chí Minh không thể nào biết những kỷ niệm “buồng the” hay “trăng thề hứa hẹn” thì làm sao dám tìm gặp lại Tăng Tuyết Minh mà không bị phát hiện giả mạo.
Theo sách của Hoàng Tranh, một buổi chiều cuối tháng Tám, khi tỉnh lại, Hồ Chí Minh nói với các bác sĩ Trung Quốc: “Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc.” Một y tá của bệnh viện Bắc Kinh hát, Hồ nghe xong, mỉm cười, và “đấy là nụ cười chót” của ông trước khi hôn mê cho đến lúc qua đời.
Tác giả Huỳnh Tâm, ký giả phóng viên, trong cuốn sách tựa đề “Giặc Hán đốt phá Nhà Nam’’, chứng minh qua nhiều tài liệu “lấy từ văn khố của cơ quan tình báo Hoa Nam (TBHN)’’, theo đó: Hồ Tập Chương được chọn vào vai Nguyễn Ái Quốc lúc đang là sĩ quan tình báo của cục TBHN (có cả số hiệu quân tịch)… Mộ chôn Nguyễn Ái Quốc còn ở Liên Xô”, Tro cốt của Nguyễn Ái Quốc (mã số 00567) sau khi thiêu đã được lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo, Moscow, Nga Sô cũ. Tài liệu gốc vẫn còn được lưu tại di tích nhà tù Hương Cảng.
http://huynh-tam.blogspot.com/2014/07/ho-chi-minh-ong-la-ai-noi-khong-uoc.html
**
Sự kiện Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Tập Chương, hai nhân vật là một, hay là hai người đuợc đánh tráo bởi tình báo Trung Nam Hải, với rất nhiều tài liệu, nhiều tranh luận, dẫn chứng, nhưng vấn đề vẫn còn là một ẩn số. Có hai khuynh hướng đưa ra những ý kiến trái nghịch:
Một cho rằng HCM là Hồ Tập Chương, là thiếu tá Hồ Quang đóng vai HCM từ năm 1933 đến lúc qua đời năm 1969; Khuynh hướng này có nhiều tài liệu trưng dẫn để khẳng định. Khuynh hướng trái ngược phủ nhận mọi chứng cứ, luận cứ và cho rằng câu chuyện HCM không phải Nguyễn Ái Quốc, mà là Hồ Tập Chương là chuyện bịa đặt.
Trên trang mạng http://vuottuonglua.org mới đây (04/28/2016) đưa tin Trung Quốc công bố HCM chính là Thiếu tá Hồ Quang thuộc quân đội Nhân dân Trung Quốc.
Theo trang báo điện tử http://baotoquoc.com, từ năm 2007 đến 2014 có bốn nguồn tin xác nhận “Thiếu tá HỒ QUANG (1938-1940), thuộc đơn vị Tập đoàn quân 18, Đệ Bát Lộ quân, Giải phóng quân Trung cộng (PLA) chính là Hồ Chí Minh.”
Trên blog “vhqdnvt” của “trường văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi” từ 3-8-2007 xác nhận Thiếu tá Hồ Quang (PLA) Trung quốc (1938-1940) chính là Hồ Chí Minh”.
http://vhqdnvt.blogspot.ca/2007/08/qu-lm-t-c-ngi-xa.html
Trong tập Khảo luận “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” (Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh), Thái Văn dịch: Hồ Quang chính là bí danh Hồ Chí Minh từ năm 1939 đến 1942. “Năm 1939, Hồ Chí Minh ở Ban huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc, với đầy đủ chứng cứ ghi trong cuốn sách “Thông tin về đồng môn” ghi rõ Th/tá Hồ Quang chính là HCM.
http://doithoaionline2.blogspot.ca/2013/02/normal-0-false-false-false-en-us-x-none_17.html
Trên website “baolamdong.vn” (báo Lâm Đồng), Cơ quan của đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Lâm đồng, tác giả Nguyễn Hoàng Bích, trong bài “Những năm tháng Bác Hồ ở Quế Lâm” đăng ngày 23-4-2014 cũng xác nhận: “Thiếu tá Hồ Quang trong PLA Trung cộng (1938-1940) chính là Hồ Chí Minh”.
http://baolamdong.vn/hosotulieu/201404/nhung-nam-thang-bac-ho-o-que-lam-2323703/
Trong số các bài viết, có tác giả khẳng định “Điều chắc chắn HCM không phải là con người của đất nước Việt Nam”. HCM theo kế sách lâu dài của Tình báo Hoa Nam tiếp tục thực hiện chính sách của nhà Minh, triệt phá hết những gì mà nhà Minh chưa phá hết. HCM đưa ra chính sách “hợp tự” nhằm triệt hạ hết mọi công trình văn hóa VN. Các đền chùa đình miếu bị tàn phá. HCM thi hành cải cách ruộng đất nhằm tàn sát hết tầng lớp trí thức, thân hào nhân sĩ, làm băng hoại truyền thống đạo lý gia đình và văn hóa xã thôn, trao sự cai quản xã hội vào tay bọn bần cố nông thất học. HCM ra tay tàn sát bằng sự nhẫn tâm với người VN, dù đó là ân nhân.
Theo Trần Đĩnh trong tác phẩm Đèn Cù, chính HCM là người đội nón mang râu giả, đeo kính đen đến chứng kiến vụ xử tử bà Nguyễn Thị Năm trong CCRĐ, nhưng tại Phủ chủ tịch HCM lại đóng kịch giả vờ khóc khi hay tin Bà Nguyễn Thị Năm “mẹ chiến sĩ” từng nuôi Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, HCM…).
Năm 1941 HCM đã từng viết: “Triệu Đà là tổ nước ta. Nước ta lúc đó gọi là Văn Lang”.
Hồ Chí Minh từng nói với các bác sĩ Trung Quốc: “Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc.” Một y tá của bệnh viện Bắc Kinh hát, HCM nghe xong, mỉm cười, và đó là nụ cười chót của ông trước khi hôn mê và qua đời. Trước đó, HCM còn nhờ cán bộ TQ giới thiệu cho một người vợ Tàu để dưỡng già.
Một tác giả đưa ra quyết đoán: Qua toàn bộ phần trình bày trên có thể kết luận rằng, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không thể là một người.
Có ý kiến thắc mắc tại sao những người tiếp đón Hồ tại hang Pắc Bó năm 1941 không nhận ra HCM không phải là Nguyễn Ái Quốc? Điều này cũng dễ hiểu, vì rằng Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, khi từ Nghệ An vào Nam rồi xuống tàu làm bồi bếp và sang Pháp, tất cả những nhân vật CS như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Hoàng văn Hoan v.v.. chưa hề gặp và biết mặt Sinh Cung mà chỉ nghe tiếng tăm qua tuyên truyền. Năm 1941 khi được Trung Cộng đưa về biên giới Việt Trung, xuất hiện tại hang Pắc Bó, được giới thiệu là Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Ái Quốc những người có mặt phấn khởi được đón tiếp một “chiến sĩ cách mạng” mà không hề biết về gốc gác con người này.
Với những hồ sơ, tài liệu sưu tầm được và qua nhận định của hầu hết tác giả, của các nhà nghiên cứu – ngoại trừ Bùi Tín và Vũ Thư Hiên, HCM chính là Hồ Tập Chương, là thiếu tá Hồ Quang, người Tàu, khác với Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Sinh Cung, người Việt, quê quán Nam Đàn, Nghệ An.
**
Điểm trọng yếu then chốt mà các tác giả đồng loạt nêu lên, trong đó có bài của Ông Phạm Quế Dương (cựu Đại tá QĐND): dư luận mọi giới thắc mắc là tại sao ?? cho đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn hoàn toàn im lặng. Khi các thông tin này được tung ra, đảng CSVN không hề mở miệng lên tiếng phản đối, giải thích hay trấn an dư luận. Cùng lúc, tất cả những tư liệu liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh ở Hà Nội, trong thư khố của Hoa Nam và Mạc Tư Khoa vẫn còn bị niêm phong, không ai có quyền tham khảo.
Hiện nay dư luận đang trông đợi sự thật được sáng tỏ khi khi đảng CSVN cho thử DNA xác ướp tại Ba Đình.
SONG NHỊ
(*) Kỳ Nhông là loại Thằn lằn đào hang sống ở bãi cát, bờ biển, da có thể biến màu theo hoàn cảnh môi trường. Nghĩa rộng: Người có tính lươn lẹo, tìm mọi cách thay đổi, che giấu làm cho khó nhận ra bản chất thực có – Lão ta như con kỳ nhông.
[“Đại Từ điển Tiếng Việt, Bộ GD và Đào tạo, TT Ngôn ngữ và Văn hóa VN, NXB Văn Hóa Thông Tin”, Hà nội 1998, tr. 933]
(**) Hồ Tuấn Hùng tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan.