«Người ta nói hôi tuyển Pháp vô địch thế giới túc cầu (năm 1998) là một đội Black, Blanc, Beur ! … [Đây là tiến lóng pháp ngữ phổ thông, thông dụng của nước Pháp hằng ngày của người Pháp chúng tôi. Black, dễ hiểu dùng từ anh ngữ để tránh những từ noir, hay nègre miệt thị, để chỉ người da đen, gốc phi châu, hải đảo đại tây dương, hải đảo ấn độ dương hay thái bình dương, tỵ nạn vô dân hay công dân pháp thuộc các DOM-TOM*; Blanc, cũng dễ hiểu da trắng, gốc pháp gô loa, hay tây âu trước nhửng năm 45 và đông âu sau 45 ; và Beur, từ beur, là một từ nói lái verlan (l’envers), do từ Arabe nói ngược lại A-ra-bờ trở thàng Bờ-rờ, Beur (thí dụ verlan của từ Femme phái nữ – meuf- pham-mờ trở thành mờ pham – mờphờ, meuf. Cảnh sát, flic lái thành Kớf-Keuf…và như vậy bête, khờ dại, teubé; racaille, bọn vô lại, bọn cà chớn, rayca….).
«… Năm nay (2005) hôi tuyển Pháp chỉ còn black, black black hay black beur, và âu châu đang ngạo người Pháp thật không biết đá banh !» nhà hiền triết Alain Finkielkraut-một nhơn vật khá cực hữu-phát ngôn chế ngạo trên diễn đàn tờ nhựt trình Do thái Haaretz, ngày 18 tháng 11 năm 2005. ( Chú ý tên của nhà hiền triết, giáo sư đại học Finkielkraut cũng không lấy gì là gô-loa lắm, chỉ có tên tục Alain là Pháp thôi !)
Trên một nửa thế kỷ sau thời gian xóa bỏ chế độ thuộc địa, nước Pháp vẫn chưa gọt bỏ được những tư tưởng kỳ thị da mầu đầy trịch thượng, kẻ cả, da trắng ! Bằng chứng, những phát ngôn nhận xét bừa bải về những thành phần « song tịch » trong hàng ngũ các tuyển thủ thể thao nước Pháp, điển hình là những đội túc cầu, hay bóng rổ…Cũng như các quốc gia có một lịch sử thuộc địa, nước Pháp, phải rước tất cả những con em công dân các thuộc địa cũ của Pháp, vào sanh sống tại đất mình, nhập quốc tịch và có khi, hồi quốc tịch Pháp- như trường hợp của những ai sanh ở đất Nam kỳ thuộc Pháp trước năm 1954 Và đó cũng là một quyền tự nhiên nhơn quyền tất yếu.
Một thí dụ điển hình về song tịch và những tư tưởng da trắng trịch thượng: Vừa qua dân chúng Pháp bình thản chấp nhận Bà Eva Joly, cựu Thẩm phán ở Pháp, song tịch Pháp-Na uy, ứng cử viên đại diện Đảng Xanh tranh cử Tổng thống Pháp năm 1012. Bả không vào được vòng nhì. Mọi chuyện yên lành. Thế nhưng, ta thử đặt một giả thuyết, nếu Bả được đắc cử Tổng thống Pháp, Bả sẽ cầm trong tay vận mệnh quốc gia Pháp với chiếc chìa khóa vũ khí Nguyên tử và chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội có quyền đưa quân tham dự chiến tranh.
Và dân chúng Pháp sẽ phản ứng thế nào nếu ứng cử viên ấy song tịch Pháp-Algérien? hay song tịch Pháp –Gabon hay song tịch Pháp-Việt Nam? Cá nhơn chúng tôi xin phát biểu một sự nghi ngờ ngay? Vì có lịch sử thuộc địa quá dài nên tư tưởng người Pháp nói chung chưa hoàn toàn thuận lợi chia quyền lợi với những ngoại nhơn không dân da trắng thứ thiệt. Song tịch với các quốc gia cựu thuộc địa Pháp còn chậm tiến kém phát triển quả là một khó khăn trong tư tưởng người Pháp nói chung. Cũng thì song tịch, nhưng song tịch Pháp-Mỹ, Pháp-Anh, Pháp-Đức, Pháp–Bác Âu đã là le lói hơn song tịch với các quốc miền Nam Âu châu, kiểu song tịch Pháp-Ý, Pháp-Bồ, Pháp-Chypre.. còn chẳng may nếu song tịch Pháp-Cộte d’Ivoire thì chỉ có các cầu thủ gốc Phi châu-Côte d’Ivoire cố giữ để mong được tuyển thành cầu thủ quốc tế ở hội tuyển nhà phi châu; vì ở Pháp vi dân tài nghệ quá nhiều, không có cái cách gì để thi thố tài năng để được tuyển vào Hội tuyển Pháp.
Dân chúng Pháp, cả giới chánh trị nước Pháp, trái phải, tả hữu, cực tả, cực hữu…ngày nay vẫn chưa tiêu hóa xong bài học thuộc địa. Sau gần trăm năm ca tụng Đế quốc Pháp thuộc địa, ca tụng rằng mặt trời không bao giờ lặn trên toàn cỏi trời Pháp (từ Cayenne, xứ Guyanne, Nam Mỹ đến Papeete Tahiti, giữa Nam Thái Bình Dương, đất Pháp trãi dài trên 24 muối giờ), đến một thời gian cố gắng quên lảng, trốn sự thật, vô trách nhiệm, bổn phận trách nhiệm với các cựu thuộc địa, với các vùng ảnh hưởng Pháp thoại. Thuộc địa vẫn là ung nhọt của tâm tư người Pháp, cách đối xữ với người da đen, với người Rệp (Arập) cách giải quyết vấn đề Hồi Giáo, vấn đề tỵ nạn Phi châu, Bắc Phi. Người gốc Phi Châu đã ở Pháp đến thế hệ 2 có thể 3, người Rệp cũng vậy. Công trình xây dựng tái thiết nước Pháp sau thế chiến 2 đều có bàn tay thợ thuyền của đám công nhơn Đen và Rệp. Các con cái đen và Rệp dù có biết nói tiếng đen tiếng rệp đi nữa khi trở qua thăm làng xã gia đình gốc gác thì vẫn không được những thằng bà con bản xứ nhận là bản xứ. Suốt đời là thàng Tây con. Ở Pháp suốt đời hắn là thằng Rệp; Ở xứ Rệp hắn là thằng Tây. Sự thật hội nhập bên Pháp nơi hắn sanh đẻ dễ dàng hơn cho nó, vi nó sanh ở đây, quen nước quen cái ở đây. Tiếng Pháp là tiếng nó làm việc, học hành sử dụng hàng ngày, suy nghĩ. Tiếng mẹ đẻ chỉ là tiếng của cha mẹ hắn, về bên nhà lại nghe một tiếng nói tuy phát âm giống nhưng không phải đúng nghĩa. Chưa kể những phong tục xa lạ, tập tục xa lạ. Trường hợp cũng như con cái Việt Nam thế hệ 2/3 ở Mỹ ở Pháp cũng vậy. Chúng nó không thề người Việt Nam hoàn toàn được. Với hai quá trình tiến triển văn hóa khác nhau, với hay tiến trình não trạng văn hóa khác nhau, tập tục, phong tục, quan niệm nhơn sanh quan…những con em ở hải ngoại là Mỹ là Pháp, là âu mỹ, với cái nhìn văn hóa âu mỹ. Vì vậy.
Ngày nay đến lúc mọi người phải nghĩ lại, xét lại, phân tách tìm xem những điểm lợi hại của những ảnh hưởng, những mối tương quan đã có, sẳn có, và phải có để có một cái nhìn rộng lượng và thực tế với chánh sách di dân, hội nhập di dân, đi đến một xã hôi đa chủng đavăn hóa nhưng chung sống hòa bình phục vụ cho Tổ quốc Pháp nhưng vẫn đem lại phúc lợi và quyền lợi cho người di dân.
Thử suy nghĩ về một chánh sách song tịch, cho các thế hệ 2 hay 3 của các di dân gốc các quốc gia phi châu cựu thuộc địa có thể phục vụ, mang một sứ mạng vừa là dân Pháp được đào tạo tại Pháp phát huy những học hỏi ấy tại Pháp để đóng góp phát triển đất nước gốc của mình. Đừng nghĩ ngay đến một «phong trào Hồi hương hay Trở về» vội vã. Trở về sẽ làm nãn lòng các người Pháp Phi hậu duệ ấy. Trở về sẽ tạo chia rẽ giữa dân trở về, khôn khéo, chữ nghĩa, trí thức hơn dân bản xứ. Nhóm trở về sẹ chiếm các vị trị cao quyền của xã hôi bản xứ.
Làm sao có những phong trào tự nguyện chưn bên nầy chưn bên kia, vừa phục vụ cho quê hương trú ngụ, quê hương nơi chôn nhao cắt rún (Mỹ Tây chớ không phải ở Việt Nam), vừa giúp đở phát triển quê hương gốc của cha mẹ, cộng đồng mình. Ngày nay đã có sẳn những chương trình về y tế, giáo dục rồi, nhưng phải tiến xa hơn, phải đến kỹ thuật, kỹ thuật sử dụng, kỹ thuật chế biến dụng cụ, xong kỹ thuật phải nghĩ đến đào tạo chất xám.
Ngày nay, chánh sách di dân của thế giới âu châu đang thắc mắc lựa chọn giữa một bên lập hàng rào chận những người di dân tỵ nạn lậu, và một bên một chánh sách lựa chọn di dân bằng chất xám và tay nghề, hút hết sanh lực các quốc gia chậm tiến. Tại sao không nghĩ đến một chánh sách « song tịch » giữa các quốc gia giàu có tiên tiến và những quốc gia chậm tiến vệ tinh vì gốc gác của cộng đồng di dân ? Pháp với các quốc gia phi châu chẳng hạn, Pháp với những quốc gia Pháp thoại thí dụ. Như vậy sẽ có những tương quan qua lại dễ dàng hơn. Chận đường tỵ nạn phải chận ngay từ nguồn, tạo công ăn việc làm ở nguồn, tạo sản xuất tại nguồn. Đất lành chim đậu, tạo đất lành tại nguồn chim sẽ đâu ở lại tại nguồn.
Trừ ba quốc gia Đông dương thuốc Pháp, việc xóa bỏ thuộc địa tạo những biên giới quốc gia hoàn toàn giả tạo, với những quốc tịch mới giả tạo. Chỉ trong vòng 50 năm, quan niệm Quốc gia-Dân tộc-État-Nation theo quan niệm Chánh trị Học Tây phương vẫn còn mơ hồ trong nhiều đầu óc các Dân tộc các quốc gia chậm tiến. Các dân tộc phi châu vẫn thường nói tôi thuộc dân tộc nào, thuộc chủng tộc nào, dân Bamiléké, dân Yaoussa hay dân Douala như ở Cameroun, nơi người viết chúng tôi ngụ và làm việc gần hai năm, hơn là nói mình công dân quốc gia nào như « người Camerounais » chẳng hạn. Kể cả người Việt mình cũng thường sử dụng từ ngữ « tôi là người Việt » như là một dân tộc. Nhưng trường hợp Việt Nam khác hẳn. Khi tôi giới thiệu tôi là người Việt ý muốn nói tôi gốc gác dân Việt, tôi không phải người công dân nước Việt Nam (Nước Việt ngày nay không còn là đất nước của tôi nữa).
Vì những lý do đó, ngày nay có một phong trào các chuyên viên xã hội học, chánh trị học và kinh tế học nghĩ rằng ngày mai tạo một chánh sách cho một chế độ Song tịch khôn khéo sẽ giúp quyết cho những khúc mắc về suy nghĩ, những thắc mắc về lý lịch của những con cháu hậu duệ các di dân. Những quốc gia đa văn hóa đa chủng tộc như Huê kỳ, Úc châu, Tân tây Lan, Singapore, mặt dầu chưa có hẳn một chánh sách song tịch, nhưng đã có một cái nhìn thực tế trong chánh sách nhìn nhận và nâng đở đời sống cộng đồng, chấp nhận sự hiện diện các cộng đồn khác nhau, chấp nhận sự dị biệt giữa các công đồng, tồ chức cuộc sống của các cộng đồng….Trái lại ở Pháp không có. Ở Pháp, phải hợp nhứt, thuần nhứt, khi đã hội nhập rồi. Nói riềng về phương pháp thống kê, những thống kê, những con số về dânn số di dân, tỵ nạn trong điều tra đều bị xóa bỏ khi người di dân nhập tịch. Thí dụ thống kê người Việt ở Pháp không có các người Pháp gốc việt.
Quan niệm hội nhập của người Pháp sai:
Ngưới Pháp dùng từ Hội nhập, intégration : Người Pháp muốn làm một cái mixture, un mix, hòa tan trong một chất keo quốc gia thế tục cộng hòa. Une mixture, un ciment appelé un État Laïque et Républicain. Quan niệm nầy là một quan niệm rất thịnh hành trong lý thuyết các nhóm Thợ Hồ Francs Maçons. Thế nhưng «quan niệm intégration hội nhập để trở thành công dấn Pháp tốt» theo những tư tưởng Nhơn ái Thợ Hồ của những lãnh đạo đệ Tam Cộng hòa Pháp kiểu Jules Ferry đầy mâu thuẩn nhơn ái bác ái tại Pháp với một chương trình Giáo dục Phổ thông nhưng thực dân tàn bạo tại Đông dương với chương trình khai thác thuộc địa, ngày nay không còn hạp thời nữa. Quan niêm melting pot được nói tới hồi đầu thế kỷ ở Mỹ cũng không hợp thời nữa. Trái lại chương trình cộng đồng sống chung kiểu salad bowl của các quốc gia anglô saxon ngày nay sẽ là một xã hội tương lai cho các quốc gia từ nay phải chấp nhận người di dân vì thực tế không thể đóng cửa được.
Nhưng chánh sách song tịch phải là chánh sách lưỡng lợi. Phải nghĩ làm sao người di dân thoải mái trong thời gian di dân, và cũng sẽ là những cộng đồng hải ngoại của nước gốc.
Và Việt Nam ?
Một Việt Nam tương lai hậu Cộng sản có những gia tài gì? Một đất nước sau bao nhiêu năm sống trong chế độ cộng sản sẽ còn lại những gì? Điểm lợi, điểm hại. Bản thống kế bề mặt có gì, bề trái có gì cần phải được thực hiện.
Lợi trước mắt không thấy, nhưng hại thì bao nhiêu năm hòa bình không sản xuất được chiếc xe đạp. Ngày mai với hạn chế, với khan hiếm nguyên liệu phải nghĩ đến kỹ nghệ xanh bền vững.
Bài viết nghiên cứu ngành Đại học của anh bạn TS Mai Thanh Truyết cho chúng ta nhận thấy trong thành phần các du học sanh thì có đến một phần tư du học sanh đi học thương mãi, quản trị. Tốt, thương mãi quản trị cần, nhưng một số rất ít học ngành cơ khí. Hầu như người Việt Nam tuyệt vọng, không muốn đóng xe, đóng tàu, làm thợ máy..Thích làm thầy quản trị ngân hàng, dịch vụ. Làm sao thay đổ não trạng, sản xuất rất quan trọng cho các quốc gia đang lên?
Các quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức ai cũng tưởng là những nước dịch vụ ngân hàng, doanh thương mạnh, thực sự đấy là những quốc gia công nghiệp, nông nghiệp vả kỹ nghệ thực phẩm, chăn nuôi. Nói tóm lại các công nhơn nhà máy, các kỹ sư, các nông dân, ngư dân, công nhơn hảng thực phầm, ngư phẩm nhiều không kém hơn dân ngân hàng hay thương mãi.
Một Việt Nam mới sẽ cần một Việt Nam Hải ngoại đầy sức mạnh. Vì vậy ngay từ ngày hôm nay, người Việt tỵ nạn Hải ngoại phải sửa soạn có một tư tưởng, một quan niệm một sức mạnh thực sự của một nước Việt Nam Hải ngoại.
Việt Nam Hải ngoại, la diaspora vietnamienne, giống như Cộng đồng Do Thái Hải ngoại giữ liên lạc với Việt Nam quốc nội nhưng hoàn toàn độc lập với quốc nội, không được chi phối quốc nội. Việt Nam Hải Ngoại hãy ngay từ bấy giờ, nung nấu, huấn luyện, bảo vệ truyền thống, hun đúc tinh thần, giữ vững linh hồn Việt Nam, để ngày mai khi có một Việt Nam mới lắp ngay guồng máy đào tạo, huấn luyện kỹ thuật tân tiến, sẳn sàng để cho guồng máy Việt Nam chạy lại.
Khi ấy chế độ Song tịch Mỹ Việt, Pháp Việt, hay bất cừ một quốc gia hải ngoại nào với Việt Nam sẽ giúp bộ máy giao thông trao đổi sự thông minh, nền hiểu biết, khoa học rõ ràng. Sự đi lại thong thả trong ngoài, giao dịch đó sẽ góp những tinh hoa nước ngoài vào cho guồng máy Việt Nam chạy thông thả.
Người Việt Nam mình đã có kinh nghiệm lâu dài, có truyền thống hôi nhập với tất cả văn hóa thế giới, mà không mất gốc. Trên một ngàn năm văn hóa Tàu, gần một ngàn năm Hán Việt, chỉ cần vài chục năm là hôi nhập văn hóa tây phương đổi chữ hán thành chữ quốc ngữ, đổi lối viết trừu tượng tối nghĩa thành lối viết thực tiển trong sáng. Đổi lối suy nghĩ nho giáo, ông đồ từ chương, thành suy nghĩ trí thức thực tiễn khoa học, đổi cây bút lông mực mài thành cây bút BIC mực thường trực, đổi tráp ông đồ thành computer anh I.T. Và cuối cùng chỉ cần ba mươi năm sau nầy, khi đất nước tiêu tan, khi tuyệt vọng tràn ngập, khi khói lữa đã đốt cháy quê hương đất mẹ, phải bỏ nước ra đi, tưởng trôi sông lạc chợ, nào ngờ, con Phượng Hoàng Phénix sống lại, tắp vào Mỹ thành những người Mỹ thành công, kỹ sư bác sĩ quân nhân cao cấp, công dân hạng ưu, bác học, giáo sư … Tắp vào Pháp cũng thế. Tắp vào Đức cũng vậy. Rồi Úc, rồi Tân Tây Lan, Áo, Na Uy …Nhựt bổn… và cả Do Thái …Người Việt ở mọi nơi, sanh tồn,…người Việt …mãi mãi Việt Nam .
Thế mạnh ngày nay của một đất nước Việt Nam Hải Ngoại là thế đó! Con cháu Tiên Rồng huyết thống, nhưng với những kỹ thuật Mỹ, Pháp, Đức, Anh toàn thế giới !
Muôn mầu muôn sắc, muôn người muôn vẻ, đa phương đa ngữ, nhưng tất cả là người Việt.
Và tất cả họp lại, xây dựng Việt Nam. Việt Nam Tháp Babel, Việt Nam Liên Hiệp Quốc? Không! Việt Nam Song Tịch, Thế Giới-Việt Nam.
Mong thay!
Hồi Nhơn Sơn Tuần 2 tháng 11
Phan Văn Song
One Comment
Anhcam
Lâu quá mới lướt về trang mạng Việt Thức , đọc được bài viết của TS Phan văn Song,thật quá hay,nếu mọi người VN hải ngoại biết đoàn kết với ý thức như TS Song mà tạo thành một khối người Việt đoàn tụ ,đừng có cấu xé nhau thì sức mấy mà bọn Vẹm chia rẽ được tổ chức người Việt hải ngoại,mong lắm thay.