Cuộc đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại cho tự do của dân tộc là một cuộc đấu tranh trường kỳ. Cho nên tất cả những gì chúng ta có thể làm được cho đất nước vào lúc này là phải để tâm theo dõi và lợi dụng tối đa sức mạnh của cao trào dân chủ thế giới để làm sói mòn nền độc trị ở trong nước và đưa nền độc trị đó đến tình trạng tan vỡ.
Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, Việt Nam đang chuẩn bị hội nhập vào nền văn minh mới : nền văn minh dân chủ. Nền văn minh này loại bỏ bạo lực để chỉ còn giữ lại sự bao dung và hợp tác giữa con người và con người. Nét đặc trưng của nền văn minh mới là sự “hiện đại hóa”.
Hiện đại hoá là đề cao vai trò của tự trị cá nhân và vai trò của giá trị lâp ngôn. Hai nhân tố này, đưa tới việc giải phóng con người khòi quyền lực áp đặt từ trên, đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm đến việc giới hạn tối đa quyền hành của Nhà Nước và giữ cho chế độ thường xuyên mang tính pháp trị nghĩa là kông ai được đứng trên luật pháp.
Với đường hướng và suy nghĩ nêu trên mời qúy vị theo dõi những đoạn viết sau đây .
Chủ nghĩa tự do : hành trình và phát triển
James Madison và nguyên tắc hiến định
Những ý niệm về “tự do” manh nha và phát triển từ thời kỳ “Khai Sáng” (thế kỷ 17). Những nhà tư tưởng “tự do” đầu tiên như, John Locke, Thomas Hobben, Baruch Spinoza, chú trọng vào việc xác định nhiệm vụ của chính quyền trong một xã hội tự do.
Họ cho rằng hành động của con người bị thúc đẩy bởi hai bản năng sinh tồn và tự vệ. Chính hai bản năng này khiến con người đã phải tìm cách “sống chung” để tạo ra những bảo đảm cần thiết. Trong cuộc sống chung này họ chia sẻ quyền tự do của họ với Nhà Nước để đổi lấy từ phía Nhà Nước sự bảo vệ tự do, tư hữu và quyền sống của họ. Khi chấp nhận khế ước này con người luôn ý thức tự do là quyền bẩm sinh của họ và đòi hỏi lý do chính đáng mỗi khi tự do bị vi phạm.
Để hạn chế quyền hành của Nhà Nước, lý thuyết gia James Madison đã dành cho người dân quyền “ truất bỏ” nếu chính quyền tỏ ra không xứng đáng hoặc bất lực. Các nhà tư tưởng tự do hiện đại đòi hỏi người dân phải có điều kiện vật chất và kinh tế để có thể hưởng thụ các quyền tự do của họ và Nhà Nước có trách nhiệm cung cấp cho toàn dân điều kiện căn bản đó.
James Madison, danh nhân lập quốc Hoa Kỳ, đã viết “Nếu con người là thần thánh thì không cần phải có chính quyền”. Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ được xây dựng trên quan niệm cho rằng không thể tin được những người có quyền hành. Hiến pháp Hoa Kỳ đã được tu chính 27 lần từ năm 1789 và chắc chắn sẽ còn tu chính thêm nhiều lần nữa trong tương lai. Tuy nhiên, từ khi Đạo Luật Nhân Quyền (Bill Of Rights) được Quốc Hội chấp nhận thì mọi chuyện đều trôi chảy, không còn gặp khó khăn nào nữa.
Tinh thần “hiến định” đặt trọng tâm vào sự tôn trọng tuyệt đối các quyền căn bản của con người và đòi hỏi phải lồng những quyền này vào nội dung hiến pháp, đã trở thành nét độc đáo của tư tưởng chính trị Hoa Kỳ. Tinh thần này là một đóng góp quý báu cho Hiến Pháp Liên Bang vì đã hạn chế tối đa quyền hạn của thế lực trung ương.
Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã áp dụng nguyên tắc hiến định, đồng thời cũng là chế độ chính trị duy nhất trong đó những quyền căn bản của con người không bị Nhà Nước lạm dụng hoặc xâm hại.
Montesquieu và ý niệm phân quyền
Để hạn chế quyền hạn của Nhà Nước Montesquieu đã đưa ra ý niệm phân quyền. Năm 1789 cách mạng dân chủ Pháp nổ ra. Người Pháp bắt chước lý thuyết cách mạng cua Mỹ nhưng lại không đồng thời bắt chước lý thuyết của Mỹ về tổ chức chính quyền. Do đó một sự hỗn loạn đẫm máu đã xảy ra vì dân Pháp đã tùy tiện sử dụng tự do theo ý thích.
Chính vào thời gian của sự bất ổn này mà Montesquieu đã đưa ra quan điểm “tam quyền phân lập” trong tác phẩm De Lesprit Des Lois (Tinh Thần Luật Pháp). Montesquieu chia việc cai trị của chính quyền thành ba ngành : lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba ngành này phải được tách rời nhau để không bên nào có quyền hành lớn hơn bên nào.
Tác phẩm De Lesprit Des Lois sau một thời gian bị Nhà Thờ Công Giáo đả kích nặng nề đã trở thành danh phẩm được hoan nghênh và ngưỡng mộ khắp Âu Châu. Tại Hoa Kỳ, Montesquieu được coi như quán quân của tư tưởng tự do. Công trình nghiên cứu này, đã được danh nhân James Madison trích dịch nhiều lần trong những bài tham luận đấu tranh của ông.
James Madison đã thuộc nằm lòng câu nói sau đây của Montesquieu : “Chính quyền phải được tổ chức cách nào để không sợ ai”. Nguyên tắc “tam quyền phân lập” đã được các nhà lập quốc Hoa Kỳ đem vào hiến chương của Hiệp Chúng Quốc.
Nhân quyền và sự phân lập theo chiều dọc
Nhân quyền là một ý niệm tương đối mới. John Locke trong tác phẩm Second Treatise of Government (1688) đươc coi như người đầu tiên đã triển khai mốt lý thuyết khá đầy đủ về các quyền tự do của con người, mà sau này được goi là nhân quyền.
Trước và trong Thế Chiến II vấn đề nhân quyền ít xuất hiện trên bàn cờ chính trị thế giới. Vào thời gian đó, nhân quyền vẫn còn được coi như vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia. Thậm chí vào những năm trước khi Thế Chiến II bùng nổ, vấn đề nhhân quyền vẫn còn bị thế giới lơ là. Sau khi thắng trận, các lãnh tụ đồng minh mới ý thức đúng mức tầm quuan trọng của vấn đề tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.
Việc nâng cao giá trị của nhân quyền là phiên xử các tội phạm chiến tranh vào thời điểm 1945-1946 bởi toà án Nuremberg trong đó các lãnh tụ Nazis thua trận phải trả lời trước pháp luật về tội danh “chống nhân loại”. Nuremberg được xem như bước khởi đầu của nhân loại trong quyết tâm hướng về một nền văn minh mới.
Mùa xuân 1945, 50 quốc gia đã họp hội nghị tại San Francisco với Hoa Kỳ để thành lập Liên Hiệp Quốc. Họ đồng tình ký tên vào một bản hiến chương, long trọng cam kết với Liên Hiệp Quốc hoàn tất hai mục tiêu căn bản như sau : giải quyết mọi mâu thuẫn trong hòa bình và tôn trọng nhân quyền cùng những quyền căn bản của con người.
Nhân quyền ngày nay không còn đơn thuần là việc nội bộ của quốc gia mà là một vấn đề quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người quốc gia được xác định bởi luật pháp quốc tế là phải có nghĩa vụ đối với dân, phải ttôn trọng, bảo vệ và thực thi nhân quyền và những quyền căn bản của con người.
Sau Thế Chiến II sự cản trở lớn nhất cho qúa trình tiến đến dân chủ của các nước đang phát triển là sự thiếu độc lập và hữu hiệu của một xã hội dân sự. Việc xây dựng hay tái lập xã hội dân sự là bước đi căn bản để giải quyết những vấn đề kém phát triển. Ý niệm xây dựng hay tái lập xã hội dân sự là một sự phân quyền theo chiều dọc khác với sự phân lập của Montesquieu là một sự phân lập theo chiều ngang.
Phân lập theo chiều dọc là cắt bỏ quyền hạn của Nhà Nước khỏi các không gian riêng tư và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến dân chủ. Có ba thuận lợi nhìn dưới ba khía cạnh.
Thứ nhất: nhìn dưới khía cạnh dân chủ hoá, hiện tượng tập trung dân chủ còn cần phải được loại bỏ trong nhiều lãnh vực. Sự loại bỏ sẽ làm cho nhu cầu tranh luận về dân chủ lan rộng nhanh hơn, sẽ hỗ trợ và thúc đẩy mạnh hơn sự thiết lập dân chủ trên toàn lãnh thổ.
Thứ hai: sự phân lập quyền hành giữa Nhà Nước và xã hội dân sự sẽ củng cố chế độ pháp trị. Luật pháp sẽ được áp dụng nhiều hơn. Các tệ trạng tham nhũng bè phái sẽ giảm thiểu. Công bằng và trật tự xã hội sẽ được bảo đảm và sinh hoạt cộng đồng cũng như sinh hoạt chính quyền sẽ trở nên lành mạnh.
Thứ ba: xã hội dân sự sẽ tiến dần đến công việc thiết lập các định chế kiểm soát và quân bình (checks and balances). Trong các chế độ dân chủ những định chế này đã được giao cho xã hội dân sự từ lâu và đã trở thành truyền thống.
Xã Hội Dân Sự: (Non Governmental Organization: NGO)
Xã hội dân sự (XHDS) là tổng thể các tổ chức và định chế dân sự tự vận hành và tự quản, khác biệt và độc lập với Nhà Nước và thị trường. Đặc trưng của XHDS là tính “phi chính phủ” (non govermental organization) và “vô vị lợi”. XHDS hoạt động dưới hình thức các hiệp hội, hội từ thiện, phong trào xã hội, phong trào công giáo, công đoàn….hoàn toàn không bị chi phối bởi Nhà Nước.
XHDS là môi trường để mọi người dân bầy tỏ quan điểm , trình bày suy tư và nguyện vọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. XHDS là lãnh vực xã hội đại diện cho quyền lợi của người dân, thể hiện sức mạnh làm chủ của người dân để đối trọng với quyền lực của Nhà Nước. XHDS là một vũ đài không thể thiếu trong một xã hội văn minh và là biểu hiện cơ bản của nền dân chủ.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có hay có rất ít XHDS. Mặt Trận Tổ Quốc, lẽ ra đã phải là một XHDS, thì đã bị những người cộng sản kéo vào hệ thống chính quyền. Việc quản lý, tuyển dụng nhân sự, chính sách lương bổng là do Nhà Nước cộng sản quyết định và cung cấp.
Thêm vào đó, chính quyền cộng sản xiết chặt gọng kìm đối với quyền tự do lập hội. Các hội và hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước đều do bộ trưởng nội vụ cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ. Sau ngày “đổi mới” năm 1986 nhiều tổ chức phi chính phủ thế giới đến Việt Nam hoạt động nhưng họ chỉ được hoạt động như những tổ chức từ thiện.
Hoa Kỳ đã dùng viện trợ kinh tế và nhân đạo để xây dựng tại Việt Nam một hệ thống XHDS nhưng hệ thống NGO này cũng chỉ có thể dùng cho một nền dân chủ tương lai. Khuyến khích chương trình “xóa đói giảm nghèo” của Hà Nội Mỹ viện trợ tài chính cho chương trình này qua hình thức “qũy tín dụng nhỏ” (micro credit) của OXFAM AMERICA, nhằm giúp đỡ phụ nữ VN phát triển kinh tế gia đình tại nông thôn.
Nhờ viện trợ này mà ngày nay tại nông thôn Việt Nam người ta đã thấy mọc lên những hiệp hội mang tên : Hiệp Hội Những Người Sử Dụng Nước, Hiệp Hội Những Người Đầu Tư Bằng Tín Dụng Nhỏ, Hiêp Hội Khuyến Nông. Mỹ hy vọng là với những XHDS này phong trào phụ nữ nghèo nông thôn sẽ phát triển kinh tế gia đình, không những sẽ làm suy yếu chính quyền trung ương mà còm gom về cho phe dân chủ sau này ít nhất một nửa số phiếu tương lai.
GONGO (Government Sponsored Non Governmental Organizations) là gì?
GONGO là những XHDS trá hình được tài trợ bởi những chính phủ không dân chủ hoặc cộng sản. GONGO ngày nay có thể thấy ở bất cứ nước nào trên thế giới, phần đông ở các nước độc tài. Sau đây là một vài thí dụ : Liên Hiệp Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Miến Điện, Chongryon của Bắc Triều Tiên, Tổ Chức Nhân Quyền Sudan, Nashi một tổ chức tuổi trẻ ở Nga, Tổ Chức Cứu Trợ Quốc Tế Islam.
Tại ngoại quốc các GONGO thường tập trung hoạt động tại Liên Hiệp Quốc để bảo vệ các chế độ độc tài. Họ cũng có thể hoạt động tại một số nước vì lợi ích của chế độ nước họ. Đó là trường hợp của Chongryon Bắc Hàn hay của BOLIVARIAN CIRCLES ở các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh.
Khi hoạt động ở trong nước thì GONGO tỏ ra nguy hiểm hơn. Họ át giọng các XHDS chân chính và cản trở những hoạt động dân chủ của các tổ chức này. Thí dụ cho loại này là : Liên Hiệp Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Miến Điện, và Liên Hiệp Dân Sự Phi Thương Mại của Kyrgyzstan.
Cho nên phải chú ý đến sự nham hiểm lừa bịp của các GONGO. Diễn Đàn Công Dân ASEAN đã sinh hoạt từ hơn mười năm nay. Năm vừa qua 2015 là năm đầu tiên các GONGO ASEAN bị Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) tố cáo việc họ ngăn chặn không cho các NGO chân chính VN tham dự.
Năm 2015 tại diễn đàn nói trên, ngoại trừ một số NGO hải ngoại của VN như BPSOS, KAMSA, VOICE, Giáo Dân Cồn Dầu, người ta không ghi nhận được một NGO nào khác của VN đến từ trong nước. Do đó bốn NGO hải ngoại nói trên đã đồng thanh lên tiếng bênh vực cho các NGO khác trong nước và trong vùng được có mặt trong những buổi họp vào thời gian tới.
Thời gian này là lúc người Việt hải ngoại, với tư thế tự do đặc biệt cuủa mình phải tập trung nỗ lực khai thác sáng tạo chiến lược của các siêu cường thế giới hầu tìm kiếm ra những điểm thuận lợi cho chiến thuật của mình để thúc đẩy tiến trình chuyển thể chính trị tại quê hương.
Nguyẽn Cao Quyền
Tháng 4 năm 2016