Trong không khí nhộp nhịp của những ngày lễ cuối năm, những cửa hàng trang hoàng rực rở bởi những đèn mầu, bởi những bài thánh ca chào mừng Ngày Chúa ra đời, bởi những cảnh chen lấn hối hả trong những siêu thị. Cũng vẫn gà sống to béo, cũng những gan ngổng no tròn béo ngậy, cũng những giàn chocolat đẹp mắt, cũng những chai Champagne đắt tiền, nào thì ca đô, nào thì thiệp mời, nào dụng cụ trang hoàng nhà , cây Noël, đèn mầu, …dân chúng Pháp, dân chúng Âu châu sửa soạn đón Noël.
Noël ! Noël ! Không khí thanh bình, hài hòa vui nhộn. Ăn nhậu vui chơi thoải, khách sạn, tiệm ăn các thị xã miển núi, các quán trượt tuyết không còn một chổ trống. Dân Pháp dân Âu châu đi nghỉ Mùa Đông. Tuyết vừa đổ, cái bãi trượt đầy đủ tuyết. Tối thứ sáu 16 nầy, mặc dù có cơn bảo nhưnv lỡ hẹn rồi cũng phải cùng gia đình lái xe đến chơn núi, điểm hẹn.
Mùa Đông Âu châu không bỏ được. Trượt tuyết không bỏ được. Và trong một tuần, bỏ ra ngoài tai khủng hoảng kinh tế, đồng euro, Hy lạp, Ý…Âu châu, Sarkozy, Merkel, Syrie, người biểu tình bị bắn, Nga vào WTO, mặc… sống với tuyết, với gia đình với bạn bè…
Noël ! Ngày lễ thánh thiện, kỷ niệm Đấng Cứu thế ra đời, biến thành ngày của một Ông già áo đỏ Walt Dysney thương mãi, ngày của sum họp gia đình trong không khí ấm áp bên lò sưởi từ buổi cháo nửa đêm khi đi lễ thánh đêm về – la soupe du Réveillon – nay đã biến thành bửa ăn tối – dîner đầy mở béo và say sưa.
Nhưng năm nay, 2011, một năm đầy thay đổi, những giấc mơ năm nào có thể biến thành những cơn ác mộng cho những năm sau. Thế kỷ thứ 21 bắt đầu bởi ngày 11 tháng 9 năm 2001 cho Huê kỳ, rồi trận bảo Sóng thần, rồi nhà Máy Nguyên tử, rồi ….
Rồi thực tế của tình hình kinh tế năm 2011 cũng sẽ phải đánh thức những người cũng đang chìm đắm trong giấc ngủ hòa bình và lễ lạc.
Sau những ngày lễ cuối năm nầy, qua năm 2012 đồng euro có còn tồn tại không? Liệu Hy lạp, Tây Ba Nha, Bồ đào Nha còn có thể ở trong khối các quốc gia xài đồng euro nữa không?
Năm 1931, một cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu tại Đông âu đã biến cuộc khủng hoảng kinh tế Huê kỳ năm 1929 thành một cuộc suy yếu (dépression) toàn cầu, phá vỡ hệ thống tiền tệ thế giới dựa trên bảng vị bằng vàng và đưa đến một sự sập đổ hoàn toàn cả toàn bộ các hệ thống trao đổi, ngoại giao thương mại và cuối cùng Thế chiến thứ hai bùng nổ. Kịch bản này có thể xảy ra cho thế kỷ 21 này không ?
Có thể là không, vì lúc xưa các quốc gia Âu châu mang nhiều tỵ hiềm do tự ái và tánh dân tộc và cộng cùng với cái co cụm bế môn tỏa cảng (isolationnisme) của Huê kỳ nên Thế chiến 2 mới có thể xảy ra. Ngày nay tánh đoàn kết của cộng đồng thế giới cũng đang được cổ võ để tránh chiến tranh ( « Phải cứu đồng euro, không thì có thể có chiến tranh » (sic) – Sarkozy)
Cũng có thể, nếu chúng ta cố nghiên cứu, cố nhìn kỹ vào cái tánh nghi kỵ đang ngự trị trong những thương thuyết vừa qua về những vấn đề tài chánh, về những công nợ quốc gia chúng ta cũng phải cuối cùng đi đến một kết luận khá bi quan. Nếu các quốc gia Âu châu đã được những năm 1939 – 1945 dạy cho một bài học về sự Đoàn Kết. Thì bài học của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh ngày hôm nay cũng dạy cho Âu châu một bài học thứ hai rằng : Đoàn Kết, Liên Hiệp Kinh tế – Tài chánh chưa đủ, phải đi tìm, một giải pháp khác. 2012, 2013 sẽ có nhiều cuộc bầu cử thay đổi các nhà lãnh đạo, các nhà cầm quyền trên thế giới. vì vậy cần phải đổi hường nhìn, phải tìm một giải pháp, một hướng điều hành, quản trị (gouvernance) mới.
Phải đặt nặng cái nhìn chánh trị. Đến ngày hôm nay, các chánh phủ các quốc gia gặp khủng hoảng khó khăn về tài chánh thường đi tìm những giải đáp ngắn hạn để không đụng chạm và đặt lại vấn đề thăng bằng các tương quan quyền lực giữa các quốc gia với nhau, và đặc biệt tương quan giữa cái độc lập của quyền lực quốc gia đối với quyền lực của Liên Minh (Âu châu). Và kết quả đã cho chúng ta thấy là không thể đạt được hiệu quả vì cái cốt lõi là phải thay đổi cả cái thể chế quản trị chánh trị ấy.
Vì vậy chỉ trông cậy vào mượn tiền, đi vay. Tổ chức một nhóm mới, G20 để đưa các quốc gia đang lên, vừa có chút tiền đủng đỉnh : Trung Quốc, Ấn độ … và trao cho các quốc gia ấy các mát « Nhà giàu » cái thương hiệu « Nhà băng thế giới ». Anh Tàu, anh Ấn … có ít nhiều tiền biến thành anh nhà giàu, nhưng những người dân Trung hoa, những người dân Ấn chưa hẳn là giàu, vì những tiêu chuẩn xã hôi, đời sống, vệ sanh, an ninh sức khỏe … vẫn còn trong tình trạng chậm tiến.
Và đây, vào dịp cuối năm, xin kể chuyện Tàu để đưa một ví dụ giả thuyết, để thấy Anh Tàu giàu có số một thế giới cũng có cơ « Sập tiệm » như mọi người, vì anh cũng hội tụ một lô hội chứng bệnh hoạn như anh Hy lạp, hay anh Ý đại lợi :
– Các ngân hàng, các công quỹ các tỉnh Trung Quốc và hành chánh địa phương đầy những công nợ địa ốc « nguy hiểm ».
– Từ hôm tháng 4 năm 2011 nay, chương trình giảm sức ép bong bóng địa ốc có thể tạo ra khủng hoảng tài chánh.
Thị xã BMW
Thị xã Shiji, tỉnh Jiangsu, Trung Quốc chỉ trong vòng vài tháng được các nhà báo đặt cho cái tên cường điệu nói trên, vì nhan nhản chạy trên các nẻo đường phố loại xe hạng sang của thương hiệu Đức nầy.
Ấy cũng do một anh nhà thầu kiến trúc có sáng kiến mượn tiền các quỹ tiết kiệm các dân cư và trả số lời cao là 10 % hàng tháng, và sau đó anh ta cho các nhà đầu tư các tay buôn địa ốc vay lại với tiền lời là …30%.
Và các nhà buôn địa ốc đầu tư vào …hầu bao riêng các công chức địa phương làm giàu cho nhóm tham nhũng, và vào xây những kiến trúc nhà chọc trời không ai ở trên những mãnh đất trước kia là đất đai, điền địa trồng trọt.
Và một ngày đẹp trời, người đi vay không trả nợ nổi. Kim tự tháp nợ nần sụp đổ, chủ hụi úp nợ, và trên 2000 cư dân thị xã Shiji « sạch túi » và Shiji có thêm vài nhà chọc trời bỏ không không ai mướn, mua hay ở, « trơ gan cùng tuế nguyệt ».
Và « bài ca Shiji » cũng được hát lại nhiều lần toàn xứ Trung Quốc. « Bài ca Ponzi » hay những tổ chức hụi với tiền lời cao chỉ bắt đầu lộ diện ra dưới ánh sáng mặt trời, chỉ khi nào …bị đổ bễ, khi nào sợ giây chuyền bị đứt. Cũng giống như chuyện của Bernard Madoff thôi.
Nếu từ những ngày gần cuối năm nay, các báo chí Trung hoa chú trọng đến mật độ những tin tức nầy – từ những cá nhơn, đến những công ty, nhóm người, có khi cả thành phố – là vì chưa bao giờ Trung Quốc có những bong bóng tài chánh (từ địa ốc đến nghệ thuật tranh, rượu quý, hột xoàn, cẩm thạch, ngà voi …) lên đến cao độ như vậy.
Mặc dù, các Ngân hàng Trung Quốc dư dã tiền bạc, nhưng vẫn giảm phần cho vay, phần tín dụng. Các cơ quan tài chánh nhà nước mở những điều tra (audit) thẩm định. Riêng về địa ốc, chánh quyền Trung Quốc ra biện pháp hạ bớt phần căng thẳng của thị trường ngay từ đầu năm nay, bằng cách gây khó khăn cho tín dụng, không bán nhà cho những người không phải là cư dân của thị xã, không bán nhà cho những ai đã chủ nhơn nhiều căn nhà rồi.
Biện pháp gắt gao ấy bắt đầu có kết quả : tại những thành phố lớn như Shanghai, Beijing, Canton .. giá nhà nay đã hạ hẳn. Trái lại, tại những thành phố trong nội địa, với những dãi nhà dài trải dài đến tận chơn trời, giá nhà vẫn còn cao. Nhưng đã hạ hơn năm 2010. Và cũng có thể xuống nữa. Năm 2008, sau Thế Vận Hội, giá nhà đã một lần sụp đổ rồi. Các kinh tế gia Tàu dự đoán rồi đây giá nhà cửa ở Tàu cũng sẽ đi đến một giá cả đàng hoàng tử tế. Người dân Tàu ngày nay chỉ còn biết trông cậy vào ngành địa ốc để giữ phần tiết kiệm của mình, mặc dù còn khá giả đấy nhưng vì lạm phát cao sẽ càng ngày càng mất giá.
Lạm phát, tín dụng bừa bãi hay tham nhủng ?
Cái thực sự cốt lõi của căn bệnh của Trung Quốc, nằm về phía Nam (sao giống Âu châu quá vậy ?), trong những chánh quyền địa phương các tỉnh. Thăng bằng giữa các quỹ tiết kiệm người dân, ngành địa ốc, đất đai còn khai thác được, chánh quyền địa phương, các ngân hàng cho vay, không có. Lý do là các nợ khó đòi dấu diếm, không nguồn gốc ( vì tham nhũng nên khó nói gốc gác), có từ nhiều năm nay ở các địa phương khi tất cả phải hưởng ứng phong trào thi đua do trung ương khuyến khích « phải đầu tư ».
Được chánh thức xác nhận con số 10 700 tỷ Nguyên tệ (1250 tỷ euros – 1700 tỷ US dollars) là tổng số nợ các công quỹ các chánh quyền địa phương, được vào ngân sách quốc gia và được nhận sự bảo đảm của ngân sách trung ương. Nhưng thực sự con số ấy phải được nhân đôi, theo Giáo sư Victot Shih, thuộc Northwestern University of Chicago (USA), « cạnh những nợ do trung ương bảo đảm có những số nợ do chánh quyền địa phương tự tạo ra, do dùng những đất đai điền địa địa phương làm bảo đảm ». Theo Giáo sư Shih, tổng số lên trên 20 000 tỷ Nguyên tệ, nghĩa là gấp đôi con số chánh thức.
Những con số bán chánh thức
Cũng lại bán chánh thức. Theo một nghiên cứu của ngân hàng Standard Chartered of Shanghai, phổ biến tháng 7/2011 vừa qua cho biết : Theo những bảng tổng kết cuối năm 2010 các ngân hàng Trung Quốc có một số nợ khó đòi, hay có thể không đòi được là 9 000 tỷ Nguyên tệ tương đương 22 % Tổng Sản Lượng Tàu. Nếu cộng thêm những món nợ các công quỹ địa phương có bảo đảm, công quỹ công ty xe lữa đang lỗ lã nặng …toàn bộ nợ công quỹ của Trung Quốc đã đến vượt đến tỷ lệ 68 % Tổng Sản Lượng hằng năm Trung Quốc ( hơn phân nửa do nợ địa phương). Nghiên cứu cũng cho biết thêm có nhiều con số bán chánh thức (des chiffres non officiels), và nhiều «dữ kiện mờ ám trong các công nợ xấu » – nên con số chánh thức thật sự khó thực hiện (des inconnues considérables persistent sur l’échelle des mauvaises créances).
Hội chứng Hy lạp
Trung Quốc ngày nay cũng có « hội chứng Hy lạp », (có thua thằng Tây nào đâu ?). Các tỉnh, nằm sâu trong nôi địa, kém mở mang, cũng đang mang nợ ngập đầu.
«Tình hình trầm trọng hơn và xấu hơn ở Huê kỳ và cả ở Âu châu. Những tình trạng nợ nần ấy là do sự dễ dãi trong thủ tục hành chánh : một chánh quyền địa phương rất dễ dàng mở một công ty, dễ dàng vay mượn tại một ngân hàng. Vì sẳn số vốn liếng đầy rẩy do vay mượn dễ dàng, nên các Công ty quốc doanh không cần có một dự án đáng giá và nhiều khi cũng không có dự án và còn có cả những vay mượn để làm ăn cá nhơn nữa » Feng Xingyan, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu độc lập Unirule Institute of Economics of Beijing cho biết.
Tiền của, tài sản do số đất sung công, mua lại, quy hoạch dùng để tài trợ vào 50 % cho dự án không lồ phát triển xây dụng hệ thống hạ tầng cơ sở như các đường xá, cầu cống, xe điện ngầm, cơ sở thương mại, hội họp, phi trường … trong năm 2008 qua trung gian các ngân hàng.
Hangzhou, thành phố giàu có cạnh Shanghai, với 87% công nợ của thành phố do mua lại các đất đai để xây dựng ( con số do một cơ quan thẩm định (audit) trung ương đánh giá vào tháng 9/2011). Năm 2011, số thu hoạch về việc bán đất đã bị mất mát khoảng 40% đối với 2010. Những đất có quy hoạch càng ngày càng hiếm, và lợi nhuận do chánh quyền địa phương và các nhà thương doanh địa ốc càng ngày càng kém. Lợi nhuận do « đuổi nhà và bồi thường với giá bồi thường ngày hôm qua », và bán đất với « giá thị trường ngày mai » không còn dễ dàng nữa. Hiện tượng người dân bị đuổi nhà, đuổi đất đi kiện càng ngày càng đông và càng thường biến những cuộc buôn bán đất càng ngày càng khó khăn ( phong trào dân oan khiếu kiện như bên Việt Nam vậy !).
Từ năm 2010, từ khi những vấn đề các công nợ các chánh quyền địa phương được đặt ra, các cơ quan trung ương bèn ra ngay một chiến dịch thẩm định (audit) và điều tra ráo riết. Tám chánh quyền tỉnh đã phải trưng bảng tổng kết kế toàn cuối năm với tỷ lệ công nợ vào tháng 8/2011. Đảo Hainan – thiên đường của các tỷ phú mới, đúng đầu số 1 với 93% ! Trong khẩn cấp, trung ương phải bơm vốn vào các nợ xấu – khó đòi đều được biến thành nợ tốt.
Bức màn tre tài chánh
Tình hình rất nguy kịch: một nghiên cứu của Cơ quan Kế toán Trung Ương Trung Quốc cho biết một phần tư công nợ, 2 600 tỷ Nguyên tệ là thuộc niên khóa 2011. Tiền chi phí giành riêng cho công nợ, theo Standard Chartered, là từ 50 đến 60 tỷ nguyên tệ mỗi tháng cho toàn cả nước.
Và cũng theo các ngân hàng nguồn buôn bán đất là nguồn tài trợ chánh của các ngân sách các chánh quyền địa phương, những nguồn tài trợ do thuế vụ đều do Trung ương kiểm soát.
Theo bà Hu Shuli, cây bút chánh của cơ quan ngôn luận điện tử chuyên nghiệp về kinh tế tài chánh Caixin, nổi tiếng trong giới nhà nghể với những nhận định rất tư bản chủ nghĩa, bà nhận định rằng giàn máy biện pháp của Trung ương ngõ hầu kềm chế chánh sách tài chánh các chánh quyền địa phương hiện nay vô hiệu quả, vì có « một bức màn tre che chở » (sic) và đặc biệt đó là một hệ thống tuân theo luật lệ quản trị chánh trị chớ không phải là kinh tế.
« Trung Quốc đang đứng trước một nguy cơ có một cuộc bùng nổ của bong bóng công nợ đem lại những tai họa không lường được, nếu Trung Quốc tiếp tục để các công nợ các công quỹ địa phương tiếp tục leo thang » bà Hu Shuli nhấn mạnh.
Những biện pháp được đề nghị : căn bằng chánh sách thuế vụ ( giữa trung ương và địa phương ), cho phép các chánh quyền địa phương mở công khố phiếu ( giấc mơ muôn thuở, viên thuốc mầu nhiệm của các nhà chánh trị và kinh tế Tàu. Đảng Công sản Tàu cũng có nói đến nhưng hiện nay không – chưa ( cho phép) thực hiện). Nhưng Bà Hu Shuli cẩn thận nhắc thêm, thoạt tiên phải, và bà nhấn mạnh chữ phải, củng cố, nắm rõ số lượng và làm trong sáng các nợ cũ. Cách làm như vậy có thể cũng giống như hồi xưa, năm 2005, khi chánh quyền trung ương Beijing âm thầm bơm tiền mặt vào các ngân hàng quốc doanh của mình. « Chánh sách cứu trợ những ngân hàng rất tế nhị và phức tạp, và thường dẫn đến một việc làm vô trách nhiệm » một nhà nghiên cứu kinh tế tài chánh Standard Chartered nhận định. Làm như vậy, các nhà lãnh đạo cầm quyền không còn trách nhiệm tìm ra thủ phạm và phải làm kế toán.
Năm tới, nhà cầm quyền Trung Quốc thay ban lãnh đạo, thay người lãnh đạo, tình hình tài chánh Trung Quốc cũng sẽ lắm chông gai ( không thua gì Âu Châu hay Huê kỳ). Vì cái hoá đơn cuối cùng đưa ra sẽ là một cục xương khó nuốt cho người chi tiền cuối cùng : người dân Trung Quốc với các quỹ tiết kiệm của họ càng ngày càng thâm hụt vì tham nhũng và vì quản trị điều hành sai.
Và Việt Nam ?
Mong quý độc giả khi đọc những câu chuyện về kinh tế tài chánh Tàu, thì cứ tự nhiên chuyển những thí dụ nầy về Việt Nam. Cái mẫu của người thầy sai, thì người học trò cũng sai theo. Cái cơ của guổng máy Tàu bị sụp như Hy lạp không xa lắm đâu. Trừ phi …
Thay lời kết
Tinh hình kinh tế Âu châu đsng đi đến bế tắt. Con số Công nợ các quốc gia khổng lồ, làm sao gỉai quyết, nhiều giải pháp :
-Giựt nợ, xóa sổ hết. Một cơn đại hồng thủy thổi tới, xóa sạch. Xóa bài làm lại.
-Cùng nhau trả nợ. Gom nợ lại chia cho toàn đầu người Âu châu trả.
-Rả giàn Âu châu . Tuồng hát đến đây là hết. Kéo màn xuống ai về nhà đó. Tiền ai nấy giữ.
Chiến tranh ? Với Al Qaida, tôn giáo và dân tộc. Nga Poutine với Đảng Dân tộc và nhà thờ Chánh thống . Hán với Dân tộc và Khổng tử …Những chủ thuyết quá khích sẽ tạo khủng hoảng nầy đến mất an ninh nọ. … Cuối cùng chiến tranh.
Khủng hoảng 1931 ở Đông Âu đem đến Nazi, Fascisme, Franquisme Salazisme ( Franco Tây Ba Nha, Salazar Bồ Đào Nha) Nhựt Bổn với phe Quân đội và cuối cùng chiến tranh toàn bộ Thế chiến 2.
Ngày hôm nay, chưa bao giờ chủ nghĩa Dân tộc được ca tụng như lúc nầy. Ở khắp Âu châu một không khí Dân tộc đang được cổ võ, các Đảng phái hữu khuynh hay cực hữu bắt đầu có quyền lực, có người đại diện ra mặt, có khi có cả đại biểu. Kể cả những quốc gia Bắc Âu là những quốc gia đã có những tư tưởng rất xã hôi.
Và nguy hiểm hơn, tất cả những phong trào dân tộc khuynh hữu đều sử dụng chiêu bài tôn giáo hay văn hóa. Nếu những ngày đầu năm 2011 được tiêu biểu bởi Những cuộc “Nổi dây Ả Rập” ( “Arab Spring” theo từ ngữ của bà Ngoại trưởng Huê kỳ H. Clinton).
[“Nổi dậy A Rập” ( vì spring đây là nổi dậy – cái lò xo chứ không phải là Mùa Xuân.)]
Nhưng những cuộc Nổi dậy của các người dân Ả rập đầu năm nay cũng đã, đang và sẽ được các Đảng phái Dân Tộc và Tôn giáo kiểm soát và cướp công.
Hiện tượng Trung Quốc bành trướng là một hiện tượng Sanh tồn. Trung Quốc đi tìm đất sống. Vì Sanh tồn Trung Quốc phải tìm lương thực, nhiên liệu, vì vậy tìm đất…. Để phục vụ, Chủ thuyết Công sản không đủ, chỉ có chủ thuyết Dân tộc, Hán tộc và dựa vào Hán tộc thuyết Khổng tử. Từ đời xưa đã như vậy rồi, chữ Hán và Khổng tử là hai vũ khí để Hán hóa phương Nam ta.
Ngày mai đại chiến sẽ bắt đầu từ Trung quốc, cũng như thuở thế kỷ 20, chiến tranh bắt đầu từ Đức quốc Xã. Trung Quốc có cần đồng minh không. Đức lúc xưa cần Nhựt bổn. Beijing có cần Téhéran không ?. Téhéran có dầu hỏa, Téhéran khôngxa lạ gì với các phong trào Al Qaida có mặt toàn thế giới Hồi giáo.
Câu hỏi nầy cần được đật thành bài toán cho nhửng năm tới :
1914 Thế Chiến 1, 2014 Thế chiến3?
Phụ Lục
Ba câu thắc mắc phổ thông vế Trung Quốc :
1/ Nhịp độ phát triển Trung Quốc và nhịp độ lạm phát :
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (FMI – IMF) dự đoán nhịp độ năm 2011 nầy sẽ 9,5% và năm 2012 là 9%, để so sánh năm, 2010 là 10,4%. Lý do vì khủng hoảng kinh tế thị trường Âu Mỹ làm trì trệ nền phát triển Trung Quốc ( chuyên về xuất cảng).
Riêng về lạm phát, tháng bảy vừa qua là 6,5 %, tháng 8, 6,2% , mục tiêu của chánh quyền Beijing là 4% vào cuối năm 2011. (Mong bạn đọc làm bài toán trừ 9,5 -6,5 = 3 %. Phát triển 3% cũng làm một con số đáng nể rồi. Còn Việt Nam Phát triển 8 % nhưng lạm phát bao nhiêu ? vào còn lại bao nhiêu ?)
Trung Quốc vì muốn kéo con số tỷ lệ lạm phát xuống nên đã khóa sổ tín dụng. Tín dụng kém, đầu tư sẽ kém, phát triển cũng sẽ kém đi thôi. Chờ xem những con số thực thụ.
2/ Chánh phủ Trung Quốc có thề tung ra một dự án mới để phát triển mạnh hơn không ?
Sự suy sụp của các quốc gia Âu Mỹ sẽ kéo tỷ lệ phát riển của Trung quốc còn độ 8% thôi. Nhưng đó là “ tỷ lệ tối thiểu không thể xuống nữa để giúp Trung Quốc có một thăng bằng của thị trường Nhơn công Lao động”, nhận xét Ngân hàng HSBC. Hu Hongbin, trưởng phòng nghiên cứu Kinh tế tài chánh HSBC, nhận xét rằng Beijing có thể giữ được tỷ lế ấy, khoảng 8 đến 9 %, nhưng với điều kiện, phải có một biện pháp thuế vụ dễ dãi hơn, và lạm phát ở khoảng mùa hè nầy ( 6 đến 7 tối đa). Nhưng nếu làm lại một dự án kiểu năm 2008, thì sẽ thất bại vì thị trường sẽ phát sốt, và các công nợ của các chánh quyền địa phương sẽ nổ tung không kiểm soát được.
3/ Trung Quốc cò thể dùng 3 200 tỷ US dollars ( 2380 tỷ euros) của quỹ dự trử hối đoái để thanh toàn các công nợ địa phương ?
“Các dự trử ấy thoạt nhìn là tiền vốn đấy, như thật sự chỉ là hối đoái tương đương thôi. Vì khi khách hàng ngoại quốc vào đầu tư họ đạt tiền ngoại quốc vào để đổi ra thành nguyên tệ. Số nguyên tệ đã được sử dụng và nằm trong thị trường.” Giáo sư Patrick Chovanec, giáo sư kinh tế của Đại học Tsinghua của Beijing nhận xét.
Trung Quốc có quyền sử dụng như vậy, như đấy là sử dụng số tiền ấy hai lần, một dưới dạng dollars, và một lần thứ hai dưới dạng nguyên tệ. Như vậy Trung Quốc nâng số lượng lên thành hai và tạo ra lạm phát,
Theo Giáo sư Michael Pettis, giáo sư ở Đại học Beijing “Để tránh nạn công nợ bùng nổ phá vỡ hệ thống ngân hàng quốc gia, Beijing có thể biến công nợ thành công khố phiếu để đưa vào hệ thống ngân hàng và đưa vào thị trường tiết kiệm các công dân”.
Hổi Nhơn Sơn, cuối năm 2011
TS. Phan Văn Song
www.vietthuc.org