COP 21- Hôi Nghị Khí Hậu Paris 2015
Năm nay, Hôi nghị Quốc tế về Khí hậu sẽ được tổ chức tại Paris từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 11 tháng 12 năm 2015. Hội nghị Paris Khí hậu 2015, tên thật là COP tên tắt của « Conférence des Parties – Conference Of Parties – Hôi nghị của Các Bên, các Đối tác ». Đây là một Hội nghị quốc tế, và siêu quốc tế, vì ngoài các quốc gia sẽ có nhiều Chuyên Gia, Hội đoàn, Xã Hội Dân Sự, NGO… chuyên môn về Khí hậu, Môi sanh, Môi trường…tham dự.
Hôi nghị Quốc tế về Khí hậu, COP mong mình sẽ là một Liên Hiệp Quốc tương lai, một Cơ quan Quốc tế Môi sanh Môi trường. Hằng ngày các cơ quan, quốc gia, các hội đoàn, xã hội dân sự nào có quan tâm dính líu, hoạt động, quan hệ với môi trường, môi sanh, khí hậu của căn nhà chung, là Quả Đất, là Thế giới, sẽ thường trực liên lạc, họp nhau để nói chuyện trao đổi, làm một bản theo dõi thường trực, lâu lâu ra tổng kết tình hình định kỳ, cố gắng làm sau cho sự hâm nóng của trái đất chỉ giữ ở mức dưới 2 độ celsius thêm thôi ! Ai quyết định ? Ai trách nhiệm ? Tất cả cả các thành viên tham dự gọi là « Các Bên, Các Đối Tác – Les Parties » là có thể là các quốc gia tham dự có ký tên vào Hiệp Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Những Thay đổi Khí hậu – Convention Cadre des Nations Unies sur Les Changement Climatiques, ký năm 1992, sau cuộc Họp Thượng đỉnh về Địa Cầu-Sommet de la Terre ở Rio, Ba Tây Brésil. Hiệp Ước nầy nhìn nhận có « một cuộc thay đổi khí hậu do con người tạo thành và buộc các quốc gia kỹ nghệ phải có trách nhiệm là phải đấu tranh để ngăn chận và làm giảm nguy cơ nầy ».
Đây là điểm xuất phát của các cuộc Hội nghị COP Conference Of Parties hằng năm từ nay. Mục đích, để cố gắng làm giảm thiểu sự hâm nóng của Trái Đất. Tất cả phải được một sự chấp nhận đồng bộ, hay ít lắm phải được đa số chấp thuận. Vì vậy, mỗi COP rất quan trọng. Năm nay COP21, vì đây là lần thứ 21, rất đặc biệt, với mục đích quyết đạt được, là đi đến một đồng thuận toàn bộ «toàn cầu và bó buộc – accord universel et contraignant », cho phép bắt đầu từ năm 2020, sẽ tạo ra một chuyển tiếp đi đến một nền kinh tế và một chế độ chánh trị có một cái nhìn và một trách nhiệm với môi trường. Đây sẽ là một vai trò mới mẻ nhứt đối với một COP.
Nếu thật sự, sự hợp tác giữa các bên tham dự, giữa các quốc gia thành viên, đạt thành công, hữu hiệu, được kết quả như dự tính, chúng ta có thể nhìn thấy được những thành tựu đáng kể của vai trò Môi trường càng ngày càng vững mạnh trong những địa hạt kinh tế, hay chánh trị.
Nước Pháp đã dành hơn một Tỷ dollars để đầu tư vào Quỹ Xanh cho khí hậu tạo một hứa hẹn cho một viễn ảnh kinh tế quốc gia đầy mầu Xanh hy vọng !
Năm 1992, tại Thượng đỉnh Rio, ở Ba Tây, đã bắt đầu có một cái nhìn chánh trị, trong những cách phải giải quyết cái nguy cơ của cuộc hâm nóng của Quả Địa Cầu. Cũng với « Hiệp Ước Khí hậu Rio » nầy, đã bắt đầu có một cái nhìn chung về « hiện tượng nhà kiếng »…Hai năm sau, Hiệp Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Những Thay đổi Khí hậu, hiệu lực bắt đầu ngày 21 tháng ba năm 1994, gom được 195 thành viên : 195 Đối Tác Thành Viên vừa quốc gia, vừa Hội đoàn, vừa Xã hội Dân sự, vừa các Cá Nhơn Chuyên Gia.
Năm nay, bổn phận của COP 21 ở Paris – Conference Of Parties 21- là phải làm sao thực hiện cho được cái chương trình của Hiệp Ước Khung.
Xin trở về một tý lịch sử :
Bắt đầu bằng COP thứ nhứt ở Berlin năm 1995. Từ đó, các cuộc hội họp quan trọng cứ tiếp tục. COP 3, với thỏa thuận Kyoto. COP 11 với Chương Trình Montréal được ký kết và chấp thuận. Rồi đến COP 15 ở Copenhague, nhưng rất tiếc hôm ấy, cái thỏa thuận Kyoto không thành công. Và đến tại COP 17 ở Durban, một Quỹ « Tài sản » Xanh cho Khí hậu (Fonds Vert pour le Climat) được tổ chức.
Năm nay, COP 21, với tên Hội Nghị Khí hậu ở Paris, quyết định lần đầu tiên từ 20 năm thương thuyết ở Liên Hiệp Quốc đi đến một sự Đồng thuận hoàn vũ với một pháp chế bắt buộc về khí hậu – un accord universel juridiquement contraignant sur le climat. Mục đích : giữ độ nóng của Quả đất không vượt quá 2 độ Celsius.
Nước Pháp lãnh nhiệm vụ tổ chức. Đây là một cuộc Hôi Nghị Quốc tế to lớn nhứt chưa từng được tổ chức ở Pháp. Hôi Nghị sẽ đem đến 50 ngàn khách tham dự, 25 ngàn đại biểu chánh thức đền từ các quốc gia, các Hôi đoàn, NGO, các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Xã hội Dân sự , các Chuyên gia …
Năm ngoái 2014, COP 20 ở Lima, đã kéo đến 15 ngàn người tham dư rồi ! Chung quanh những ngày Hôi nghị, một cuộc Hôi Luân được tổ chức. Sustainable Innovation Forum 2014 – Hôi Luận về Những Sáng Tạo Bền Vững đã kéo dài trong vòng 2 tuần với 140 cuộc Nói chuyện, Thuyết trình, Trao đổi giữa các đối tác thương mại, kỹ nghệ, chuyên gia, cơ quan, các NGO, các Xã hội dân sự…
Năm nay, một Hôi Luân Sustainable Innovation Forum 2015 cũng sẽ được tổ chức, nhưng sẽ chú trọng dến chủ đề kinh tế thương mãi hơn. Năm nay, Hôi Luân sẽ được sự hỗ trợ của Chương Trình Môi Sanht của Liên Hiệp Quốc – Programme des Nation Unies pour l’Environnement. Hy vọng Hội Luận sẽ mang đến một khí thế mới để mang một cái nhìn mới về sanh thái, môi sanh môi trường cho Nhơn loại.
Chờ và xem ! Wait and See !
Xin mời quý đọc giả đi xem một sáng kiến của một nhóm nghiên cứu sanh và kỹ sư Pháp trên con đường đi tìm một năng lượng và một nhiên liệu tương lai.
Vi Khuẩn Rong Biển-Microalgues* Sẽ Thay Thế Dầu Lửa:
TạiThành phố Saint-Nazaire – Pháp, một nhà máy duy nhứt thí nghiệm vừa mở cửa đón khách. Một bước đầu quan trọng để trình diện và dẫn dắt nhơn loại đi đến sử dụng « xăng » bio – hữu cơ, thế hệ thứ ba**, sạch sẻ, lý tưởng cho môi trường.
Xôn xao, nhộp nhịp, hôm nay, cái nhà máy kỹ nghệ AlgoSolis, đầy khách đến thăm viếng. Tọa lạc ở vòng đai ngoại thành Saint-Nazaire, thành phố ngay cửa sông Loire đổ ra Đại Dương, dưới một cơn nắng gay gắt, các kỹ sư, các chuyên viên đang lăn xăn kiểm soát lại từng thiết bị, từng bộ phần nhà máy, để trình làng dưới đôi mắt cảm động của Giám đốc Jérémy Pruvost. Được phép xây dựng từ năm ngoái, hệ thống nhà máy tối tân bằng kim loại, với những ống nhôm quanh co uốn lượn xoay vòng lóng lánh dưới ánh mặt trời, trên một mãnh đất rộng khoảng 2500 thước vuông. Giáo sư Jéremy Pruvost, Giáo sư của Gepea (Phòng thí nghiệm chuyên khoa về môi trường và thực phẩm – Laboratoire de génies des procédés, environnement, agroalimentaire) của thành phố Saint-Nazaire. Đây là một nhà máy, một đơn vị đầu tiên nghiên cứu dùng vi khuẩn-rong biển – microalgues* để biến thành nhiên liệt thay thế dầu hỏa tại Pháp. Và đây cũng là đơn vị nghiện cứu đầu tiên của thế giới phối hợp giữa nghiên cứu và khai thác kỹ nghệ. Nhờ vậy mà Pháp ngày nay được xem là một đầu tàu về khoa học nầy. Các nhà khoa học mơ rằng ngày mai, các nhiên liệu hữu cơ thế hệ thứ ba** nầy sẽ có mặt trong các bình chứa xăng của xe hơi chúng ta (đúng hơn con cháu chúng ta) vào năm 2030.
Xăng dầu hữu cơ thứ hệ thứ nhứt, biến chế từ những phân tử quan trọng, phần lương thực, phần có phẩm chất tốt dùng làm lương thực như hột bắp, hột hướng dương (xăng bio hay diesel bio), là một phung phí thực phẩm. Do đó, Liên Âu vừa ra quyết nghị chỉ cho phép trộn hạn chế là 7% chất hữu cơ, vào xăng hay diesel thôi. Muốn tiến lên con số 10% phần hữu cơ trong nhiên liệu xăng dầu mỏ, phải nghĩ đến xăng dầu hữu cơ thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ hai là khai thác, là sử dụng những phần vứt bỏ không lương thực, rác cây cỏ, hoa lá, cọng cỏ, lá cây, thân cây, mạc cưa, rơm rạ…nhưng rơm rạ cũng là lương thực gia súc, mạc cưa dùng làm chất đốt lò sưởi …Vì vậy, phải nghĩ đến thế hệ thứ ba**, hãy nghĩ đến vi khuẩn-rong biển*.
Vi khuẩn-rong biển-microalgues* rất nhiều điểm lợi. Thứ nhứt, không tốn đất trồng trọt, và có một sức phát triển rất nhanh, nhanh hơn cây cỏ thực vật trên mặt đất. Rong biển, xin phép dùng từ « rong biển » ngắn gọn hơn, có sức, sanh sản, lớn mạnh, phát triển nhanh, và sản xuất lớn. Với một héc ta « trồng » rong biển, sức khai thác ra dầu lửa bằng gấp 10 lần hơn một héc ta trồng cây colza để lấy dầu. Thật đúng là Vàng « xanh » ! Thế nhưng, cái khó khăn, là khai thác vi khuẩn-rong biển, rất tốn kém ! Phải tốn nhiều động lực hơn để sản xuất. Kết quả sản xuất nhỏ hơn chi phí sản xuất ! Vì vậy những công ty lớn như Shell đã bỏ cuộc.
Bài toán hiện nay, thử thách to lớn hiện nay là phải tìm ra Một Nhiên Liệu Hữu Cơ Thiên Nhiên Rẻ.
Bổn phận của Giáo sư Jérémy Pruvost là phải chứng minh rằng « khai thác rong biển sẽ có thể có lời ».
Và đây cũng là mục đích của nhà máy AlgoSolis điểu khiển bởi tổ hợp, hợp tác giữa Gepea, Trường Đại Học Nantes và CNRS-Centre National de Recherche Scientifique –Trung tâm Quốc gia Nghiên Cứu Khoa học của Pháp, với một bao thơ chi phí cho chương trình là 38 triệu euros do tài trợ đóng góp của các Cơ quan Hành chánh vùng (Collectivités locales) và quỹ Liên Âu.
Là mắc xích giữa Phòng Thí Nghiệm-Nghiên Cứu và Khu sản xuất kỹ nghệ, nhà máy AlgoSolis là đơn vị Thí nghiệm với công suất xuất 2 lít nhiên liệu hữu cơ (bio carburant) hằng ngày. Số lượng đầy đủ để sử dụng cho các thí nghiệm và điều nghiên của mọi chương trình của Gepea. « Nếu chúng tôi có đầy đủ những kết quả khả quan như tiên liệu. Năm năm nữa, chúng ta có thể khởi công giai đọan kỹ nghệ khai thác toàn diện ».
Muốn vậy, phải nắm vững từng giai đoạn một. Đầu tiên, phẩm chất hữu cơ của microalgues –vi khuẩn rong biển.
Các sanh vật vi khuẩn đơn tế bào (organisme microscopique unicellulaire) nầy sanh sôi nẩy nở nơi các hồ, các biển, các đại dương do sự tổng hợp của ánh sáng-photosynthèse. « Có thể có hằng trăm ngàn loài vật thể chất khác nhau. Nhưng chúng tôi chỉ biết được có vài ngàn. Và ngày nay, chúng ta chỉ biết sử dụng được vài chục loại khác nhau thôi. Từ chất hữu cơ ấy, chúng tôi chiết chất chlorelle và chất spiruline, để lấy chất protéine, và những sắc tố (pigments) dùng cho các kỹ nghệ thực phẩm, mỹ phẩm hay dược phẩm. » Giáo Sư Jack Legrand, Tổng Giám Đốc của Gepea cắt nghĩa. Vài vi khuẩn-rong biển chuyên tạo ra chất lipides để tạo động lực, đặc biệt là chất triacylglycérol (TAG), giống như những chất do hoa hướng dương và hoa colza tạo ra – nhóm đó chính là nhiên liệu, có thể đổ ngay vào hệ thống sản xuất nhiên liệu hữu cơ để cho vào thùng xăng tiếp liệu động cơ.
Để đi tìm con vi khuẩn rong biển hoàng hậu, chúa các loài vi khuẩn rong biển, tìm một loại cho nhiều dầu, dễ sản xuất, sanh sản mau, dễ đưa vào sản xuất khai thác kỹ nghệ và thương mãi, phải tốn 3 năm trời công trình. Nhờ hợp tác với Nha Nguyên Tử Lực Cuộc của Pháp-Commissariat à L’Energie Atomique-CEA, cuối cùng, hai loài vi khuẩn rong biển được trúng tuyển.
Một, nước mặn, tên Nanochloropsis. Một nước ngọt, tên Parachlorella. Có tài tử rồi, ngày nay, xem thử xem hệ thống nhà máy AlgoSolis có hữu hiệu không ? Mười năm trời nghiên cứu, khảo cứu, nay vào hiện thực. Quan trọng, nên nhớ, bài toán là, thử thách là phải nâng công suất sản xuất, và hạ công lực chi phí khai thác. Nói tóm lại sản xuất nhiều với ít chi phí, như đã được nghiên cứu trên lý thuyết.
Cách khai thác rất quan trọng ở khâu trồng và nuôi dưởng rong biển. Thoạt đầu trong hồ chứa lộ thiên, sau chuyển qua trong hầm kín – được gọi là bioréacteur– động cơ phản lực hữu cơ ***- Nước chứa đầy rong biển phải được luôn luôn chuyển động, được bơm vào những máy khuấy liên tục, đều để toàn bộ các rong biển đều nhận đếu được ánh sáng. Nhiệt độ cũng phải được giữ điều hòa, sợ khi các động cơ phản lực hữu cơ vì nhận nhiều ánh sáng sẽ bị hâm nóng và vượt sức chịu đựng nóng của rong biển – 35 độ C. Tất cả những động tác ấy rất hao động lực tốn kém tiền bạc !
Gepea bèn nghĩ ra một loại hữu cơ phản lực cơ ánh sáng – photobioréacteur mới đặt tên là Algofilm***. Đây là một hồ nước chỉ với hai ly – 2 millimètres nước đầy rong biển thôi (vì vậy gọi là film-phim vì mỏng). Trái với 10 tấc – centimètres – nước với máy phản lực hữu cơ xưa, và trên 30 centimètres nước của hồ lộ thiên xưa. « Với cách nầy, động lực xài để sản xuất sẽ giảm đi nhiều », theo Jérémy Pruvost. Rong biển sau khi qua khâu của máy phản lực hữu cơ ánh sáng khỏi cần phải sấy khô nữa. Xưa, với khâu sấy khô cũng tốn công lực nhiều.
« Chúng tôi, từ nay, ép dầu thẳng từ những rong biển còn ướt » Lúc xưa, sau khi nhận đầy ánh sáng, rong biển phải được sấy khô, ráo nước xong, rong mới được ép ra dầu. Bây giờ, sau khi ra khỏi động cơ phản lực, rong biển được đưa thẳng đến khâu ép để khai thác dầu. Nước còn lại được tái tạo, bả của rong cũng được tái tạo để khai thác những vật liệu cho kỹ nghệ xanh khác.
Tổng Kết:
Cuối cùng theo những kết quả đầu tiên, phương pháp mới nầy cũng không thật sự lời cho lắm! «Thật sự mà nói, xăng hữu cơ đơn thuần từ rong biển không có lời lắm, nhưng cũng không hao nhiều !» Jack Legrand tạm tổng kết luận. Như vậy được là nhờ những vi khuẩn rong biển nầy tạo thêm một lô lợi nhuận khác, không ngờ được. Là từ những bả còn lại, micro algues tạo thêm những sản phẩm có giá trị cao như những sắc tố pigments cho kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ mỹ phẩm. Giá bán có thể đến cà ngàn euros một kilô.
« Khi dầu đã được chiết ra khỏi microalgues rồi. Còn độ một 40% là bả cặn, ở đấy chúng ta có thể khai thác để sản xuất các phân tử quý ấy. Bài toán hiện nay là làm sao khai thác để tìm thêm giá trị ở những bả ấy » chuyên viên nhà máy Luc Marchal phát biểu.
Giai đoạn nầy gọi là bio-raffinage – lọc hữu cơ. Ngày mai đây sẽ là giai đoạn ăn tiền của chương trình nhiên liệu hữu cơ. Tái sử dụng, tận sử dụng, sẽ làm giảm chi phí đầu tư khởi công, sẽ hoàn thiện chương trình trong mô hình « giữ một môi trường bền vững ».
Những « thức ăn » nuôi dưởng vi khuẩn rong biển microalgues cũng do nước thải các cống, của các nhà máy, chất dioxyde de carbone sẽ giúp rong lớn mạnh hợp cùng với tổng hợp ánh sáng photosynthèse. Tất cả những thức ăn của rong biển cũng có trong các khói thải của các nhà phát điện. Trộn khói ấy vào nước để giảm ô nhiểm môi trường và nuôi microalgues là một giải pháp chống hiện tượng « nhà kiếng » và sự hâm nóng của Địa Cầu. Bền vững ! Cách mạng Xanh !
Tất cả những giải pháp ấy đều được thí nghiệm, thử thách tại nhà máy AlgoSolis ở Saint-Nazaire nầy. Tương lai ? Không tưởng ? Hẹn nhau 5 năm nữa.
Và Việt Nam ? Chừng nào hết ở dơ, sống bừa bải, hỗn loạn ? Ở Việt Nam từ ngữ Môi Trường được hiểu thế nào ?
Phỏng theo Audrey Boehly của nguyệt san Sciences et Avenir số tháng 9.
Hồi Nhơn Sơn tháng 11, sửa soạn vào Hội Nghị Khí hậu Paris 21
TS Phan Văn Song
Ghi Chú
*Microalgues – Vi Khuẩn Rong Biển : Phân tử vi khuẩn sanh sống trong các hồn biển đại dương phát triển nhờ tổng hợp ánh sánh –photosynthèse.
**Nhiên liệu hữu cơ thế hệ thứ ba : Nhiên liệu xuất từ khai thác các vi khuẩn rong biển.
***PhotoBioRéacteur : Động Cơ Phản lực Hữu Cơ bằng Ánh Sáng. Những đông cơ phản lực được đóng kín trong ấy các phân tử microalhues được nuôi dưởng trong điều kiện kiểm soát (độ pH, nhiệt độ, ánh sáng …vân vân …).