Ở Á châu Thái Bình Dương, TC trở thành một nước cô đơn vì hành động ngang ngược, thô bạo lấn chiếm biển đảo của các nước trong vùng. Đến đỗi, TC bỏ ra 400 tỷ Đô la mua khí đốt 30 năm để cứu Nga khi Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt vì Nga thôn tinh Crimea và xâm lấn Ukraine, mà Nga không lên tiếng giúp một lời cho TC khi TC bị thế giới phản đối vì năm ngoái đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN.
VNCS là chế độ cùng CS với TQ, thân tiết lâu đời với TC, mà vì bất bình vấn đề TC lấn chiếm biển đảo, càng ngày càng xích lại gần Mỹ. Chuyến đi Mỹ của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng, được TT Obama đặc cách tiếp rước trong phòng Bầu Dục cho thấy tiến trình phát triển đối tác chiến lược giữa Washington và Hà nội càng ngày càng chặt.
Quậy đục nước biển, ngập đảo ở Biển Đông, TC vô tình tạo cơ hội cho Mỹ trở về Á châu, bao vây TC với chiến lược chuyển trục quân sự, tái cân bằng lưc lượng và bao vây kinh tế TC với chủ trương thành lập TPP, gồm 12 nước của đôi bờ Thái Bình Dương, có VNCS mà không có TQCS.
Nếu tính tốn kém công của, TC tốn kém hơn Mỹ quá nhiều. Nào phải đưa đủ loại tàu, máy bay, giàn khoan, liên tục ra để chứng tỏ sự hiện diện trên các vùng biển, đảo mà TC giành giựt của các nước, nhưng chưa chiếm được một đảo mới nào. Trừ Hoàng sa và Trường sa của VN, TC đã lấy vào thời Chiến Tranh Lạnh.
Nhung nếu tính tổn thất ngoại giao, giao thương trong vùng Á châu Thái Bình Dương và trên thế giới nữa, thì TC tổn thất vô số kể. Xuất cảng giảm 7 tới 8% khá lâu, thị trường chứng khoán tuộc dốc liên tục, hầu hết các nguyên thủ quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ không dự cuộc diễn binh lớn nhứt mà TC muốn giương oai diệu võ trở thành đại siêu cường quân sự, là những dấu chỉ hiện tiền TC thất bại kinh tế, chánh trị ngoại giao.
VNCS là một đồng minh, đồng chí của TC mà vẫn không chịu nổi TC, đang tìm đủ mọi cách để phát triển hợp tác toàn diện với Mỹ. Nói theo kiểu bình dân của phó thường dân Nam bộ, thì TC làm mọi cho Mỹ hưởng. Nói theo lẽ được thua, lợi hại của chánh trị ngoại giao thì TC làm hùm, làm hổ vô tình lùa các nước Á châu Thái Bình Dương vào vòng ảnh hưởng của Mỹ, tạo thêm uy thế, uy lực cho Mỹ như lá chắn che chở các nước, tạo thời cơ thuận lợi cho Mỹ chuyển trực quân sự sang Á châu Thái Bình Dương, được Nhựt, Úc phần nào chia xẻ công tác và quân phí.
Bên cạnh đó để ngăn chận TC bành trướng, với sự yểm trợ của Mỹ nhiều liên minh phòng chống TC đã thành hình: Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn; Nhựt, Phi, Việt, Mã.
Các nước trong ASEAN, TC viện trợ hào phóng như Miên, Lào, cũng không mạnh dạn phò tá TC trong hội nghị ASEAN.
Đứng trên phương diện bành trướng, mở rộng, chiếm cứ đất đai, biển đảo, TC tranh giành biển đảo của Nhựt, Phi, Việt nhưng đâu có hoàn toàn chiếm đóng được. Những nước này cũng còn một số đồn bót, cơ sở song song với TC. TC cũng chưa khai thác tài nguyên gì được. Nhưng TC tốn kém rất nhiểu để lắp biển, bồi đảo, xây cất công trình để chứng tỏ chủ quyền nhưng chẳng có nước nào thừa nhận.
Và quan trọng nhứt TC, cũng chưa có thể kiểm soát Biển Đông dù sau khi quân sự hoá, lập đảo nhân tạo, phi đạo ở quần đảo Trường sa. Mỹ đã nhơn danh bảo vệ tụ do hàng hải, hàng không vùng Biển Đông, cho tàu và máy bay tuần tra, TC không thể nào kiểm soát được con đường hàng hải huyết mạch mà Biển Đông là hành lang của nó.
Xét về như cầu chiến lược, TC cần tự do hành hải, cần hoà bình ổn đinh của Biển Đông trước đây hơn sau khi TC mưu toan bành trướng kiểm soát. TC cần an ninh đối với các tuyến hàng hải ở Biển Đông, và phụ thuộc vào chúng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Dù đây là con đường hàng hải 70% hàng hoá sản xuất của thế giới qua đây, dù mỗi năm 5.000 tỷ Mỹ kim hàng hoá Mỹ qua lại đây. Nhưng nền kinh tế sống còn của TC, nhập cảng nguyên liệu, xuất cảng hàng hoá, đánh bắt cá của TC, một nước mà TC tự hào là công xưởng của thế giới cần thiết và lệ thuộc con đường hàng hải huyết mạch nay hơn bất cứ nước nào.
TC quậy nhưng không thể nào chiếm lấy được con đường hàng hải này. Có xung đột, TC là nước chết trước vi bị Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn phong toả, kinh tế TC sẽ suy sụp trong vòng 2 tháng nếu bị phong toả. Một minh Mỹ thừa sức phong toả vì hải lực của TC chỉ bằng ¼ của Mỹ.
Ngay khi TC khống chế được Biển Đông, thì các quốc gia khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn còn có một con đường khác để vận chuyển; đó là những tuyến đường xung quanh sườn phía nam Indonesia. Cụ thể là eo biển Lombok, eo biển Ombai, eo biển Makassar và biển Philippines – chỉ tốn kém thơi gian và nhiên liệu hơn thôi.
Trong khi đó, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc Biển Đông vì mô hình phát triển kinh tế của nước này dựa vào các ngành công kỹ nghệ sản xuất hàng rẻ để xuất cảng nằm theo bờ biển và ở miền Nam TQ, như các hải cảng đặt tại Hồng Kông, Thẩm Quyến và Quảng Châu. 40% GDP của TC đến từ xuất cảng; bất an, lộn xộn ở Biển Đông sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc.
TC làm lợi cho Nhựt, là kỳ phùng địch thủ kinh tế, quân sự của TC trong lịch sử và hiện kim. Vì TC bành trướng Mỹ để cho Nhựt gián tiếp tu chỉnh hiến pháp chủ hoà, được tăng cường, hiện đại hóa quân đội và có quyển viện trợ các nước và đưa quân ra ngoại quốc qua đạo luật gọi là “phòng vệ tập thể.” Hạ Viện đã thông qua và Thượng Viện cũng thế vì Đảng của Thủ Tướng Abe đều đa số ở lưỡng viện. Mỹ còn yểm trợ Nhựt làm đầu máy kéo thúc đẩy, viện trợ cho các liên minh chống TC trong vấn đề biển đảo ở Á châu và Úc Châu Thái Bình Dương nữa.
Trên phương diện tâm lý chánh trị toàn thế giới, vì vấn đề Biển Đông, TC trở thành nước bị “thiên hạ” ghét nhứt.
Mới đây Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center, một trung tâm điều tra có uy tín, đã thăm dò dư luận ở 44 nước trên thế giới, trong thời gian từ 18/4 đến 8/5/, công bố kết quả ngày 14/07/2014, cho thấy tổn hại của TC và lợi lộc của Mỹ, liên quan đến hành động của TC dùng sức mạnh, ngang ngược giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương. Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là ba quốc gia dân chúng coi TC là mối đe dọa lớn nhất, và Mỹ là đồng minh đáng tin cậy nhất. 74% người Việt ở VN, 68% người Nhựt và 58% Phi luật tân coi TC là chế độ nguy hiểm nhứt. Hàn Quốc 83%, và Ấn Độ 72% cũng lo ngại TC. Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận lo ngại về nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra vì TC. Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%. Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.
Mấy tháng trước đây, tổ chức PEW có tổ chức một cuộc thăm dò, kết quả cho thấy đại đa số cho TC là một siêu cường, nhưng bị ghét nhứt thế giới. Ghét TC nhứt là dân Mỹ, kế là Đức, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bổn.. Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới thì coi TC là kẻ thù số 1, theo thăm dò của Viện Gallup.
Thành ra không những TC thua Mỹ ở Biển Đông mà thua trên toàn cầu. TC càng quậy nữa thì càng lún, càng chìm.