Anh ơi,
Em xin lỗi anh.
Em biết rằng em đã làm nhiều người lo lắng cho em, em có lỗi với gia đình và tất cả những người yêu mến em. Từ hôm đi biểu tình bị bắt về công an phường Cô Giang, Quận 1 đến lúc lại bị bắt ở Công an phường Tân Quy, Quận 7 (Sài Gòn), rồi bị đưa về Quảng Nam em hiểu rằng có nhiều người đã vì thương yêu em mà mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người trong gia đình mình. Những tình cảm đó, những mối ưu tư đó của cô chú bác và bạn bè em không biết cuộc đời mình có dịp để đền đáp hay không?
Nhưng nếu có ai đó em phải xin lỗi trước tiên thì đó là anh. Ba và các cô lo cho em nhưng mọi người đã có nhiều kinh nghiệm khổ đau từ hai mươi năm về trước, khi ba em bị bắt; nên mọi người dễ hiểu và dễ chấp nhận. Còn anh, anh chưa từng đối mặt với cảnh huống như thế. Em xin lỗi anh.
Hôm ngày 1 tháng 7 chúng ta bị đạp, bị nắm tóc lôi lên xe khi tập trung biểu tình ở công viên 30-4, cùng với Minh Đức và Hiếu, anh bị đánh rất nhiều; anh đã hét to: “Các anh có phải người Việt Nam không?” “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam” trong nước mắt. Em biết từ giây phút đó, anh đã rất hụt hẫng và lần đầu tiên trong đời, tự tâm can, anh đã cảm nhận sống động về sự nhỏ bé, yếu đuối của người dân Việt Nam chúng ta trong chế độ độc tài, cũng như sự tàn ác của công an Cộng sản và sự bất công tột độ trong thể chế này.
Từ trưa ngày 4 tháng 7, sau khi em làm việc với công an phường Tân Quy xong thì em bị giằng khỏi tay anh, bị xô lên xe, chở đi mất tích cho đến khi ngồi viết những dòng này, mình vẫn chưa được gặp nhau vì anh còn ở trong Sài Gòn. Hình ảnh cuối cùng mà em nhìn thấy khi rời khỏi đồn công an phường Tân Quy, Sài Gòn trong tức tưởi là khi anh khóc và nói: “Các anh bắt vợ tôi đi dâu? Các anh định làm gì vợ tôi?” Khuôn mặt anh thất sắc, xám ngắt và nước mắt chảy ròng. Em có thể cảm nhận rõ nỗi đau khổ mà anh phải chịu đựng, cả con người anh lúc đó là một khối khổ đau.
Em xin lỗi anh, anh ơi…
Cho tới hơn 9h tối ngày 5 tháng 7 (34 giờ đồng hồ sau khi bị bắt ở Tân Quy) em bị an ninh tỉnh Quảng Nam bỏ giữa đường trong đêm tối, phải đi bộ về nhà. Em đã mất tất cả chút tự do còn lại của mình, em đã bị thẩm vấn liên tục, bị đói khát, bị khủng bố tâm lý, nhưng người mà em lo nghĩ nhiều nhất vẫn là anh. Anh đã từng nói với em rằng: “Em là tất cả hạnh phúc mà anh có trong cuộc đời này. Không có em, anh không còn gì cả”. Em hiểu anh cần có em biết bao! Em cũng biết mấy hôm nay anh như người mất hồn khi bị nhiều đe dọa từ những “kẻ lạ mặt côn đồ” rằng chuyến này Huỳnh Thục Vy sẽ hết đời. Tất cả những đau đớn đó, em thấu hiểu cả và …em xin lỗi anh.
Nhưng anh ơi, không có gì trên đời này mà không có nguyên nhân-kết quả và chúng ta biết rằng vạn vật tồn tại trong mối quan hệ tương tác. Nỗi sợ hãi của em đã giảm đi rất nhiều khi em nghĩ về nguyên lý đó. Với mỗi hành động mà chúng ta thực hiện, không sớm thì muộn chúng ta sẽ nhận lãnh phản lực của nó; vì thế chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của hành động do mình gây ra. Những người cộng sản biết rõ điều đó anh ạ.
Dù bị khủng bố tinh thần và mệt mỏi về thể xác; nhưng anh ơi, niềm tin của em, sự khao khát của em đối với tự do vẫn là cả một nỗi niềm to lớn không dứt. Anh hiểu em mà, phải không anh? Em là đứa không chịu nổi những sự lố bịch, những bất công và sự “chướng tai gai mắt”. Đối với những thứ đó, dù biết mình chỉ là một cá nhân nhỏ bé và bất toàn, em luôn muốn san phẳng chúng đi.
Ngồi trong đồn công an nhìn ra ô cửa kính, từ đáy lòng mình em đã tưởng nhớ và tri ân bao thế hệ người đã vì Việt Nam này mà lãnh nhận đau khổ, tù đày, thậm chí là cái chết. Dù bị thẩm vấn liên tục, em vẫn cố tạo cho mình những giây phút nghĩ ngơi bằng cách không trả lời những câu hỏi cá nhân hoặc nhưng câu hỏi liên quan đến bạn bè. Chỉ những gì người ta đã biết bằng cách rình rập, nghe lén điện thoại… thì em mới kể cho họ nghe. Những lúc em ngồi nhắm mắt, im lặng và hít thở sâu, em nghĩ rất nhiều về cuộc đấu tranh hôm nay, và em nhớ đến một người anh hùng trong lịch sử : Phó Đức Chính. Ông đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém khi mới 23 tuổi. Nhắc đến ông, chúng ta tự nhiên sẽ thấy bình an hơn, vì những đau khổ mà chúng ta đang chịu đựng làm sao có thể so sánh với sự hy sinh tính mạng của một người đang tuổi xuân xanh?
Không thể so sánh cuộc đấu tranh chống Pháp và cuộc đấu tranh hiện nay, nhưng nhìn vào lịch sử, chúng ta biết rằng “Freedom is not free”, phải không anh? Mọi thứ đều có cái giá của nó. Những ai hy sinh vì điều tốt đẹp, sẽ nhận được hoa quả tốt tươi. Nhưng ai hành động tàn ác, hy sinh nhân tính để bảo vệ quyền lợi của mình, sẽ nhận lấy những điều tồi tệ do chính mình tạo ra. Đó chính là Công lý anh ạ.
Vì vậy, anh ơi, anh đừng lo lắng, đừng đau khổ. Anh phải mạnh mẽ lên. Chúng ta phải mạnh mẽ lên. Mọi khó khăn còn chưa kết thúc, nhưng chúng ta cũng không đầu hàng.
Em biết rằng chỉ mới có năm ngày nhưng ông chồng 64 kg của em bây giờ đã gầy nhom. Em sẽ bồi dưỡng cho anh. Em sẽ dùng cả cuộc đời này để thương yêu anh, cũng như chúng ta sẽ dùng cả cuộc đời này để yêu thương đất nước này.
Nhiều cô chú bác, anh chị em tuy không ở bên chúng ta nhưng họ luôn giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Dù bị an ninh cộng sản tịch thu nhiều thứ mà anh chị em trong gia đình chúng ta đã nhịn ăn nhịn mặc để mua như: hai điện thoại di động, hai laptop; cho đến giờ chúng ta vẫn được bình an vì có mọi người. Chúng ta phải ghi nhớ ân tình đó, anh nhé.
Anh ơi, anh cố gắng lên. Chúng ta còn một lễ cưới phải lo thu xếp. Cả anh và em hãy cùng cầu nguyện nhé. Em tin chúng ta sẽ được bình an, hạnh phúc.
Em đang ở quê chờ anh. Hãy tha lỗi cho em vì đã làm anh phải lo lắng quá nhiều. Em yêu anh.
Vợ của anh,
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ ngày 6 tháng 7 năm 2012
[Thư Của Huỳnh Thục Vy gửi Khánh Duy, chồng sắp cưới]
2 Comments
Nhất Tâm Huỳnh
SOS Huỳnh Thục Vy
Công an vây bắt nhà yêu nước Huỳnh Thục Vy
RadioCTM
Tin Nhanh số 6
Giữa đường phố Sài Gòn, công an huy động bằng này người để vây, kéo, xô, đẩy, và bắt nhà yêu nước trẻ Huỳnh Thục Vy.
Số người biểu tình tại Hà Nội đã lên đến khoảng 2000 người.
Tại cả Sài Gòn và Hà Nội, công an bắt đầu mạnh tay chặn đứng các đoàn biểu tình đi về hướng sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc.
Một số đoạn videos về cuộc biểu tình tại Sài Gòn đã được đăng tại trang
www. chuacuuthe.com
Hà Hưng, Uyên Hạ, Vĩnh Thanh và Ngọc Liêu
10:30 sáng ngày 1/7/2012 (giờ VN)
Kháng thư phản đối sách nhiễu gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
Xin quý bạn đọc cùng lúc vui lòng ký tên vào “Kháng Thư” tại 2 địa chỉ dưới đây:
http://www.petition2congress.com/5616 (in U.S.)
http://www.change.org/petitions (outside U.S.)
Please urge the Vietnamese government to cease their harassment towards Mr. Huynh Ngoc Tuan and his children immediately and unconditionally.
Dear President Obama,
Dear Representative,
Dear Senator,
The Honorable Barack Obama
The President Of The United States Of America
The White House
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, D.C. 20500
Dear Mr. President:
We are writing on behalf of all citizens concerned with the novelists and freedom journalists Mr. Huynh Ngoc Tuan, Ms.Huynh Thuc Vy and Mr. Huynh Trong Hieu who were the victims of assault in the hands of police agents. On November 08th, 2011 they were publicly denounced and humiliated with a warrant house search organized by the authorities. As human rights advocates, he and his family have been subjects to ongoing police surveillance and harassment – they have received threatening phone calls and has had their home attacked by thugs that were allegedly under directed order by the Public Security Forces.
When Tuan was jailed in 1992 for his outspoken opinions on the Vietnamese government’s human rights violations, Huynh Thuc Vy had just turned 7 and her brother, Huynh Trong Hieu, was 3 years old. A few years later they lost their mother. Thuc-Vy and Trong Hieu became homeless for 10 years before their father was released. Regardless, they still grew to become useful and active citizens in society. Today, posts blogged by this sister-brother duo shocks the public opinion and rocks the communist regime. They are at risk of imprisonment for daring to speak out for truth and reason.
The harassment of Huynh’s family is directly related to their work in the defense of human rights in Vietnam. Mr. Huynh Ngoc Tuan, who suffers from diabetes and advanced tuberculosis, was refused adequate medical care during his previous time in prison. We are seriously concerned for the physical and psychological integrity of Huynh Ngoc Tuan.
After 10 years of imprisonment writer Huynh Ngoc Tuan remains a resilient patriot. When asked if he intended to apply for a visa to a free country in an agreement to stop writing about the human violations in Viet Nam the writer answered without hesitation: “I want to stay here [in Viet Nam] and if must die I want to die in our home land.”
We believe that political suppression cannot continue to be upheld in Vietnam should Vietnam want to continue enjoying Permanent Normal Trade Relations with the United States and of being exempt from the Country of Particular Concern designation.
Therefore, we respectfully request you and your administration to intervene. Mr. Huynh Ngoc Tuan, Ms. Huynh Thuc Vy and Mr. Huynh Trong Hieu, like any citizen of the world, are entitled to basic human rights. Please urge the Vietnamese government to cease their harassment towards Mr. Huynh Ngoc Tuan and his children immediately and unconditionally.
Respectfully Yours,
[your name]
And
The Undersigned
cc:
The Honorable Truong Tan Sang, President of the Socialist Republic of Vietnam; The Honorable Senator Dianne Feinstein, United States Senator; The Honorable Barbara Boxer, United States Senator; The Honorable Loretta Sanchez, United States Congress-member; The Honorable Zoe Lofgren, United States Congress-member; The Honorable Hillary Rodham Clinton, United States Secretary of State; The Honorable Nguyen Quoc Cuong, Ambassador of the Socialist Republic of Vietnam.
Kháng thư phản đối sách nhiễu gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
“Our lives begin to end the day we become silent about things that matter.”
(Đời sống của chúng ta trở nên vô nghĩa ngay từ lúc chúng ta quay mặt lại với những điều hệ trọng.)
Dr. Martin Luther Kinh Jr.
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 8/11/2011, hàng trăm công an tỉnh Quảng Nam kết hợp cùng công an huyện Tam Kỳ đã tới bao vây, khám xét nhà gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
Tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn là cựu tù nhân chính trị, từng bị tù từ năm 1992-2002 vì một số bài viết gởi ra nước ngoài. Giai đoạn tù đày này đã được tác giả mô tả trong cuốn hồi ký Sống Thừa.
Lúc cha đi tù, Huỳnh Thục Vy vừa tròn 7 tuổi, em trai Huỳnh Trọng Hiếu, sinh năm 1988, được 3 tuổi, vài năm sau đó thì mẹ mất. Tình yêu quê hương và nỗi đau mười năm tuổi thơ sống không cha mẹ như những đưa trẻ lạc loài đã hun đúc tâm hồn của cô bé xinh đẹp, hồn nhiên lớn lên bên giòng sông Bàn Thạch, Quảng Nam, thành một thanh niên yêu nước nồng nàn.
Tại Việt Nam, những nhà đấu tranh cho quyền được làm người luôn là mục tiêu cần phải tiêu diệt của chính quyền độc tài đảng trị. Kết quả là họ luôn bị gán cho những cáo buộc không công bằng như “tay sai Mỹ”, “phản động”, hay có những hành vi “chống phá” nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
Tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn và các con của ông là những người vô tội, những người xứng đáng được hưởng công lý. Xin quý bạn đọc vui lòng ký tên vào “Kháng Thư” kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt mọi hành động sách nhiễu và đe doạ đối với nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và các con của ông ngay lập tức và vô điều kiện.
Kháng thư này cũng nhằm phản đối hành động vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt nam.
Hành động trấn áp những nhà văn có tinh thần mưu cầu cho tiến bộ của xã hội dân sự như nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và các con của ông chính là hành động trấn áp đối với quyền tự do ngôn luận và là một hành động đe doạ nhắm vào các văn nghệ sĩ và trí thức độc lập nói chung. Đó cũng là sự khiêu khích đối với thế giới tự do và những quyền căn bản của con người.
Chúng ta không thể tiếp tục im lặng trước những hành vi đe dọa và khiêu khích này. Chúng ta cần phải lên tiếng cảnh báo cùng thế giới và yêu cầu chính quyền Việt Nam:
1. Phải chấm dứt mọi hành động sách nhiễu và đe doạ đối với nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn cùng các con của ông cũng như giới văn nghệ sĩ và trí thức độc lập tại Việt Nam.
2. Phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, vốn là yếu tố căn bản của quyền làm người và là điều kiện căn bản của một xã hội dân sự như đã được công nhận trong bản Hiến Pháp của Việt Nam và trong công pháp quốc tế.
Nguyễn Ngọc Oánh
Ngày 23 tháng 11 năm 2011
18.01.2012 – Buổi làm việc mới nhất của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn với Thanh tra tỉnh Quảng Nam
04.02.2012 – Trò chuyện cùng nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
Like this:LikeBe the first to like this.
One Response to SOS Huỳnh Thục Vy
DUONG TRIEU VY CANADA says:
February 24, 2012 at 6:48 pm
Khong dung tu ngu LICH SU noi chuyen voi bon cong san luu manh .
Bon chung chuoi Cha,,, Ta chuoi Ong Noi bon chung.
Bon chung chuoi Ong Nguyen Van Thieu,,, Ta keo dau thang lua dao Hochiminh dap xuong CAU TIEU.
DANG CONG SAN LA BON SUC VAT ,Lua thay,phan ban,dam cha,giet me,Ham hiep nguoi nha.
Do la tu tuong thang dam tac hochiminh.
Tai sao bon cong san thuong xuyen bo tu nhung nguoi co hoc.?
Tai vi bon cong san la tan lop DOT NAT CHI HOC truong Dang de lua dao nhan dan,bon chung rat so noi that,vi do la BI MAT QUOC GIA ,
Neu ban dac cau hoi voi thang can bo ,no khong tra loi duoc ,no se noi ban la thang phan dong.
CAC BAN HAY CHON NHUNG CAU NAY NHE;
1- DANG CONG SAN LA DAY TO TRUNG THANH CUA NHAN DAN.
2-DANG CONG SAN LA DAY TO TRUNG THANH CUA TAU CONG.
3-DANG CONG SAN VI DAN PHUC VU.
4-DANG CONG SAN,LUA DAO BOC LOT DAN.
-NGUYEN MINH TRIEN,NGUYEN PHU TRONG,NGUYEN TAT DUNG,
-TRUONG TAN SANG,CAW KY XAM,LA CON ROI CUA DAM TAC HO CHO MINH.
Reply
Nhất-Tâm Huỳnh says:
Your comment is awaiting moderation.
July 7, 2012 at 11:07 pm
CHIA SẺ VỚI HẾT THẢY BẠN TRẺ ĐẤU TRANH VÌ QUỐC GIA DÂN TỘC
Từ cổ tới kim dân tộc nào cũng hết lòng trân trọng sự trung can nghĩa đảm của bất kỳ ai đấu tranh cho công lý để đòi hỏi ba nguyện vọng chính yếu của dân tộc:
1) Nguyện vọng thư nhất, là lãnh thổ phải được vẹn toàn và độc lập.
2) Nguyện vọng thư hai, là chủ quyền quốc gia luôn luôn phải được tôn trong và đặt trên tất cả mọi lợi quyền.
3) Nguyện vọng thư ba, là dân tộc phải được tự do thì nước nhà mới giàu mạnh, người dân mới có được đời sống ấm no và hạnh phúc.
Chính vi ba nguyện vọng tối thượng vừa nêu trên; những thanh niên, thanh nữ, sinh viên và học sinh vì dân tộc và đất nước phải đấu tranh để sáng tỏ công lý cho nền quốc pháp, đã có một nền văn hóa trên dưới 5000 Việt-lịch để sinh tồn. Xuất phát từ ba nguyện vọng trên biết bao người đã đấu tranh không quản ngại gian nguy, tiêu biểu như:
1) Cô Hùynh Thục Vy sinh trưởng tại Miền Trung,
2) Cô Đổ Thị Minh Hạnh sinh trưởng tại Miền Nam,
3) Cô Trịnh Kim Tiến sinh trưởng tại Miền Bắc.
…
Cả ba người đều thể hiện mỗi phần vụ thiêng liêng của chính mình đối với quốc dân tộc lúc suy vong và bị giặc ngoài đe dọa dựa theo “công hàm” của “Thủ tướng Phạm Văn Đồng” thừa lệnh “Chủ tịch Hồ chí Minh” dâng Hoàng Trường Sa cho Thủ tướng Chu ân Lai của nước cộng sản Tàu vào năm 1958.
Nay đât nước lâm nguy là giậc Tàu ngang nhiên bất chấp luật biển của quốc tế ra đời vào năm 1982, mà khai thác vùng lãnh hải Hoàng Trường Sa theo “công hàm” nói trên, mà tập đoàn lãnh đạo Hà Nội sai “công an” đi dẹp và bắt những người biểu tình. Vậy việc hành động như thế có đúng đối với Quốc-pháp tử cổ tới kim Việt Nam không?
Trong mọi tình huống khi bắt người dân biểu tinh chống ngoại xâm là hành động phản quốc.
Trân trọng,
Nhất Tâm 6.7.2012
Trịnh Du
Huỳnh Thục Vy: Anh thư thời đại mới
Trịnh Du
Tôi còn nhớ khi xưa thời chinh chiến
Vùng Tam Kỳ hẻo lánh lắm người ơi
Dân bỏ quê trôi dạt bốn phương trời
Đất cằn cỗi, cây khô không hoa trái
Rồi nơi ấy bổng hồi sinh trở lại
Người quay về và cây lá đơm bông
Đàn gái trai ca hát rộn cánh đồng
Quên quá khứ của những ngày đói khát
Nhưng từ đó bọn cộng quân gian ác
Rước quân Tàu vào cướp biển rừng sâu
Đi đến đâu cũng thấy bóng quân Tàu
Nỗi khổ nhục ngàn năm xưa tái diễn
Bổng nơi ấy một anh thư xuất hiện
Dáng cao sang da trắng nõn má hồng
Tóc đen dài che phủ ánh trời đông
Chân vững bước trên con đường cứu quốc
“Đả Đảo Cộng Sản Làm Tay Sai Bắc Thuộc”
“Đả Đảo Việt Gian Bán Nước Vì Lợi Danh”
“Đả Đảo Chính Quyền Độc Ác và Gian Manh”
“Đả Đảo, Đả Đảo Một Đòan Quân Bán Nước!”
Nàng vẫn hét và hiên ngang tiến bước
Từ Tam Kỳ vang dội khắp năm châu
Nàng đến đâu là bọn chúng cúi đầu
Vinh dự quá, người anh thư trẻ tuổi!
Biển cả rừng sâu vườn câu bụi chuối
Sẽ của ta, và mãi của quê nhà
Đuổi bọn Tàu ra khỏi đất nước ta
Đât nước Việt..muôn đời của dân Việt
(Viết tặng Hùynh Thục Vy)