đám côn đồ mang danh nghĩa là “thành quản” (chengguan, 城管) Hình: AP
Trong một bài trước, tôi đã viết về đám côn đồ thường được sử dụng để trấn áp những nhà bất đồng chính kiến hoặc những người, với những mức độ nào đó, chống đối lại nhà nước tại Việt Nam. Cần lưu ý là một hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Chắc chắn đó không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Và cũng ít có khả năng Trung Quốc bắt chước Việt Nam. Nói ngược lại thì đúng hơn.
Ở Trung Quốc, nhân vụ Trần Quang Thành, vị luật sư chân đất mù lòa, xin lánh nạn tại Tòa Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và sau đó, được sang Mỹ dưới danh nghĩa du học, người ta cũng thấy vai trò của đám côn đồ được sử dụng để trấn áp những người bị chính quyền xem là chướng tai gai mắt. Trong bao nhiêu năm, Trần Quang Thành và gia đình của ông bị nhiều người đánh đập tàn nhẫn: những người ấy không những chỉ là công an mà còn là những người được xem là “dân phòng” hoặc chả có một danh hiệu gì cả. Trước đây, mỗi lần có ai đến định thăm viếng Trần Quang Thành ở nhà riêng của ông đều bị một đám người mặc thường phục nhào đến ngăn chận, xua đuổi, chửi bới, thậm chí hành hung. Nhiều người hoảng sợ phải quay xe bỏ chạy. Có lúc xe đã chạy rồi, bọn người mặc thường phục ấy còn rượt theo ném đá và chửi rủa một cách tục tĩu và hung bạo.
Bất cứ ở đâu có sự hiện diện của các nhà bất đồng chính kiến ở đó cũng đều có mặt đám côn đồ. Chúng không có đồng phục. Không có danh hiệu. Chúng chỉ làm mỗi một việc là hành hung hay sách nhiễu những người không chịu ngoan ngoãn đi theo lề phải do đảng và nhà nước quy định. Thế thôi.
Báo chí Tây phương cũng như một số blog độc lập tại Trung Quốc gần đây nói nhiều đến đám côn đồ mang danh nghĩa là “thành quản” (chengguan, 城管) (kiểu an ninh cơ sở hoặc bảo vệ dân phố ở Việt Nam). Trên danh nghĩa, nhiệm vụ của chúng là để bảo vệ an toàn và vẻ đẹp của đường phố. Trên thực tế, chúng lại là đám hung thần của những người nghèo buôn gánh bán bưng. Trên internet, người ta tung lên một số đoạn phim quay cảnh chúng nhào đến đánh dân chúng một cách vô cùng tàn nhẫn. Được chú ý nhất là cảnh chị Wang Ren, 32 tuổi, bán nho trên chiếc xe đẩy, bị ba tên thành quản nhào đến đánh đập, hất tung chị xuống đường. Chúng không hề giải thích hay nói năng gì cả. Chúng chỉ đánh, đạp chị và hất đổ số nho trên xe đẩy của chị.
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc tường thuật cả thảy 162 vụ bạo động của đám thành quản đối với dân chúng trong vòng gần hai năm, từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012. http://the-diplomat.com/2012/05/25/china%E2%80%99s-thuggish-para-police/ Người ta tin là số lượng các vụ hành hung dân chúng cao hơn rất nhiều. Với những mức độ khác nhau, chúng diễn ra hàng ngày. Ở khắp nơi. Một bài báo trên The Diplomat có nhan đề “Đám dân vệ côn đồ của Trung Quốc” (China’s Thuggish Para-Police) cho biết, nếu vào Google gõ mấy chữ “thành quản đánh dân” (城管打人) bằng tiếng Tàu, người ta sẽ thấy ngay cả hàng triệu “entry”: điều đó chứng tỏ, một mặt, hiện tượng ấy rất phổ biến; mặt khác, nó cũng chứng tỏ dân chúng rất bức bối về hiện tượng đánh dân thô bạo của đám côn đồ mang danh bảo vệ trật tự đường phố ấy.
Nhưng thành quản là ai?
Được thành lập vào năm 1997, hiện nay lực lượng thành quản đã có mặt tại 308 thành phố với một biên chế chính thức lên đến trên 6000 người. Tham gia lực lượng này phần lớn là những người nghèo khổ và ít học. Suốt ngày những người được gọi là “thành quản” ấy cứ lang thang ngoài đường, theo dõi, rình rập, đánh đập và bắt bớ những người vi phạm luật, dù là những vụ vi phạm nho nhỏ về giao thông hoặc buôn bán ngoài lề đường. Dĩ nhiên, nhiệm vụ ưu tiên số một của chúng là trấn áp những người xuống đường biểu tình chống đối chính phủ. Không có sắc phục, mọi sự trấn áp của chúng đều được xem là những hành động tự phát của đám quần chúng nổi giận trước những kẻ “phản động”.
Một vấn đề khiến các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm là các đám thành quản này dù là tổ chức của nhà nước, ăn lương của nhà nước, nhưng lại không bị ràng buộc bởi bất cứ một điều khoản pháp lý nào cả. Họ hoạt động không theo điều lệ nào. Họ không hề biết những giới hạn về quyền lực mà họ có thể sử dụng. Bởi vậy, họ thường tác oai tác quái. Có xảy ra bất cứ tai nạn nào thì chính quyền cứ đổ tội lên đám “quần chúng tự phát”.
Thế là xong. Giống hệt như ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Hưng Quốc
China’s Thuggish Para-Police
By Phelim Kine
The chengguan urban management officers are meant to enforce non-criminal administrative regulations. Numerous cases of beatings and illegal detention suggest it’s time to rein them in.
The arrival in the United States this past Saturday of the Chinese human rights defender Chen Guangcheng gives him at least temporary respite from the years of unlawful abuse he suffered at the hands of government officials and security forces. But his case is a reminder of the wider impunity enjoyed by thuggish elements of China’s security forces and their many anonymous victims.
Take the experience of “Wang Ren,” for example.
One October morning in 2010, four Beijing “Urban Management” officers, or chengguan (城管), stopped their car next to where Wang, a 32-year-old migrant from Henan Province, was selling grapes. Three officers climbed on her cart and without explanation began confiscating her stock. When Wang protested, they began kicking and cursing her. They then threw her from her cart into the road. Only then did the fourth chengguan officer, who had stood by silently during the attack, intervene. Wang lost her grapes and was left with deep bruises.
Welcome to street policing, chengguan-style.
Street vending in many Chinese cities has become a risky business due to the chengguan Urban Management Law Enforcement, (城管执法) a para-police organization to enforce non-criminal administrative regulations.
Human Right Watch interviewed victims and witnesses to attacks by the chengguan and found that in some circumstances, chengguan enforcement of those regulations, which range from traffic rules to environmental and city beautification ordinances, has made the agency a threat to, rather than a guarantor of, public safety. The absence of effective official supervision, training, and discipline has contributed to assaults on suspected administrative law violators leading to serious injury or death, illegal detention, and unlawful confiscation of property.
Our findings are consistent with widely held public sentiment in China about the chengguan. A Google search for Chinese-language references to chengguan produces literally millions of entries for “chengguan beat people” (城管打人). In October 2010, a video game in which a player taking the role of a street vendor had to defeat waves of attacks by chengguan became popular across China. Chinese state media reported 162 violent incidents involving chengguan from July 2010 to March 2012.
The chengguan have grown from humble roots to become a symbol of abuse of power and impunity. The agency began in 1997 as a neighborhood experiment in street level administrative enforcement with 100 chengguan personnel in Beijing’s Xuanwu district. That trial reflected government fears about the potential impact on social stability of the huge numbers of rural migrants entering China’s cities in search of work at a time when ailing state-owned firms were shedding large numbers of workers. By the end of 2005, 308 cities had formed chengguan units, and by July 2010, Beijing alone had 6,200 chengguan personnel.