Nhật Bản là quốc gia Á Châu đầu tiên đã kịp trở mình thức giấc sớm nhất so với tất cả các nước Á Châu khác, kết quả là Nhật Bổn đã trở thành một quốc gia hùng mạnh văn minh, phát triển vào những năm đầu thập niên 1900, hùng mạnh về quân sự, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, v.v.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tại buổi lễ tưởng niệm những người đã chết trong Thế chiến II (kỷ niệm 65 năm Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện) ở Budokan Hall, Tokyo ngày 15/8 (Ảnh: Reuters). |
Vì sự lớn mạnh quân sự lẫn kinh tế, Nhật Bổn đã coi thường tất các dân tộc Á Châu khác, với chế độ quân phiệt, phong kiến và bảo hoàng, Nhật Bổn đã đánh chiếm lân bang Triều Tiên, nuôi mộng xâm lăng Trung Quốc và thống trị toàn cõi Đông Nam Á.
Để thực hiện giấc mộng Đại Đông Á, sau khi đánh bại hạm đội Nga, Nhật Bổn đã lần lượt khai chiến với các nước lân bang, tấn công Trung Hoa và gây ra rất nhiều tội ác chiến tranh, đặc biệt là đối với dân tộc Triều Tiên.
Chẳng những Nhật Bổn dám tuyên chiến với các nước lân bang châu Á, mà Nhật Bổn còn cả gam dám đột ngột tấn công Mỹ với trận chiến mở đầu ở đảo Hawaii, nổi tiến với trận tấn công hải chiến ở Trân Châu Cảng, sau đó là các trận chiến trên khắp các nước ven bờ Thái Bình Dương, xâm chiếm Đông Dương Việt Miên Lào thuộc Pháp, tấn Công Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, vân vân.
Nhưng cuối cùng Nhật Bản đã đầu hàng quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh với lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Nhật Hoàng Hirohito, Nhật Bản ký kết các văn kiện đầu hàng và chấp nhận sự đóng quân giám sát chiến tranh của quân đội Mỹ trên đất Nhật, những điều người Nhật Bổn vốn cho là những sự nhục nhã không thể chấp nhận.
Thế chiến thứ hai là một vết nhơ không bao giờ bôi xoá được của của đất nước và nhân dân Nhật Bổn, nhất là đối với đế chế Nhật Bổn, vì quân đội của Thiên Hoàng đã phạm nhiều tội ác chiến tranh ghê tởm đối với nhiều quốc gia dân tộc khác trên thế giới, kể cả đối với dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, Nhật Bổn không được phép phát triển các lực lượng quân sự hùng mạnh đủ để có thể trở thành một lực lượng xâm lăng, gây chiến như một thế kỷ trước, nhưng mà cũng không thiếu những người Nhật Bổn vẫn còn ngưỡng mộ những người quân nhân đã từng gây chiến và đã từng phạm tội chiến tranh.
Chánh phủ Nhật Bổn tuy không dám công khai ca tụng những người quân nhân Nhật Bổn đã tham gia chiến tranh, đã phạm nhiều tội ác đối với nhân loại, nhưng người Nhật vẫn có một ngôi đền Tưởng Niệm Tử Sĩ của Nhật Bổn rất nổi tiếng có tên là “Đền Yasukumi”, hàng năm đều có những buổi lễ tưởng niệm rất long trọng ở ngôi đền nầy, mà phần lớn những người đến dự lễ đều coi những tử sĩ nầy là những anh hùng của Nhật Bổn, dĩ nhiên là càng ngày càng có những người trẻ đã không còn tôn thờ tính cách anh hùng của những quân nhân Nhật trong thế chiến, nhiều người Nhật chỉ còn coi họ thuần túy là những tử sĩ mà không còn phải là những anh hùng, nhiều người đã thay đổi quan niệm anh hùng, không còn quá khích, cự đoan, mù quáng như xưa.
Dân chúng Nhật thì bất kỳ ai cũng có quyền đến viếng thăm, hành lễ ở ngôi đền tưởng niệm Yasukumi, nhưng phần chánh quyền Nhật và nhất là Thủ Tướng Nhật Bổn thì việc thăm viếng đền tưởng niệm Yasukumi của họ thường là một sự kiện chánh trị gây nhiều tranh cãi trong nước, gây sự bất bình đối với một số quốc gia nạn nhân chiến tranh của Nhật Bổn, bởi vì ngôi đền nầy có bài vị của cả những nhân vật Nhật Bổn đã từng bị kết tội là “tội phạm chiến tranh” trong thế chiến thứ hai, thí dụ như là Thủ Tướng Nhật Bổn Hideki Tojo, người đã bị kết án là “tội phạm chiến tranh” và đã bị xử tử năm 1948.
Những quốc gia phản đối quyết liệt nhất chuyện chánh phủ và Thủ Tướng Nhật Bản đến viếng thăm chính thức ngôi đền tử sĩ Yasukumi là Trung Hoa và Triều Tiên, ngay cả những cuộc viếng thăm không chính thức của những nhân vật cầm đầu chính phủ Nhật Bổn cũng bị phản đối, bởi vì đất nước và nhân dân hai nước nầy đã từng là những nạn nhân bi thảm của quân đội Nhật Bổn trong cuộc những chiến tranh xâm lược của Nhật Bổn, những mối hận và nhục mà quân đội Nhật bản để lại trên những đất nước nầy không thể nào bôi xóa được dễ dàng.
Năm nay, lần đầu tiên trong hơn 20 năm, nội các Nhật Bản đã bỏ qua chuyến thăm đền Yasukuni, và thủ tướng Nhật Bản đã công khai xin lỗi các nước châu Á về những hành động xâm lược và độc ác của Nhật Bổn trong Thế chiến II.
Thủ tướng Nhật Bổn, ông Naoto Kan đưa ra lời xin lỗi tại buổi lễ tưởng niệm ( chủ nhật 15.08.2010) 65 năm ngày Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện lực lượng đồng minh, chủ lực là Hoa Kỳ, không phải ở đền Yasukuni, mà là ở khu Budokan của Thủ Đô Nhật Bản, Tokyo.
Trong buổi lễ tưởng niệm nầy, Thủ Tướng Nhật Bổn, ông Naoto Kan đã phải nhìn nhận là: “Nhật Bản đã gây ra tổn thất lớn và nỗi đau cho người dân châu Á”. Thủ tướng Nhật cũng gửi lời chia buồn đến những người đã chết trong cuộc chiến và thêm rằng Nhật Bản sẽ “đóng góp tích cực vào việc thiết lập hòa bình vĩnh cửu trên thế giới”.
Trần Đại Lý