Nghị Quyết 5/1 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiêp Quốc ngày 18/6/2007 đã mở ra một cơ hôi mới cho các nạn nhân bị chà đạp các quyền căn bản được công nhận. (1) Thực vậy, Thủ tục có tên 1503 đã được cải tiến theo Quyết Nghị 5/1, trở thành phổ quát và tự động phải được xem xét bởi một Ủy Ban Hành Động thuộc Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
AI CÓ THỂ TỐ CÁO HAY KHIẾU KIÊN
Trước đây, theo các Thỏa Ước cũ, các đơn kiện khiếu tố chỉ dươc chấp nhận một khi quốc gia liên hệ công nhận thẩm quyên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiêp Quốc.
Trái lại, Thủ tục mới đơn kiện khiếu tố được chấp nhận, không cần quốc gia liên hệ có ký hay phê chuẩn các thỏa ước về nhân quyền hay không.
Chính vì vậy, thủ tục khiếu tố này có tính cách PHỔ QUÁT (universelle).
Do vậy mỗi công dân của một quốc gia thành viên của Liên Hiêp Quốc có thể tự mình đứng nguyên đơn khiếu tố tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Hơn thế nữa, tất cả các cá nhân, đoàn thể, hoặc một nhóm người tự thấy mình là nạn nhân của sự đàn áp nhân quyền hay các quyền căn bản, đều có thể khiếu kiện.
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƠN ĐƯỢC CHẤP NHẬN
Đơn khiếu kiện, trước tiên phải liên quan tới một trong các quyền của con người hay các quyền tự do căn bản được công nhận và phải hội đủ các yếu tố sau đây:
1- Đơn khiếu kiện phải rõ ràng không có ý đồ (motivation) chính trị và mục tiêu hợp với Hiến Chương Liên Hiêp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và Chính Tri và các qui ước khác về nhân quyền.
2- Đơn khiếu kiện phải ghi rõ chi tiết các sự kiên của các vi phạm và mục đích của đơn kiện cũng như các quyền đã bị chà đạp (2).
3- Đơn khiếu kiện cần đươc biên sọan theo cung cách nhã nhặn, không dùng các từ, các câu văn có tính cách phỉ báng hay nhục mạ.
4- Đơn khiếu kiện có thể là do một cá nhân, một tổ chức, một nhóm người tự thấy mình là nạn nhân của sự đàn áp nhân quyền, nhóm người này có thể là một tổ chức ngoài chính phủ hành động vì thiện ý, không có mục tiêu chính trị, và quả quyết trực tiếp và chắc chắn các vi phạm ghi trong đơn. Tuy nhiên, nếu sự hiểu biết các vi phạm trên mặc dù không trực tiếp, cũng được chấp nhận, miễn là các chi tiết của chứng cớ đó không thể tranh cãi được.
5- Đơn khiếu kiện không được chỉ căn cứ duy nhất dựa trên các thông tin trên các phương tiện truyền thông đăng tải.
6- Đơn khiếu kiện này phải là mới, không liện hệ tới vụ việc đã xem xét trong khuôn khổ của một thủ tục đặc biệt của một cơ quan của LHQ hay các tổ chức miền tương tự.
7- Đơn khiếu kiện này không có hiệu quả hay quá lâu nếu hành sử trong nước.
TIẾN TRÌNH ĐƠN KHIẾU KIỆN
Khi nhận được các đơn khiếu kiện bới các cá nhân, một tổ chức hay một nhóm người, một Ủy Ban Hành Động trực thuộc Hội Đồng Nhân Quyền gồm 5 thành viện sẽ cứu xét xem các tố cáo này có tuân thủ các tiêu chuẩn qui định hay không.
Nếu đơn khiếu kiện này được tuyên bố chấp nhận (recevable), quốc gia liện hệ sẽ nhận được đơn tố cáo này và phải trả lời các tố cáo đó.
Một khi có đủ bằng chứng cho thấy thực tế có những vi phạm trầm trọng và có hệ thống các quyền được công nhận, Ủy Ban Hành Động sẽ đệ trình lên Hội Đồng Nhân Quyền bản tường trình chi tiết các vi phạm và các quyền bị chà đạp đồng thời đưa ra các biện pháp thích nghi cần thiết khuyến cáo quốc gia vi phạm nhân quyền.
Các khuyến cáo vi phạm nhân quyền này cũng được trình lên Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiêp Quốc để cơ quan này có những biện pháp trợ giúp nhằm cải thiện và phòng ngừa các vi pham bị chỉ trích tố cáo.
Ngoài ra còn có một thủ tục đặc biệt dành cho các nhóm chuyên viên, thu nhận các hồ sơ khiếu kiên cá nhân, gia đình họ hay các người đại diện, hay do một tổ chức bảo vệ nhân quyền, tổ chức ngoài chính phủ, thay thế họ hành động.
Các nhóm này chuyển các đơn khiếu kiện, qua đường lối ngoại giao cho chính phủ bị tố cáo vi phạm nhân quyền và yêu cầu họ cho biết trong hạn 90 ngày, ý kiến, bình luận về các cáo buộc nêu trên, cả về các sự kiện lẫn luật áp dụng, tiến trình, kết qủa điều tra.
Sau đó các nhóm này sẽ đưa ra môt thông báo kèm theo những khuyến cáo và gửi cho chính phủ liện hệ vi phạm nhân quyền. Các người khiếu tố cũng sẽ nhân được thông báo trên, ba tuần sau. Thông báo này cũng được công bố trong phúc trình hàng năm của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
ĐƠN KHIẾU KIỆN GỦI VỀ
SERVICE D’APPUI
HCDH-UNOG
1211 GENEVE
SUISSE
Télécopie : (4122) 917-9011
Email: 1503@OHCHR.ORG
Tiện đây chúng tôi cũng xin quí độc gỉả lưu ý rằng một số lớn các quốc gia dân chủ tự do cho phép khởi kiện trước Tòa Án địa phương, các vi phạm nhân quyền trầm trọng và có hệ thống, không những thủ phạm trực tiếp đàn áp mà cả những người lãnh đạo chính quyền từ trung ương tới địa phương.
THÍ DỤ [TIỀN LỆ]
– Toà án Đức quốc ngày 25/01/2010 đã ra án lệnh quốc tế bắt giam Tuớng Jorge Rafael Videla, nguyên lãnh đao cuộc đảo chánh tại Argentine năm 1976 vi tội vi phạm nhân quyền.
– Bresil đã cho dẫn độ một lảnh đạo quân sự về hưu tới Argentine để trả lời về những vi phạm nhân quyền trong chiến dịch “Condor.”
– Tòa Tối Cao Pérou đã xác nhận cưụ TT Fujimori 25 năm tù, và bị dẫn độ vào tù sau nhiều năm lẩn trốn ở ngoại quốc.
– Tướng Reynaldo Bignone, nay 83 tuổi, nguyên Chủ Tịch nước Argentine, bi kết án hàng chục năm vì tội bắt cóc, hành hạ, thủ tiêu đối thủ chính trị .
– Giang Trạch Dân, nguyên Chủ Tich, cùng 4 ủy viên trong Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị ông Ismael Moreno, Thẩm phán Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố về tội ác tra tấn và diệt chủng đối với học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh và các tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông.
– Tại Canada, nhiều vu kiện vi phạm nhân quyền bởi các cựu lãnh đạo ngoại quốc cư trú tại Canada đang bị truy tố hình sự mà một hai trong số vụ kiện do VP Luật sư của hai đứa con người viết đảm trách và hai 2 vụ tại Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Rwanda (3).
– Theo cô Theresa Chu, giám đốc ban chấp hành của Hiệp hội Nhân quyền Washington DC chi nhánh Châu Á, có tối thiểu 50 vụ kiện chống các viên chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc nộp bởi các học viên Pháp Luân Công từ 2002 đến 2007. Có hơn 30 quốc gia và hơn 70 luật sư đang giúp các học viên trong các vụ kiện, phần lớn kể cả trường hợp hộ và hình, là chống Giang Trạch Dân (hiện đang thụ lý trong 15 quốc gia).
Chúng tôi chỉ nêu lên vài vụ kiện tiêu biểu, còn hàng trăm các vụ kiện khác đang tiếp diễn trên nhiều nước khác nhau vì những vi phạm trầm trọng và có hệ thống các quyền căn bản được quốc tế công nhận.
Các điều trình bày trên chứng tỏ rằng, sớm muộn những vi phạm nhân quyền sẽ bị đưa ra ánh sáng Công Lý và những kẻ phạm dù quyền lực cao đến mấy cũng sẽ bị trừng phạt.
Không gian bắt đầu dần dần càng chật hẹp cho những chính quyền độc tài và các nhà lãnh đạo chà đạp các quyền căn bản của con người, tự cho mình cái quyền ngồi trên luật pháp quốc nội và quốc tế.
GHI CHÚ:
(1) Các quyền căn bản được nghi nhận trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:
Điều 7
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều 13
1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.
Điều 18
Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 19
Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Điều 20
1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
Điều 21
1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.
2. Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
3. Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.
Các quyền căn bàn nghi nhận trong Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và Chính Trị
Điều 12
1. Những người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thổ.
2. Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia của mình.
3. Những quyền tự do ghi trên không thể bị giới hạn, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác, và nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận trong Công Ước này.
4. Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.
Điều 18
1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.
Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Điều 21
Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.
Điều 22
1. Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
2. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.
3. Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.
Điều 25. Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội:
a. Được tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.
b. Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.
c. Được quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
Điều 26. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào.
Điều 27. Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cũng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền hưởng văn hoá riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
(2) Đơn khiếu kiện phải ghi rõ: tên tuổỉ, giới tính, nơi cư trú; nếu là tổ chức hay nhóm người phải ghi danh tính của tổ chức, cộng đồng; diễn tả trường hợp xẩy ra tai nạn; tác giả vi phạm hay suy đoán; quan chức, chức vụ, lý do viện cớ hay suy đoán; Các cấp chính quyền cao có liên hệ và, hay họ đã có những biện pháp gì khi đã được thông báo.
(3) Toà Án Hình sự Quốc Tế Rwanda (TPIR): phụ trách hai vụ: Jérôme C. Bicamumpaka, cựu Tổng Trưởng Ngọai Giao (vụ kiện bắt đầu từ hơn 4 năm trước, hồ sơ đã hoàn tất và biện minh trạng đã trình bày, đang chờ phán quyết) & Callite Nzabonimana, cựu Tổng Trưởng Thanh Niên và Thể Thao xứ Rwanda (đang thẩm định và tranh biện trước Toà án từ 2 năm nay). Và đang tiến hành vụ Jacques Mungwarere, bi bắt tại Windsor, Ontario mấy tháng trước, và bị truy tố tại Tòa Án Canada vì tội diệt chủng (dự tính kéo dài 2 năm). Ngoài ra Desire Munyneza, Trưởng đoàn Thanh Niên Rwanda, cũng đã bị Tòa Án Canada kết án chung thân, ngày 29/10/2009 về tội diệt chủng căn cứ vào Đạo Luật về tôi phạm chống lại nhân loại và tội phạm chiến tranh, ban hành năm 2000.
Luật-sư Trần Lê-Nguyên