Năm nay chúng ta kỷ niệm 20 năm Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ tại Trung và Đông Âu. Trong lúc nhiều người nhìn lại cảnh tượng sụp đổ của nhiều chính quyền Cộng sản tại Ba Lan, Đông Đức, và Hungary, thì nhiều người khác lại hồi tưởng về di sản khủng khiếp mà Chủ nghĩa Mác đã để lại: Hàng triệu người chết và bị tra tấn, vô vàn trại “cải tạo” và lao động cưỡng bách, vô vàn phiên tòa phô trương để thị uy, gây ra nạn tàn phá kinh tế và môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử loài người.
Di sản đó không phải ngẫu nhiên mà có. Triết gia Leszek Kolakowski, người từng ủng hộ Chủ nghĩa Mác vừa mới qua đời, đã kết luận như vậy trong tác phẩm nhiều tập Main Currents of Marxism (Những xu hướng chính của Chủ nghĩa Mác) đầy uy tín của mình. Đó là hệ quả tất yếu của Triết học Mác. Thực chất thì chẳng có một cương lĩnh chính trị nào được xây dựng trên một quan điểm duy vật rõ ràng lại có thể tự thừa nhận rằng nó bị giới hạn bởi ý tưởng của một bản chất con người cố hữu, hay bởi bất kỳ điều gì đó vượt khỏi tầm thân xác con người.
Đây là một trong những lý do tại sao mọi chính quyền Mác-xít đều ghét cay ghét đắng tín ngưỡng tôn giáo. Lý do khác là một số tôn giáo, chẳng hạn Thiên Chúa giáo, luôn cho rằng quyền lực nhà nước phải hữu hạn, kể cả quyền lực của “nhà nước chuyên chính vô sản.” Chấp nhận khái niệm tự do tôn giáo, đặt cơ sở yêu cầu mọi người phải tìm ra chân lý, tức là thừa nhận nhà nước có giới hạn. Nhưng đây là điều mà không bao giờ một chính phủ Cộng sản nào lại muốn thừa nhận.
Không phải ngẫu nhiên mà chính quyền Xô-Viết lại bách hại dữ dội Giáo hội Chính thống Liên-Xô vào giữa những năm 1920 và 1949, đã tử hình hàng ngàn tu sĩ. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà Giáo hội Công giáo các nước Cộng sản Trung và Đông Âu sau chiến tranh lại bị chính quyền đàn áp, hàng ngàn nam nữ tu sĩ bị bắt bớ, tra tấn, có lúc bị tử hình, trong khi giáo dân bị đẩy ra lề xã hội.
Thật phúc đức nếu đây là trang sử đã qua, nhưng để chứng minh rằng chính quyền Cộng sản không hề thay đổi bản chất của nó, ta chỉ cần quan sát xung đột đang bị ém nhẹm nhưng ngày càng tăng giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và nhà cầm quyền Cộng sản tại đó.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 6 triệu tín đồ Công giáo (chiếm khoảng 8 phần trăm dân số). Họ là thiểu số tôn giáo đông nhất trong một quốc gia dưới sự toàn trị của một chính phủ Cộng sản từ năm 1975. Như mọi chính quyền Cộng sản khác, Việt Nam có nhiều trại “cải tạo”. Giáo hội Công giáo từ lâu bị sách nhiễu. Điển hình nhất là cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, được nhiều người xem là một vị thánh trong thời hiện đại. Trước khi trục xuất vị Hồng y này, chính quyền đã bỏ tù ông 13 năm, trong đó có 9 năm biệt giam.
Một số lý do mang tính lịch sử được dùng để giải thích cho cách hành xử như vậy đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam biết rất rõ rằng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, người Công giáo nằm trong số những người chống Cộng triệt để nhất. Nhiều người Việt còn cho rằng Công giáo đã hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
Tuy nhiên, lý do này không đủ sức thuyết phục cho hành động thẳng tay đàn áp người Công giáo trên toàn Việt Nam hiện nay. Suy cho cùng, đó chính là nạn tham nhũng trong chính phủ.
Nhiều Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam đã từng viết vào năm 2008 rằng tham nhũng là quốc nạn ở Việt Nam. Điều này đúng với mọi quốc gia mà ở đó chính quyền không bị luật pháp ràng buộc, và động cơ lợi nhuận kinh tế chủ yếu là đi cướp tài sản của người khác thay vì làm giàu bằng kinh doanh. Thậm chí, Việt Nam còn bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế liệt vào hàng những quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Phương thức tự làm giàu phổ biến nhất hiện nay trong tầng lớp chính trị Cộng sản Việt Nam là “thu hồi” đất đai từ nông dân để rồi bán lại cho những kẻ bỏ giá cao nhất, rồi lặng lẽ “chia chác”. Giáo hội từ xưa đã đứng về phe nông dân. Phát biểu của hội đồng giám mục năm ngoái đã cương quyết yêu cầu nhà nước phải tôn trọng quyền tư hữu tài sản.
Hiện nay tài sản của Giáo hội ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Vào cuối năm 2008, chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã tuyên bố “trưng thu” đất của một nữ tu viện, vừa là nơi nuôi dạy trẻ mồ côi, để xây khách sạn. Gần đây hơn, phần đất tại Hà Nội mà chính phủ tự thừa nhận thuộc quyền sở hữu của một tu viện Công giáo từ năm 1928 cũng đã bị nhà nước trưng thu để xây chung cư.
Những câu chuyện như thế này tái diễn trên khắp Việt Nam. Để đáp lại, hàng ngàn giáo dân đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành hòa bình, kéo dài cả năm. Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng chính quyền đã phản ứng bằng cách hăm dọa và sử dụng bạo lực. Họ vận dụng nhiều ngôn từ Mác-xít điển hình để qui cho giáo dân vô tội là “những phần tử phản cách mạng”, bắt bớ rồi đưa họ ra xét xử phô trương để làm gương. Nam nữ tu sĩ đã bị công an và “lực lượng chống biểu tình” đánh đập dã man. Một phụ nữ đã kể với Tổ chức Ân xá Quốc tế rằng, “họ đã dùng những lời lẽ thô tục để phí báng cha mẹ chúng tôi, họ còn la lên ‘giết bọn giám mục đi’, ‘giết bọn tu sĩ đi’.”
Việt Nam là một quốc gia mà ở đó Chủ nghĩa Mác được Kolakowski mô tả chính xác là “trí tưởng tượng vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta”. Chủ nghĩa Mác một lần nữa đang phơi bày chẳng điều gì khác ngoài sự che đậy thực dụng của một tầng lớp chính trị tham nhũng, nhằm duy trì quyền lực và ăn chơi trên thân phận người dân. Và một lần nữa, người Công giáo cùng với chính nghĩa vì tự do tôn giáo đang phải trả giá.
QH dịch [Nguyên văn: Corruption, Communism, and Catholicism in Vietnam, Samuel Gregg, Ph.D]
Corruption, Communism, and Catholicism in Vietnam
This year marks the 20th anniversary of Communism’s defeat in Central-East Europe. As many remember the tumbling of Communist regimes in countries such as Poland, East Germany, and Hungary, others will recall Marxism’s terrible legacy: millions of dead and tortured, “reeducation” and labor camps, show-trials, unparalleled economic destruction, and the worst environmental devastation in history.
As the recently deceased ex-Marxist philosopher Leszek Kolakowski concluded in his magisterial multi-volume Main Currents of Marxism, this was not accidental. It was Marxist philosophy’s logical outcome. By definition, no political program built upon an explicitly materialist viewpoint can consider itself limited by the idea of an innate human dignity, or anything suggesting a more-than-flesh-and-blood dimension to human life.
This is one reason why Marxist regimes are invariably hostile to religious belief. Another is the fact that some religions – such as Christianity – embody the insistence that there are inherent limits to state power, including that exercised by the “dictatorship of the proletariat.” To accept the notion of religious liberty, grounded in the duty of all people to seek the truth, is to accept the limited state. And that is something that no Communist government can ever truly acknowledge.
Thus it was no coincidence that the Soviet regime fiercely persecuted the Orthodox Church within the U.S.S.R. between 1920 and 1940, executing literally thousands of clergy. Nor was it by chance that the Catholic Church throughout post-war Communist Central-East Europe felt the weight of state oppression, with thousands of priests and nuns arrested, tortured, and occasionally executed, while practicing believers were driven to the margins of life.
It would be nice if this were all history, but if we ever needed proof that Communist regimes don’t change their stripes, one need only look at the little-reported but growing confrontation between the Catholic Church in Vietnam and Vietnam’s Communist authorities.
There are about 6 million Catholics in Vietnam today (about 8 percent of the population). They are the biggest religious minority in a nation which has been ruled in its entirety by a Communist government since 1975. Like all Communist regimes, Vietnam had its “re-education” camps. The regime has also long harassed the Catholic Church. There is no greater symbol of this than the late Cardinal François-Xavier Nguyen Van Thuan, widely regarded as a modern saint. Before exiling him, the regime imprisoned him for 13 years, nine of which were spent in solitary confinement.
Some of the reasons for this treatment of Vietnam’s Catholic Church are historical. Vietnam’s rulers are acutely aware that Catholics were among the most committed anti-Communist Vietnamese during the Vietnam War. Many Vietnamese also identified Catholicism with French colonial rule.
This background, however, is of marginal significance in explaining the violent crackdown presently being experienced by Catholics throughout Vietnam. Put simply, it’s about government corruption.
As Vietnam’s Catholic bishops wrote in 2008, corruption is a huge problem in Vietnam. This is true of any country where the state is not constrained by the rule of law and the primary incentives for economic gain lie in taking others’ property rather than creating wealth through entrepreneurship. Vietnam, however, is listed by Transparency International as one of the world’s most corrupt countries.
The most recent self-enrichment scheme of Vietnam’s Communist political class has been to “requisition” peasants’ land which they then re-sell to the highest bidder, while quietly taking their “cut” of the action. The Church has long taken the peasants’ side in these matters. The bishops’ statement of last year insisted that private property rights must be respected.
Now Church property is increasingly the target. In late 2008, for example, Vinh Long provincial officials announced their intention to “appropriate” the land of a convent of nuns which also functioned as an orphanage in order to build a hotel. More recently, land in Hanoi that the government itself acknowledges has been owned by a Catholic monastery since 1928 was simply given over by the state for residential construction.
These stories are replicated all over Vietnam. In response, thousands of Catholics have mounted peaceful public protests for almost a year. As Amnesty International reports, the state’s reply has been intimidation and violence. Lay Catholics have been denounced in typical Marxist terms as “counter-revolutionaries”, arrested, and subjected to show-trials. Nuns and priests have been savagely beaten by police and “counter-demonstrators”. One woman told Amnesty, “they shout bad words about our mothers and fathers, and say things like ‘kill the archbishop’ and ‘kill the priests.’”
Vietnam is a country where Marxism, aptly described by Kolakowski as “the greatest fantasy of our century,” has once again been exposed as nothing more than a useful cover for a corrupt political class to maintain its power and live at everyone else’s expense. And, once again, Christians and the cause of religious liberty are paying the price.
Samuel Gregg