Thất bại lớn của Cộng sản VN là gần 40 năm có bang giao, giao thương với các nước, kể cả Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới nơi có một cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhứt thế giới chỉ sau cộng đồng trong nước, mà không xâm nhập vào được bất cứ một cộng đồng người Việt tỵ nạn nào ở hải ngoại sống trong tự do, dân chủ của các nước định cư.
Danh từ ‘cộng đồng’ sử dụng ở đây là danh từ chung chỉ tập thể người Việt hải ngọai và hậu duệ tỵ nạn CS bằng nhiều cách kể cả những ‘người dùng thuyền nan vượt đại dương’. Sau gần 40 năm, những người tham gia cuộc di tản tỵ nạn CS lớn vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN này đã lập được một kỳ công ngoài sức tưởng tượng: hình thành được một Việt Nam Hải ngoại. Nhờ tiến bộ khoa học, kỹ thuật của Tin Học, truyền thông tiếng Việt trong đó có phát thanh, phát hình, báo chí chuyển qua cable, vệ tinh và Internet, các cộng đồng người Việt tỵ nạn CS ở 80 quốc gia chánh yếu là Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu đã kết nối dễ dàng với nhau. Tuy không có chánh quyền, không có chánh phủ lưu vong, không có riêng một lãnh thổ, nhưng nhờ có cảm nghĩ thuộc về nhau (sense of belonging), nhờ có tinh thân Quốc gia, cùng chung một căn cước tỵ nạn CS, cùng chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN nên đã cùng làm ra một Việt Nam Hải ngoại.
CS Hà nội là những người chuyên môn lũng đoạn hàng ngũ người Việt Quốc gia và chuyên nghiệp cướp chánh quyền đâu có dễ gì buông tha cho những người Việt Nam Hải Ngọai. CS họ dùng đủ mọi cách chiêu dụ, khuynh loát, tiêu hao thế lực số người Việt Quốc gia này dã trở thành một thế lực kinh tế, chánh trị thách thức lý do tồn tại của Đảng Nhà Nước CSVN qua chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN.
Đảng NHà Nước CSVN, Bộ Chánh Trị của Đảng CS, bộ quyền lực cao nhứt nước VNCS, ra cả Nghị Quyết 36 và dành một ngân sách tình báo, tuyên truyền quốc ngọai bí mật rất lớn để thi hành những điều trên. CS dùng nhiều chiêu bài chiêu dụ như hòa giải hòa hợp, yêu cầu để quá khứ ra sau hướng về tương lai phía trước, đem tiền tài, tri thức, kinh nghiệm về xây dựng quệ hương. CS lên án ai không theo CS là “lực lượng thù địch”, tung tuyên truyền đen, xám bôi tro, trét trấu, hề hóa những nhân vật cộng đồng và người Việt hải ngọai kiên định lập trường chống CS, như chống Cộng là “chống gậy”, biểu tình chống Cộng chỉ còn có”bảy tám người, đi biểu tình tranh đấu cho tự do tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền VN, tòan vẹn lãnh thổ VN sẽ bị chụp hình thì khó “tránh đâu” khi hữu sự xin visa về VN, v.v…
CS lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí và chỉa mũi dùi và tập trung nỗ lực tấn công các cộng đồng và người Việt chống Cộng. Ở Mỹ nơi có hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt, truyền thông đại chúng của Mỹ chánh yếu do các công ty tư nhân về vệ tinh, cable, Internet đều do tư nhân làm chủ. Trên trời CS Hà nội đã dùng tiền bạc hợp đồng mướn những công ty Mỹ này chuyễn tải truyền hình VT4 của Trung ương, Thuần Việt của Thành Phố CS gọi là Hồ chí Minh và lập ra một chi nhánh của Thống tấn xã VNCS rồi. CS hầu như không thu lệ phí và gắn dĩa thu gần như cho không. Dưới đất, CS Hà nội chưa dám ra một đài phát thanh hay một tờ báo riêng vì e ngại chẳng có ma nào nghe và có thể bị tấn công. Nhưng CS xuất cảng văn hoá phẩm của CS qua Mỹ bán giá hết sức rẻ mà không ai buồn mua.
CS phải dùng con đường quanh co để xâm nhập. CS gian ngoan vận động đến mức nhiều người tuyên truyền không công cho CS mà không biết. Mục tiêu mà CS nhắm vào là những nhà báo trẻ gốc Việt sanh ra sau chiến tranh, không có kinh nghiệm CS, ăn học ở Tây Phương hay Mỹ, quan niệm và làm báo, làm đài theo kiểu Tây, kiểu Mỹ nhưng cho người gốc Việt tỵ nạn CS xem và nghe. Không ý thức được tấm hình có cây cờ máu CS, những “từ CS” làm nhói tim, làm trái tai gai mắt người đọc, nhứt là thế hệ thứ nhứt là độc, khán, thính giả mẫn cán. Bao nhiêu cuộc phản đối xảy ra là do những vô tình hay cố ý che đậy đó.
CS khai thác tối đa và lạm dụng tối đa cách làm báo của Tây Phương, nhơn danh quyền tự do, ngôn luận, tự do báo chí, khích động, khiêu khích đối thoại, phản biện, nghị luận đa chiều để đưa văn hoá, tư tưởng của CS vào trong báo chương.
CS khai thác sự sống nhờ vào quảng cáo của các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở hải ngọai. Khác với báo thời kỳ còn ở VNCH, báo chí tiếng Việt ở hải ngoại phần rất lớn sống nhờ quảng cáo. CS xâm nhập vào kinh tế khá sâu ở hải ngoại có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến chủ quảng cáo.
CS khai thác sự thiếu nhân sự của toà soạn, ban biên tập báo chí, ban chương trình của các đài truyền thanh, truyền hình thiếu ngưòi chuyên môn quá khi đi tin trong nước cứ copy, cut, rồi paste mà không edit vì không có người và thì giờ.
Và CS cũng khai thác phương tiện tài chánh khiêm tốn của các báo và đài của người Việt hải ngoại trong chương trình giải trí và văn nghệ. Lấy cải lương, tân nhạc, kịch tuồng của trong nước ra phát thì khỏi trả tiền, không gặp khó khăn về bản quyền; chớ lấy của hải ngoại thì phải trả tiền mà truyền thông đại chúng tiếng Việt hải ngọai thì tài chánh rất khiêm tốn, người làm truyền thông đa số vì cái “nghiệp” viết lách chớ không vì đồng tiền vốn chẳng được bao nhiêu.
Con đường quanh co CS xâm nhập tuy êm nhưng thấm rất sâu, khó cho cộng đồng hải ngọai gỡ. Quần chúng độc giả, khán thính gỉa muốn đưa ý kiến khác với báo chí rất khó, muốn chống đối một tờ báo hay một đài phát thanh hay phát hình không phải là chuyện dễ. Cơ quan truyền thông tuy là của một tư nhân hay một công ty tư nhưng có nhiều cách, nhiều quyền để có quyền ăn, quyền nói, quyền gói ý kiến ngưòi khác.
Thêm vào đó gần đây CS Hà nội kết hợp diệt tiếng nói của cộng đồng tỵ nạn CS chống Cộng bằng thủ tục thưa kiện. Nhiều vụ lợi dụng thủ tục tố tụng của Mỹ, quốc gia sính tụng (happy suing), nơi đông người Việt tỵ nạn CS nhứt thế giới, để kiện tụng nhằm mục đích cản trở những ý kiến và hành động của những người chống Cộng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Ở Mỹ người ta đã thấy nhiều vụ kiện như thế từ Arizona, Seattle, Texas đến California.
Nhưng CS thất bại. Nhờ cộng đồng là tập thể trong đó mỗi một người sống trong đó nhận thấy CS là nguy hại và tự do dân chủ là có lợi cho sự thăng tiến cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Nên ý thức nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng là nhiệm vụ chung, nhiệm vụ của mỗi một người.
Vi Anh