Ảo Tưởng Về Sức Mạnh Trung Quốc
Nghĩ đến Trung Quốc như một thế lực toàn cầu là phổ biến, có lý, và sai.
Theo lẽ thường mà nói thì gã cơ bắp Trung Quốc quả là bất trị và thế giới phải chuyển mình lại với thực tế, rằng kẻ khổng lồ Châu Á này có thể là một thế lực toàn cầu. Có cả một làn sóng tiên tri về “Trung Hoa trổi dậy” đã xuất hiện trong thập niên vừa qua, tất cả đều vẽ lên một bức tranh về thế kỉ 21 với Trung Quốc là diễn viên chính. Điều này rất phổ biến và có thể hiểu được – nhưng sai.
Nên nhớ rằng cách đây không lâu, những năm 1980 đã có những dự đoán tương tự về Nhật Bản như là “số một” và gia nhập vào nhóm các tay thượng thừa của thế giới – trước khi lún vào 3 thập kỉ trì trệ – và lộ ra rằng nó chỉ là thế-lực đơn-chiều (kinh tế) và tiềm lực quốc gia không đủ rộng để gượng lại. Trước đó nữa Liên Bang Xô Viết cũng được dự đoán là một siêu thế lực toàn cầu (vậy nên cuộc Chiến Tranh Lạnh mới diễn ra tận nửa thế kỉ), và rồi lại sụp đổ hầu như sau một đêm năm 1991. Sự lụi tàn của USSR cũng cho thấy tương tự rằng nó chỉ là một thế-lực-đơn-chiều (quân sự) và hao mòn dần trong những thập niên đó. Sau Chiến Tranh Lạnh, một vài học giả nhận định rằng Liên Minh Châu Âu (EU) lớn hơn và mạnh hơn sẽ nổi lên như một thế lức toàn cầu và làm trục cho hệ thống quốc tế – để rồi EU tỏ ra bất lực và thiếu khả năng trước những thách thức tầm cỡ toàn cầu. Châu Âu cũng thế, lộ ra là một thế-lực-đơn-chiều (kinh tế). Vậy nên, khi nói tới Trung Quốc, một chút hoài nghi và cảnh tỉnh là cần thiết.
Rõ ràng rằng Trung Quốc là một thế lực trỗi dậy quan trọng nhất -vượt xa năng lực của Ấn Độ, Brazil và Nam Phi – và trong một số lĩnh vực thì đã qua mặt tiềm năng của các “thế lực tầm trung” như Nga, Nhật Bản, Anh, Đức và Pháp. Theo nhiều phương diện thì Trung Quốc giờ đây hiển nhiên là thế lực số 2 của thể giới sau Mĩ, và trong một vài phạm vi thì nó đã soán ngôi Mĩ.
Trung Quốc sở hữu nhiều chức vị của một thế lực toàn cầu: dân số đông nhất thế giới, lãnh thổ đất liền rộng lớn, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, quĩ quốc phòng và chi phí quân sự lớn nhất, lực lượng quân thường trực lớn nhất, một chương trình hoạt động trong không gian, một tàu sân bay, bảo tàng lớn nhất thế giới, đập thủy điện lớn nhất thế giới, mạng lưới đường cao tốc lớn nhất thế giới và hệ thống tàu siêu tốc tốt nhất thế giới. Trung Quốc còn là quốc gia giao thương đầu lĩnh, nguồn tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, là nơi thải ra khí nhà kính nhiều nhất thế giới, là nước nhận viện trợ lớn thứ 2 thế giới và là nơi khởi đầu lớn thứ 3 thế giới của đầu tư trực tiếp nước ngoài, và còn là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về nhiều mặt hàng.
Tiềm lực, tuy nhiên, chỉ là một trong những thước đo về sức mạnh quốc gia và quốc tế – và lại không phải là cái quan trong nhất.
Các thế hệ của các nhà xã hội học đã xác định một kim chỉ quan trọng về quyền lực là sự ảnh hưởng – khả năng nhào nặn sự kiện và hành động của kẻ khác. Một nhà khoa học chính trị gần đây, Robert Dahl đã nhận xét: “A có quyền lực với B ở một mức mà anh ta có thể khiến B làm những điều mà B lẽ ra lại không làm”. Tiềm lực mà không được chuyển hóa thành hành động để đạt được những kết quả cụ thể thì không mấy giá trị. Sự tồn tại của chúng có thể mang lại một tác động ấn tượng hoặc thoái chí, nhưng khả năng ảnh hưởng hành động của kẻ khác hoặc một sự việc mới quan trọng. Dĩ nhiên là có nhiều cách mà các quốc gia dùng tiềm lực của mình để ảnh hưởng hành động của kẻ khác và các sự việc: sự thu hút, thuyết phục, kết nạp, cưỡng bức, ban thưởng, xui khiến, hoặc là đe dọa hoặc là vũ lực. Quyền lực và sự thực thi của nó vì thế mà liên quan nhau về bản chất: cách sử dụng những công cụ như trên để ảnh hưởng một tình huống nhằm mang lại lợi ích cho ai đó.
Khi chúng ta nhìn vào sự hiện diện và hành vi của Trung Quốc trên vũ đài thế giới ngày nay, chúng ta cần phải nhìn thấu cái tiềm lực bề mặt đầy ấn tượng và tự hỏi: Liệu Trung Quốc có đang thực sự ảnh hưởng hành động của các nước khác và quỹ đạo của quan hệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực? Câu trả lời ngắn gọn là: không nhiều lắm, thậm chí là hoàn toàn không. Rất ít các lĩnh vực – nếu có – mà Trung Quốc được xem là đang ảnh hưởng các nước khác, đạt tiêu chuẩn toàn cầu hay là hình thành xu thế toàn cầu, cũng như cố gắng giải quyết các vấn đề thế giới. Trung Quốc là một thế lực thụ động, phản xạ e dè trước các thách thức và lẩn đi khi các khủng hoảng quốc tế xảy ra. Các khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn ở Ukraine và Syria chỉ là một trong những ví dụ gần đây nhất về sự thụ động của Bắc Kinh.
Hơn nữa, khi tiềm lực của Trung Quốc được xem xét cẩn thận, nó không mạnh lắm. Có nhiều kim chỉ tỏ ra rất ấn tượng về số lượng, nhưng lại không về chất lượng. Chính sự thiếu sức mạnh về chất lượng đã biến Trung Quốc thành thiếu ảnh hưởng. Người Trung Quốc có câu tục ngữ “wai ying, nei ruan”: rắn bên ngoài, mềm bên trong. Đây là một đặc tính xu hướng của Trung Quốc ngày nay. Cào sơ phía dưới bề mặt của nhiều thống kê ấn tượng về Trung Quốc, bạn sẽ thấy các nhược điểm diện rộng, những trở ngại quan trọng và một nền tảng mềm nhũn để trở thành một thế lực toàn cầu. Trung Quốc có thể là con hổ giấy của thế kỉ 21.
ĐIỀU NÀY được chứng minh qua năm lĩnh vực lớn: chính sách ngoại giao quốc tế, tiềm năng quân sự, sự hiện hữu văn hóa, thế lực kinh tế và các yếu tố nội địa làm nền tảng cho vị thế toàn cầu của Trung Quốc. Hãy cùng xem xét từng thứ một.
1. Về mặt hình thức mà nói, ngoại giao của Trung Quốc thực sự là toàn cầu. Trong 40 năm vừa qua Trung Quốc đã đi từ một quốc gia bị cô lập bởi cộng động quốc tế đến khi thành một thành viên. Ngày nay, Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao với 175 nước, là thành viên của hơn 150 tổ chức quốc tế và là 1 bên của hơn 300 hiệp định đa phương. Được viếng thăm bởi các quan chức ngoại quốc nhiều hơn bất kì quốc gia nào, và lãnh đạo của Trung Quốc thường xuyên đi khắp thế giới.
Dù đã hòa nhập vào cộng động quốc tế và chính sách ngoại giao đang hiện hữu (active diplomacy) của Bắc Kinh, phạm vi ngoại giao lại là một địa phận mà vị trí mang tính cục bộ của Trung Quốc lộ rõ. Một mặt, Trung Quốc tận hưởng biểu tượng của một thế lực to lớn của thế giới. Là thành viên vĩnh viễn của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (UN security Council), thành viên của G-20 và các hội đồng chính yếu khác, đồng thời tham gia vào tất cả các cuộc hội nghị thượng đỉnh quan trọng. Mặt khác, các nhà chức trách Trung Quốc vẫn thoái thác và thụ động khi họp bàn về các thách thức toàn cầu. Trung Quốc không dẫn đầu. Không tạo hình thái cho ngoại giao quốc tế, thúc đẩy chính sách các nước khác, tạo nên sự đồng lòng quốc tế, hình thành các liên minh hoặc là giải quyết vấn đề. Bắc Kinh không chủ động dính dáng vào giải quyết bất kì vấn đề toàn cầu nào, mà lại thụ động và thường là thành phần miễn cưỡng trong các nỗ lực đa phương được tổ chức bởi các nước khác (thường là Mĩ).
Để là một thế lực toàn cầu thì phải đứng vào giữa các mâu thuẫn và mang các bên lại với nhau, hình thành liên minh và sự đồng thuận chung, và – vâng – dùng vũ lực khi cần thiết. Bắc Kinh lại thích ngồi bên lề và đơn giản là kêu gọi các quốc gia giải quyết vẫn đề của họ bằng “các biện pháp hòa bình” và tìm các giải pháp “lợi đôi đường”. Các câu thần chú trống rỗng như thế chả giải quyết được gì. Bắc Kinh còn bị dị ứng nặng với các biện pháp cưỡng bức và chỉ đứng về phía Hội Đồng Bảo An khi mà nếu không, thì sẽ bị cô lập và ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh quốc tế của mình. Đây không phải hành vi của một lãnh đạo toàn cầu.
Thay vào đó, ngoại giao cấp cao của Bắc Kinh thật sự chỉ là một vở kịch, mang tính tượng trưng hơn là thực chất. Mục đính chính là củng cố sự chính danh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) với những người theo dõi trong nước bằng việc các lãnh đạo Trung Quốc thân mật cùng thành phần ưu tú của thế giới, trong khi làm vẻ với cộng đồng quốc tế rằng đất nước này đã trở lại vị thế hùng mạnh sau một vài thế kỉ bất lực. Theo đó, chính quyền Trung Quốc bỏ rất nhiều công sức để dàn dựng một cách tỉ mỉ các tiếp xúc giữa lãnh đạo của họ với các người đồng chức ngoại quốc. Tuy nhiên, cốt lõi chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn chủ yếu là thủ thế (tránh rủi ro, risk-averse) và được dẫn dắt bởi các quyền lợi quốc gia hạn hẹp. Bắc Kinh thường chọn mẫu-chung-nhỏ-nhất (lowest-common-denomiator) để tiếp cận, theo cách an toàn nhất và quan điểm ít tranh cãi nhất, và chờ xem quan điểm của các nước khác ra sao rồi mới hé lộ ý mình.
Sự ngoại lệ đáng chú ý của tính thụ động nói chung này cho thấy định nghĩa thông dụng và hạn hẹp về quyền lợi của Trung Quốc: Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nhân quyền và các lãnh thổ tranh chấp. Về những vấn đề này thì Bắc Kinh rất mực thận trọng và đối ngoại rất mạnh mẽ, nhưng những cố gắng để biện hộ cho quyền lợi của họ thì thường lại vụng về và cuối cùng lại phản tác dụng đến hình ảnh và mục đích của mình. Ngoài việc bảo vệ những quyền lợi hạn hẹp của mình thì đối ngoại của Trung Quốc vẫn rất thụ động so với một nước lớn và quan trọng như vậy.
Khi cùng nhau điều hành thế giới, là phải đóng góp cho lợi ích chung một tỉ lệ với tổng tiềm lực của một nước, thì hành vi của Bắc Kinh thường song song với sự thụ động và suy nghĩ hạn hẹp từ chính sách đối ngoại của họ. Trung Quốc quả có đóng góp nhiều mặt trong việc điều hành thế giới: Lưc Lượng Gìn Giữ Hòa Bình (UN peace keeper), triển khai hoạt động chống cướp biển tại vịnh Aden, các hoạt động chống khủng bổ ở khu vực Trung Á, chống phổ biến nguyên liệu hạt nhân, sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ thảm họa và chống tội phạm quốc tế. Trong những lãnh vực này thì Trung Quốc cũng có công. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể và nên làm nhiều hơn thế; vẫn đang là “đánh với hạng dưới cân” (boxing, punches well below its weight) bằng cách không đóng góp theo tỉ lệ với kích cỡ, sự giàu có và thực lực ảnh hưởng của mình. Thế giới nên trông chờ và đòi hỏi nhiều hơn từ Trung Quốc.
Tại sao chính sách tham gia điều hành thế giới của Trung Quốc lại hạn chế như vậy? Có 3 lí do chính. Đầu tiên, bên trong Trung Quốc tồn tại một sự nghi ngờ sâu sắc về cái giả thuyết tươi đẹp và khái niệm căn bản của việc điều hành thế giới, xem nó như là một cái bẫy hiện đại của Tây phương (đặc biệt là Mĩ) để làm “chảy máu” Trung Quốc bằng cách lôi họ vào các cuộc khủng hoảng và các địa điểm mà họ không có quyền lợi quốc gia trực tiếp – và theo đó mà phân tán tài nguyên rồi kìm hãm sự trỗi dậy của họ. Thứ hai, dân Trung Quốc sẽ phê bình chính quyền vì phân bổ tài nguyên ra nước ngoài khi mà nạn đói nghèo và các vấn đề nhức nhối khác vẫn đang hiện hữu tại bản quốc. Và thứ ba là Trung Quốc có kiểu tiếp cận “hợp đồng” khi sử dụng nguồn lực của mình, đặc biệt là khi dính tới tiền. Tánh này vốn từ trong văn hóa buôn bán của người Trung Quốc mà ra, nhưng rồi lan cả những mảng khác trong ứng xử của Trung Quốc. Người Trung Quốc muốn biết chính xác là họ sẽ được lại cái gì và khi nào cho một khoản đầu tư. Do vậy, cả cái chủ nghĩa đạo đức và đóng góp không cầu thân cho lợi ích chung là một điều xa lạ với nhiều người Trung Quốc.
Kết quả là, trong lĩnh vực đối ngoại – song phương, đa phương và điều hành thế giới – Bắc Kinh vẫn cho thấy một sự thụ động rõ rệt và miễn cưỡng tham gia. Còn lâu mới trở thành “cổ đông trách nhiệm” mà ông Robert Zoellick phát biểu năm 2005. Chính sách của Bắc Kinh vẫn chỉ hạn hẹp về quyền lợi bản thân, và sự tham gia của Bắc Kinh với các vấn đề thế giới vẫn là tối thiểu và chiến thuật, không phải là quy chuẩn và chiến lược. Mục đích của chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, thực tế mà nói, là kiếm tiền. Xem kĩ các thành phần trong phái đoàn chính phủ hay chủ tịch Trung Quốc sẽ thấy một số lượng lớn các CEO của các tập đoàn – đi tìm nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, các cơ hội buôn bán và đầu tư. Chính sách đối ngoại kiểu con buôn như vậy không giúp Bắc Kinh có được sự tôn trọng từ quốc tế, mà thực tế là đang có gia tăng các chỉ trích và dội ngược trên khắp thế giới (đang chú ý nhất là Châu Phi và Mĩ La Tin).
2. Tiềm lực quân sự của Trung Quốc là một mặt khác màTrung Quốc là một thế lực cục bộ: ngày càng mạnh trong khu vực, nhưng không hề toàn cầu. Trung Quốc không có khả năng phóng sức ra khỏi khu láng giềng châu Á (ngoài các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chương trình không gian và tiềm lực chiến tranh mạng), và ngay cả trong Châu Á thì khả năng triển khai sức mạnh cũng bị hạn chế. Chưa hẳn là Trung Quốc có thể triển khai năng lực quân sự ngoài phạm vi 500 hải lý từ lãnh thổ của họ (như trong các tranh chấp biển Hoa Đông và Hoa Nam) và duy trì đủ lâu để thắng thế trong các mâu thuẫn. Lực lượng quân sự của họ không được thực nghiệm chiến trường, chưa đánh một trận nào từ năm 1979.
Để nói cho chắc, quân sự Trung Quốc đã được cải thiện một cách đều đặn trong 20 năm. Giờ đây họ có quỹ quân sự lớn thứ 2 thế giới (131.6 tỉ đô trong năm 2014), lượng lính thường trực lớn nhất, nhiều vũ khí hiện đại, một hải quân đang giong buồm ngày càng xa hơn đến phía tây Thái Bình Dương và thi thoảng cả Ấn Độ Dương, và một chiếc tàu sân bay khiêm tốn. Vậy nên quân sự Trung Quốc không phải ngon xơi. Nó có khả năng phòng vệ quê hương mình, và giờ thì có thể quậy nên một cuộc va chạm thắng lợi với Đài Loan (đó là khi không có một cuộc can thiệp nhanh chóng và toàn diện của Mĩ). Trung Quốc cũng đang được xem là một thế lực quân sự khu vực châu Á và do đó đang thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn không có khả năng phát triển sức mạnh toàn cầu. Trung Quốc không có căn cứ nước ngoài, không có hậu cần đường dài và tuyến thông tin, và vệ tinh phủ sóng toàn cầu cơ bản. Hải quân vẫn chủ yếu chỉ là một lực lượng duyên hải ven biển, không quân không có khả năng đánh xa và chưa chứng minh được năng lực tàng hình, và lực lượng bộ binh không được thiết kế triển khai nhanh.
Hơn nữa, về chiến lược, thì Trung Quốc có thể được gọi là “thế lực cô đơn” – thiếu bạn thân và không có đồng minh. Ngay cả mối quan hệ thân thiết nhất của Trung Quốc (với Nga), các yếu tố ngờ vực và nghi ngại mang tính lịch sự thấm xuyên qua vẻ ngoài dường như rất hòa hợp giữa quan hệ hai nước. Không một quốc gia nào tìm kiếm bảo an và bảo vệ từ Bắc Kinh (có lẽ ngoại trừ Pakistan) – điều này cho thấy một sự thiếu hụt trầm trọng sự ảnh hưởng chiến lược của một thế lực lớn. Trái lại, các nước châu Á khác đang đắp nặn tuyến phòng thủ với Mĩ và cải thiện sự phối hợp với nhau – chính xác là do sự mập mờ và đe dọa mà họ thấy ở Trung Quốc.
3. Xoay từ sức mạnh cứng sang sức mạnh mềm, Trung Quốc tích lũy như thế nào để thành một thế lực toàn cầu? Không ổn. Không có một xã hội nào khác học hỏi văn hóa Trung Quốc, không có nước nào khác đang tìm cách bắt chước hệ thống chính trị của Trung Quốc, và mô hình kinh tế của họ cũng không thể tái bản đâu khác được. Mặc dù đã đổ ra rất nhiều công sức và một lượng lớn tài nguyên để xây dựng sức mạnh mềm và cải thiện hình ảnh quốc tế của minh từ năm 2008, điều tiếng quốc tế về Trung Quốc vẫn là từ lẫn lộn cho tới tiêu cực. Khảo sát ý kiến cộng đồng cho thấy khắp nơi trên thế giới khái niệm về Trung Quốc vẫn hỗn tạp, vừa tăng vừa giảm với đầy các rắc rối.
Trung Quốc không phải là cái nam châm thu hút kẻ khác để cạnh tranh – văn hóa, xã hội kinh tế và chính trị. Vấn đề của Trung Quốc trong 4 mảng trên là riêng biệt. Trung Quốc thiếu sự hấp dẫn chung khi vượt ra khỏi biên giới hoặc các cộng đồng thiểu số của mình. Phần lớn bởi vì tính độc nhất của kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của Trung Quốc, nên sức mạnh mềm toàn cầu của Trung Quốc chỉ từ yếu đến không tồn tại.
Các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc – nghệ thuật, phim ảnh, văn chương, âm nhạc, giáo dục – vẫn ít được biết tới bên ngoài Trung Quốc và không dựng nên một xu hướng toàn cầu nào. Đáng ngưỡng mộ là vậy, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là một sản phẩm của các thành phần không thể tái bản ở các nước khác (kinh tế quy mô cạnh tranh, hoạch định quốc gia kiểu Xô Viết, doanh nghiệp cá nhân, một lực lượng lao động lớn và kỉ luật, ra đời nghiên cứu – và – phát triển và nguồn vốn ngoại khổng lồ). Ngay cả khi “mô hình Trung Quốc” tồn tại (còn đang tranh cãi), thì nó cũng không thể xuất khẩu được, vì tổ hợp các yếu tố này không tìm thấy nơi nào khác. Hệ thống chính trị của Trung Quốc tương tự như một hỗn hợp các ý tưởng biến thể và chọn lọc từ chủ nghĩa Cộng Sản Mác, chủ nghĩa độc trị kiểu Châu Á, Khổng giáo và an ninh nội địa chặt chẽ. Sự đặc biệt này không thể nhân bản được – không có nước nào định làm vậy, và cũng không ai thấy có người ngoại quốc nào muốn tị nạn chính trị hay làm công dân của PRC. (CHDCNDTQ)
4. Còn về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thì sao? Đây là lĩnh vực mà người ta có thể xem Trung Quốc là một thế lực toàn cầu và là người điều chỉnh xu hướng – nhưng tác động của Trung Quốc lại rất hạn chế so với dự đoán. Cũng như các lĩnh vực khác, rất ấn tượng về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Trung Quốc là quốc gia giao dịch lớn nhất thế giới, nhưng xuất khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng cấp thấp; sản phẩm của họ ít được nhận biết thương hiệu từ quốc tế; chỉ có trên đầu ngón tay những tập đoàn đa quốc gia đang làm ăn thành công tại nước ngoài; tổng dự trữ vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Trung Quốc chỉ đứng hạng 17 toàn thế giới; quỹ viện trợ quốc tế của Trung Quốc chỉ bằng một góc của Mĩ, Châu Âu, Nhật hay là Ngân Hàng Thế Giới.
Khi đánh giá về chất lượng thay vì số lượng thì hồ sơ kinh tế của Trung Quốc không mấy ấn tượng. Vẫn là một nên kinh tế gia công lắp ráp – không phải là sáng tạo và thúc đẩy. Hâu hết các sản phẩm xuất khẩu được gia công hoặc sản xuất ở Trung Quốc đều được kiến tạo ở nơi khác. Hành vi ăn cắp bản quyền một cách hung hăng của Trung Quốc và chính sách “thúc đẩy cách tân nội địa” (cái mà ngốn hàng tỉ đô mỗi năm cho việc nghiên cứu và phát triển quốc nội mỗi năm) của chính quyền là sự thú nhận thất bại trong việc sáng tạo. Điều này có thế, và có lẽ là sẽ, thay đổi theo thời gian – nhưng tới nay thì TQ không đang đặt tiêu chuẩn quốc tế cho bất cứ công nghệ hay dòng sản phẩm nào (hoặc là trong khoa học thiên nhiên, y khoa, khoa học xã hội hay nhân chủng học). Tương tự, Trung Quốc chỉ có hai trường đại học nằm trong top 100 trường thế giới, dựa theo Times Higher Education World University Rankings 2013-2014.
Nếu Trung Quốc muốn thúc đẩy cải tiến, họ sẽ, đương nhiên, là phải đầu tư nhiều thêm vào quỹ nghiên cứu và phát triển. Dựa theo National Science Foundation năm 2009 Trung Quốc chỉ tiêu 1.7% GDP của mình vào nghiên cứu và phát triển, so với 2.9% của Mĩ, 2.8% của Đức và hơn 3.3% của Nhật. “Cường độ nghiên cứu” của hoạt động nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc thậm chí còn không vào top 20 của thế giới, khi mà 80% dành để phát triển sản phẩm và chỉ 5% cho nghiên cứu cơ bản. Sự thiếu hụt Giải Nobel cũng là một thước đo. Giữa năm 1949 cho đến 2010, có 584 giải Nobel được trao. Người Trung Quốc được 10 giải (8 giải khoa học), nhưng hết 8 trong số đó là hoạt động tại nước ngoài. Có 2 ngoại lệ là Liu Xiaobo thắng Nobel hòa bình năm 2010 và Mo Yan thắng giải văn chương năm 2011. Trích dẫn trong các bài viết chuyên nghiệp cũng là một thước đo khác. Những bài được trích dẫn nhiều nhất thế giới (bao gồm tất cả các lĩnh vực), học giả Trung Quốc chỉ đạt 4% trong khi Mĩ tới 49%.
Kết quả của chứng “thâm hụt canh tân” kinh niên của Trung Quốc là nước này giờ đây sa lầy vào “bẫy thu nhập trung bình” muôn thuở. Cách duy nhất để thoát ra là canh tân – như Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan đã chứng minh trước đó. Và điều này cần nhiều hơn là đầu tư của chính quyền vào nghiên cứu và phát triển – nó cần một hệ thống giáo dục đặt tư duy phản biện (critical thinking) và tự do khám phá (freedom of exploration) làm tiền đề. Điều này lại cần một hệ thống chính trị tương đối cởi mở và dân chủ và không có cắt dán hay “vùng cấm” trong lĩnh vực nghiên cứu. Học sinh và các trí thức phải được tán thưởng- không phải bị truy lùng và trừng phạ t-vì thách thức những khái niệm phổ thông và mắc lỗi. Cho đến khi điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ luôn bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình – sản xuất và lắp ráp nhưng không phải sáng tạo và sáng chế.
Với bối cảnh này, gã khổng lồ giao dịch Trung Quốc yếu hơn nhiều so với vẻ ngoài của mình. Những yếu điểm tương tự cũng được thấy trong vốn ODI (oversease direct investment; vốn đầu tư ra nước ngoài) của Trung Quốc. Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã chú trọng hàng đầu việc đưa các doanh nghiệp Trung Quốc ra thế giới, nhưng cho tới nay thì vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vẫn còn khá nhỏ. Như đã nhắc đến phía trên, tổng dự trữ ODI khó mà đưa Trung Quốc vào top 20 thế giới, mặc cho nguồn tiền xuất ngoại (annual outflows) hàng năm đang tăng nhanh và đứng thứ 3 thế giới (88.2 tỉ Đô trong năm 2012). Vẫn chỉ bằng một phần tư vôn ODI của Mĩ cùng kì.
Quan trọng hơn nữa, như những mảng khác về hồ sơ toàn cầu của Trung Quốc, cần phải đào xuyên qua những thống kê về số lượng và hỏi những câu mang tính chất lượng: nguồn tiền ấy đi đâu, và có phải là đầu tư thật hay không? Các điểm đến trên thế giới và cấu thành của vôn ODI của Trung Quốc đã chuyển hướng nhanh chóng từ năm 2011, nhưng một tỉ lệ lớn danh mục vốn chảy vào những nơi như British Virgin Islands và Grand Cayman Islands (xếp hạng thứ 2 và 3 những nơi nhận vốn nhiều nhất năm 2011). Thế mà một số lại không phải thực chất là đầu tư nước ngoài – mà lại là tiền được tuồn ra những bến an toàn. Điều này không chỉ đúng với chính quyền và các công ty Trung Quốc mà còn cả tài sản cá nhân. Sổ Xanh (Blue Book) thường niên năm 2014 về Di Cư Quốc Tế của Trung Quốc, biên soạn bởi Trung Tâm về Trung Quốc& Toàn Cầu Hóa, gần đây báo cáo rằng từ năm 1990 tổng cộng 9.3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài, mang theo 2.8 nghìn tỉ Nhân Dân Tệ (46 tỉ Đô La Mĩ). Đây không phải là một sự phát triển mới, nhưng lại là một xu hướng đang gia tăng trong thập niên vừa qua. Khi một số lớn tầng lớp tinh túy của kinh tế một nước bỏ đi như vậy và rất nóng lòng bảo vệ khoản tiết kiệm tài chính của mình ở nước ngoài, nó chứng tỏ rằng họ thiếu tự tin vào hệ thống chính trị và kinh tế nước nhà.
Dù thế, gần đây hồ sơ vốn ODI và vệt chân địa lý của Trung Quốc đã thay đổi. Trung Quốc đang tung hoành với các đầu tư và mua bán khắp Châu Á, Mĩ La Tin, Châu Âu và Mĩ. Các tay buôn Trung Quốc đang chộp giật đủ loại tài sản – tài sản công dân và tài sản thương mại, nhà máy, khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển, trang trại, rừng, khoáng sản, dầu và khí đốt, cùng nhiều tài nguyên khác. Do đó mà hồ sơ đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng, nhưng tác động của nó vẫn mơ hồ.
Còn về các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc thì sao? Sức cạnh tranh tại ngoại của họ ra sao? Cũng như trong khác mục khác, có nhiều điểm yếu hơn là điểm mạnh. Trên bề mặt, xét theo đánh giá xếp hạng của Fortune Global 500 (500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới), các công ty Trung Quốc chỉ đứng sau các tập đoàn đa quốc gia Mĩ. Nhưng những xếp hạng này được tính dựa trên tổng doanh thu và lợi nhuận cơ bản – không phải điểm mà công ty kiếm ra tiền. Khi khảo sát các công ty Trung Quốc trong danh sách năm 2013, dễ nhận thấy rằng rất ít công ty hoạt động tại nước ngoài và chỉ đếm trên đầu ngón tay các công ty thu hơn nửa doanh thu từ nước ngoài. Cho nên đây không thật là những tập đoàn đa quốc gia, mà là những tập đoàn diễn viên nội địa.
Nhiều doanh nghiệp rất tha thiết để vươn ra toàn cầu, nhưng những người cố để đi xa cỡ đó lại có hành trình không ổn lắm. Có nhiều câu chuyện thất bại hơn là thành công về các tập đoàn tham vọng của Trung Quốc. Các thương nghiệp Trung Quốc thường sẩy chân khi lãnh đạo tập đoàn của họ đã không làm trước khảo sát tiền khả thi (due diligence) hoặc bị va chạm văn hóa tập đoàn. Chung quy lại, nhược điểm chính của các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc là nhân lực – cụ thể là vấn đề quản trị. Chỉ có một vài người quản lý (managers) quý giá là đa ngôn ngữ và đa văn hóa, và các công ty Trung Quốc thường không thuê người nước ngoài với kĩ năng như vậy vào các vị trí quản lí cấp cao (ngoại trừ Huawei và Haier không theo luật này). Các công ty Trung Quốc và sự quản trị của họ nhiều lần bộc lộ sự bất lực để thoát khỏi văn hóa tập đoàn và cách làm ăn của chính mình. Bởi vì họ thích hệ thống cấp bậc và các vai trò rõ ràng tại nơi làm việc, người Trung Quốc thường không quen cấu trúc quản lý “phẳng” với chủ trương phân quyền và sáng tạo cá nhân. Các xu hướng này cứ tạo nên các cuộc va chạm văn hóa liên hồi giữa các thương nghiệp Trung Quốc và các công ty phương Tây. Các công ty Trung Quốc cũng cho thấy những khó khăn trong việc thích nghi với các luật lệ, quản lý, thuế và môi trường chính trị nước ngoài. Sự minh bạch và quản lý tập đoàn hầu như không phải là đặc tính của các công ty Trung Quốc – nơi mà quá trình ra quyết định thường là mập mờ, cách làm ăn hay dính tới tham nhũng và các thủ tục kiểm toán thì hay có gian lận. Nhiều công ty Trung Quốc đã bị phát hiện gian lận thông tin bằng các công cụ điều chỉnh chứng khoán tại Mĩ trước khi IPOs. (Initial public offerings; chào bán cổ phiếu lần đầu)
Các tập đoàn Trung Quốc còn thiếu sức cạnh tranh khi bàn về thương hiệu thế giới. Chỉ có đếm trên đầu ngón tay các công ty Trung Quốc có khả năng đưa thương hiệu của mình thành quốc tế: bia Tsingtao, điện gia dụng Haier, viễn thông Huawei, Air China, xe hơi Geely và một ít số khác. Nhưng không có lấy một công ty Trung Quốc nào vào được top 100 toàn cầu của Business Week/Interbran.
Các thước đo khác về năng lực nội địa của Trung Quốc cũng không xếp hạng cao mấy và tích cực trên thế giới. Năm 2014, Freedom House xếp hạng Trung Quốc thứ 183 trên tổng 197 nước về tự do báo chí. Từ năm 2002, tổng hợp của Ngân Hàng Thế Giới về Chỉ Số Quản Trị Thế Giới (World Bank’s composite Worldwide Governance Indicators) đã nhất quán xếp Trung Quốc vào hạng 30 trong việc ổn định chính trị và quản lí tham nhũng, hạng 50 trong hiệu quả chính quyền, hạng 40 trong chất lượng quản lí và luật lệ, và dưới 10 về khả năng giải trình (minh bạch). (*ở đây tác giả dùng percentile, nghĩa là so sánh trong vòng 100 nước, đứng thứ 50 là trung bình, hơn 50 nghĩa là chỉ số cao hơn 50 nước và ít hơn 50 là ám chỉ tệ hại). Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới xếp hạng Trung Quốc chỉ thứ 29 trên toàn thế giới vào mục chỉ số Khả Năng Cạnh Tranh Toàn Cầu năm 2013, cùng với hạng 68 mục tham nhũng và 54 mục đạo đức kinh doanh. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế thậm chí xếp hạng Trung Quốc còn thấp hơn (thứ 88) trong chỉ số tham nhũng quốc tế năm 2013. Trong những đánh giá và phân mục này thì Trung Quốc hầu như đang tuột dốc trong thập niên qua. Bằng những thước đo trên và khác nữa, rõ ràng rằng sự hiện diện cùng hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới không thể lẫn lộn hơn. Trong nhiều hạng mục thì Trung Quốc rơi vào nhóm các nước trình diễn tệ hại nhất và ít được tôn trọng nhất trên thế giới.
Báo cáo của Phát Triển Con Người Liên Hợp Quốc (United Nations Human Development) cho thấy rằng mặc cho sự tiến bộ đáng kể và đáng nể của nền kinh tế xã hội (socioeconomic) mà Trung Quốc đạt được từ những năm 1980, nước này vẫn phần nhiều là một nước đang phát triển. Nước CHDCNDTQ đứng thứ 101 trên chỉ số tổng thể, trong 187 nước được khảo sát. Thu nhập bình quân đầu người giờ đây gần 8,000 Đô trên phương diện sức mua tương đương (purchasing-power-parity), nhưng 13.1 phần trăm dân số vẫn sống dưới 1.25 đô một ngày. Trong các mảng tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, cung cấp chăm sóc sức khỏe, chất lượng giáo dục và bất bình đẳng, Trung Quốc vẫn chậm hơn nhiều các nước công nghiệp. Ô nhiễm và nhiễm độc môi trường của Trung Quốc giờ đây là tệ nhất thế giới và đang góp phần vào tỉ lệ ung thư đang gia tăng. Dù cho gần đây chính quyền có cô gắng để mở rộng phân phối, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe phổ thông và thảm họa (catastrophic health care and insurance), hầu hết người Trung Quốc vẫn phải đối mặt nhiều bất ổn khi mắc bệnh. Hệ số Gini (đo chỉ sô bình đẳng thu nhập, 0 tượng trưng cho sự bình đẳng tuyệt đối và 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng tuyệt đối) của Trung Quốc là 0.5, vào nhóm cao nhất thế giới. Trường tiểu học và trung học của Trung Quốc cho ra những kết quả kiểm tra cấp thế giới (world-class test results), nhưng hệ thống đại học còn thua xa các nước lãnh đạo thế giới.
Những kiểm chứng này không nhằm để xem nhẹ những thành tựu phát triển thần kì của Trung Quốc trong 3 thập kỉ qua, nhưng nó chỉ là một hồi chuông cảnh tỉnh lại rằng Trung Quốc còn chưa đâu gần top thế giới trong nhiều hạng mục phát triển.
Đây là một bức tốc họa (?) về Trung Quốc ngày nay. Mười hay hai mươi năm nữa kể từ giờ vị trí trên toàn cầu của Trung Quốc có thể sẽ tiến bộ hơn nhiều trong các lĩnh vực này và có thể nó sẽ vận hành trên cơ sở toàn cầu như Mĩ, nhưng bây giờ Trung Quốc nhiều nhất chỉ là một thế lực cục bộ. Nhưng không nên đơn thuần kết luận là quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ vẫn không thuyên giảm. Có thể, nhưng cũng còn hai khả năng khác- là trì trệ và thụt lùi.
Rất nhiều nhà quan sát Trung Quốc (China watchers) đi đến kết luận rằng nước này đang đến điểm giới hạn ở nhiều mặt. Tổng tăng trưởng đang chững lại (do chi phí sản xuất đang gia tăng và lợi thế so sánh đang giảm) và chính quyền chật vật duy trì 7% tốc độ tăng trưởng hàng năm cần thiết để duy trì việc làm, thu hút thêm nhân công vào lực lượng lao động và duy trì ổn định xã hội. Cố gắng là thế, chính quyền Trung Quốc đã không thể đạt được sự chuyển mình từ kinh tế định hướng – xuất khẩu và đầu tư sang kinh tế dựa vào tăng trưởng tiêu thụ nội địa và “kinh tế tri thức” sáng tạo như đã tuyên bố. Sản xuất đang không gia tăng một cách đáng kể chuỗi giá trị và nấc thang công nghệ, và yếu điểm bẫy thu nhập trung bình đang dần lộ ra (và có thể sẽ thành trạng thái vô định). Nợ địa phương đang nhức nhối và nhiều cơ quan địa phương đang loạng choạng bên bờ vực vỡ nợ. Bất bình đẳng xã hội đang ngày càng gay gắt, tham nhũng tràn lan từ chính quyền tới xã hội, đầy rẫy bức xúc trong mọi mặt lĩnh vực xã hội, người giàu thì đang tháo chạy khỏi nước với số lượng gia tăng, tầng lớp trung lưu thì trì trệ, và hệ thống chính trị vẫn cứng nhắc và đàn áp. Trong khi đó, nước này cũng không thực hiện các cải cách chính trị và tư pháp phù hợp để theo đuổi giai đoạn tiếp theo của tăng trưởng vì điều này sẽ trực tiếp đụng chạm đến quyền lực độc tài của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Vài nhà Hán Học tranh luận rằng chính Đảng Cộng Sản Trung Quốc là trở ngại chính của sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc. Đảng này là một thể chế ngày càng bấp bênh, xơ cứng và mỏng manh và đã tê liệt từ năm 2008. Một phần lí do cho sự tê liệt này từ sự chuyển giao lãnh đạo năm 2012 và cuộc đấu tranh phe phái để dẫn đến điều này (bao gồm cả vụ Bạc Hy Lai), nhưng cũng có dính dáng tới những bất ổn gia tăng trong nước (cụ thể là Tây Tạng và Tân Cương). Những yếu tố khác cũng góp phần vào các hành động triệt tiêu và đàn áp của Đảng trong 5 năm qua, bao gồm cả nỗi lo từ vụ Mùa Xuân Ả Rập, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy những bước tiến trong cải cách chính trị từ khi thay đổi lãnh đạo và Tập Cận Bình lên nắm quyền. Trái lại, đàn áp chính trị còn khốc liệt hơn từ khi Tập đảm nhiệm. Ngay cả Hội Nghị Lần Ba tháng 11 năm 2013 được tung hô như là một bước đột phá trong cải cách, cho tới nay vẫn có vẻ phóng đại hơn là tiến triển.
Đây là một ly Cốc Tai đầy nguy hiểm mà các nhà quan sát Trung Quốc thấy hấp dẫn ở nước này. Một chuỗi các vấn đề phơi bày và oái ăm mà nhân dân và chính quyền nước này phải giải quyết. Vì thế, các nhà quan sát không nên mù quáng mà nhận định rằng trong tương lai Trung Quốc sẽ phô bày thuyết duy lực của 30 năm vừa qua, hay con đường đi đến địa vị thế lực toàn cầu của nó sẽ nhất thiết phải tiếp tục.
The Illusion of Chinese Power
http://nationalinterest.org/feature/the-illusion-chinese-power-10739?page=6
David Shambaugh
Ngày 25, tháng 6, 2014
Người dịch Hahangiang- Thailand
David Shambaugh là giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế và là trưởng ban Chương Trình Chính Sách Trung Quốc tại Trường Quan Hệ Quốc Tế Elliott tại đại học George Washington. Ông cũng là một thành viên cao cấp không thường trực trong các nghiên cứu Chương trình Chính sách đối ngoại và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á tại Viện Brookings. Cuốn sách gần đây nhất của ông là Trung Quốc đi toàn cầu: Sức mạnh cục bộ. (OxfordUniversity Press, 2013).
The Illusion of Chinese Power