Con hổ cô đơn
Trong bài “Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai…”, tôi đã tóm tắt một ít về các chính sách ngoại giao của Trung Quốc, trong đó, nổi bật nhất là việc Trung Quốc đổ ra cả hàng chục tỉ đô-la để mua chuộc các nước nghèo và độc tài ở châu Phi và Nam Mỹ. Việc mua chuộc ấy có thể thành công hay không? Chắc chắn là có. Trung Quốc vốn rất giỏi về đầu tư và đầu cơ, làm gì có chuyện họ đổ ra một số tiền lớn như vậy mà không thu lại cái gì. Tuy nhiên, lợi, nếu có, chắc cũng rất giới hạn. Về phương diện thế đứng trên trường quốc tế, nó không mang lại sự thay đổi đáng kể nào cho Trung Quốc cả. Giữa mấy trăm quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn là một kẻ cô đơn, thậm chí, có người còn gọi đó là một “siêu cường cô đơn nhất” (the loneliest superpower).
Mà, thật ra, không phải bây giờ. Từ sau năm 1949, lúc đảng Cộng sản giành được chính quyền, Trung Quốc, mặc dù lúc nào cũng rêu rao là có bạn bè ở khắp thế giới, thật ra, là một quốc gia hoàn toàn cô lập. Đồng minh của họ, may ra, chỉ có hai: Bắc Việt và Bắc Hàn. Nhưng Bắc Việt, lúc ấy, lại ở trạng thái ngoại tình: chỉ một nửa trái tim dành cho Trung Quốc, còn nửa kia vẫn nghiêng về Liên Xô. Sau năm 1975, nửa trái tim dành cho Trung Quốc ấy cũng biến mất. Thế vào chỗ trống ấy, Trung Quốc có một người bạn mới: Pol Pot ở Campuchia. Và thêm một người bạn ở khá xa: Romania của Ceausescu. Cộng hai người này với Kim Nhật Thành (và sau đó, Kim Chính Nhật) ở Bắc Hàn, Trung Quốc có cả thảy ba người bạn thân. Cả hai đều khét tiếng về “tài” giết người, chủ yếu là giết dân của họ.
Sau này, khi có chính sách đổi mới về kinh tế, Trung Quốc đi ra thế giới và bắt đầu kiếm bạn. Càng ngày họ càng có nhiều “đối tác chiến lược” (strategic partner), đặc biệt ở châu Phi và Nam Mỹ. Có lúc một số nhà bình luận hốt hoảng hô hoán lên là Trung Quốc đã chui vào tận sân sau của Mỹ, bắt tay với các nước vốn gần gũi với Mỹ về phương diện địa lý và hầu như luôn luôn nằm trong bàn tay bảo bọc của Mỹ. Tuy nhiên, dần dần người ta nhận thấy các mối quan hệ ấy chỉ dừng lại ở phạm vi kinh tế, và gần đầy, một ít về văn hóa. Còn về chính trị, tất cả dường như chỉ nhắm đến một mục tiêu duy nhất: cô lập Đài Loan. Vậy thôi. Giả dụ một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và một nước nào đó bùng nổ, các “đối tác chiến lược” xa xôi và nghèo khổ kia có thể giúp đỡ gì cho Trung Quốc? Câu trả lời rất rõ ràng: Không.
Về phương diện chính trị, một quan hệ đồng minh không thể được mua bằng tiền. Tiền bạc vừa có giới hạn vừa dễ thay đổi. Căn bản của quan hệ đồng minh được xây dựng trên ba nền tảng sâu sắc hơn: một, những lợi ích về an ninh chung; hai, sự tương đồng trong các giá trị thuộc về văn hóa và ý thức hệ; và ba, sự tin cậy. Yếu tố đầu tiên, trước hết, có tính địa lý: Đó là một thứ địa chính trị. Chính trị bao giờ cũng có tính chất địa phương. Mâu thuẫn, nếu xảy ra ở châu Phi hoặc Nam Mỹ, chủ yếu là mâu thuẫn trong vùng, với các nước láng giềng. Bởi vậy, một tình bạn, nếu có, với một quốc gia xa xôi như Trung Quốc, thật ra, không giải quyết được điều gì cả. Trung Quốc còn lâu lắm mới có được một cánh tay dài như Mỹ để có thể tham gia vào các mâu thuẫn toàn cầu. Hai yếu tố sau, ý thức hệ và sự tin cậy lại có tính chất lịch sử: Chúng hình thành qua thời gian. Mà thời gian ở đây lại có thể kéo dài cả hàng trăm năm. Hơn nữa, ở đây Trung Quốc lại gặp hai bất lợi lớn: một, thứ chủ nghĩa cộng sản mà Trung Quốc đang theo đuổi đã hoàn toàn lỗi thời, không thể là cơ sở chung cho bất cứ mối quan hệ nào, kể cả quan hệ giữa các quốc gia cộng sản cuối cùng còn lại trên thế giới; thứ hai, với một ý thức hệ lỗi thời và một thể chế toàn trị như thế, Trung Quốc, may ra, chỉ có thể thiết lập quan hệ với chính quyền chứ không thể đạt được sự đồng tình và ủng hộ của dân chúng, những người vốn khao khát tự do và nhân quyền.
Có thể nói, Trung Quốc gặp khó khăn trong cả ba yếu tố nền tảng để xây dựng một quan hệ đồng minh chiến lược. Chỉ cần mở rộng tấm bản đồ thế giới ra nhìn, chúng ta sẽ thấy ngay được điều đó.
Trong tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, có ba quốc gia lớn nhất và mạnh nhất, cả ba, với những mức độ khác nhau, đều là đối thủ của Trung Quốc: Nga, Ấn Độ và Nhật Bản. Trước đây, ngay cả khi chia sẻ với nhau về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Nga và Trung Quốc cũng không bao giờ thực sự gần gũi và tin cậy nhau. Huống gì là bây giờ. Còn với Ấn Độ và Nhật Bản thì Trung Quốc lại càng xa cách, thậm chí, thù nghịch.
Trung Quốc chỉ có thể hy vọng tìm đồng minh ở các nước nhỏ còn lại: Việt Nam, Miến Điện, Cam Bốt, Lào và Nepal. Trong đó, quan hệ với Việt Nam không phải lúc nào cũng êm ấm và càng ngày càng không êm ấm. Nó luôn luôn đối diện với thử thách về quyền lợi, do đó, có thể bùng nổ tranh chấp bất cứ lúc nào. Hơn nữa, đó cũng là một thứ quan hệ giả, ở cấp nhà nước, chứ không phải ở dân chúng: Một lúc nào đó, chính quyền phải lựa chọn giữa dân chúng và ngoại bang. Lúc đó, thứ quan hệ tưởng là đồng minh ấy sẽ tan vỡ ngay. Điều ấy đã bắt đầu xuất hiện ở Miến Điện, khi chính phủ đang toan tính mở rộng dân chủ để được sự nhìn nhận và ủng hộ từ Tây phương và cũng để giữ khoảng cách với Trung Quốc. Với các nước khác còn lại, từ Lào đến Cam Bốt và Nepal, Trung Quốc ở vào cái thế “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”: Đó là những nước nhỏ và yếu. Và vì nhỏ và yếu nên rất dễ dàng bị giao động.
Không lúc nào sự cô lập của Trung Quốc thể hiện rõ cho bằng trong cuộc hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Á ở Bali vào tháng 11 năm ngoái: Hầu hết các quốc gia trong khối ASEAN đều công khai lên tiếng ủng hộ lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Và hầu hết đều xem Trung Quốc như một đe dọa.
Trung Quốc chỉ thực sự có hai đồng minh gần gũi: Pakistan và Bắc Hàn.
Nhưng quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Hàn là một thứ quan hệ lạ lùng. Trung Quốc đổ tiền nuôi dưỡng Bắc Hàn để cố duy trì sự tồn tại của một thứ đê chắn ngang giữa Trung Quốc và Nam Hàn, từ đó, với thế giới Tây phương nói chung. Nhưng Bắc Hàn không phải lúc nào cũng nghe lời Trung Quốc hoặc tôn trọng quyền lợi của Trung Quốc. Trên thực tế, đối với Trung Quốc, Bắc Hàn là một gánh nặng hơn là một đồng minh.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan chỉ tốt đẹp với một điều kiện: sự thù nghịch chung của hai nước đối với Ấn Độ. Khi sự thù nghịch ấy không biến thành hành động, Pakistan cũng sẽ không bao giờ dám hiện thực hóa quan hệ đồng minh với Trung Quốc. Hơn nữa, Pakistan còn lệ thuộc vào Mỹ rất nhiều. Ngoài ra, còn lý do này nữa: Pakistan, với mức độ nào đó, là một quốc gia dân chủ, không phải chính quyền muốn làm gì thì làm. Ý kiến của dân chúng là một sức mạnh rất lớn. Mà đối với dân chúng, các giá trị văn hóa và ý thức hệ lại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ở cả hai lãnh vực, họ đều xa lạ với Trung Quốc: Họ vừa là Hồi giáo lại vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Anh, cả hai đều không có ở Trung Quốc.
Ở trên, chúng ta xét thế đứng cô lập của Trung Quốc về phương diện địa chính trị. Về phương diện thể chế, Trung Quốc lại càng bị cô lập. Hiện nay, thể chế dân chủ dựa trên bầu cử tự do hiện diện trên 60% số quốc gia trên thế giới. Trung Quốc thuộc thành phần thiểu số, nằm trong 40% còn lại. Cái tỉ lệ 40% ấy càng lúc càng giảm đi, ngay ở các quốc gia vốn là đồng minh lâu năm của Trung Quốc, từ Mông Cổ đến Miến Điện. Số còn lại cũng sẽ đối diện với nhu cầu thay đổi như thế: Nếu họ không thay đổi, họ sẽ bị sụp đổ.
Do đó, Trung Quốc vốn đã cô đơn sẽ càng ngày càng cô đơn hơn.
Dĩ nhiên, một con hổ cô đơn cũng vẫn là một con hổ cực kỳ nguy hiểm.
Chỉ có điều đáng mừng là: Nó không phải là một cái gì không thể chống cự lại được.
TS. Nguyễn Hưng Quốc
Chú thích: Các số liệu ở trên đều lấy từ bài “The loneliest superpower” của Minxin Pei.
How did China end up with only rogue states as its real friends?
BY MINXIN PEI
The rare foreign visitor to China during the Cultural Revolution often saw a huge placard at the airport boasting the farcical claim, “We have friends all over the world.” In truth, Maoist China — a rogue state exporting revolution and armed struggle around the world, and a bitter foe of the West and the former Soviet bloc — was extremely isolated. It had a few friendships with countries like Ceausescu’s Romania and Pol Pot’s Cambodia; for a few bleak years, China’s only true ally was tiny Albania.
Forty years later, a powerful and assertive Beijing has a lot more friends. Its economic presence is warmly welcomed by many governments (though not necessarily people) in Africa; European countries regard China as a “strategic partner,” and China has forged new bonds with leading emerging economies like Turkey, Brazil, and South Africa. Yet besides Pakistan, which depends on China for military and economic assistance, and which China supports mainly as a counterweight against India, Beijing has a shocking lack of real allies.
Real strategic alliance or friendship is not a commodity that can be bought and bartered casually. It is based on shared security interests, fortified with similar ideological values and enduring trust. China excels in “transactional diplomacy” — romping around the world with its fat checkbook, supporting (usually poor, isolated, and decrepit) regimes like Angola and Sudan in return for favorable terms on natural resources or voting against Western-sponsored resolutions criticizing China’s human rights record. And the world’s second-largest economy will remain bereft of dependable strategic allies because of three interrelated factors: geography, ideology, and policy.
For one thing, China is situated in one of the toughest geopolitical neighborhoods in the world. It shares borders with Japan, India, and Russia; three major powers which have all engaged in military conflicts with China in the 20th century. It still has unresolved territorial disputes with Japan and India, and the Russians fear a horde of Chinese moving in and overwhelming the depopulated Russian far east. As natural geopolitical rivals, these countries do not make easy allies. To the southeast is Vietnam, a defiant middle power which has not only fought many wars with China in the past, but is apparently gearing up for another contest over disputed waters in the South China Sea. And just across the Yellow Sea is South Korea, historically a protectorate of the Chinese empire, but now firmly an ally of the United States.
That leaves countries like Myanmar, Cambodia, Laos, and Nepal, weak states that are net strategic liabilities: expensive to maintain but that yield minimal benefits in return. In the last decade, China wooed more important Southeast Asian nations into its orbit with a charm offensive of free trade and diplomatic engagement. While the campaign produced a short-lived honeymoon between China and the region, it quickly fizzled as China’s growing assertiveness on territorial disputes in the South China Sea caused Southeast Asian nations to realize that their best security bet remained the United States. At the last East Asian Summit in Bali in November 2011, most of the ASEAN countries spoke up in support of Washington’s position on the South China Sea.
China may be North Korea’s patron, but the two countries dislike each other intensely. Beijing’s fear of a reunified Korea motivates it to keep pumping massive aid into Pyongyang. Despite having China as its gas station and ATM, Pyongyang feels no gratitude towards Beijing, and rarely deigns to align its security interests with those of China: Consider North Korea’s pursuit of nuclear weapons, which has dramatically worsened China’s security environment. Worse still, Pyongyang repeatedly engaged in direct negotiations with Washington behind Beijing’s back during the China-sponsored Six-Party Talks, illustrating that it was always ready to sell its “friend” and neighbor out to the highest bidder. Yet China has little choice but to smile and play nice, as its ties with a reunified Korea would be worse: If the democratic South absorbs the North, the new country would almost certainly continue and possibly strengthen its security relations with the United States, instead of growing closer to China.
Of all its neighbors, only Pakistan has produced genuine security payoffs for China. But as internal turmoil weakens the Pakistani state, the net benefits of this relationship are decreasing. China’s expanding trade and security ties with the Central Asian autocracies face competition from Russia (their traditional protector) and the United States; these states may need China to balance against the other great powers coveting their resources and strategic locations, but they are too fearful of falling deeply into China’s orbit to form genuine alliances with it.
If geography conspires to deprive Beijing of durable security allies, the Chinese one-party system also seriously limits the range of candidates that can be recruited into Beijing’s orbit. Liberal democracies — mostly prosperous, influential, and powerful — are out of reach because of the domestic and international liabilities of forming an alliance with a dictatorship. China and the EU wouldn’t forge a security alliance; the rhetoric elevation of their relationship to a “strategic partnership,” is immediately made hollow by the existing EU arms embargo against China and incessant trade disputes.
Electoral democracies now constitute roughly 60 percent of all the states in the world, making the pool of potential political allies for China much smaller than it was in the 1960s and 1970s. Newly liberal democracies like Mongolia, a neighbor of China, are loath to be tied to an autocratic behemoth, particularly a neighboring one. Instead, they seek alliance with the West for security (and one imagines that Beijing wasn’t thrilled at Mongolia and the United States recently holding joint military exercises). Today, China’s much-vaunted Cold War ties with Romania and Albania have collapsed. Although their democracies are deeply flawed, both countries’ leaders seem to understand that hitching their wagons to China would hurt their chances of being part of the West. Doingbusiness with China is one thing — and perhaps it’s inevitable in a modern, globalized economy, but seeing eye to eye on foreign policy is another matter entirely.
Beijing’s foreign policy strategy in the last three decades has not focused on building strategic alliances. Instead, the emphasis has been on maintaining a stable relationship with the United States and capitalizing on a peaceful external environment to promote domestic economic development. Chinese diplomacy post-Mao went into overdrive only twice: squeezing Taiwan when a pro-independence government was in power (1995-2008) and the occasions when it rallied developing countries to defeat the West’s human rights campaign against China. These were the times when Beijing had to rely on its friendship (and veiled threats) to get its way, such as when it convinced states such as Algeria and Sri Lanka to boycott the Nobel Peace Prize Award ceremony in December 2010 honoring Chinese dissident Liu Xiaobo. But otherwise, Chinese leaders have firmly stuck to their belief that the most dependable way for a great power to safeguard its security and interests remains expanding its own capabilities while ignoring the rest of the world.
Like other great powers, China has client states, such as North Korea and Myanmar. If North Korea has shown how a vassal can become a dangerous trouble-maker, Myanmar illustrates why a patron should never take its charge for granted. Until the recent political thaw in Myanmar, China thought it had the isolated military junta in its pocket. But the generals ruling Myanmar apparently had other plans. They abrogated a contract with China to build a controversial dam and, before Beijing could make its displeasure known, released political prisoners and invited U.S. Secretary of State Hillary Clinton to Yangon for a historic visit. Today, Myanmar appears to be slipping away from the Chinese orbit of influence.
Farther afield, China may have a few countries with which it is truly on friendly terms, such as Hugo Chávez’s Venezuela, Robert Mugabe’s Zimbabwe, and the Castros’ Cuba. But these are, by and large, states headed by political pariahs that are skilled manipulators of great powers. Besides access to natural resources and backing at the U.N., important as they are, good relations with such states generate little value for Beijing. In any case, the rulers of these states are old and ailing. When new, better democrats take their place, the relationship with China may cool.
Russia is the closest thing China has to a powerful quasi-ally. Their shared fear and loathing of the West, particularly of the United States, has brought Moscow and Beijing ever closer to each other. Yes, their common economic interests are dwindling: Russia has disappointed China by declining to deliver advanced weapons and energy supplies, while China has not lent enough support to Russia in its feud with the United States over missile defense and Georgia. But in a strictly tactical sense, China and Russia have become partners of convenience, cooperating at the United Nations Security Council (UNSC) to avoid isolation and protect each other’s vital interests. On Iran, they coordinate closely with each other to moderate the West’s pressures on Tehran. On Syria, they twice jointly vetoed UNSC resolutions to protect the Assad regime. Yet any honest Russian or Chinese would tell you point-blank that they are no allies; their strategic distrust of each other makes genuine alliance impossible.
The growth of Chinese power has created the dreaded “security dilemma”: Instead of making Chinese more secure, its growing power is striking fear among its neighbors and, worse, has elicited a strategic response from the United States, which has pivoted its security focus toward Asia. The emerging strategic rivalry will severely test Beijing’s diplomatic skills. The strategic choices available in terms of strengthening its alliance structure are few. Most Asian states want the United States to maintain its critical balancing role in the region; friends China can make in other parts of the world bring nothing to bear on this rivalry. There are, however, two difficult but promising paths China can take. One is to resolve the remaining territorial disputes with its neighbors and then throw its weight behind a regional collective security system which, once in place, could alleviate its neighbors’ fears, moderate the U.S.-China rivalry, and obviate the need for China to recruit allies. The other is to democratize its political system, a move that will once and for all eliminate the risks of a full-fledged U.S.-China strategic conflict and bring China “friends all over the world.” The first may be a reach, too little, too late — and don’t hold your breath for the latter.
MINXIN PEI