The South China Sea’s Gathering Storm
All of East Asia is waiting to see how the U.S. will respond to China’s aggression
Since World War II, despite the costly flare-ups in Korea and Vietnam, the United States has proved to be the essential guarantor of stability in the Asian-Pacific region, even as the power cycle shifted from Japan to the Soviet Union and most recently to China. The benefits of our involvement are one of the great success stories of American and Asian history, providing the so-called second tier countries in the region the opportunity to grow economically and to mature politically.
As the region has grown more prosperous, the sovereignty issues have become more fierce. Over the past two years Japan and China have openly clashed in the Senkaku Islands, east of Taiwan and west of Okinawa, whose administration is internationally recognized to be under Japanese control. Russia and South Korea have reasserted sovereignty claims against Japan in northern waters. China and Vietnam both claim sovereignty over the Paracel Islands. China, Vietnam, the Philippines, Brunei and Malaysia all claim sovereignty over the Spratly Islands, the site of continuing confrontations between China and the Philippines.
Ryan Inzana
Such disputes involve not only historical pride but also such vital matters as commercial transit, fishing rights, and potentially lucrative mineral leases in the seas that surround the thousands of miles of archipelagos. Nowhere is this growing tension clearer than in the increasingly hostile disputes in the South China Sea.
On June 21, China’s State Council approved the establishment of a new national prefecture which it named Sansha, with its headquarters on Woody Island in the Paracel Islands. Called Yongxing by the Chinese, Woody Island has no indigenous population and no natural water supply, but it does sport a military-capable runway, a post office, a bank, a grocery store and a hospital.
The Paracels are more than 200 miles southeast of Hainan, mainland China’s southernmost territory, and due east of Vietnam’s central coast. Vietnam adamantly claims sovereignty over the island group, the site of a battle in 1974 when China attacked the Paracels in order to oust soldiers of the former South Vietnamese regime.
The potential conflicts stemming from the creation of this new Chinese prefecture extend well beyond the Paracels. Over the last six weeks the Chinese have further proclaimed that the jurisdiction of Sansha includes not just the Paracel Islands but virtually the entire South China Sea, connecting a series of Chinese territorial claims under one administrative rubric. According to China’s official news agency Xinhua, the new prefecture “administers over 200 islets” and “2 million square kilometers of water.” To buttress this annexation, 45 legislators have been appointed to govern the roughly 1,000 people on these islands, along with a 15-member Standing Committee, plus a mayor and a vice mayor.
These political acts have been matched by military and economic expansion. On July 22, China’s Central Military Commission announced that it would deploy a garrison of soldiers to guard the islands in the area. On July 31, it announced a new policy of “regular combat-readiness patrols” in the South China Sea. And China has now begun offering oil exploration rights in locations recognized by the international community as within Vietnam’s exclusive economic zone.
For all practical purposes China has unilaterally decided to annex an area that extends eastward from the East Asian mainland as far as the Philippines, and nearly as far south as the Strait of Malacca. China’s new “prefecture” is nearly twice as large as the combined land masses of Vietnam, South Korea, Japan and the Philippines. Its “legislators” will directly report to the central government.
American reaction has been muted. The State Department waited until Aug. 3 before expressing official concern over China’s “upgrading of its administrative level . . . and establishment of a new military garrison” in the disputed areas. The statement was carefully couched within the context of long-standing policies calling for the resolution of sovereignty issues in accordance with international law and without the use of military force.
Even so, the Chinese government responded angrily, warning that State Department officials had “confounded right and wrong, and sent a seriously wrong message.” The People’s Daily, a quasi-official publication, accused the U.S. of “fanning the flames and provoking division, deliberately creating antagonism with China.” Its overseas edition said it was time for the U.S. to “shut up.”
In truth, American vacillations have for years emboldened China. U.S. policy with respect to sovereignty issues in Asian-Pacific waters has been that we take no sides, that such matters must be settled peacefully among the parties involved. Smaller, weaker countries have repeatedly called for greater international involvement.
China, meanwhile, has insisted that all such issues be resolved bilaterally, which means either never or only under its own terms. Due to China’s growing power in the region, by taking no position Washington has by default become an enabler of China’s ever more aggressive acts.The U.S., China and all of East Asia have now reached an unavoidable moment of truth. Sovereignty disputes in which parties seek peaceful resolution are one thing; flagrant, belligerent acts are quite another. How this challenge is addressed will have implications not only for the South China Sea, but also for the stability of East Asia and for the future of U.S.-China relations.
History teaches us that when unilateral acts of aggression go unanswered, the bad news never gets better with age. Nowhere is this cycle more apparent than in the alternating power shifts in East Asia. As historian Barbara Tuchman noted in her biography of U.S. Army Gen. Joseph Stillwell, it was China’s plea for U.S. and League of Nations support that went unanswered following Japan’s 1931 invasion of Manchuria, a neglect that “brewed the acid of appeasement that . . . opened the decade of descent to war” in Asia and beyond.
While America’s attention is distracted by the presidential campaign, all of East Asia is watching what the U.S. will do about Chinese actions in the South China Sea. They know a test when they see one. They are waiting to see whether America will live up to its uncomfortable but necessary role as the true guarantor of stability in East Asia, or whether the region will again be dominated by belligerence and intimidation.
The Chinese of 1931 understood this threat and lived through the consequences of an international community’s failure to address it. The question is whether the China of 2012 truly wishes to resolve issues through acceptable international standards, and whether the America of 2012 has the will and the capacity to insist that this approach is the only path toward stability.
JAMES WEBB
Mr. Webb, a Democrat, is a U.S. senator from Virginia.
A version of this article appeared August 20, 2012, on page A11 in the U.S. edition of The Wall Street Journal, with the headline: The South China Sea’s Gathering Storm.
Thượng nghị sĩ James Webb cựu bộ trưởng Hải quân kêu gọi:
Hoa Kỳ cần có thái độ cứng rắn đối với Trung quốc tại Biển Đông
Trong một bài báo nhan đề: “The South China Sea’s Gathering Storm” đăng trên tờ Wall Street Journal số ngày 20/8/2012, Thượng nghị sĩ James Webb (Dân Chủ, Virginia) kêu gọi Hoa Kỳ cần có thái độ cứng rắn với Trung quốc tại Biển Đông trước khi quá muộn (1)
Thượng nghị sĩ James Henry “Jim” Webb sinh năm 1946, xuất thân sĩ quan Thủy quân Lục chiến, tốt nghiệp trường Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ tại Anapolis năm 1968, từng chiến đấu và đoạt nhiều huy chương tại Việt Nam. Ông từng làm Bộ trưởng Hải quân dưới thời tổng thống Reagan và đắc cử Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ năm 2006.
Kể từ Thế chiến thứ 2, qua hai cuộc chiến tại Hàn quốc và Việt Nam, Hoa Kỳ đã giúp cân bằng thế lực và mang lại ổn định trong vùng Á Châu – Thái bình dương, mặc dù các thế lực quốc tế khác đã thay nhau giữ vai trò chủ chốt tại đó, sau Nhật Bản là Liên bang Nga, và bây giờ là Trung quốc. Sự can thiệp của Hoa Kỳ là một thắng lợi lịch sử trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Á châu, giúp cho các nước nhỏ khác trong vùng có thì giờ và cơ hội xây dựng kinh tế và trưởng thành về chính trị.
Sau khi các nước trong vùng phồn thịnh, vấn đề chủ quyền quốc gia trở thành một vấn đề nóng bỏng. Trong hai năm qua Nhật Bản và Trung quốc tranh nhau chủ quyền quần đảo Senkaku nằm ở phía đông Đài Loan mặc dù Nhật đang có một cơ quan hành chánh tại đó được quốc tế công nhận là một chính quyền hợp pháp. Xa hơn về phía Bắc, Liên bang Nga và Nam Hàn tranh chủ quyền một số vùng biển với Nhật Bản (TBN: Nhật chiếm trong Thế chiến 2). Trong khi đó Trung quốc và Việt Nam tranh nhau chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra Trung quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á tranh nhau chủ quyền các hải đảo trong quần đảo Trường Sa. Tại đây Trung quốc và Phi luật Tân thường đụng chạm nhau.
Các vụ tranh chấp này do tự ái quốc gia và chủ quyền lịch sử, nhưng được khơi dậy do những vấn đề quan trọng khác như quyền di chuyển trên biển, quyền đánh cá và quyền khai thác tài nguyên nằm dưới đáy biển chung quanh các quần đảo. Tranh chấp căng thẳng nhất là tại Biển Đông, một vùng hứa hẹn nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Ngày 21 tháng 6 vừa qua Hội đồng Bộ trưởng Trung quốc cho thành lập một tỉnh mới đặt tên là Sansha, có cơ quan hành chánh đặt tại đảo Woody (Trung quốc gọi là đảo Yongxing , Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo Phú Lâm không có dân, không có nguồn nước thiên nhiên, nhưng Trung quốc cho thiết lập tại đó một sân bay quân sự, một nhà bưu điện, một ngân hàng, một tiệm tạp hóa và một bệnh viện.
Quần đảo Hoàng Sa cách 200 hải lý về hướng Đông Nam đảo Hải Nam, ở phía Đông bờ biển miền trung Việt Nam và Trung quốc đã chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa đầu năm 1974. Và cuộc tranh chấp không chỉ giới hạn tại quần đảo này .
Trong 6 tuần qua Trung quốc tuyên bố rằng chủ quyền hành chánh của tỉnh Sansha bao gồm toàn Biển Đông trong đó có tất cả các hải đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa. Tân Hoa Xã nói tỉnh Sansha bao gồm 200 hải đảo, rộng 2 triệu cây số vuông biển. Trung quốc bổ nhiệm một Hội đồng Nhân dân gồm 45 thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp với chính quyền trung ương, trong đó có một Ủy ban thường trực, một tỉnh trưởng và một phó tỉnh trưởng để cai quản 1000 cư dân. Ngày 22/7 Quân ủy Trung ương của quân đội Trung quốc cho thành lập một đội quân bảo vệ Sansha. Ngày 31/8 Trung quốc tuyên bố các toán tuần tra an ninh của tỉnh Sansha đều được trang bị vũ khí và sẵn sàng tác chiến. Đi xa hơn Trung quốc kêu gọi đấu thầu khai thác dầu khí trong một vùng biển được quốc tế công nhận thuộc vùng Đặc quyền Kinh tế (theo Luật Biển) của Việt Nam. (Trung quốc kêu gọi đấu thầu )
Thực tế, một cách đơn phương Trung quốc đã sát nhập vùng biển Đông Nam ngoài khơi Việt Nam và Phi Luật Tân sát xuống eo biển Malacca làm đất của mình. Tỉnh mới rộng bằng đất bốn nước Việt Nam, Phi luật Tân, Nhật và Nam Hàn gộp lại.
Trước động thái này, Hoa Kỳ im lặng. Mãi đến ngày 3 tháng 8 Hoa Kỳ mới lên tiếng với lời lẽ dè dặt kêu gọi Trung quốc giải quyết vấn đề chủ quyền theo luật quốc tế và tránh dùng vũ lực.
Dù vậy Trung quốc cũng đã giận dữ bác bỏ cho rằng bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “không phân biệt được phải trái đã lên tiếng gây hiểu lầm”. Tờ Nhân Dân Nhật báo cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sảnTrung quốc tố cáo Hoa Kỳ “đã đổ dầu vào lửa, gây chia rẽ với ý đồ chống Trung quốc”. Bản tin phổ biến quốc ngoại còn đi xa hơn viết một cách thô lỗ rằng: “Đã đến lúc Hoa Kỳ nên câm miệng lại.”
Sự thật, thái độ lưng chừng của Hoa Kỳ trong nhiều năm qua đã khuyến khích Trung quốc lấn lướt. Đối với sự tranh chấp Biển Đông Hoa Kỳ luôn luôn nói không đứng về phe nào và kêu gọi các bên liên hệ giải quyết tranh chấp với nhau bằng phương pháp hòa bình. Trong khi đó các nước nhỏ trong vùng kêu gọi quốc tế cần mạnh dạn tham gia giải quyết cuộc tranh chấp.
Lập trường của Trung quốc là giải quyết song phương với từng nước một. Có nghĩa là: hoặc không giải quyết gì cả, hoặc giải quyết theo chương trình và đòi hỏi của Trung quốc. Cho nên lập trường “không theo phe nào” của Hoa Kỳ mặc nhiên khuyến khích Trung quốc tiếp tục dùng sự đe dọa để lấn tới.
Lúc này Hoa Kỳ, Trung quốc và các nước Đông Á đang đối diện với một sự thật không thể trốn chạy được là: Giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng phương pháp hòa bình hay bằng vũ lực. Sự lựa chọn sẽ quyết định không những tương lai của vùng Biển Đông, sự ổn định của Đông Á mà còn xác định quan hệ lâu dài giữa Trung quốc và Hoa Kỳ.
Lịch sự chứng tỏ rằng trước hành động gây hấn mà ngồi yên thì tình thế chỉ càng ngày càng xấu hơn. Bài học rõ ràng nhất không ở đâu xa mà chính ở Đông Á. Trong cuốn tiểu sử của tướng Joseph Stilwell (2) sử gia Barbara Tuchman viết rằng, năm 1931 khi Nhật Bản chiếm Mãn châu, chính phủ quốc gia Trung quốc kêu gọi Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc (lúc đó còn gọi là League of Nations) can thiệp. Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc làm ngơ, kết quả là cuộc chiến tranh Hoa Nhật kéo dài một thập niên sau đó.
Lúc này Hoa Kỳ đang bận rộn với cuộc tranh cử tổng thống, các nước Đông Á đang chờ xem Hoa Kỳ sẽ làm gì trước hành động gây hấn của Trung quốc. Họ chờ xem Hoa Kỳ sẽ can đảm nhận lãnh vai trò bảo đảm ổn định trong vùng Đông Á hay để cho toàn vùng rơi vào hỗn loạn.
Năm 1931 Trung quốc (quốc gia) học được bài học “không can thiệp” tai hại như thế nào rồi. Không biết năm 2012 này Trung quốc sẽ áp dụng bài học đó như thế nào và Hoa Kỳ có đủ cương quyết và khả năng buộc Trung quốc phải giải quyết theo công thức hòa giải quốc tế để duy trì hòa bình và ổn định trong vùng không?
James Webb
[Trần Bình Nam phỏng dịch] Aug. 21, 2012
(1) “The South China Sea ‘s Gathering Storm”
(2) Tướng 4 sao Joseph Stilwell, chịu trách nhiệm vùng Trung quốc Miến Điện – Ấn độ giúp Tưởng Giới Thạch chống Nhật trong thập niên 1930, 1940. Ông là người hết sức cảnh giác thái độ xâm lấn của Nhật Bản nhưng ít ai nghe.