GIẤC HUYỀN
“…tôi có thể chết đi rồi mà bàn tay vẫn nguyên vẹn…”
Đỗ Hoàng Diệu [Bóng Đè, Hà Nội 2004]
mai đây một giấc huyền như lặng
bóng tối triền miên buốt phủ trăng
tiếng nhạc nhẹ dần đêm quyến quyện
bàn tay nguyên vẹn nắng thanh băng
hương hồn sa mạc nghiêng trời toả
đất nước tình em mải miết nhoà
đáy vực thân thương từng giọt đọng
ái ân khép nép kỷ nguyên qua
đâu đây mưa tách buồn vang vọng
dấu ấn ngàn thu một giấc mong
cánh vạc xuyên đêm rừng việt biến
hoàng hôn còn lại nửa sương phong
dòng sông khô cạn quên ra biển
mạch cũ đồi thiêng vẫn tụ nguyên
sáng tạo bâng khuâng từng nỗi nhớ
bao giờ vận nước đủ tâm truyền
Lưu Nguyễn Đạt
Đất Trinh, January 6, 2013
5 Comments
Chu Việt
Hats off. You have the soul of a true poet. Never tired of listening to the sounds of your words.
Đỗ Hoàng Diệu quits writing after getting married and giving birth to a baby. What a loss for literature. Perhaps this was a release from all the repression that Bóng Đè hinted at.
Chu Việt
Khoa Nguyen
Anh Dat,
Đọc đi đọc lại bao lần không thấy chán — những nẻo tâm tình như mới gặp đây từ trăm năm trước.
Cảm ơn Anh
Khoa
Nguyen Tri Thanh
Đạt thân,
Cảm ơn Đạt, lại một bài thơ tuyệt hay, đặc biệt 2 đọan giữa:
hương hồn sa mạc nghiêng trời toả
đất nước tình em mải miết nhoà
đáy vức thân thương từng giọt đọng
ái ân khép nép kỷ nguyên qua
đâu đây mưa tách buồn vang vọng
dấu ấn ngàn thu một giấc mong
cánh vạc xuyên đêm rừng việt biến
hoàng hôn còn lại nửa sương phong
Thăm toa và Hạnh.
Thân,
Nguyễn Trí Thành
Nguyễn Tấn-Hồng
Kg. LS
Xin cảm ơn LS đã chuyển cho bài thơ và tấm hình.
Mỗi lần tôi vẫn có được những cảm nhận rất thích thú, có thể không giống người khác:
Xem tranh, tôi không đặt câu hỏi “họa sĩ vẽ gì”, nhưng cứ để đường nét, mầu sắc tự nó đem cho mình cảm giác “như vậy là hài hòa, là đúng, là đẹp; đọc thơ, tôi không đọc bằng mắt, không phân tách nhưng đọc thành tiếng, cũng để âm thanh cho mình cảm giác sự kết hợp những từ khiến câu thơ dễ thương quá.”
Thân kính,
Nguyễn Tấn-Hồng
Lưu Nguyễn Đạt
Thưa Đúng Như Vậy:
[1] Thơ Tranh Lưu Nguyễn Đạt, kể cả minh hoạ chọn lựa, chỉ để “cảm/hưởng”, hơn là để “hiểu”. [và nếu có hiểu là hiểu cái cảm/thú của “chính mình” = của độc giả/thính giả/người xem tranh].
[2] Tác giả nguyên thủy vắng mặt/câm nín/thất tung/mệnh một [l’auteur est mort/métaphoriquement], nên chỉ còn người “hưởng/tiếp-thụ” và tác phẩm đối diện, nay được “chấp hữu”, đón nhận, nuôi dưỡng, tái tác, tái tạo. Do đó “tác phẩm” sống lại qua tác-nhân nhập cuộc “tái tạo” đó.
[3] Pour Roland Barthes, «l’auteur est mort»: la naissance du lecteur doit se payer de la mort de l’auteur… Le texte n’apparaît plus comme le produit d’un écrivain, mais comme un espace producteur. Cette disparition de l’auteur qui s’absente dans l’écriture débouche sur une nouvelle conception du texte, en tant qu’espace à dimension multiples, où se marient et se contestent des écritures variées, dont aucune n’est originelle: le texte est un tissu de citations, issues des mille foyers de la culture. Le rôle de l’écrivain se borne dès lors à mêler les écritures. [Métatexte/Julia Kristéva]
Cette modernité du texte implique l’exemption du sens: il n’y a pas de fond à quoi ramener l’oeuvre. La mort de l’auteur conduit, logiquement, à celle du critique, désormais relayé par lelecteur. Le lecteur représente en effet le lieu où la multiplicité du texte se rassemble: l’unité d’un texte n’est pas dans son origine, mais dans sa destination.
[4] Đó là hạnh phúc và trách nhiệm riêng biệt [quanh cô/đơn độc] của độc giả/thính giả/người xem tranh/người tìm kiếm cái đẹp và lẽ sống qua/của tác phẩm chung/đa diện/đa cảm: “relecture/revisite/re-création“.
Đa tạ & Thân kính, Lưu Nguyễn Đạt