Việt Nam, Trung Quốc dùng quá nhiều hóa chất
Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER – Thực phẩm, nhất là thực phẩm Tết, được sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc tạo rủi ro cao cho người tiêu thụ, vì dùng quá nhiều “phụ gia” độc hại. Ðó là nhận định của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trong một cuộc mạn đàm cùng Người Việt.
Câu hỏi mà chúng tôi dành cho Tiến Sĩ Truyết là bánh mứt và thực phẩm Tết “Made in China” hay “Made in Vietnam,” cần được nhìn nhận ra sao, về mặt khoa học và dinh dưỡng.
Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết
Tiến Sĩ Truyết nhận định: “Thực ra, chất phụ gia trong thực phẩm và bánh mứt Tết thì ai cũng biết dưới các danh từ thường gọi. Thí dụ như chất Borax, là Hàn The, Urê, chì, thủy ngân (Arsenic), phóc môn, khí đá (Calcium carbite)… Ðó là những chất mà dân tộc tộc ta đã dùng từ nhiều đời qua kinh nghiệm thực tế trong việc chế biến thực phẩm.”
“Nhưng sở dĩ trước đây các chất này không gây hại nhiều vì người ta mới chỉ dùng ít trong việc chế biến và nếu có thì cũng chưa có việc định chuẩn nên khó biết. Nay, vì nhu cầu thương mại, cạnh tranh người ta đã không ngần ngại dùng đến một hàm lượng tối đa để nhanh chóng có sản phẩm vừa tươi tốt, mỡ màng lại bảo quản được lâu, nhất là trong lãnh vực xuất cảng. Ở Việt Nam thì nay quả là một thảm nạn cho người dân vì sau năm 1986, nhà nước có chính sách đổi mới. Sự phát triển kinh tế đã không bảo vệ được môi trường. Ai nấy đua nhau sản xuất trong tinh thần “ăn sổi ở thì,” bất kể đến vệ sinh tối thiểu. Do đó mà từ không khí, đất trồng cho đến nước ngầm… đều bị ô nhiễm trầm trọng. Và như thế thực phẩm như rau cỏ, cây trái, lúa gạo đều đã ẩn chứa một hàm lượng độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vô cùng.”
Từ cái nhìn tổng quát ấy, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết đề cập đến những sản phẩm cung ứng cho ngày Tết như bánh mứt, hạt dưa, hoa quả…
Mứt, như mứt sen, mứt dừa, mứt bí… là từ những trái cây đã được tăng trưởng trong những điều kiện bị ô nhiễm như kể trên. Cộng thêm vào đó là hàm lượng đường mà người ta không ngần ngại dùng đường hóa học vì đường hóa học ngọt gấp 600 lần đường mía hay đường củ cải. Ðường hóa học còn giúp cho bánh mứt không bị chảy nhão như đường thường nên rất dễ bảo quản.
Nói đến các chất gây nguy hại cho sức khỏe con người, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, sau những cuộc nghiên cứu riêng, thấy rằng tất cả những phụ gia để chế biến bánh mứt trong ngày Tết đều là mầm mống gây bệnh ung thư ở mức độ phải báo động.
Chất “hàn the” là một loại bột trắng dễ hòa tan trong nước và giữ nước nên đã được dùng nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm như các loại bún, miến, bánh tráng, bánh phở, hủ tíu để được dai cứng, lâu thiu hơn. Tác hại của hàn the trong cơ thể là gây nhức đầu, bại hoại cơ thể, nhịp tim đập nhanh, trầm cảm, hiếm muộn.
Chất “sun phít” cũng là một loại bột trắng dùng để tẩy trắng thực phẩm như bánh tráng, mứt dừa và các loại bún khô. Tiến Sĩ Truyết nhấn mạnh: “Nay ta vào các tiệm ăn gọi món cuốn ta thường được cung cấp bánh tráng dai, mỏng, trắng phau… không vàng, dễ vỡ nát như trước. Ðó là nhờ các chất borax và các chất tẩy trắng.”
Các chất chì, thủy ngân là những chất thường được dùng trong việc sấy khô thực phẩm. Bánh mứt, nhất là các loại mứt khi chế biến phải bắt buộc qua giai đoạn sấy khô. Nay tại Trung Quốc, theo Tiến Sĩ Truyết, có nhiều nhà máy dùng phương pháp rất thô sơ là cho khói xe thổi vào phòng kín chứa cây trái cần sấy khô. Từ đó các sản phẩm như trà, tiêu, các loại củ hay trái cây khô như hồng khô đều có chứa chì và thủy ngân với hàm lượng cao. Ðáng lẽ việc sấy khô phải cần phương pháp hút nước và sấy máy các thực phẩm. Ở Việt Nam nhiều nơi sản xuất thực phẩm khô cũng đã bắt chước theo sự “sáng tạo” của Trung Quốc. Ba hóa chất trên còn có tính chất giữ màu sắc của thực phẩm được lâu bền.
Phẩm màu trong thực phẩm bánh mứt Tết cũng được pha chế từ các hóa chất độc hại và được dùng không giới hạn. Màu trong thực phẩm là điều rất quan trọng nên không có thực phẩm nào được chế biến mà không có màu sắc “bắt mắt.” Ðó là các hóa chất dưới dạng bột và pha với hydroxide nhôm thành hồ để nhuộm bất cứ loại thực phẩm nào. Rõ rệt nhất là hạt dưa. Phẩm mầu gây hại cho da, làm nứt da tạo những vẩy nến hay gây những dị ứng mũi…
Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết tốt nghiệp Tiến Sĩ Hóa Học tại Pháp năm 1973, về nước dạy tại Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn và sau năm 1975 làm việc trong các nhà máy về môi trường ở Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về môi trường, về những độc hại có trong thực phẩm được sản xuất từ một số nước Á Châu đang có sản phẩm bán tại Hoa Kỳ nơi có đông cộng đồng Á Châu, nhất là cộng đồng người Việt sinh sống.
Hóa chất trong Thực Phẩm
Mai Thanh Truyết
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ không khí, đất đai và trầm tích, nguồn nước mặt và nước ngầm, cho đến nguồn thức ăn, nhu cầu cần thiết hàng ngày của người dân cũng đang là một thãm nạn cho mọi người. Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm, rau cải và “đồ hàng bông”, và trái cây là một vấn nạn lớn đang xảy ra ở khắp nơi trên toàn cõi đất nước là một hiện thực. Theo báo cáo của WHO, có 35% số nạn nhân thế giới mắc bịnh ung thư liên quan đến yếu tố thực phẩm và cung cách ăn uống thường ngày.
Mặc dù có nhiều chính sách an toàn thực phẩm của Việt Nam đề xướng như “Dự thảo số 5: Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm Vệ sinh An toàn Thực phẩm đến năn 2010”, trong 8 năm từ 1997 đến 2004, toàn quốc có 6.467.448 trướng hợp mắc các bịnh nhiễm trùng qua thực phẩm, trong đó có 194 trường hợp tử vong. Đặc biệt trong vài ba năm trở lại, tại VN, các bịnh ung thư về đường tiêu hóa như ung thư ruột già (trực tràng) gia tăng một cách rõ rệt, nằm trong nhóm 5 bịnh ung thư cao nhứt nước. Tại bịnh viện ung thư Bướu Sài Gòn, năm 2006 có 2.637 bịnh nhân, nhưng đến năm 2008, tăng lên 3.066. Cho đến hôm nay, cũng ở bịnh viện nầy hàng ngày có hàng trăm bịnh nhân điều trị nội trú hay ngoại trú.
Trong một số bài viết trước đây trên mạng www.maithanhtruyet. blogspot. com, người viết đã nêu một số hóa chất xử dụng trong thực phẩm nguyên thủy hay chế biến, bài viết nầy có mục đích chuyển tải và phổ biến thêm những thông tin về vấn nạn trên để mỗi người trong chúng ta lưu ý và cẩn trọng hơn trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, đặc biệt trong các dịp lễ lạc hay Tết nhứt.
Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm tiêu dùng của người dân ở VN quả thật đã đến độ nghiêm trọng và đã diễn ra từ hàng chục năm nay rồi. Có 2 nguyên nhân chính cho tình trạng nầy: nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do môi trường chung bị ô nhiễm, do đó ảnh hưởng đến cây trồng và súc vật. Và nguyên nhân chủ quan là do con người, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã thêm hóa chất vào trong thực phẩm với trọng tâm mang đến lợi nhuận cao nhất mà không lưu tâm đến những di hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Các hóa chất thường xử dụng trong thực phẩm
1- Borax hay hàn the
Borax còn gọi là hàn the. Đó là tên thương mãi của hóa chất sodium tetra borate decahydrate, có công thức là Na2B4O7,10 H2O. Borax là một loại bột trắng dễ hòa tan trong nước. Khi tiếp xúc với nước, ngoài tính hòa tan, chất nầy còn hút nước hay gọi là ngậm nước để được bảo hòa với 12 phân tử nước. Chính vì tính chất sau cùng nầy mà hóa chất trên được ứng dụng nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm. Đây cũng là một hóa chất có tính khử trùng và trừ sâu rầy nhẹ. Trong kỹ nghệ bột giặt, borax được dùng như một chất phụ gia để chống ẩm và không biến bột giặt đóng cụt theo thời gian vì độ ẩm cao trong không khí. Borax còn được dùng để khử nước “cứng” vì chứa nhiều calcium carbonate (vôi).
Vì đây là một loại thuốc sát trùng nhẹ cho nên tính độc hại của nó cũng ảnh hưởng lên con người. Khi tiếp xúc với borax qua đường thực quản, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu như bị dị ứng và có thể đưa đến tử vong khi hấp thụ một liều lượng lớn. Qua đường khí quản, da hoặc mắt, cơ thể cũng có phản ứng tương tự nhưng nhẹ hơn.
Tùy theo liều lượng của borax xâm nhập vào người, phản ứng cấp tính của cơ thể diễn tiến như sau từ nhẹ đến nặng: nhức đầu – cơ thể bải quải – mạch tim đập nhanh – áp suất máu giảm – có thể bị phong giựt (seizure) và đi đến bất tỉnh.
Qua tiếp nhiễm dài hạn, con người có cảm giác bị trầm cảm (depression) , và đối với phụ nữ có thể bị sinh ra hiếm muộn vì hóa chất nầy sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng.
Chính nhờ tính ngậm nước và khử trùng của borax mà còn người đã lợi dụng trong nhiều dịch vụ không chính đáng. Trong giai đoạn sau 1975, kỹ nghệ làm xà bông cây và kem đánh răng đã xử dụng borax để tăng độ cứng của xà bông và vì hấp thụ thêm nước cho nên cân lượng của xà bông nặng hơn nhưng độ sủi bọt và độ tẩy rửa rất kém so với trọng lượng. Trong kỹ nghệ kem đánh răng cũng thế, borax làm kem không bị “chảy nước” và nhờ đó có thể thêm vào nhiều vôi và magnesium vào để tăng trọng lượng của kem mà không có tác dụng gì đến việc làm sạch răng; đôi khi còn làm lở nướu răng nữa vì hàm lượng vôi cao.
Đối với kỹ nghệ thực phẩm hiện tại, nhiều loại bánh tráng, bánh phở, hủ tiếu được cho thêm borax để được dai, cứng, lâu thiu hơn. Còn các loại chả lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ dòn, chống được mốc meo và lâu thiu cũng nhờ borax. Đối với các loại thực phẩm tươi như thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm borax, chúng trở nên nên cứng và có vẻ tươi trở lại. Đại khái trên đây là những ứng dụng không lành mạnh của borax mà con buôn dùng các thủ thuật nầy trong thực phẩm để làm sai lạc và đánh lầm thị hiếu của người mua.
Tóm lại, các loại thực phẩm sau đây thường có chứa borax trong quá trình pha chế như: bún, bánh phở, bún miến, bánh tráng.
2- Sulfite
Đây là một loại hóa chất thuộc nhóm sulfur có thể xâm nhập vào thực phẩm tự nhiên trong môi trường hay được thêm vào thực phẩm để bảo quản hay làm tăng hương vị đặc biệt của thực phẩm. Theo FDA, 1% người tiêu dùng bị hóa chất nầy ảnh hưởng và làm dị ứng từ trạng thái nhẹ hoặc có thể đi đến tử vong. Hoa Kỳ đã cấm dùng sulfite từ năm 1986 trong việc bảo quản các loại cải sà lách và trái táo (apple) cũng như cấm sự hiện diện của hóa chất trong các loại thực phẩm tươi. Tuy nhiên, đối với thực phẩm được nấu chín hay đã chế biến, FDA vẫn cho phép xử dụng hóa chất trên với liều lượng hạn chế tùy theo loại thực phẩm.
Tại Hoa Kỳ, sulfite có mặt trong các loại thực phẩm sau đây: các loại bánh nướng (cookies), soup, thịc jambon, rau cải hay đậu hộp, dưa chua (pickled), trái cây khô, rượu bia và rươu chác, khoai chip, nước trái cây, nước táo (cider), chanh, trà, tôm đông lạnh.
Trên bản ghi nhận thực phẩm, hóa chất nầy được ghi là Sulfur Dioxide, Sodium bisulfide hay Potassium metbisulfite v.v…
Còn Việt Nam dùng hóa chất trên dưới các dạng trên và có thêm chlor vào để nhằm hay mục tiêu, bảo quản thực phẩm và làm trắng sản phẩm. Do đó, nguy cơ độc hại rất cao vì nguyên tố chlor (chloro-sodium sulfite) là một nguyên nhân gây ra ung thư lên con người.
Đây là một loại bột trắng, khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, căn cứ theo Cơ quan Quyền lực Âu châu về An toàn Thực Phẩm (AESA), cơ thể con người sẽ cảm thấy bị khó thở và có thể bị nghẹt thở. Đôi khi bị ho rũ rượi. Sự hiện diện của nguyên tố chlor cũng là nguyên nhân của nguy cơ ung thư nếu bị tiếp nhiễm lâu dài.
Trong kỹ nghệ thực phẩm, hóa chất nầy được dùng để làm trắng các sản phẩm để làm bắt mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm được nhà sản xuất áp dụng tính chất nầy là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bún, miếng v.v….. Một thí dụ điển hình là trước kia, bánh tráng sản xuất từ VN có màu ngà, và hay bị bể vì dòn. Trong thời gian sau nầy, bánh tráng trở nên trắng phau, được cán mõng, và đặc biệt rất dai, nhúng nước và cuốn không bị bể ra. Đó là do công lao của borax và hóa chất tẩy trắng.
3- Hóa chất trong xì dầu
Hóa chất có tên viết tắt là 3-MCPD, hay tên hóa học đầy đủ là 3-monochloropropane -1,2-diol. Trong quy trình sản xuất xì dầu, phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl) trên các loại bánh dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, hay trong các mô mỡ động vật v.v… cho ra phế phẩm trên và một số hóa chất tương tự thuộc nhóm chloropropanol. Còn phương pháp chế tạo xì dầu qua công nghệ lên men tự nhiên thì không tạo ra các phế phẩm trên. Ngay sau khi giai đoạn chế biến xì dầu xong, hàm lượng của các hóa chất trên có thể tăng lên trong giai đoạn vô chai, dự trữ, và ngay cả trong khi nấu nướng, nếu hóa chất không được khử đúng mức ngay từ lúc ban đầu. Hiện tại, hầu hết các công ty sản xuất xì dầu ở Việt Nam áp dụng phương pháp thủy phân bằng acid do đó dung lượng 3-MCPD có hàm lượng cao là điều không thể tránh khỏi. Trong lúc đó, ở các quốc gia Tây phương, ngay cả Nhật Bản và Trung Quốc, phương pháp lên men trong việc chế biến xì dầu chiếm từ 86 đến 90% trên tổng lượng xì dầu sản xuất.
Ảnh hưởng của 3-MCPD lên con người
Tương tự như các hợp chất hữu cơ chứa chlor khác, 3-MCPD khi đi vào cơ thể qua đường thực phẩm sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một khi liều lượng của hóa chất trên cao hơn mức an toàn của cơ thể có thể chấp nhận được, nguy cơ bịnh ung thư sẽ xảy ra. Theo Ủy ban Khoa học Thực phẩm Âu châu, 3-MCPD được xếp vào hạng hóa chất có nguy cơ gây ung thư và di truyền (genotoxic carcinogen). Sự hiện diện của hóa chất trong cơ thể phải được hạn chế tối đa, và định mức chấp nhận hàng ngày trong cơ thể (Tolerable Daily Intake – TDI) là 2ug/Kg/cơ thể.
Theo tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế VN, ban hành ngày 23/5/2005 sau ba năm nghiên cứu là: hàm lượng của 3-MCPD có trong xì dầu không thể vượt quá 1 mg/Kg áp dụng cho xuất cảng, và giao động từ 3- 5 mg/K cho việc tiêu dùng trong nội địa (tức cao hơn mức cho phép 500 lần). Trong lúc đó tiêu chuẩn của LH Âu Châu là 0,02 mg/Kg, của Anh Quốc 0,2 mg/KG, Bỉ 0,5 mg/Kg. Qua các tiêu chuẩn trên, quả thật chúng tôi không thể hiểu tại sao BYT Việt Nam lại có hai quy định riêng rẽ cho xì dầu xuất cảng và xì dầu nội địa. Chẳng lý nào người dân VN có sức đề kháng với hóa chất trên cao hơn người ngoại quốc?
Tình trạng xuất cảng xì dầu
Các sản phẩm xì dầu dùng để xuất cảng do nhiều công ty trong nước sản xuất. Quan trọng nhất là Cty Liên doanh Chế biến Thực phẩm Việt Tiến (VITEC Food) xuất cảng xì dầu qua nhản hiệu Chin Su. Ngoài ra còn có các Cty như Nam Dương, Mêkong, Nestlé VN xuất cảng qua Âu châu, Mỹ châu, Úc và Á châu.
Cách đây độ hai năm, Anh Quốc từ chối một lô hàng của VN vì hàm lượng 3-MCPD cao hơn tiêu chuẩn. Và gần đây nhất vào tháng 7, 2006, Bỉ cũng đã trả về các lô hàng Chin Su vì hàm lượng hóa chất trên lên đến 86 mg/Kg.
Để bào chữa cho việc xì dầu bị trả về, dĩ nhiên BGĐ của Cty phải chạy tội bằng cách phủ nhận qua phát biểu của Ông Phạm Hồng Sơn, TGĐ, như sau: ”Sản phẩm của Cty VITEC Food xuất cảng từ năm 2003 sang các nước Đông Âu và EU, nhưng chưa bao giờ xuất cảng sang Bỉ, nên chai nước tương phát hiện ở Bỉ có hàm lượng 3-MCPD lên tới 86 mg/Kg có nhiều khả năng là giả”. Xin nhường lời bình luận về phát biểu trên của Cty VITEC cho người đọc. Tuy nhiên, với tính cách thông tin, qua kiểm tra của Trung tâm Đo lường Chất lượng 3 TpHCM thì có độ 50% số lần mẫu của xì dầu Chin Su không đạt tiêu chuẩn. Cũng như theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm thuộc Sở KHCN-MT Tp HCM, qua 42 mẫu nước tương thì toàn bộ 42 mẫu đều có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều khi lên đến 7 – 8 ngàn lần nghĩa là 7000 – 8000 mg/Kg.
Tuy tiêu chuẩn do BYT đưa ra là 1mg/Kg nhưng vẫn chưa có biện pháp cũng như quy định nào cụ thể về việc kiểm tra phẩm chất sản phẩm của các nhà sản xuất. Cũng cần nên biết là toàn quốc chỉ có 9 phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hoá chất 3-MCPD, và chi phí phân tích là 800 ngàn Đồng VN/mẫu.
Xi dầu giả hiệu
Ngoài 2 phương pháp thủy phân và lên men là chính trong quy trình sản xuất xì dầu. Dĩ nhiên là ở VN, có nhiều thể loại mặt hàng nhái, hàng giả hiện diện khắp nơi từ hàng tiêu dùng cho đến thực phẩm. Do đó việc sản xuất xì dầu cũng không tránh khỏi tình trạng nầy. Nói ra thì thấy kinh tởm, nhưng sau đây là một sự thật đang xảy ra ở VN. Hiện có sự xuất hiện của nhiều nhà thu gom tất cả xương gà, xương heo, bò ở các tiệm ăn, thậm chí ở những đống rác, để mang về nấu trong acid, và được trung hòa lại bằng sút caustic. Sản phẩm được vô bao nylon hay chai lọ dưới nhản hiệu “nước cốt để làm xì dầu” và được bày bán khắp nơi nhất là ở chơ Kim Biên, Chợ Lớn. Nơi đây còn bày bán các nguyên vật liệu để làm nước tương qua công thức chế biến là: nước + muối + màu + mùi + chất phụ gia để bảo quản xì dầu sản xuất; đôi khi còn cho thêm phân bón urea để làm tăng độ đạm trong nước chấm hay xì dầu nữa.
Đứng trước tình trạng sản xuất xì dầu ở VN, vài đề nghị để giải quyết vấn đề sản xuất bừa bãi rất nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng sau đây:
– Trước hết, cần phải xem lại cung cách quản lý của VN đối với công nghệ sản xuất xì dầu. VN đã thành công trong quản lý chính trị, ổn định được trật tự xã hội về an ninh, không lý nào lại thất bại trong việc kiểm soát môi trường.
– Sau nữa, chỉ còn có cung cách làm ăn thật thà, theo đúng quy trình kỹ thuật thì việc trử khữ hay hạn chế sự hiện diện của 3-MCPD trong xì dầu có thể được kiểm soát dễ dàng. Ở các quốc gia tiên tiến, việc chấm dứt quá trình sinh sản 3-MCPD trong xì dầu bằng nhiệt độ cao và tăng độ pH thích hợp sau khi thủy phân.
– Nguyên nhân của sự hiện diện của 3-MCPD tùy thuộc vào các yếu tố sau: nguyên vật liệu làm xì dầu, điều kiện lưu trử nguyên liệu; việc xử dụng nguồn nước rữa chứa chlor; và những điều kiện bảo quản trước khi tung ra thị trường như nhiệt độ, độ ẩm.
– Hiện nay, một số nhà sản xuất ở Tây phương đang dùng acid phosphoric trong giai đoan thủy phân, thay thế acid chlorhydric. Phương pháp nầy có khả năng loại hẳn sự hiện diện của 3-MCPD trong xì dầu.
4- Formol
Formol có tên hóa học là formaldehyde, công thức la HCHO. Ở dưới dạng lỏng, formol có mùi rất khó ngữi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu methanol từ 37 đến 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến độc tính của rượu methanol hay methylic. Trong quá trình chưng cất rượu ethylic, hay rượu cồn, luôn luôn có thêm một phó phẩm là methanol rất độc. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường thấy trên báo chí Việt Nam nhiều trường hợp bị nhiễm độc đi đến tử vong do uống rượu methylic kỹ nghệ là do hóa chất nầy.
Trở về formol, con người khi bị tiếp nhiễm qua da, mắt cảm thấy ngứa ngái khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói mữa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bịnh ngoài da phát sinh như bịnh gảy ngứa (eczema).
Như mọi người đều biết, công dụng chính thức của formol ngoài việc được xử dụng trong các phản ứng điều chế hóa chất cơ bản trong kỹ nghệ, formol còn được dùng để bảo quản các xác chết để khỏi hư thúi. Theo Chương Trình độc tố Quốc gia của Bộ Y tế HK thì hóa chất nầy được xếp vào loại hóa chất có nguy cơ gây ra bịnh ung thư khi bị tiếp nhiễm dài hạn. Còn trong thực phẩm, formol đã được tẩm lên bánh phở để chống thiu và vấn nạn nầy đã nổ lớn và làm náo động thị trường buôn bán phở ở VN cũng như ở hải ngoại, những nơi có người Việt định cư ở những năm vừa qua và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
5- Urea, Nitrite, Nitrate
Urea là một lọai phân hóa học có nhiều chất đạm (nitrogen) còn có tên do nông dân thường gọi là phân “lạnh”. Công thức hóa học là H2N-NH2. Urea rất cần thiết cho việc trồng lúa. Nhưng từ khi khai mở phát triển đến nay (1986), sự lạm dụng phân bón trong nông nghiệp đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng, nhứt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu rầy trong nước hiện đang là một vấn nạn lớn cho vùng châu thổ nầy. Đã có chỉ dấu từ nhiều năm qua cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước đã làm cho tôm cá trong vùng đã bị nhiễm độc cũng như lúa gạo cũng có vết tích của thuốc trừ sâu rầy và kim loại độc hại.
Qua quá trình phản ứng trong đất và nước, dư lượng urea sẽ biến thành nitrite và nitrate. Chất sau nầy là nguyên nhân chính của hiện tượng Blue baby Syndrome, nghĩa là một bịnh về máu của trẻ sơ sinh.
Urea cũng có đặc tính phụ là kềm hãm sự phát triển của vi khuẩn cho nên đã bị gian thương lạm dụng để bảo quản thực phẩm như tôm cá, giữ được sắc còn tươi dù đã để lâu ngày. Người dân đánh cá mang urea theo dùng để thay thế nước đá, vừa tiện và vừa rẽ. Cá tôm mực, sau khi mang về bãi, trước khi giao cho thương buôn lại được ướp urea một lần nữa. Và dĩ nhiên còn nhiều lần nữa cho đến khi tới tay người tiêu thụ. Do đó, Urea thấm vào thịt cá rất nhiều, và sẽ là một nguy cơ lớn cho người. Ở Việt Nam , con buôn còn pha trộn urea vào nước mắm để làm tăng độ đạm, sau đó thêm muối và nước để có thể pha loãng thêm ra để kiếm lời. Tin mới nhứt vừa cho hay là TC đã làm giả nước mắm hiệu Việt Hương sản xuất từ Thái Lan vì đây là một thương hiệu được người Việt hãi ngoại ưa xài. Nước mắm nầy hoàn toàn được chế biến bằng màu và mùi hóa học không hề có bóng dáng của cá hay mực!
Còn nitrite, đã được gian thương xử dụng làm cho cây trái, rau đậu được tươi xanh. Hóa chất trên cũng chính là mầm móng của ung thư nhứt là ở bao tử và ruột già.
6- Chì, Thủy ngân, Arsenic
Ba hóa chất trên là 3 kim loại độc hại có mặt trong nguồn nước qua nguồn phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, một số kỹ thuật chế biến không đúng cách cũng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Và đây là một nguy cơ ung thư rất lớn.
Gần đây nhứt những tin tức trên báo chí cho biết TC thay vì dùng hệ thống hút nước và xấy khô đối với thực phẩm, họ lại dùng phương pháp “thô sơ” nhứt là sấy khô bằng phương pháp cho khói xe thổi vào phòng kín chứa cây trái hay các hạt cần xấy khô. Từ đó, các sản phẩm như trà, tiêu, các loại củ hay trái cây khô điều có chứa chì và thủy ngân.
Ba hóa chất trên còn có một công dụng khác là giữ màu được bền lâu. Do đó, kỹ nghệ sành sứ tráng men của TC cũng như kỹ nghệ đồ chơi, sơn và dệt nhuộm đều có sự hiện diện của các hóa chất trên. Ngay cả kỹ nghệ làm đẹp như son môi cũng có dấu vết của chì và Rhodamine, một phẩm màu đỏ nhân tạo dùng cho kỹ nghệ dệt.
7- Calcium carbide hay khí đá
Đây là một hóa chất ở thể rắn màu xám có công thức hóa học là CaC2. Dễ gây phản ứng phát nhiệt mạnh với nước, có thể cháy hoặc nổ. Con người khi bị tiếp nhiễm qua mắt và da, sẽ cảm thấy khó chịu, chảy nước mắt và ngứa ngái. Nếu bị tiếp nhiễm qua đường thực quản có thể bị hôn mê và đi đến tử vong. Kỹ nghệ trái cây chiếu cố đến hóa chất nầy nhiều nhất. Trái cây từ nhà vườn được hái khi chưa được chín tới mức để tránh bị dập hư trong khi chuyên chở. Khi đi đến vựa trái cây ở các thành phố, trái cây ngay sau đó được ủ trong khí đá; và chỉ vài giờ sau, các trái cây còn xanh như chuối, xoài, đu đủ v.v… sẽ có màu tươi tốt như mới vừa chín tới. Việc dùng khí đá để “thúc” trái cây có lợi điểm là làm bắt mắt người mua, nhưng phẩm chất của trái cây không còn giữ được như trong tự nhiên nữa như độ ngọt và mùi vị sẽ kém đi. Và vì bị “vú ép” cho nên độ đường không tăng trưởng đúng chu kỳ của trái cây, do đó trái cây mất đi vị ngọt tự nhiên. Thêm nữa, sự nguy hiểm của việc vú ép bằng hóa chất nầy có thể tạo ra hỏa hoạn, và điều nầy đã được chứng minh trong quá khứ tại chợ Cầu Ông Lảnh, vựa trái cây chính của thành phố. Hiện nay khí đá đã được thay thế bằng một hóa chất tổng hợp khi pha vào nước sẽ gây phản ứng cho ra khí đá và làm trái cây chín sau vài giờ ngâm trong dung dịch.
8- Hóa chất bảo quản sodium benzoate
Trong kỹ nghệ, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Công thức hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm HK, mức chấp nhận của hóa chất nầy trong thực phẩm là 0,1%. Và nồng độ có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể.
Qua độc tính kể trên, chúng ta cần phải nói đến quá trình điều chế hóa chất trên. Theo quy trình sản xuất sodium benzoate, một phế phẩm độc hại là phenol luôn hiện diện trong thành phẩm nầy. Do đó, sodium benzoate sau khi sản xuất cần phải khử phenol trước khi tung ra thị trường cho kỹ nghệ thực phẩm. Nếu không, nguy cơ bị nhiễm độc do phenol rất lớn, và hóa chất nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ khi bị tiếp nhiễm qua đường thực phẩm.
Hiện tại hóa chất trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. Vì vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm.
9- Hóa chất bảo vệ thực vật
Đây là một vấn nạn lớn của dân tộc, ví nó ảnh hưởng dài hạn lên nhiều thế hệ trong tương lai. Theo báo chí Việt Nam , các vụ ngộ độc chiếm đến 25% trên tổng số vụ ngộ độc. Điều nầy nói lên tính cách quan trọng của vấn đề. Xin hãy nghe tiếng nói của tác giả Liêu Tử ở Việt Nam :
– ”Các bạn phải luôn đề cao cảnh giác, và nhớ luật nầy: các thứ rau, củ, quả, ngó thấy ngon chớ mà ham. Trái khổ qua, ngó như trái bị đèo thì hãy mua. Củ cải trắng, củ cà rốt cũng vậy. Người trồng trọt xứ mình chi ham trồng được rau củ quả to bự, cân có ký, bán có giá, mặc sức hóa chất tống vào trong đó”.
Xin thưa hóa chất tống vào đó chính là hóa chất bảo vệ thực vật tức là hóa chất diệt cỏ, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v … Các hoá chất diệt trừ cỏ dại nếu dùng liều lượng thích hợp sẽ biến thành các hóa chất “kích thích tăng trưởng”. Đó chính là lý do tại sao rau đậu, quả dưa, trái cà, thậm chí đến cọng giá, cọng rau muống … cũng to lớn, xanh mướt rất bắt mắt.
TS Nguyễn Đức Tuấn, Trưởng phòng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng I đã cho biết như sau:
– ”Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả TQ và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Các loại hóa chất này đang được nông dân xử dụng để bảo quản hoa quả. Trung tâm Thông tin và Chuyển giao Hà Giang đã chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ TQ với hình ảnh quả hồng tươi rói. Qua phân tích chúng tôi tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hóa chất 2,4-D có hàm lượng đến 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hóa chất 2,4,5-T”.
Các gói hóa chất nay được bày bàn tự do ngoài thị trường ở Hà Nội và Tp Sài Gòn dưới giá khoảng 2.000 Đồng Việt Nam một gói độ 2g. Liền ngay khi kết quả trên được công bố, ngày 13/5/2004, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm đã tuyên bố:
– ”Các hóa chất bảo vệ thực vật 2,4-D và 2,4,5-T trong táo, mơ, trứng, sữa và các loại quả mọng khác có hàm lượng không quá 0,05 mg/kg hoa quả. Như vậy, lượng hóa chất độc hại tồn dư trong hoa quả vẫn dưới ngưỡng cữa cho phép. Người tiêu dùng không nên quá lo lắng”.
Theo Cơ quan Lương Nông Quốc tế (FAO) và Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hai loại hóa chất trên hoàn toàn bị cấm sử dụng cho thực phẩm.
Trong các loại hóa chất trên, có hai loại Việt Nam thường dùng nhứt là Endo sulfan và Metamidophos; chất sau nầy còn có tên thương mại là Monitor. Hai chất trên thường được dùng trong việc trồng trọt rau củ, bầu bí, rau cải, và các loại dưa thậm chí dùng để “ướp” các loại thịt động vật như heo, bò, gà vịt và các loại thủy sản như mực tôm cá. Đặc biệt rau muống là “bệnh nhân” của việc chữa trị nầy cộng thêm sự phun xịt dầu nhớt cũng như thuốc kích thích tố tăng trưởng 2,4,5-T (là một hóa chất diệt cỏ trong chiến tranh Da Cam Việt Nam trước đây).
Hàng TC nhập cảng “lậu” như đậu ve, cải ngọt, dưa leo, rau ngót, cà rốt chứa nồng độ Monitor rất cao.
Monitor là một hoá chất bảo vệ thực phẩm gốc phosphor. Đây là một loại thuốc trừ sâu rất độc đối với hệ thần kinh và nội tạng. Người tiêu dùng thực phẩm có thể bị ngộ độc cấp tình như tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, rối loạn nhịp tim v.v… Khi chất nầy tích tụ trong cơ thể lâu ngày có nguy cơ gây ngộ độc mãn tình, phá hủy các cơ quan nội tạng và đưa đến các chứng ung thư.
10- Các phẩm màu trong thực phẩm
Trong thực phẩm, màu giữ một địa vị rất quan trọng. Nó làm cho sản phẩm bắt mắt hơn, gây chú ý cho người mua và gây ảnh hưởng tốt về phẩm chất của món hàng. Có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ. Việc xử dụng loại màu nầy nảy sinh ra nhiều vấn đề như: màu không cố định có thể thay đổi hay biến dạng theo thời gian, nhiệt độ, ánh sáng, và nhất là có thể làm biến dạng phẩm chất của thực phẩm được nhuộm màu.
Còn màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định hơn. Trên thị trường, màu tổng hợp có dưới dạng hạt, bột, dung dịch, hay dạng dẽo. Màu tổng hợp tác dụng với hydroxid nhôm Al(OH)3 để cho ra một dung dịch gọi là hồ (lakes) sẵn sàng để nhuộm màu trong thực phẩm. Lợi điểm của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian, nhiệt độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp nầy.
Xin đan cử ra đây hai màu căn bản là màu tartrazine có màu vàng và màu carmine màu đỏ ngã qua cam. Đứng về phương diện độc hại, màu rất nhạy cảm cho da, có thể làm nứt da, tạo ra những vảy nến, hay làm dị ứng cũng như nghẹt mũi căn cứ theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Thực phẩm cho con người của EU (CSAH).
Tuy nhiên, thương buôn không xử dụng màu thiên nhiên vì không bền. Do đó họ thường dùng các phẩm màu tổng hợp trong kỹ nghệ nhuộm để cho thực phẩm có màu tươi hơn và bền hơn. Trong những năm trước, họ dùng màu Sudan (!, II, và IV) để nhuộm màu đỏ. Năm nay họ lại dùng màu Rhodamine, cùng màu đỏ để áp dụng trong bánh mứt và kẹo. Hai màu nầy là một trong những nguy cơ gây ung thư. Hột dưa năm nay được Việt Nam tẩm dầu nhớt và Rhodamine cho hột dưa được bóng và bắt mắt là một thí dụ.
Chúng ta phải có thái độ như thế nào?
Mỗi năm, cứ mỗi lần Tết đến, hiện tượng thức ăn gian dối, pha trộn hóa chất độc hại, biến chế không theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm lại xảy ra với cường độ ngày càng trầm trọng hơn, tinh vi hơn. Bánh mức không theo phương thức “lương thiện”, quy trình sản xuất “chính quy”, mà chỉ mong đạt số lượng thành phẩm cao hơn nguyên liệu, do đó phải pha thêm phụ gia, hóa chất… để làm giảm giá thành và tăng thêm lợi nhuận.
Nơi đây thể hiện một não trạng băng hoại trầm trọng trong xã hội. Một quốc gia được quản lý bởi một lớp người hoàn toàn vô cảm với truyền thống văn hóa lương thiện của dân tộc từ ngàn xưa, kết quả đương nhiên sẽ là tình trạng “làm ăn” gian dối, nhứt là vào thời điểm cận Tết như hiện tại.
Như vậy chúng ta phải làm gì trước tình thế nầy?
Đối với bà con ở quốc nội, bà con đã cảnh giác và đã biết chọn những mặt hàng có nhản hiệu (?) và được bày bán trong các siêu thị (?). Ngoài ra trái cây, bánh mức, đồ tiêu dùng sản xuất từ TC, bà con đã biết e dè và lánh xa dù biết rằng giá cả rẽ hơn nhiều so với mặt hàng bán trong siêu thị.
Nhưng thưa bà con, cần phải cảnh giác việc thay đổi, tráo trở nhản hiệu, cũng như bày hàng thiệt (như trái cây nhập cảng từ Hoa Kỳ, Pháp), nhưng khi bán ra thì tráo hàng “dỡm” TC (!). Do đó, một vài trái cây nội địa, một vài bánh bông lan nướng tại nhà để cúng kiến Ông Bà cũng đủ nói lên tấm lòng thành của con cháu rồi, không cần phải “rước” chất độc vào nhà nữa.
Đối với bà con ở hải ngoại, một khẩn báo trên internet đã cho biết ngay cả bánh chưng bánh tét đã được làm ở Việt Nam và đã được thay nhản hiệu của từng nhà sản xuất địa phương khi đến Hoa Kỳ. Tại sao bánh tét bánh chưng có nhiễm chì ở Việt Nam ? Vì, khi nấu bánh, gian thương đã để cục pin trong bồn nấu, mục đích là làm cho lá chuối vẫn còn xanh tươi (?). Vậy ăn một cái Tết đơn giản nơi hải ngoại sẽ là một giải pháp an toàn nhứt nếu chúng ta không muốn “tự đầu độc dài hạn” cho chính mình.
Nên nhớ, việc TC cho nhập cảng ồ ạt với giá rẽ mạt từ thức ăn chế biến, trái cây tươi hoặc khô, rau cải, các mặt hàng tiêu dùng trong nhà… ngoài lý do kinh tế, hạn chế và làm suy kiệt sự phát triển của Việt Nam, mà có thể còn là một lý do sâu xa hơn nữa là nhằm đầu độc các thế hệ tương lai Việt ngõ hầu sẽ không còn đủ trí thông minh và sức đề kháng trước đại nạn Hán hóa của TC đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước.
Kinh nghiệm ngàn năm nô lệ của ông cha là một bài học quý giá của chúng ta đó!
Kết luận
Theo tin tức mới nhứt trên tạp chí Food Safety News ngày 2/2/2010 nêu tin FDA vừa thu hồi 1,23 triệu cân xúc xích (salami) của Cty Daniel phân phối trên 42 tiểu bang Hoa Kỳ vì bị phát hiện vi khuẩn Samonella gây bịnh cho 203 người tiêu thụ, nhưng không có người chết. Nguyên do là Cty đã dùng tiêu nhập cảng từ Việt Nam .
Qua tin trên, chúng ta nhận thấy rằng, hiện tại khắp nơi trên thế giới, những nơi nào có nhập cảng thực phẩm từ TC hay Việt Nam như Nhựt Bổn, Mã Lai, Tân Gia Ba, Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ… đều hoài nghi những loại thực phẩm bày bán ở thị trường. Nhưng đối với bà con trong nước dù hoài nghi hay cẩn thận đến đâu đi nữa thì cũng phải tiêu thụ thực phẩm nầy. Đó là niềm đau chung, vì đa số người dân không có đủ không có đủ điều kiện tài chính để có thể mua thực phẩm hợp vệ sinh, ngoại trừ một thiểu số có nhiều tiền để có thể mua thực phẩm “an toàn” nhập cảng từ bên ngoài, thậm chí uống nước lọc nhập cảng luôn. Còn tuyệt đại đa số bà con vẫn phải chấp nhận và tiêu thụ nguồn thực phẩm làm từ trong nước cũng như phải dùng nước cung cấp từ Tổng công ty Cấp nước.
Cá basa đã bị trả về vì dung lượng hóa chất fluoro-quinolones tồn tại trong cá cũng như bị phạt vì gian dối trong việc giả mạo tên cá qua một vụ xử ở tòa án New York vừa kết thúc. Xì dầu bị trả về vì sự hiện diện của 3-MCPD. Còn tôm và một số thủy sản khác bị trả về vì chất kháng sinh chloramphenicaol trước kia, nay lại bị trả vì sư hiện diện của nitrofuran, vì 3-amino-2-oxazole, vì semicarbazide. Riêng trong trường hợp tôm, Việt Nam đã bị Ngân hàng Thế giới cảnh báo vì đã dùng rhotenone, một độc chất có trong cây thuốc cá để thay thế chloramphenicol vì hóa chất nầy không nằm trong danh mục kiểm soát của Cơ quan FDA HK.
Các hành động trên chứng tỏ rằng, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nầy sẽ khó hội nhập vào cuộc chơi toàn cầu vì nơi đây đòi hỏi một sự xuyên suốt về các thông tin an tòan thực phẩm trong trao đổi quốc tế.
Để kết luận, lời của một trí thức dấu tên ở Việt Nam đã từng thốt lên:
– “Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam . Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hoá, chính trị, và cả tôn giáo”.
Việc hóa chất độc hại hiện đang có trong thực phẩm từ rau cỏ cho tới thực phẩm nấu chín hay trong hộp, Việt Nam đã biết từ hơn 10 năm qua, nhưng chỉ thấy loan báo trên báo chí, cảnh giác người tiêu dùng, đưa ra kế hoạch rau sạch, an toàn thực phẩm v.v… Nhưng rốt ráo lại, những người quản lý đất nước chỉ làm được chừng đó, và nếu có thêm nữa chỉ là khuyến cáo người dân đi kiện nhà sản xuất, ngoài ra hoàn toàn không có biện pháp gì cả, cũng như không cần tìm hiểu nguyên căn tệ trạng trên đến từ đâu? Chắc chắn là phải đến từ sự phát triển không tôn trọng nguyên tắc bảo vệ mội trường, và đến từ một hệ thống cai trị đất nước vô nhân tính. Chúng ta hãy nghe, một Ông Bí thư tỉnh ủy than vản trước báo chí là tình trạng thực phẩm ở Việt Nam bị nhiễm độc cho nên không biết “ăn cái gì” nữa (?), cũng như cựu Tổng bí thư CS Lê Khả Phiêu phải xây vườn rau “sạch” tại nhà với chi phí hàng triệu Mỹ kim!
Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc:
“Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn ngàn năm văn hiến, bổng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhứt của nhân loại văn minh?”
Đã đến lúc Việt Nam cần phải chấp nhận thực tế nầy. Nếu không cải thiện tình trạng trên, Việt Nam dù đã là thành viên của Tổ chức Thương mãi toàn cầu (WTO) hơn 3 năm qua, nhưng nếu tình trạng xuất cảng thực phẩm kém phẩm chất và chứa quá nhiều dư lượng hoá chất độc hại sẽ lần lần bị mất đi thị trường hải ngoại và sẽ bị cô lập trong một tương lai không xa.
Mai Thanh Truyết
Tết Canh Dần 2010
Hoá Chất Trong Trong Thực Phẩm II
Vấn đề trộn thêm các hormone tăng trưởng vào thức ăn gia súc như bò, heo, gà là một việc làm đương nhiên của những nhà chăn nuôi ở các quốc gia Tây phương trong vòng 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khoa học gần đây, ảnh hưởng của các hormone tăng trưởng trên có thể gây phương hại lên sức khoẻ của con người, do đó, những nhà hoá học “xanh” thường cổ suý cho việc tiêu dùng thực phẩm “xanh” hay organic, trong đó hạn chế tối đa việc áp dụng phân bón, thuốc trừ sâu rầy, nấm móc, diệt cỏ dại, và hormone tăng trưởng trong việc chăn nuôi và trồng trọt.
Việc thực phẩm gia súc có pha trộn hoá chất hiện đang được tranh cãi qua công cuộc xuất nhập cảng thực phẩm giữa các quốc gia. Hoa Kỳ đang đối mặt với những vụ kiện tụng về sự hiện diện của hormone trong thịt bò xuất cảng qua Liên hiệp Âu Châu, Nhật Bản và Đại Hàn.
Tuy nhiên, việc cho thêm hormone hay hoá chất vào thức ăn là điều cấm kỵ do Liên Hiệp Quốc qua Cơ quan Y tế Thế giới (WHO). Nhưng điều nầy đã xảy ra ở Việt Nam và Trung Quốc.
Trung Cộng (TC) từ năm 2007, đã bị khám phá là có hoá chất độc hại melamine trong thức ăn chó, mèo xuất cảng qua Hoa Kỳ và làm chết một số súc vật được yêu chuộng của người Mỹ. Và tiếp theo đó, hàng loạt tai nạn bùng nổ ra trên khắp thế giới qua đủ mọi hình thức pha trộn melamine trong thực phẩm, sữa, bánh kẹo…từ TC, sang Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan, Tân Tây Lan, Úc Châu, Âu Châu. Dĩ nhiên là Việt Nam không nằm trong ngoại lệ mà còn là một “trung tâm” trung chuyển hầu hết nguyên liệu cùng thành phẩm do các công ty TC hoạt động ở Việt Nam đi khắp nơi.
Còn Việt Nam, sự pha trộn hoá chất nầy thể hiện khắp nơi, trên hầu hết các mặt hàng sản xuất từ thực phẩm tiêu dùng tươi, cho đến thực phẩm khô, cũng như các thành phẩm chế biến trong ngành thực phẩm. Và, mức độ trầm trọng đã được khám phá qua sự kiện đã xảy ra ngày 2/2/2006 tại Phan Thiết. Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã xử phạt hành chánh một cơ sở Mầm Non của tỉnh nầy vì nơi đây đã làm một sai phạm nghiêm trọng là trộn hormone thuộc nhóm corticoid vào thức ăn cho học sinh mẫu giaó và nhà trẻ.
Bài viết nầy tập trung vào hai hiểm hoạ melamine của TC và sự pha trộn hormone vào thức ăn cho trẻ em ở Việt Nam .
Hiễm hoạ melamine Trung Cộng
Có thể nói, TC đã pha trộn melamine vào thức ăn và xuất cảng đi khắp thế giới từ lâu trước khi bị khám phá vào năm 2007 tại Hoa Kỳ. Nhìn vào số lượng sản xuất hàng triệu tấn cùng số lượng nhà máy dùng cho dịch vụ nầy, từ đó chúng ta có thể hình dung được mức độ trầm trọng của vấn đề. Sự gia tăng số lượng trẻ em TCbị sạn thận ở tuổi nhỏ và số lượng bị nhập viện và tử vong khiến cho thế giới phải đặt vấn đề với quốc gia có não trạng con buôn dựa trên quan điểm “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi” nầy.
Melamine là gì?
Đây là một hoá chất dùng trong kỹ nghệ trang trí nhà cửa, trộn trong một số sơn, dầu bóng, verni v.v…. Chính vì vậy, melamine không phải là một thực phẩm cơ thể có thể hấp thụ được.
Melamine có công thức hoá học là C3H6N6 và có tên hoá học là 2,4,6-Triamono- triazine (CH2N2)3, hay cũng còn có tên là cyanuramide. Đây là một chất rắn có tinh thể không màu hình tháp. Hoà tan ít trong nước. Hoá chất nầy được xếp vào loại có nguy cơ gây ra ung thư (carcinogen) .
Sở dĩ melamine được pha trộn vào sữa là vì hoá chất nầy có 3 nguyên tố Nitrogen, một nhân tố có trong protein. Phẩm chất của sữa hay các thành phẩm có nguyên liệu từ sữa được đánh giá tốt khi sản phẩm có chứa một hàm lượng protein cao. Chính vì yếu tố nầy mà nhà sản xuất TC cho thêm melamine để khi được kiểm nghiệm, kết quả đo đạc của lượng protein sẽ làm tăng giá trị của thành phẩm, vì trong phân tích protein chỉ căn cứ vào nồng độ của Nitrogen, vì phương pháp phân tích không phân biệt được nitrogen trong melaminehay trong protein. Các hảng nỗi tiếng trên thế giới đều bị mắc lừa TC vì điểm nầy, khi nhập cảng sữa từ TC, trong đó có công ty Nestlé của Thuỵ Sĩ, và đa số các công ty sản xuất bánh kẹo, cà phê… trên khắp thế giới.
Melamine, vì không được cơ thể hấp thụ cho nên bị giữ lại trong thận gây nên bịnh sạn thận. Lý do là melamine cùng một chuyển hoá chất hiện diện trong khi sản xuất melamine là acid cyanuric. Hai hóa chất nầy liên kết với nhau qua cầu nối Hydrogen, do đó, không hoà tan trong nước tạo thành một hợp chất kịch độc hại nhất là đối với thận khi xâm nhập vào thực quản. Và thận bị sạn. Việc tách rời sạn thận qua mỗ xẻ rất phức tạp, do đó phẩu thuật trên có thể làm liệt thận và có thể đưa đến tử vong.
Cho đến nay, đa số trường hợp tử vong và bị sạn thận xảy ra cho các trẻ em vì các em dùng sữa là nguồn thực phẩm chính, và cơ thể của các em có quả thận còn nhỏ cho nên mức độ trầm trọng tăng cao hơn ở người lớn. (Xin tìm đọc bài Hoá chất và Dược phẩm của cùng một tác giả trên diễn đàn khoahoc.net) .
Do tính chất quan trọng của vấn đề, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), vào ngày 28 tháng 11, 2008 đã xác định định mức an toàn của melamine trong cơ thể là dưới 1 mg/kg (1 phần triệu). Sở dĩ FDA lấy định mức an toàn trên , vì sau vấn nạn khám phá sự hiện diện của hoá chất nầy trong sữa trẻ em, FDA đã phân tích 74 mẫu sữa và đã tìm thấy nồng độ của melamine trong sữa Nestle’ Nutrition là 0.14 ppm, và 0.25 ppm cho nhãn hiệu sữa Mead Johnson. Và các nồng độ nầy thấp hơn 10.000 lần sữa trẻ em sản xuất ở TC gây ra thương vong hco hàng tram nạn nhân.
Dù sao đi nữa, định mức trên đây cũng chỉ là những biện pháp an toàn tạm thời. Việc nhiễm độc melamine và định mức an toàn cần phải thêm nhiều thời gian theo dõi và thử nghiệm mới có thể có những quyết định chính xác hơn.
TC, sau sự kiện trên và để xoa dịu dư luận thế giới, đã kết án tử hình một giám đốc công ty sản xuất melamine và cho đóng cữa hàng trăm công ty khác. Nhưng sự việc chỉ đi vào quên lãng cho đến cuối năm 2009. Và những ngày cận Tết Canh Dần, Melamine đã tái xuất tràn lan ở Việt Nam qua các sản phẩm liên quan đến sữa, thậm chí đến cả cà phê pha chế sẳn cũng có sự hiện diện của melamine. (Cà phê pha sẳn còn được các nhà sản xuất thiếu lương tâm ở Việt Nam pha trộn quinine để tại vị đắn, và cả bột xà giặt để tạo bọt!!!)
Hormone trong thực phẩm ở Việt Nam
Trở qua Việt Nam, như đã nói ở phần trên, sự kiện xảy ra ở Phan Thiết là một cảnh báo chung cho người tiêu thụ cần quan tâm đến cung cách “làm ăn” của những con buôn thiếu lương tâm hiện diện đầy rẫy trong hấu hết mọi lãnh vực ở Viết Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.
Váo năm 2006, sự việc xảy ra trên đây nhờ vào sự quan tâm của phụ huynh có con em gữi học tại trường Mần Non Thanh Nguyên II từ hai tháng qua. Các cháu học ở đây đều có dấu hiệu tăng cân nhanh một cách bất thường. Do đó phụ huynh đã báo cáo lên Sở Y tế Phan Thiết. Sau đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh mới đến kiểm tra trường và lấy mẫu thức ăn trưa của các cháu để xét nghiệm. Kết quả cho thấy trong 5 mẫu thức ăn, có đến 4 mẫu chứa hàm lượng đáng kể hoá chất Dexamethasone. Đây là một dạng kích thích thuộc loại corticoid. Số lượng được tìm thấy là 0,12 mg/Kg trong canh, 0,19 trong thịt sốt cà, 0,15 trong tôm sốt me, và 0,27 trong canh hầm xương.
Dexamethasone là một loại hormone (diếu tố) kích thích có chứa nguyên tố Fluor. Chúng có thể được dùng trong dược phẩm vì có tính chống viêm. Tuy nhiên chất nầy rất hiếm được bác sĩ kê toa vì những tác dụng phụ rất đa dạng có thể làm xáo trộn nhiệm vụ của một số bộ phận trong cơ thể. Về phương diện hoá học, chỉ cần 1 mg/kg của hóa chất nầy cũng có thể gây tử vong cho chuột. Khi bị tiếp nhiễm dài hạn, con người có thể bị loét dạ dày, xuất huyết đường ruột, mục xương, tăng áp huyết v.v…
Tuy nhiên có một tác dụng khác của Dexamethasone là làm tăng cân nhanh giả tạo vì chúng có tính giữ nước trong các tế bào của cơ thể. Chính vì lý do nầy mà Ban quản lý của trường Mầm Non trộn lẫn Dexamethasone vào thức ăn với mục đích làm tăng uy tín của trường để thu hút và thuyết phục phụ huynh học sinh gữi con đến học. Học phí nơi đây tương đối cao khoảng 500 ngàn đồng/tháng/em. Và chủ cơ sở nầy đang dự định mở thêm một trường khác nữa lớn hơn trường hiện tại nhiều lần.
Như vậy việc trộn lẫn hoá chất kích thích vào thức ăn chỉ là một phương cách tranh thương của “con buôn” mà không nghĩ đến tác động về lâu và về dài. Và việc xử phạt hành chánh của các nhà quản lý ở Phan Thiết chỉ là một hình thức phạt vạ. Và chính hình thức nầy khiến cho phụ huynh học sinh bất bình vì đây là một cơ sở giaó dục có mục đích đào tạo mần non cho đất nước, và người chủ trường cũng là một cán bộ đáng kính làm trong ngành giáo dục lâu năm. Đây là một việc không những gây tác hại cho trẻ em mà còn gây ra những tác động dây chuyền tiêu cực đến xã hội trong hầu hết các lãnh vực phát triển khác của quốc gia nầy. Nơi đây cũng cho chúng ta thấy thêm một não trạng mới của những người cầm quyền ở Việt Nam là bõ qua thậm chi còn bao che những việc làm sai trái của gian thương nhất là các gian thương đó là thành phần cốt cán hay là đảng viên phục vụ đắc lực cho chế độ như trường hợp điển hình trên. Nhà cầm quyền Phan Thiết đã cho qua cầu vụ án nầy vì Bà Đào Thị Dung, Giám đốc trường mà cũng là tỉnh uỷ viên của tỉnh Phan Thiết với lý do….việc lấy mẫu thức ăn không đúng quy cách?
Được biết, trước đây, một bác sĩ ở Sài gòn đã cho trẻ em xử dụng hóa chất nầy với mục đích làm tăng cân nhanh để lôi kéo bịnh nhân đến khám. Sau khi bị khám phá, vị bác sĩ nầy đã bị rút giấy phép hành nghề mở phòng mạch.
Thay lời kết
Qua hai sự kiện vừa kể trên xảy ra ở Trung Cộng và Việt Nam , một bài học lớn cho chúng ta thấy là, não trạng của những người cầm quyền trong một nhà nước độc tài, độc đoán thường có một điểm chung duy nhất. Đó là chạy theo lợi nhuận trước hết và không cần biết đến những hệ luỵ kéo theo từ những việc làm sai trái trên.
Hệ quả tiêu cực có thể xảy ra tức thời hay hàng chục năm sau, hay hơn nữa qua những kế hoạnh phát triển không đồng bộ với công cuộc bảo vệ môi trường của Việt Nam và TC.
Thực ra trong vấn đề môi trường Việt Nam, đặc biệt là việc tiếp nhiễm hóa chất độc hại trong môi trường và thức ăn đã được Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) nêu lên suốt hơn 10 năm qua. Nhưng nay, tình trạng ngày càng trầm trọng hơn điển hình qua sự việc xảy ra ở trường Mầm Non và đây chỉ là một trường hợp được khám phá ra mà thôi. Trên tòan quốc có thể còn nhiều trường hợp vi phạm như trên mà chưa được khám phá?
Mức tác hại của vấn đề quá lớn và cần phải được theo dõi trong một thời gian daì. Hậu quả trước mắt của việc dùng kích thích tố nầy là làm giảm thiểu mức tăng trưởng chiều cao của trẻ em. Tuỳ theo liều lượng và thời gian xử dụng, Dexamethasone sẽ làm mất chất vôi trong xương, làm loãng xương, ngoài ra còn có nhiều phản ứng phụ như trẻ em bị tăng áp huyết, rối loạn tinh thần, bị giảm sức đề kháng, do đó khả năng bị nhiễm trùng rất cao. Đây là một trường hợp pha trộn trực tiếp hóa chất vào thức ăn. Ngoài xã hội còn có vô số trường hợp ảnh hưởng gián tiếp qua thực phẩm chứa hóa chất độc hại trong chăn nuôi và trồng tỉa.
Chúng tôi muốn nói đến sự nhiễm độc qua đường thực phẩm, nghĩa là các loại hoá chất kích thích tăng trưởng hay tăng trọng trong rau quả và gia súc đã được các nhà trồng tỉa, chăn nuôi trộn lẫn vào thức ăn cho gia súc hay nước tưới tiêu cho cây trồng. Do đó con người bị tiếp nhiễm gián tiếp qua thực phẩm chứa các hoá chất độc hại trên. Đối với rau quả, hóa chất độc hại thường được xử dụng là 2,4-D và 2,4,5-T là hai thuốc diệt cỏ trong chất Da cam, và các hóa chất dioxin-tương đương khác như DDT, và các loại thuốc diệt trùng, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v.. .Đối với gia súc như heo, gà, vịt, hóa chất kích thích tăng trưởng ngoài Dexamethasone, người chăn nuôi thường xử dụng là Clenbuterol. Chất sau nầy ảnh hưởng lên sức khỏe người tiêu dùng rất nặng vì đây là thêm mầm móng của bịnh ung thư cho con người rất cao. Trong một đợt kiểm tra vào tháng 6/2006 do Chi cục thú y Sài Gòn cho biết, trong 500 mẫu thịt heo ở các lò mổ và thịt bày bán ở các chợ, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol.
Hiện tại, chất sau nầy được ưa dùng hơn Dexamethasone vì heo trước khi xuất chuồng ba tuần lễ, được ăn thức ăn có chứa Clenbuterol theo tỷ lệ 1 kg/tấn thức ăn. Sau đó heo sẽ tăng trọng lượng rất nhanh, heo 3 tháng tuổi có thể cân nặng 1 tạ thay vì cần phải 5 tháng nếu nuôi theo phương pháp thông thường. Đặc biệt hơn nữa, khi dùng hóa chất nầy, thịt heo sẽ ít mở rất bắt mắt khách hàng. Tại Việt Nam, từ năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra quyết định cấm xử dụng Clenbuterol trong gia súc, nhưng phương pháp nầy vẫn còn được một số nhà chăn nuôi vẫn áp dụng nhứt là trong thời điểm giáp Tết 2010. Nên nhớ, trước kia heo còn được cho ăn phân urea hai tuần trước khi xuất chuồng, vì làm như thế heo sẽ tăng thêm khoảng 15 – 20% trọng lượng.
Trước những tin tức dồn dập về nhiễm độc thực phẩm, đặc biệt ở những quán ăn tập thể cho công nhân viên chức qua sự chăn nuôi và trồng tỉa không “tử tế” của gian thương, và hơn nữa trước những sự hành xử thiếu đạo đức của những nhà làm giaó dục như trường hợp đã xảy ra ở trường Mầm Non Thanh Nguyên II, vấn đề được đặt ra là cần phải giải quyết tận gốc. Việc kiểm dịch ở các lò mổ hay ở các chợ chỉ có thể phát hiện và xử lý kịp thời đối với các sản phẩm động vật bị dịch. Còn đối với các loại kích thích tăng trọng cần phải lấy mẫu xét nghiệm. Và khi có kết quả dương tính thì số lượng thực phẩm đó đã được tiêu thụ hết rồi, và dĩ nhiên số người đã bị nhiễm cũng không nhỏ.
Vì vậy việc giải quyết tận gốc là cốt lõi của vấn đề. Vì Việt Nam không có khả năng chế tạo ra các hoá chất kích thích trên, cho nên phải nhập cảng. Kiểm soát hay chấm dứt việc nhập cảng đa phần từ Trung Cộng là một hình thức ngăn chận được một phần nào mức lạm dụng của gian thương.
Dĩ nhiên là công việc không dễ dàng. Nhưng nếu có quyết tâm, Việt Nam có thể làm được việc trên qua con đường giao thương chính thức với nước ngoài.
Nhưng một tệ trạng khác nữa là nạn buôn lậu qua đường biên giới, đặc biệt là biên giới phiá Bắc. Cho đến hôm nay, người Việt ở trong nước đều biết rành rọt là ai cũng có thể mua được đủ loại kích thích tố tăng trưởng cho động vật và thực vật với giá rẻ dưới các nhản hiệu có tên rất dễ thương như: Bạch Nhật Đại, Khai vị, Tăng gia Phúc đại, v. v.. Các hoá chất trên theo quảng cáo có công dụng thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cường và nâng cao phẩm chất của thịt, tăng cường khả năng sinh sản của động vật. Tuy nhiên, không có loại nào có ghi thành phần hóa chất trong sản phẩm trên bao bì, một quy định bắt buộc áp dụng cho tất cả hóa chất bày bán trên thị trường. Và với những tên đẹp đẽ trên, chúng ta cũng thừa rõ là những hoá chất kích thích tăng trưởng đó đã được sản xuất tại TC.
Theo một chuyên gia Việt Nam trong lãnh vực thức ăn gia súc ở Việt Nam: “Có đến 90% các cơ sở chế biến thức ăn vừa và nhỏ đều nhập cảng tiểu ngạch các thuốc tăng trọng “lậu”, hoặc nhập qua đường chính ngạch dưới dạng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi với thuế xuất rất thấp. Đồng thời họ cũng đặt hàng bao bì tại Trung Cộng, sau đó “xào xáo” lại thành sản phẩm nội địa”. Thêm nữa, thậm chí có rất nhiều văn phòng đại diện Trung Cộng cũng kinh doanh các mặt hàng trên ở Việt Nam . Và đây cũng là con đường chính thức để hợp thức hóa các sản phẩm tăng trưởng lậu từ TC.
Hóa chất trong Thực phẩm và Trái cây VN
Đỗ Hiếu & Mai Thanh Truyết, RFA
Trong các chương trình phát thanh trước, chúng tôi có đề cập đến một số hóa chất được thêm vào thực phẩm ở Việt Nam với mục đích không chính đáng để trục lợi và không cần để ý đến ảnh hưởng lên sức khỏe của người tiêu thụ. Hôm nay Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (Ts MTT) sẽ tiếp tục đưa ra những nhận định về vấn đề này trong cuộc trao đổi với biên tập viên Đỗ Hiếu.
Độc tính của hóa chất
Hỏi : Trước hết xin Ts MTT nói tiếp về hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm như sodium benzoate?
Đáp : Thưa Anh, trong kỹ nghệ, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Công thức hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm Hoa Kỳ, mức chấp nhận của hóa chất nầy trong thực phẩm là 0,1%. Và nồng độ có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể. Hóa chất trên thường được dùng trong xì dầu, tương, chao và các loại nước chấm khác. Qua độc tính kể trên, chúng ta cần phải nói đến quá trình điều chế hóa chất trên. Theo quy trình sản xuất sodium benzoate, một phế phẩm độc hại là phenol luôn hiện diện trong thành phẩm. Do đó, sodium benzoate sau khi sản xuất cần phải khử phenol trước khi tung ra thị trường cho kỹ nghệ thực phẩm. Nếu không, nguy cơ bị nhiễm độc do phenol rất lớn, và hóa chất nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ khi bị tiếp nhiễm qua đường thực phẩm.
Hiện tại hóa chất trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. Vì vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm.
Hỏi : Còn các hóa chất làm trắng trong thực phẩm có ảnh hưởng lên sức khỏe con người không thưa ông?
Đáp : Anh muốn nói đến thuốc tẩy trắng chloride sodium hydrosufite.
Hỏi : Đúng như vậy thưa Tiến sĩ.
Đáp : Thưa Anh. Đây là một loại bột trắng, khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, căn cứ theo Cơ quan Quyền lực Âu châu về An toàn Thực Phẩm (AESA), cơ thể con người sẽ cảm thấy bị khó thở và có thể bị nghẹt thở. Đôi khi bị ho rũ rượi. Sự hiện diện của nguyên tố chlor cũng là nguyên nhân của nguy cơ ung thư nếu bị tiếp nhiễm lâu dài.
Trong kỹ nghệ thực phẩm, hóa chất nầy được dùng để làm trắng các sản phẩm để làm bắt mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm được nhà sản xuất áp dụng tính chất nầy là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bánh hỏi, bún, miếng v.v…
Một thí dụ điển hình là trước kia, bánh tráng sản xuất từ Việt Nam có màu ngà, và hay bi bể vì dòn. Trong thời gian sau nay, bánh tráng trở nên trắng phau, được cán mõng, và đặc biệt rất dai, nhúng nước và cuốn không bị bể ra. Đó là do công lao của borax và chlorite sodium hydrosulfite.
Hỏi : Còn các phẩm màu dự phần như thế nào trong thực phẩm thưa TS?
Đáp : Trong thực phẩm, màu giữ một địa vị rất quan trọng. Nó làm cho sản phẩm bắt mắt hơn, gây chú ý cho người mua và gây ảnh hưởng tốt về phẩm chất của món hàng. Có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ. Việc xử dụng loại màu nầy nảy sinh ra nhiều vấn đề như: màu không cố định có thể thay đổi hay biến dạng theo thời gian, nhiệt độ, ánh sáng, và nhất là có thể làm biến dạng phẩm chất của thực phẩm được nhuộm màu.
Còn màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định hơn. Trên thị trường, màu tổng hợp có dưới dạng hạt, bột, dung dịch, hay dạng dẽo. Màu tổng hợp tác dụng với hydroxid nhôm Al(OH)3 để cho ra dung dịch gọi là hồ (lakes) sẵn sàng để nhuộm màu trong thưc phẩm. Lợi điểm của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian, nhiết độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp nay.
Chúng tôi xin đan cử ra hai màu căn bàn là màu tartrazine có màu vàng và màu carmine màu đỏ ngã qua cam. Đứng về phương diện độc hại, màu rất nhạy cảm cho da, có thể làm nứt da, tạo ra những vảy nến, hay làm dị ứng cũng như nghẹt mũi căn cứ theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Thực phẩm cho con người của EU (CSAH).
Ảnh hưởng đối với thực phẩm
Hỏi : Sau cùng còn việc các hóa chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng lên thực phẩm như thế nào thưa TS?
Đáp : Đây là một vấn nạn lớn cho dân tộc, vì nó ảnh hưởng dài hạn lên nhiều thế hệ trong tương lai. Theo báo chí Việt Nam, các vụ ngộ độc chiếm đến 25% trên tổng số những ca bị trúng thực. Điều nay nói lên tính cách quan trọng của vấn đề. Xin hãy nghe tiếng nói của tác giả Liêu Tử ở Việt Nam: “Các bạn phải luôn đề cao cảnh giác, và nhớ luật nầy: các thứ rau, củ, quả, ngó thấy ngon chớ mà ham. Trái khổ qua, ngó như trái bị đèo thì hãy mua. Củ cải trắng, củ cà rốt cũng vậy. Người trồng trọt xứ mình chỉ ham trồng được rau củ quả to bự, cân có ký, bán có giá, mặc sức hóa chất tống vào trong đó”.
Xin thưa hóa chất tống vào đó chính là hóa chất bảo vệ thực vật tức là hóa chất diệt cỏ, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v… Các hoá chất diệt trừ cỏ dại nếu dùng liều lượng thích hợp sẽ biến thành các hóa chất “kích thích tăng trưởng”. Đó chính là lý do tại sau rau đậu, quả dưa, trái cà, thậm chí đếm cọng giá, cọng rau muống cũng to lớn, xanh mướt rất bắt mắt.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng I đã cho biết như sau:”Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả TQ và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Các loại hóa chất nầy đang được nông dân xử dụng để bảo quản hoa quả. Trung tâm Thông tin và Chuyển giao Hà Giang đã chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ TQ với hình ảnh quả hồng tươi rói.
Qua phân tích chúng tôi tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hóa chất 2,4-D có hàm lượng đến 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hóa chất 2,4,5-T”. Các gói hóa chất nầy được bày bàn tự do ngoài thị trường ở Hà Nội và TP **** dưới giá khoảng 2.000 Đồng Việt Nam một gói độ 2g.
Liền ngay khi kết quả trên được công bố, ngày 13/5/2004, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm đã tuyên bố: “Các hóa chất bảo vệ thực vật 2,4-D và 2,4,5-T trong táo, mơ, trứng, sữa và các loại quả mọng khác có hàm lượng không quá 0,05 mg/kg hoa quả. Như vậy, lượng hóa chất độc hại tồn dư trong hoa quả vẫn dưới ngưỡng cữa cho phép. Người tiêu dùng không nên quá lo lắng”.
Chúng tôi miễn bình luận về lời tuyên bố nầy vì không biết “ngưỡng cữa cho phép” của Việt Nam là bao nhiêu?
Hỏi : Tiến sĩ đã phát họa một hình ảnh rất tiêu cực trong thị trường thực phẩm, có hình ảnh nào trong vấn nạn nầy, TS thấy tích cực hay không?
Đáp : Dạ có thưa anh. Gần đây nhất, vào ngày 29/9 vừa qua, Tổ chức Trợ giúp HK (USAID) và Tổ chức Trợ Giúp Úc (AusAID) đã ký một bản thỏa hiệp với Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam nhằm mục đích phối hợp phát triển ngành sản xuất cây ăn trái qua dự án Ứng dụng Nông nghiệp Tốt (Good Agricultural Practices – GAP).
Trong dự án nầy các doanh nghiệp và nông dân sản xuất cây trái sẽ được học hỏi đúng tiêu chuẩn bảo đảm an toàn sản phẩm theo quy trình vệ sinh và an toàn cho con người và môi trường dựa theo tiêu chuẩn thế giới.
Hy vọng đây là một bước đầu để Việt Nam đi vào nề nếp trong sản xuất thực phẩm nhất là các sản phẩm dành cho xuất khẩu.
Hỏi : Để kết thúc câu chuyện hóa chất trong thực phẩm và trái cây, Tiến sĩ nhận xét như thế nào về tình trạng chung hiện tại và ý kiến cá nhân của ông về việc giải quyết vấn nạn nầy?
Đáp : Thưa Anh, việc người dân trong nước hoài nghi hầu hết những loại thực phẩm bày bán ở thị trường. Nhưng dù hoài nghi hay cẩn thận đến đâu đi nữa thì cũng phải tiêu thụ thực phẩm nầy. Ngoại trừ một thiểu số có nhiều tiền để có thể mua thực phẩm “an toàn” nhập cảng từ bên ngoài, thâm chí uống nước lọc nhập cảng luôn. Còn tuyệt đại đa số bà con vẫn phải chấp nhận và tiêu thụ nguồn thực phẩm làm từ trong nước cũng như phải dùng nguồn nước cung cấp từ Tổng công ty Cấp nước.
Tình trạng trên cần phải được chấm dứt. Nếu không, nhiều hệ lụy không nhỏ sẽ xảy ra và đã xảy ra trong trường hợp các thực phẩm xuất cảng như xì dầu, cá basa, và tôm.
Cá basa đã bị trả về vì dung lượng hóa chất fluoro-quinolones tồn tại trong cá, và mới đây nhất, tiểu bang Goergia đã khám phá ra thêm chất kháng sinh enrofloxacin trong cá nữa. Xì dầu bị trả về vì sự hiện diện của 3-MCPD. Còn tôm và một số thủy sản khác bị trả về vì chất kháng sinh chloramphenicol trước kia, nay lại bị trả vì sự hiện diện của nitrofuran, vì 3-amino-2-oxazole, vì semicarbazide.
Riêng trong trường hợp tôm, Việt Nam đã bị Ngân hàng Thế giới cảnh báo vì đã dùng rhotenone, một độc chất có trong cây thuốc cá để thay thế chloramphenicol vì hóa chất nầy không nằm trong danh mục kiểm soát của Cơ quan FDA HK.
Các hành động trên chứng tỏ rằng, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nầy sẽ khó hội nhập vào cuộc chơi toàn cầu, vì nơi đây đòi hỏi một sự xuyên suốt về các thông tin an toàn thực phẩm trong trao đổi quốc tế.
Để kết luận về các vấn nạn qua sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm và trái cây, chúng tôi có suy nghĩ như sau: Trước hết, cần phải xem lại cung cách quản lý của VN đối với công nghệ sản xuất xì dầu. Việt Nam không lý nào lại không quan tâm trong việc kiểm soát môi trường.
Và một khi môi trường đã bị lạm dụng, tình trạng xáo trộn xã hội chắc chắn sẽ xảy ra qua sự phản kháng của người dân. Sau cùng, sự bất ổn chính trị sẽ kéo theo cùng với những bất trắc của quốc gia mà lãnh đạo VN sẽ khó tiên liệu được.
Đã đến lúc Việt Nam cần phải chấp nhận thực tế nầy. Nếu không Việt Nam khó có cơ may làm thành viên của Tổ chức Thương mãi toàn cầu (WTO).
Đỗ Hiếu : Cám ơn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết.
Ts Mai Thanh Truyết : Kính chào anh Đỗ Hiếu và Quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do.
Nguồn: RFA