About the author

Related Articles

3 Comments

  1. 1

    Duy Nguyen

    Thưa anh Trịnh Nhật,
    Tôi có dịp nghe anh nói chuyện ở Viện Việt Học tại Nam Cali. Tôi hoàn toàn đồng ý với các nhận xét và thu thập các thí dụ về từ-ngữ về cách dùng tiếng Việt hiện nay.
    Hiện tại tôi cũng đang soạn một quyển tự điển để mong sao 50 năm sau sẽ có nguời dùng. Hình thức soạn tự điển mới theo lối gọi là CONCORDANCER dùng thẳng trong câu từ ngắn đến dài và theo hình thức tự dối chiếu. Tạm gọi mục từ chính là M (mục từ) và các thành phần khác trong câu là C (chữ), thì khi người dùng bấm vào chữ gì đó, chữ chính đó sẽ hiện lên hết theo hình thừc:

    M
    M C
    M C C
    M C C C …
    C M
    C C M
    C C C M
    C M C
    C C M C C
    ……….
    Y hệt như việt giải thích VC (vowel)C (consonant) qua ba dạng VC, CVC và CV vậy anh ạ. Từ đó có thể dùng để dối chiếu với thứ tiếng nào khác mình muốn.

    Hy vọng 15 năm nữa quyển tự điển này mới thành hình.

    Riêng có một điểm tôi vẫn còn “dị ứng” nặng với cách viết chữ ý kiến > í kiến, anh ạ. Có thể ví văn nói là thân thể của một con nguời và chữ viết chỉ là áo quần. Trong lịch sử ngôn ngữ VN chúng ta đã từng 4 lần thay quần đổi áo nhưng có nhiều kiểu áo tôi thấy xốn mắt quá. Thứ đến là việc muợn trực tiếp cách nói tiếng Tàu vào tiếng Việt: Hôm nay trời có khả năng mưa: “chin t’ian khở nẳng duỳ” có lẽ người Việt mình nên tránh. Bị đô hộ 1050 (111TTL – 938STL) mà không nói theo kiểu nuót nuớc miếng của họ, cớ gì vì đuợc giúp khai thác bô-xít và giữ giùm Hoàng Sa và đang có mòi nhường luôn Truờng Sa mà chịu ảnh hưởng nặng như vậy!!??

    Vài giòng gửi anh Nhật và cũng mong quý vị bà con xem mà nghĩ thêm. Cảm ơn nhiều.

    Duy Nguyên

  2. 2

    Lượm lặt

    1k = 1.000 đ
    1 lít = 100k = 100.000 đ
    1 chai = 1.000k = 1.000.000 đ
    1 vé = 100 USD
    được dùng trong giới trẻ, học sinh, sinh viên đủ cả .

    * đồ xi : đủ loại trang sức rẻ tiền làm từ kim loại hay inox đấy dẫy các chợ khắp nước từ sỉ đến lẻ , gọi chung là hàng đồ xi, nguồn hàng chính là từ Tàu vào , cả vàng giả y như 24k ‘ lắc tay, dây chuyền đủ kiểu dáng , đa trọng lượng , từ giá bình dân đến rẻ mạt, ngọc mã não hiện đại, vòng tam đa phước lộc thọ….. nói chẳng thể hết được

    * chuẩn , đạt chuẩn : trường chuẩn, đạt một số điều kiện quy định của ngành giáo dục
    * điểm : trường điểm, được hiểu là trường mà học sinh thường nhiều thành phần : học giỏi cũng có và có học sinh là con, em, cháu các thành phần có ký – nặng ký , ngầm hiểu là có nhiều thế và tiền
    * chất lượng cao : hàng chất lượng cao, xe giường nằm chất lượng cao, trường Trung Học Phổ Thông chất lương cao ….
    * xế điếc : tức là xe đạp, xế nổ là xe gắn máy, quái xế là lớp trẻ thường tụ họp đua tốc độ xe gắn máy trên đường .
    * điện thoại di động : những quảng cáo trên Tivi gọi “dế yêu” của bạn ,
    * cây cao bóng cả : chương trình nói về người cao tuổi trên Tivi
    * khâu : được hiểu là một bộ phận trong cơ quan, xi nghiệơ. Một chiếc nhẫn trơn vàng 24k cũng gọi là khâu , máy khâu là chỉ máy may
    * căn hộ : chỉ căn nhà , căn hộ ở chung cư cao tầng .
    * tháng bốn : tức là tháng tư, biên tập viên VTV1 luôn đọc tháng bốn
    * 108 : đọc là một linh tám, 2009 : hai nghìn linh chín
    * “ở trên” : mỗi lần người dân được kêu ca trước ồng kính truyền hình , câu cuối cùng thường bắt đầu là : “nhờ trên, nhờ ở trên” ……
    ………………………………………….

  3. 3

    Chu Việt

    Bạn Trịnh Nhật,

    Đọc lại bài này của bạn tôi vẫn thấy hay và có giá trị. Mặc dù viết từ năm 2008, nó vẫn có tính hiện đại. Có điều là, như anh Duy Nguyên, tôi cũng dị ứng với chính tả i/y của bạn có lẽ vì tôi thuộc thế hệ “Quốc Văn và Luân Lý Giáo Khoa Thư”. Tôi cũng đã đọc nhiều bài về vấn đề này, chẳng hạn của nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên và [cố] GS Nguyễn Đình Hòa có chiều hướng cách tân như bạn và của Khải Chính Phạm Kim Thư, Nguyễn Hưng theo lối mòn của thói quen, như tôi. Dẫu sao, Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1930) và Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh cho đến nay vẫn được coi là chuẩn mực cho chính tả tiếng Việt. Ở Sài Gòn bây giờ có những đường phố như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Thái Tổ, Lý Chính Thắng, chẳng lẽ họ viết sai? Thế hệ mới như nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng viết: bên Mỹ, thằng Mỹ, cũ kỹ, ly kỳ, v.v…Có lẽ lưỡng đối i/y sẽ vẫn tồn tại dài dài, vì ngôn ngữ chẳng qua chỉ là thói quen sử dụng cho dù có Hàn Lâm Viện hay Nghị Quyết chủ trương khác đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.