Trước khi rút lui đem theo thi hài ông Osama bin Laden, nhóm biệt kích Hải Quân Mỹ SEAL đã đốt và phá hủy hoàn toàn chiếc trực thăng bị bị hư trong phút đầu cuộc tấn công.
Tại sao họ không để chiếc máy bay đó, mai mốt sẽ xin chính phủ Pakistan cho đến sửa chữa, rồi bay về?
Bởi vì người ta không biết chắc số phận chiếc trực thăng đó sẽ ra sao. Chính phủ Pakistan có thể sẽ phản đối Mỹ kịch liệt về vụ xâm nhập lãnh thổ của họ, làm mất mặt cả nhà nước lẫn quân đội. Họ sẽ không cho đem chiếc máy bay đó đi nữa.
Nếu vậy tại sao không để nó cho Pakistan dùng, như hàng ngàn trực thăng khác mà Mỹ đã viện trợ cho quân đội nước này chống khủng bố? Vì người Mỹ không thể tin được chính phủ và quân đội Pakistan sẽ làm gì với những vũ khí và trang bị bí mật trên chiếc máy bay đặc biệt này. Chỉ một lớp kim loại tổng hợp tráng trên máy bay để “tàng hình,” tránh không cho máy radar của Pakistan “nhìn thấy,” cũng phải tốn hàng trăm triệu mỹ kim mới nghiên cứu và tìm ra được. Chưa kể các thiết bị tối tân khác. Người ta không lo Pakistan sẽ dùng các vũ khí mới này chống lại Mỹ.
Ðiều đáng lo là sẽ có rất nhiều nước muốn mua các mảnh vụn của chiếc trực thăng này để đem về nghiên cứu lại và bắt chước. Trong số đó có Trung Quốc, một nước đồng minh với Pakistan suốt trong thời Chiến Tranh Lạnh cho đến ngày nay. Không ai quên được vụ tiết lộ năm 2004, cho thấy nhà bác học hàng đầu về bom hạt nhân Abdul Qadeer Khan của Pakistan đã từng đi bán kỹ thuật nguyên tử cho các nước khác, trong đó có Lybia của ông Gadhafi. Tất cả những người như Saddam Hussein (Iraq), Mahmoud Ahmadinejad (Iran), hay Kim Chính Nhật (Kim Jong Il, Bắc Hàn) đều không nguy hiểm cho an ninh nước Mỹ bằng nhà bác học nguyên tử này. Hiện nay ông vẫn sống ung dung ở trong nước.
Năm 1999, một máy bay F-117 của Mỹ bị rớt trong cuộc chiến Kosovo vào ngày 27 tháng 3. Ðó là chiếc “máy bay tàng hình” đầu tiên của Mỹ gặp nạn. Ngay sau đó, các chuyên gia Nga và Trung Quốc, chưa kể các nước khác, đã bay đến Serbia để mua, mỗi nước một ít mảnh. Các chuyên viên Trung Quốc đã đến tận nơi máy bay rớt, đi dạm mua với giá rất cao các mảnh vụn mà các nhà nông trong vùng đó lượm được. Vụ này liên can đến vụ Mỹ “đánh bom lầm” vào tòa Ðại Sứ Trung Quốc ở Beograde vào ngày 7 tháng 5 năm 1999. Năm ngoái, Không Quân Trung Quốc đã biểu diễn máy bay tàng hình của họ cho ông bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chứng kiến. Trong 12 năm qua, các kỹ thuật “tàng hình” của không lực Mỹ chắc đã tiến hơn trước rất nhiều. Có gì bảo đảm Pakistan không đem bán các dấu tích kỹ thuật mới trên chiếc trực thăng cho những nước trả giá cao nhất?
Pakistan vẫn là một đồng minh của Mỹ từ khi lập quốc năm 1947. Khi Ấn Ðộ ngả về phía Nga Xô, Mỹ với Pakistan càng thân thiết. Nhờ đứng giữa Mỹ với Trung Quốc cho nên chính phủ Pakistan đã làm môi giới đưa đến cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Nixon và Mao Trạch Ðông vào năm 1972. Nhưng trong việc ngoại giao, mỗi nước vẫn phải lo cho quyền lợi của mình, chứ không ai nhắm mắt chịu làm “đồng chí-anh em” vô điều kiện.
Vì vậy, các lãnh tụ hai nước và những nhà ngoại giao của họ luôn luôn phải đóng trò. Rất thân thiện, rất kính cẩn, nhưng vẫn ngầm đá nhau tận tình. Giám đốc CIA đã nói thẳng rằng họ không hề cho một người nào trong chính phủ Pakistan biết Mỹ đang theo dõi ngôi nhà nghi có bin Laden ở, vì sợ tin tức bị tiết lộ. Nói cách khác: Mỹ không tin Pakistan.
Tất nhiên, chính phủ Pakistan không hề biết trước cuộc đột kích, xuất phát từ Afghanistan. Vụ tấn công này đã được ông Barack Obama báo trước, trong khi đang chuẩn bị tranh cử tổng thống, năm 2007; lúc đó không ai tin chuyện sẽ thành sự thật. Sau khi đem máy bay trực thăng xâm nhập một nước đồng minh mà không báo trước, bắn, giết mấy người rồi đem 2 xác chết đi, tới nay chính phủ Mỹ vẫn chưa chính thức xin lỗi chính quyền Pakistan và dân chúng nước này. Chắc chờ đến một ngày bà Hilarry Clinton đến xứ này sẽ xin tạ lỗi. Ông Obama có thể đã xin lỗi Tổng Thống Asif Ali Zardari trong điện thoại, sau khi quân Mỹ rút đi an toàn, nhưng Pakistan đã mất mặt! Phe đối lập đã lên án chính phủ và hô hào dân biểu tình; nhưng chính phủ Pakistan vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt.”
Ngay ngày hôm sau vụ đột kích, Tổng Thống Pakistan Ali Zardari đã viết trên nhật báo Washington Post, tỏ ý hoan hỉ về việc trừ được ông bin Laden, và kể công chính quyền Pakistan đã giúp Mỹ trong việc tìm kiếm thủ lãnh al Qaeda này trong 10 năm qua. Thủ Tướng Yusuf Raza Gilani thì thanh minh rằng họ không biết nơi bin Laden ở cũng bình thường, vì tình báo cả thế giới từ lâu đã không biết! Bộ Ngoại Giao Pakistan chỉ lên tiếng cảnh cáo Mỹ một cách yếu ớt, rằng “lần sau không được làm như thế nữa!” Chắc sẽ không có lần sau, vì chỉ có một người tên là Osama bin Laden! Báo Dawn ở Pakistan đã coi biến cố vừa qua là một điều sỉ nhục, không khác gì vụ chính quyền Pakistan phải thú nhận đã để cho nhà bác học Abdul Qadeer Khan đi rao bán các kỹ thuật nguyên tử!
Chính phủ Mỹ cũng đồng thanh hát cùng một điệu như ông Ali Zardari. Từ ông Giám Ðốc CIA Leon Panetta, đến bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton, và các phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, đều lên tiếng công nhận Pakistan đã giúp đỡ họ trong công việc chống khủng bố và truy tầm, rồi bắt các thủ lãnh hàng thứ nhì của al Qaeda. Pakistan đã giúp CIA bắt được Ramzi bin al-Shibh trong một cao ốc ở Karachi, bắt Abu Zubaydah tại Faisalbad, và Kalid Sheikh Mohammed, người chỉ huy vụ đánh 11 tháng 9; rồi trao cho Mỹ khai thác. Chính một trong các người này, sau khi bị “nhận nước” vẫn từ chối không khai; nhưng sau khi được phỏng vấn bình thường, đã xác nhận danh tính một “người đưa thư” của bin Laden; mà nhờ đó CIA đã theo dõi anh ta, tìm đến nơi nghi rằng bin Laden trú ngụ. Chính quyền Obama công nhận Pakistan đã bắt giúp Mỹ nhiều tay khủng bố hơn tất cả các quốc gia khác.
Vậy Pakistan là bạn hay là thù? Hay chỉ là bạn với Mỹ nếu có lợi, và sẽ bỏ rơi Mỹ nếu bất lợi? Có thể nói, Pakistan đóng cả hai, hoặc ba vai trò đó. Chính quyền Pakistan cần số tiền Mỹ viện trợ mỗi năm. Họ cũng giúp Mỹ chống al-Qaeda, vì chính nhóm này đã tổ chức nhiều vụ ném bom trong nước họ. Nhưng trong chính quyền, nhất là trong quân đội, có nhiều người có cảm tình với tổ chức Taliban ở Afghanistan. Chính tình báo quân đội Pakistan, viết tắt là ISI, đã dựng lên Taliban, nuôi nhóm này để chống quân Nga trong thập niên 1980, với sự hỗ trợ tiền và vũ khí của CIA và quân đội Mỹ. Tuy nhiên, trong năm qua quân đội Pakistan cũng tấn công đánh đuổi một nhóm quân Taliban, họ từ Afghanistan chạy sang trú ẩn vùng thung lũng Swat, sau khi nhóm này đem thi hành các chính sách cực đoan về tôn giáo đối với dân chúng Pakistan ở đó.
Nhóm Taliban còn liên hệ với chính quyền và quân đội Pakistan vì lý do sắc tộc. Taliban thuộc giống dân Pashtun, chiếm đa số ở Afghanistan; nhưng số người thuộc sắc dân Pashtun ở trong nước Pakistan còn đông hơn ở Afghanistan! Chính phủ Pakistan khó thi hành một chính sách “không tình không nghĩa” với những người thuộc giống Pashtun!
Ông Husain Haqqani, đại sứ Pakistan ở Washington đã viết một cuốn sách về hai nền tảng của nước Pakistan từ ngày lập quốc. Một là quốc gia này được thành lập trên căn bản tôn giáo. Chính vì muốn giữ đạo nên những người Hồi Giáo đã tụ tập thành một quốc gia sau khi được Anh quốc trao trả độc lập. Nền tảng thứ hai là quân đội. Vì lúc nào cũng lo đề phòng với Ấn Ðộ, và muốn “giải phóng” miền Kashmir ra khỏi Liên Bang Ấn Ðộ, cho nên trong đời sống chính trị của Pakistan, quân đội và các tướng lãnh đóng một vai trò quan trọng. Mà trong quân đội thì tổ chức tình báo ISI đóng một vai trò then chốt.
Cả hai nền tảng đó khiến cho các chính quyền Pakistan, từ thời quân phiệt đến nay, luôn luôn đi dây. Một mặt họ muốn giúp Mỹ chống khủng bố, mà chính nước họ cũng chịu cùng hoạn nạn. Mặt khác, họ không muốn mất sự ủng hộ của giới lãnh đạo tôn giáo, kể cả những người quá khích, nhất là khi nhiều người trong quân đội có cảm tình với nhóm Taliban. Cuốn sách của Ðại Sứ Husain Haqqani, xuất bản năm 2005 khi ông còn là một người đối lập chống chính phủ của Tướng Musharraf, đã kết luận rằng chỉ khi nào Pakistan thực sự dân chủ hóa thì vấn đề chống khủng bố ở nước này mới giải quyết được.
Vụ hạ sát Osama bin Laden khiến nhiều người Mỹ đặt câu hỏi: Chính phủ Pakistan có chứa chấp Osama bin Laden hay không? Tại sao chính phủ Mỹ đã viện trợ cho Pakistan 2 tỷ đô la một năm để tiễu trừ khủng bố, để truy lùng thủ lãnh nhóm al-Qaeda, mà họ lại phản bội như vậy? Rồi bây giờ tại sao Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ?
Một sự thật không thể chối cãi được là nước Mỹ vẫn cần quân đội Pakistan giúp để tiêu trừ những nhóm khủng bố trong hai nước, Pakistan và Afghanistan. Muốn giảm bớt số tiền viện trợ 2 tỷ Mỹ kim một năm, câu hỏi mà nước Mỹ nên đặt ra là có nên tiếp tục cuộc chiến tranh ở Afghanistan hay không? Có người nói: Quân đội Mỹ và NATO tiến vào nước này để truy bắt bin Laden và tiêu diệt nhóm al-Qaeda. Nay mục tiêu thứ nhất đã đạt được, bin Laden đã chết. Còn mục tiêu thứ hai sẽ là một vấn đề lâu dài, mà chiến tranh không phải là giải pháp duy nhất cũng như không phải là tốt nhất. Nước Mỹ đã chi tiêu 450 tỷ đô la trong 10 năm qua ở Afghanistan. Sẽ tiếp tục tiêu với một tốc độ cao hơn, vì quân số Mỹ ở đó đã tăng, từ trung bình 40,000 người lên thành 80,000, và trong năm 2011 có thể còn tăng thêm nữa.
Nước Mỹ không thể từ bỏ Pakistan nếu còn muốn giúp chính phủ Afghanistan. Cứ để yên, Pakistan sẽ làm ngơ cho quân Taliban tấn công và lật đổ chính quyền của Tổng Thống Karzai, và tái lập một chế độ thần quyền ở xứ này. Có nhà chính trị nào ở Mỹ dám đánh cá rằng dù Afghanistan lọt trở lại dưới một chính quyền Taliban thì phong trào khủng bố của những người Hồi Giáo quá khích cũng không nguy hiểm hơn hay không? Cho tới nay, chưa có ai cả. Cho nên số phận hai nước Mỹ và Pakistan vẫn còn bị ràng buộc không thể bỏ nhau được!
Ngô Nhân Dụng
As photographs of the wreckage left behind at Osama bin Laden’s million-dollar Abbottabad compound continue to surface, aviation experts are speculating that the U.S. military deployed a custom stealth version of the famous Black Hawk helicopter in its operation to execute the terrorist leader.
According to a retired special operations aviator speaking with the Army Times, Navy SEALs utilized a “radar-evading variant of the special operations MH-60 Black Hawk” to complete the mission.
The top-secret helicopter model was supposedly modified to minimize detection and reduce rotor noise.
“Images of the wreckage of a helicopter that reportedly crashed during the operation, apparently due to an undisclosed technical malfunction, do not conform to any types that are known to be in service with the US military or in development,” IHS Jane’s reported.
Experts believe that special operations officers attempted to demolish the aircraft after it suffered damages during the mission, and although they were largely successful, explosives left the helicopter’s tail boom, tail rotor assembly and horizontal stabilizers intact.
“No wonder the team tried to destroy it,” Aviation Week said, adding that although the aircraft used for the mission does appear to be classified, “stealth helicopter technology in itself is not new and was applied extensively to the RAH-66 Comanche.”
The U.S. military introduced the classic Black Hawk in 1979.