About the author

Related Articles

4 Comments

  1. 1

    Người Quan Tâm

    Xin tác giả giải thích giùm:

    1. Thế nào là “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” và những tiêu chí của nó.
    2. LƯƠNG TÂM TẬP THỂ là gì?

  2. 2

    Đỗ Kim Thêm

    Thưa Ông,

    Cám ơn ông đã quan tâm đến bài viết của tôi. Tôi xin phép được phúc đáp như sau:

    1. Đạo đức cách mạng

    Từ khái niệm đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh thay bằng một nội dung đạo đức cách mạng để định hướng chính trị đạo đức và kêu gọi mỗi người Việt Nam hành động trong hoàn cảnh đấu tranh trước đây. Những chuẩn mực chung gồm những điểm sau:

    Một là trung với nước hiếu với dân, thay cho trung với vua và hiếu với cha mẹ.

    Hai là thái độ của người cách mạng yêu thương con người, nhất là người cùng khổ, phải biết làm cho phần tốt con người nảy nở và phần xấu mất đi, giúp người phản lại Tổ quốc và nhân dân tiến bộ chứ không trù dập.

    Ba là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Cần: lao động cần cù, siêng năng; có kế hoạch, sáng tạo và năng suất cao; Kiệm: tiết kiệm sức lao động,thì giờ, tiền của của dân, của nước và của bản thân mình; Liêm: giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân; Chính: thẳng thắn, đứng đắn và Chí công vô tư: đừng nghĩ đến mình trước, phải lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ.

    Bốn là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản với các dân tộc bị áp bức và với nhân dân lao động các nước.

    2. Lương tâm tập thể

    Còn gọi là ý thức tập thể, một khái niệm được Emile Durkheim (1858-1917) sử dụng lần đầu tiên trong sách giáo khoa xã hội học, một quan điểm chung về đạo đức, phong tục hay niềm tin cho toàn xã hội do sự giáo dục từng cá nhân trong xã hội mà tạo thành.

    Dù là khái niệm chung nhưng lại có nhiều đặc trưng khác nhau tùy điều kiện hay tình huống trong xã hội. Ý niệm tương phản của lương tâm tập thể là cưõng chế tập thể mà Durkheim cho là cá nhân bị ràng buộc theo quy luật xã hôi.

    Theo Durkheim có ba đặc điểm tạo nên cấu trúc xã hội là tính tổng quát (áp dụng chung cho toàn thể), ngoại quan (không lệ thuộc vào cảm nhận của từng cá thể) và cưỡng chế (bị trừng phạt khi đi ngược quy luật).

    Khái niệm Đạo đức Cách mạng đều có trong sách giáo khoa của Việt Nam và khái niệm Luơng tâm tập thể đều có trong các sách về xã hội học hay đạo đức học loại nhập môn, bất cứ ngôn ngữ nào tại các nước phương Tây. Hy vọng ông sẽ tìm thấy dể dàng các loại sách này để tham khảo.

    Trân trọng

    Đỗ Kim Thêm

    [Diễn Đàn Việt Thức trân trọng thông báo: Phần trả lời này là ý kiến riêng tư của tác giả Đỗ Kim Thêm. Diễn Đàn Việt Thức sẵn sàng đăng và đối chiếu những phản hồi của quý độc giả và của những ai có ý kiến bổ túc, chỉnh đốn tiếp nối]

  3. 3

    Người Quan Tâm

    Thưa ông Đỗ Kim Thêm,

    Xin cám ơn ông đã phúc đáp. Nội dung của “Đạo đức cách mạng” — như ông đã giải thích — thật ra là những giáo điều mà đảng viên cộng sản phải tuân thủ. Nội dung đó, ĐCSVN bây giờ gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”.

    Thực tiễn cách mạng ở Việt Nam trước sau chỉ là cách mạng vô sản do ĐCSVN chủ trương và tiến hành qua hai giai đoạn:

    1. Giai đoạn đầu, dưới danh nghĩa Việt Minh, là cuộc kháng chiến dành Độc Lập 1946-1954 (còn có mỹ từ là “cách mạng dân tộc”) được Trung Cộng viện trợ tối đa mà hệ lụy còn khiến ĐCSVN điêu đứng cho đến ngày nay. “Hiếu với dân” cái nỗi gì khi hàng chục vạn “địa chủ” bị sát hại thê thảm trong Cải Cách Ruộng Đất? Khi trí thức, văn nghệ sĩ bị đàn áp, trù dập trong vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”?
    2. Giai đoạn hai kết thúc cuộc Cách Mạng Vô Sản qua việc cưỡng chiếm Miền Nam và áp đặt “Vô Sản Chuyên Chính” trên toàn cõi Việt Nam. Đánh tư sản mại bản, bần cùng hóa nhân dân, đẩy hàng trăm ngàn người vào lao tù đói khổ là “yêu thương con người”? Đó là đạo đức cách mạng?

    Tôi xin vắn tắt: không có cái gì gọi là “lương tâm tập thể” cả. Đó chỉ là ý chí áp đặt của những người lãnh đạo ĐCSVN mà thôi. Cho tôi xin lỗi nếu những điều viết trung thực trên đây làm ông phật lòng. Bài viết “Thượng Tôn Pháp Luật” cũng như lời giải đáp “bài bản” của ông không làm ai hài lòng cả. Đọc qua, ai cũng biết căn cước đích thật của người viết. Xin chào ông.

  4. 4

    Đổ Kim Thêm

    Thưa Ông,

    Ông đặt vấn đề tìm hiểu khái niệm, nên tôi tự giới hạn trong nhu cầu này và chỉ sao chép lại khái niệm đã có trong sách giáo khoa để trả lời trong khuôn khổ của một phản hồi ngắn gọn mà không đi sâu phê bình về giá trị các khái niệm này. Tôi đồng ý những thí dụ mà ông nêu ra, vì đó là một sư thật lịch sử mà không ai tranh cải.

    Căn cước của người viết không phải là một nội dung quan trọng liên hệ đến chủ đề của tiểu luận. Dĩ nhiên độc già có quyền tìm hiểu và hy vọng hay thất vọng về tác giả. Với sự dè dặt tôi trộm nghỉ rằng ông đã nhân danh đa số độc giả mà đặt vấn đề căn cước và sự thất vọng này.

    Tôi xin phép chấm dứt thảo luận vấn đề khái niệm, vì tôi cho là đã sáng tỏ và vấn đề căn cước, vi tôi cho là không cần thiết. Tôi không muốn tiếp tục đem đến cho ông những điều phiền nảo và thất vọng nào khác khi thảo luận, đó là thành tâm của tôi. Mong ông hoan hỷ cho.

    Tôi rất lấy làm tiếc là tiểu luận và phúc đáp của tôi không làm cho riêng cá nhân ông hài lòng và hy vọng là chúng ta sẽ có cơ hội để học tập nhau.
    Trân trọng
    Đỗ Kim Thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.