Courage in the Face of Disaster
Many foreigners have fled Tokyo. But the Japanese are facing the ongoing threat posed by the Fukushima nuclear power plant with a mixture of concern and equanimity. Their faith in the country’s ability to overcome is unfazed.
For reasons of data protection and privacy, your IP address will only be stored if you are a registered user of Facebook and you are currently logged in to the service. For more detailed information, please click on the “i” symbol.
The Shinkansen looks like a glowing, wingless dragon on rails as it pulls away from platform 25 in the Osaka train station on this early morning just after sunrise. Train attendants in starched uniforms and white gloves offer the bullet train passengers refreshments.
But the train is far from full. It is headed north — to Tokyo.
The previous day, the Japanese capital was shaken by yet more aftershocks. Reports of drinking water contaminated with radiation — to the point that tap water can no longer be used to prepare infant formula — also unsettled the population. More than two weeks after a magnitude 9.0 earthquake and the resulting tsunami struck the northeastern coast of the island of Honshu, more than 27,000 people have been reported dead or missing. The crippled reactors at the Fukushima nuclear power plant continue to spew steam and smoke.
Bad news, in other words, for the taciturn, dark-suited passengers as they rocket up the coast at speeds of up to 300 kilometers per hour (188 mph) to their jobs in Tokyo. Out the window, the last few houses on the outskirts of Osaka, population 2.7 million, slip by. These days, those who have a choice stay in the city.
Osaka, on Japan’s Pacific coast, is in high demand these days — not unlike a seat in a plane’s emergency exit row. You’re on board, but ready to bail out at any time. The city is some 600 kilometers (375 miles) from the ongoing nuclear catastrophe at Fukushima, and has an international airport and frequent high-speed trains on offer.
The First to Leave
Foreigners, heeding entreaties and warnings from home, were among the first to leave Tokyo. The embassies of Germany, Austria and Switzerland temporarily moved to Osaka, as did employees of several international companies. Since then, they have been watching Japanese television from a safe distance — the images of stalwart earthquake victims surrounded by mountains of debris, or of smiling mothers using bottled water to prepare infant formula. From Osaka, they are scenes from a nightmare in a different world.
The passengers peruse the morning newspapers as the train shoots past the old imperial city of Kyoto. The news isn’t good: radioactive contamination in the ocean; problems with the electricity supply resulting from 20 percent of Japan’s nuclear electricity production being out of commission; and the troubles of Japanese companies. Toyota alone has reduced production by 10,000 cars a day.
There is, however, a message between the lines. Those who run away from such problems, those who seek to wait them out in Osaka, must be a gaijin — a non-Japanese or outsider. Someone who doesn’t understand that now, more than ever, every cog in the wheel counts. Someone who shirks his responsibility while a hero like fireman Nakamura Junichiro risks his life to cool down the reactors in Fukushima.
The Shinkansen reaches the Tokyo train station at 9:43 a.m. sharp. The pulse of the capital is beating regularly but more slowly than normal. The streets are not as crowded as usual, and ticket machines at some metro stations are out of service, as part of a general effort to conserve electricity. In the bars of the Shinjuku business district, office workers stare at television screens showing hourly updates from the disaster region. Normally, reports on the imminent cherry blossom season would dominate the airwaves at this time of year.
There is not a single person protesting on the streets in the entire city.
Little Evidence of Panic
This is striking given that the Japanese are fully aware that Fukushima could ultimately turn into another Chernobyl. But the warnings become louder the further one travels from the disaster zone: in far-away Europe or the United States. In Greater Tokyo, home to 35 million people, as in the rest of the country, there is little evidence of panic.
The possibility of nuclear disaster was never truly an issue in Japan. Memories of earthquakes and wars, tsunamis and typhoons, on the other hand, are passed down from generation to generation. It is almost as if the constant cycle of destruction and rebuilding were part of the national mythology. Much of Tokyo was destroyed in a 1923 earthquake and again during US air raids in 1945. In the same year, American atomic bombs destroyed most of Hiroshima and Nagasaki. But after each tragedy, including the 1995 Kobe earthquake that claimed 6,400 lives, Japan has rebuilt anew.
The destructive forces of nature, writes Asia expert Ian Buruma, are “to a certain extent part of Japanese culture.” This creates fertile ground for a Japanese fatalism that has developed throughout history and culminates in the expression “shikata ga nai,” meaning “it can’t be helped.” A further product is the widespread belief that nothing beautiful on Earth is permanent and that the Japanese people must close ranks in times of national disaster.
Japan’s political leaders serve as the physical embodiment of this disposition when they appear before the cameras in perfectly clean, always freshly pressed blue overalls, dressed up as the foremen of the nation — even as they serve up only fragments of the truth to their people. They are the mirror images of a successful system that seems to have outlived itself long ago.
‘Generation of Parasites’
The world’s third-largest economic power now has the largest national debt of any industrialized nation, at 200 percent of the country’s gross domestic product. The Liberal Democratic Party (LDP), which ruled Japan for more than half a century before the Democratic Party of Japan (DPJ) and current Prime Minister Naoto Kan came into power in 2009, left behind an aging society plagued by rural flight, youth unemployment and nepotism.
Nevertheless, the Japanese have been reluctant to express anger against the ruling class, which includes those in power and their allies in key positions in the economy, and managers in companies like TEPCO, the electric utility responsible for the damaged reactors in Fukushima.
It doesn’t seem to be the young Japanese who see the current tragedy as a watershed — certainly not those who stroll, neatly dressed, through Tokyo’s hip shopping district of Harajuku; the boys looking androgynous with their manga haircuts and the girls carefully made up to look almost like dolls. Even with a northwest wind blowing rain in from Fukushima, they stroll past shop windows, about one in three wearing a face mask — to protect against pollen, not radioactivity.
These children of hardworking parents, widely discredited as an apolitical “generation of parasites,” are only a symptom of what Tokyo’s controversial governor, Shintaro Ishihara, recently criticized as a rampant decline in values when he said that his fellow Japanese had succumbed to egoism. “The tsunami represents a good opportunity to cleanse this greed, and one we must avail ourselves of,” he said. “Indeed, I think this is divine punishment.”
Japan’s ‘Most Difficult Hour’
Even if he later apologized, it stands to reason that the 78-year-old Ishihara, who is running for reelection, is trying to attract votes with his tirades. Nevertheless, his voice pierces the leaden silence that has descended on the country. It was none other than Ishihara who lodged a protest with the prime minister last week over allegations that Tokyo firefighters had been forced to engage in perilous work at the Fukushima reactors and threatened with penalties if they did not cooperate.
The official accused of making the threat, Economy, Trade and Industry Minister Banri Kaieda, reacted promptly. His carefully worded response sounded like a typically Japanese confession coupled with the simultaneous request that he be allowed to remain in office. “If my remarks offended firefighters,” Kaieda said, “I would like to apologize.”
If anything, it was not the minister’s remarks that had injured Lieutenant Nakamura Junichiro but the radiation that is said to have leaked from the particularly dangerous Reactor 3 in Fukushima. Junichiro was standing 25 meters (82 feet) away.
He is an amiable, 45-year-old man, married with one daughter and, for the last six years, a proud member of “Hyper Rescue,” an elite unit of the Tokyo fire department. Junichiro arrives at the Fukushima nuclear power plant nine days after the tsunami struck the coast with waves 14 meters (46 feet) high. He is wearing a helmet, a measuring device around his neck and a white radiation suit made of polyethylene.
‘My Duty’
He and five other firefighters lay hoses down to the coast and bring the pumps into position until, finally, seawater rains down on the overheated reactors. The device around Junichiro’s neck registers a radiation load of 16 millisievert after 80 minutes. Although this is six times as much radiation as the average person absorbs in an entire year under normal circumstances, it is still only a fraction of the recently-adjusted limits that apply to technicians and workers deployed at the reactor.
Junichiro says that he did not hesitate for a second before doing his part. “It was not my choice, but I wanted to go there. This is the most difficult hour for Japan. It was my duty.”
The news last Friday that the containment vessel for Reactor 3, where Junichiro was working, could be damaged caused a stir. While the plant’s operators struggled to respond, Prime Minister Kan decided, as a precaution, to address the people on television. He said that he wanted to thank all those who were “risking their lives” in Fukushima, including firefighters, soldiers and technicians.
It remains disconcerting, however, that in the land of software engineers and robot designers, no one knows exactly what the selfless men on the front lines in Fukushima are up against. Even Robert Gale, the American doctor whom the Soviet government under then-President Mikhail Gorbachev invited to examine Chernobyl victims, and who is now being treated in Tokyo as something of a living nuclear oracle, doesn’t know.
Gale says that for now Japan is pursuing “prevention instead of treatment.” Although the scope of the disaster is unknown, it is clear that “the spent fuel rods are the main problem.” He adds that he would have to inspect the crippled plant to arrive at a more accurate assessment of the situation.
100 Times Higher than Normal
Professor Mikiso Iwasa, 82, isn’t quite as concerned with seeing the disaster first hand. Sitting in his modest office in downtown Tokyo, Iwasa tells the story of how he, as a young man, survived the flaming inferno in his native Hiroshima by submerging himself in a water-filled reservoir. He is one of the Hibakusha, the Japanese term for the survivors of the American atomic bomb attacks. He devoted the rest of his life to the fight against nuclear weapons.
The obliteration of Hiroshima and Nagasaki marked the beginning of the atomic age, and not just for Iwasa. But what will Fukushima come to signify? “Mankind knows what radiation is, and we Hiroshima survivors know it particularly well,” says the old professor, smiling as he pushes aside the rest of his sushi lunch. “I am convinced that the Japanese government knows more of the truth about Fukushima than it is willing to admit.”
Explanations, for example, for the radioactivity measurements in the Pacific that found levels up to 100 times higher than normal in some spots have been lacking. So too has information about the workers who were exposed to radiation levels in standing water that were 10,000 times higher than normal last Thursday. Government circles in Tokyo are offering only the bare minimum of information. Even the director-general of the International Atomic Energy Agency (IAEA), Yukiya Amano, who formerly led the Disarmament, Nonproliferation and Science Department at the Japanese foreign ministry, has been tight-lipped.
For the time being, Tokyo appears to have accepted its fate, no matter what happens. The vendors at the city’s famous Tsukiji fish market staunchly refuse to reveal where their fresh seafood comes from, although chef Dobashi at the Sushi-Dai Restaurant around the corner seems unperturbed as he slices through bonito as soft as butter. The counter in front of him is full of diners. Restaurants are reacting flexibly, he says. “We are now taking more fish from the far north, from Hokkaido.”
Unflappable Faith
The real changes that have taken place in the Japanese capital only become evident after nightfall, when the neon signs are shut off because of power shortages, when traditional shops in the downtown area close three hours earlier than normal, and when life comes to a standstill on the outskirts of the city.
It is there that the skeleton of a giant structure stands — one which towers over every other building in this country: the Tokyo Sky Tree, being constructed at a cost of more than half a billion euros, a telling example of the unflappable faith of the Japanese in the greatness of their country and nation.
When the earth shook in Tokyo on March 11, the construction cranes swayed high up on the Sky Tree. Eight days and a few safety inspections later, the developers announced that they had reached the targeted height. At 634 meters (2,080 feet), the Sky Tree is now the second-tallest freestanding structure in the world.
It is an exclamation mark created by human hands in the middle of an earthquake zone.
Walter Mayr
Can đảm đối mặt với thảm họa
Nhiều người nước ngoài đã rời bỏ Tokyo. Nhưng người Nhật đang đối mặt với mối đe dọa đang tiếp diễn đặt lên nhà máy hạt nhâ Fukushima với sự trộn lẫn lo âu và bình thản. Niềm tin của họ vào khả năng vượt qua của đất nước không hề suy suyển.
Shinkansen trông như một con rồng sặc sỡ không có cánh trên những đường ray khi nó lao đi từ sân ga 25 của nhà ga xe lửa Osaka trong buổi sáng sớm hôm nay ngay sau lúc mặt trời mọc. Nhân viên phục vụ trên tàu cứng nhắc trong các bộ đồng phục và đeo găng tay trắng đi mời khách đồ ăn thức uống.
Nhưng đoàn tàu thưa khách. Nó đang thẳng hướng lên phía bắc – đến Tokyo.
Ông cùng với năm chiến sĩ cứu hỏa khác đặt những ống mềm xuống bờ biển và đưa các bơm vào vị trí, cho đến khi, cuối cùng, nước biển chảy rào rào xuống các lò phản ứng bị quá nhiệt. Dụng cụ đeo quanh cổ Junichiro ghi được mức phóng xạ 16 millisievert sau 80 phút. Mặc dầu đấy là mức phóng xạ cao hơn sáu lần so với mức một người bình thường hấp thụ trong cả năm dưới những điều kiện bình thường, nó vẫn chỉ là một phần nhỏ của giới hạn mới được điều chỉnh gần đây áp dụng cho các kỹ thuật viên và công nhân làm việc ở lò phản ứng.
Sự hủy diệt Hiroshima và Nagasaki đánh dấu sự mở đầu của thời đại nguyên tử, và không chỉ đối với Iwasa. Nhưng rồi Fukushima sẽ có ý nghĩa gì? “Loài người biết phóng xạ là gì, và chúng tôi những người sống sót qua Hiroshima đặc biệt biết rõ.” Vị giáo sư già mỉm cười nói khi ông đẩy đĩa sushi bữa trưa của ông sang một bên. “Tôi tin rằng chính phủ Nhật Bản biết nhiều sự thật về Fukushima hơn nó sẵn lòng thú nhận.”
Ngày hôm trước, thủ đô đã rung động vì những dư chấn mới. Các báo cáo về nước uống bị nhiễm phóng xạ – đến mức mà nước máy không thể dùng để pha sữa cho trẻ em nữa – cũng làm cho cư dân xao động. Hơn hai tuần sau khi trận động đất mạnh 9,8 độ và cơn sóng thần kéo theo nó tàn phá miền bờ biển đông bắc đảo Honshu, theo báo cáo hơn 27.000 người đã chết hoặc mất tích. Các lò phản ứng bị tàn phá ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima lại tiếp tục nhả khói và hơi nước.
Nói cách khác, đó là những tin buồn cho những người khách lầm lì trong những bộ đồ mầu xẫm khi họ lao nhanh đến bờ biển với tốc độ đến 300 km/giờ để làm việc ở Tokyo. Bên ngoài cửa sổ, những ngôi nhà ít ỏi cuối cùng trên vùng ngoại ô Osaka, dân cư 2,7 triệu, lướt nhanh qua. Những ngày này, những ai ở lại thành phố này là có lựa chọn.
Osaka, trên bờ biển Thái Bình Dương Nhật Bản – được yêu cầu nhiều những ngày này – chẳng khác gì một ghế trong hàng ghế thoát hiểm trên máy bay. Anh lên máy bay rồi, nhưng sẵn sàng ra bất cứ lúc nào. Thành phố này cách thảm họa hạt nhân đang tiếp diễn ở Fukushima khoảng 600 kilomet, và có một sân bay quốc tế và những chuyến tàu cao tốc giảm giá.
Người đầu tiên ra đi
Những người nước ngoài, lưu ý đến những lời khẩn nài và cảnh báo từ nhà, là những người đầu tiên rời khỏi Tokyo. Các đại sứ Đức, Áo, và Thụy Sĩ tạm thời dời đến Osaka, cũng như nhân viên của nhiều công ty quốc tế. Từ lúc đó, họ luôn theo dõi truyền hình Nhật từ một khoảng cách an toàn – những hình ảnh của các nạn nhân cuộc động đất mạnh được vây bọc bởi hàng núi mảnh vụn, hay những người mẹ mỉm cười dùng nước đóng chai pha sữa cho con. Từ Osaka, chúng là những hoạt cảnh từ một cơn ác mộng trong một thế giới khác.
Các hành khách đọc kỹ các báo buổi sáng, khi con tàu lao vụt qua cố đô Kyoto. Tin tức không mấy tốt lành: ô nhiễm phóng xạ trên biển; các vấn đề về cung cấp điện do 20 phần trăm sản xuất điện hạt nhân ở Nhật Bản đang ngừng hoạt động; và những rối loạn trong các công ty Nhật Bản. Riêng Toyota đã giảm sản xuất 10.000 xe con mỗi ngày.
Tuy nhiên, vẫn có một thông điệp giữa các dòng chữ. Những người trốn chạy khỏi các vấn đề như thế, những người ngồi ở Osaka để đợi cho chúng qua đi, chắc chắn là một gaijin – một người không-Nhật hay người ngoài cuộc. Một ai đó không hiểu rằng bây giờ hơn bao giờ hết, mỗi cái răng trong một bánh răng đều có giá trị. Một ai đó né tránh trách nhiệm của mình trong khi một anh hùng như Nakamura Junichiro liều thân để làm nguội các lò phản ứng ở Fukushima.
Con tàu Shinkansen đến ga Tokyo lúc 9 giờ 43 sáng. Mạch của thủ đô đang đập đều nhưng chậm hơn bình thường. Các đường phố không đông đúc như thường lệ, các máy bán vé tại một số ga xe điện ngầm không làm việc, như một phần của cố gắng chung tiết kiệm điện. Trong các quầy hàng ở quận buôn bán Shinjuku, nhân viên công sở nhìn chằm chằm vào màn hình vô tuyến đang đưa tin tức cập nhật từng giờ từ khu vực thảm họa. Bình thường mọi năm vào thời điểm này, các báo cáo tường thuật về mùa hoa anh đào đã tràn ngập các làn sóng điện.
Trong cả thành phố không hề có một người biểu tình phản đối.
Ít có dấu hiệu hoảng loạn
Điều này thật đáng kinh ngạc nếu ta lưu ý rằng người Nhật hoàn toàn biết rõ rằng Fukushima cuối cùng có thể biến thành một Chernobyl mới. Nhưng những cảnh báo càng lớn tiếng thì người ta càng chạy đi xa hơn khỏi các vùng thảm họa: đến tận châu Âu xa xôi và đến tận Hoa Kỳ. Ở Tokyo lớn hơn, nơi trú ngụ của 35 triệu người, giống như các vùng khác của đất nước, ít có chứng cứ hoảng loạn.
Khả năng xảy ra một thảm họa hạt nhân chưa bao giờ là một vấn đề thật sự ở Nhật Bản. Mặt khác, ký ức về những trận động đất và chiến tranh, sóng thần và bão tố, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dường như cái chu trình không đổi phá hủy và dựng xây này là một phần của huyền thoại dân tộc. Phần lớn Tokyo đã bị phá hủy trong một trận động đất năm 1923 và một lần nữa trong các cuộc oanh tạc của không quân Hoa Kỳ năm 1945. Trong cùng năm ấy, những trái bom nguyên tử Mỹ đã phá hủy phần lớn Hiroshima và Nagasaki. Nhưng sau mỗi bi kịch, kể cả trận động đất Kobe năm 1995 làm chết 6.400 người, Nhật Bản lại xây dựng lại.
Nhà chuyên gia về châu Á Ian Buruma viết, các lực lượng phá hủy của thiên nhiên “trong một chừng mực nhất định là một phần của văn hóa Nhật Bản.” Điều này tạo ra mảnh đất màu mỡ cho một thuyết định mệnh Nhật Bản đã phát triển xuyên suốt lịch sử và lên đến cực điểm trong thành ngữ “shikata ga nai” có nghĩa là “chịu chết, không làm gì được.” Một sản phẩm khác là niềm tin phổ biến rằng không có cái gì đẹp trên trái đất này là vĩnh cửu, và rằng nhân dân Nhật Bản phải xiết chặt hàng ngũ trong những thời khắc nguy khốn của thảm họa quốc gia.
Các lãnh đạo chính trị Nhật Bản là hiện thân vật chất của thiên hướng này khi họ xuất hiện trước ống kính camera trong những bộ đồ bảo hộ lao động màu xanh cực kỳ sạch và luôn được là ủi phẳng phiu, ăn mặc như những đốc công của dân tộc – ngay cả khi họ chỉ cung cấp những mảnh vụn của sự thật cho nhân dân của họ. Họ là hình ảnh phản chiếu của một hệ thống thành công dường như đã vượt qua chính nó từ lâu.
“Một thế hệ ăn bám”
Cường quốc kinh tế lớn thứ ba thế giới này nay đã là nước nợ nhiều nhất trong tất cả những nước công nghiệp phát triển, với 200 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản trong hơn nửa thế kỷ trước khi đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) và đương kim Thủ Tướng Naoto Kan lên nắm quyền năm 2009, để lại đằng sau một xã hội già nua bởi nạn chạy khỏi nông thôn, thanh niên thất nghiệp và thói cậy thân cậy thế.
Tuy nhiên, người Nhật vẫn ngại biểu lộ tức giận đối với giai cấp thống trị, bao gồm những người trong chính quyền và các đồng minh của họ trong những vị trí then chốt trong kinh tế, và những người điều hành trong những công ty như TEPCO, công ty điện lực chịu trách nhiệm về những lò phản ứng bị phá hủy ở Fukushima.
Có vẻ như giới trẻ Nhật Bản không coi thảm họa hiện nay là một bước ngoặt – chắc chắn là những ai áo quần tươm tất đi dạo trên những đường phố buôn bán của quận Harajuku Tokyo; những cậu trai trông như pêđê với những kiểu đầu manga và những cô gái son phấn trang điểm kỹ lưỡng trông gần như những búp bê, thì lại càng không. Ngay cả khi những cơn gió tây bắc thổi từ Fukushima mang theo mưa, họ vẫn dạo bước qua các cửa hiệu, khoảng một phần ba mang mặt nạ – để phòng ngừa phấn hoa, không phải phóng xạ.
Những đứa con này của các bậc cha mẹ siêng năng làm lụng, mang tiếng là “thế hệ ăn bám” phi chính trị, chỉ là một dấu hiệu của những gì mà thống đốc Tokyo, Shintaro Ishihara, con người luôn gây nhiều tranh cãi, gần đây phê phán như một sự xuống dốc các giá trị đạo đức, khi ông nói rằng những đồng bào Nhật này của ông đã đầu hàng chủ nghĩa vị kỷ. “Cơn sóng thần là một dịp tốt để tẩy rửa thói tham lam này, và chúng ta phải lợi dụng nó,” ông nói. “Thật tình, tôi nghĩ nó là sự trừng phạt của thánh thần.”
Thời khắc khó khăn nhất của Nhật Bản
Cho dù sau đó ông đã xin lỗi, việc cho rằng ông già Ishihara 78 tuổi, hiện đang vận động tái cử, đang cố gắng lôi kéo cử tri bằng lời chỉ trích này nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, giọng nói của ông chọc thủng cái im lặng nặng nề đã bao trùm đất nước. Không có ai khác là Ishihara đã giáng một đòn phản đối Thủ tướng trong tuần trước, về những cáo buộc rằng các lính cứu hỏa Tokyo đã bị bắt buộc phải dấn thân vào công việc hiểm nghèo ở các lò phản ứng Fukushima và bị đe dọa trừng phạt nếu họ không hợp tác.
Vị quan chức bị lên án vì đã đưa ra lời đe dọa là Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Banri Kaieda, phản ứng ngay lập tức. Câu trả lời của ông với lời lẽ thận trọng như một lời thú tội điển hình của người Nhật, cùng với yêu cầu đồng thời cho phép ông được ở lại cương vị cũ. “Nếu những lời lẽ của tôi xúc phạm đến các chiến sĩ cứu hỏa,” Kaieda nói, “Tôi xin được nói lời xin lỗi”
Nếu có điều gì đó đã làm tổn thương Trung úy Nakamura Junichiro, thì không phải những lời lẽ của vị bộ trưởng mà chính là phóng xạ nghe nói rò rỉ từ lò phản ứng số 3 đặc biệt nguy hiểm. Junichiro lúc đó đứng cách lò 25 mét.
Ông là một người đàn ông nhã nhặn, 45 tuổi, có vợ và một con gái, và trong sáu năm qua, là thành viên kiêu hãnh của “Hyper Rescue” một đơn vị tinh hoa của cục cứu hỏa Tokyo. Junichiro đã đến nhà máy điện hạt nhân Fukushima chín lần sau khi sóng thần cao 14 mét đổ vào vùng bờ biển này. Ông đội mũ bảo hiểm, đeo dụng cụ đo quanh cổ và mặc bộ áo liền quần chống phóng xạ màu trắng làm bằng polyethylene.
“Bổn phận của tôi”
Junichiro nói rằng ông không do dự một giây trước khi làm phần việc của mình. “Đây không phải là lựa chọn của tôi, nhưng tôi muốn đến đó. Đây là giờ phút khó khăn nhất của Nhật Bản. Nó là bổn phận của tôi.”
Những tin tức hôm thứ Sáu tuần trước rằng thùng cách ly cho lò phản ứng số 3 , nơi Junichiro đang làm việc, có thể đã hư hỏng gây ra một sự xôn xao. Trong khi người vận hành nhà máy vật lộn để đối phó, Thủ tướng Kan quyết định, như một sự phòng trước, lên nói với nhân dân trên truyền hình. Ông nói rằng ông muốn cám ơn tất cả những ai đang “liều thân mình” ở Fukushima, kể cả các chiến sĩ cứu hỏa, binh lính và những nhà kỹ thuật.
Tuy nhiên, vẫn còn bối rối rằng trong lãnh vực của các kỹ sư phần mềm và các nhà chế tạo robot, không ai biết chính xác những con người quên mình trên tuyến đầu ở Fukushima đang phải đối phó với chuyện gì. Ngay cả Robert Gale, bác sĩ Hoa Kỳ là người được chính phủ Liên Xô dưới thời Tổng thống Gorbachev mời đến để khám cho các nạn nhân Chernobyl, và bây giờ đang được coi như là nhà tiên tri sống về hạt nhân ở Tokyo, cũng không biết.
Gale nói rằng lúc này Nhật Bản đang theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” Mặc dầu phạm vi của thảm họa vẫn còn chưa được biết, những đã rõ rằng “những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng là vấn đề chính.” Ông nói thêm rằng có lẽ ông phải kiểm tra nhà máy bị hư hại này để đi đến một sự đánh giá tình hình chính xác hơn.
100 lần cao hơn bình thường
Giáo sư Mikiso Iwasa, 82 tuổi, không hoàn toàn quan tâm đến việc xem xét trực tiếp thảm họa. Ngồi trong phòng làm việc giản dị của ông ở trung tâm thương mại Tokyo, Iwasa kể câu chuyện về thời trẻ, ông đã thoát chết qua cảnh cháy rừng rực ghê sợ như địa ngục ở thành phố quê hương Hiroshima của ông, bằng cách lặn xuống một bể chứa đầy nước. Ông là một Hibakusha, thuật ngữ Nhật Bản chỉ những người sống sót sau các cuộc đánh bom nguyên tử của Mỹ. Ông hiến dâng phần còn lại của đời mình cho cuộc đấu tranh chống vũ khí hạt nhân.
Chẳng hạn, không có các giải thích về các phép đo phóng xạ ở Thái Bình Dương cho thấy các mức cao hơn bình thường 100 lần tại một số điểm. Và cũng không có thông tin về những người công nhân đã phơi ra trước các mức phóng xạ trong nước đọng cao hơn bình thường 10.000 lần hôm thứ Năm tuần qua. Các giới chức chính phủ ở Tokyo đang chỉ đưa ra những thông tin tối thiểu. Ngay cả Tổng Giám đốc Cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc tế (IAEA), Yukiya Amano, người đã từng lãnh đạo Vụ Giải trừ quân bị, Hạn chế các vũ khí hủy diệt hàng loạt và Khoa học của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cũng mím chặt môi.
Lúc này, Tokyo có vẻ đã chấp nhận số phận của nó, dù điều gì xảy ra. Những người bán hàng ở thị trường cá Tsukiji nổ tiếng của thành phố nhất quyết từ chối tiết lộ hải sản tươi của họ đến từ đâu, mặc dầu đầu bếp Dobashi ở Nhà hàng Sushi-Dai ở góc phố bên kia dường như bình thản khi ông thái lát cá ngừ mềm như bơ. Quầy hàng trước mặt ông đầy những thực khách. Các tiệm ăn phản ứng mềm dẻo, ông nói. “Chúng tôi hiện giờ lấy nhiều cá từ miền Bắc xa xôi, từ Hokkaido.”
Niềm tin điềm tĩnh
Thay đổi thật sự đã diễn ra ở thủ đô Nhật Bản chỉ trở nên rõ ràng sau khi đêm xuống, khi những biển hiệu bằng đèn neon tắt hết vì thiếu điện, khi các cửa hàng truyền thống trong khu trung tâm thương mại đóng cửa sớm hơn bình thường ba giờ, và khi cuộc sống trở nên ngưng đọng trong những vùng ngoại ô của thành phố.
Chính ở đó đứng bộ xương của một cấu trúc khổng lồ – vượt cao hơn tất cả mọi tòa nhà khác trong đất nước này: Tokyo Sky Tree, (cây chọc trời) được xây dựng với kinh phí hơn nửa tỷ ơ rô, một thí dụ ấn tượng về niềm tin điềm tĩnh của người Nhật vào sự vĩ đại của đất nước và dân tộc mình.
Khi đất rung chuyển ở Tokyo ngày 11 tháng Ba, các cần cẩu xây lắp quay vươn cao lên Sky Tree. Tám ngày và một vài cuộc kiểm tra an toàn sau đó, những chuyên gia thiết kế thông báo rằng họ đã đạt được độ cao đề ra. Với chiều cao 634 mét, Sky Tree bây giờ là cấu trúc không có giá đỡ cao thứ hai trên thế giới.
Nó là một dấu chấm than tạo ra bởi bàn tay con người ở giữa một vùng động đất.
Hiếu Tân [chuyển ngữ]