TRỌNG LƯỢNG
VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN
VÀ VIỆT KHANG
Vụ án Đoàn Văn Vương-Đoàn Văn Quý làm chấn động cả nước, có tầm vóc rất lớn, hậu quả tác hại khó lường cho chế độ Hà Nội. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn, cựu bộ đội, thành phần được cho là trung kiên với đảng, nhưng đã bị chính đảng Cộng Sản, thi hành chính sách cướp đoạt đất đai để cưỡng chế ngư trường, được gầy dựng từ mồ hôi và tim óc của một cán bộ phục viên.
Tức nước vở bờ, khiến cho gia đình nạn nhân của chính chế độ mà gia đình ông tin tưởng, phục vụ, cướp mất đi tất cả tài sản và huê lợi sinh sống; cuộc đề kháng bằng vũ khí tự chế với lực lượng hàng trăm công an, như là cuộc khởi nghĩa, đã và đang gây chú ý cả nước, nhất là hàng ngũ bộ đội, cán bộ phục viên hay tại chức, họ lấy đó để rút kinh nghiệm, sau nầy không trở thành nạn nhân của đảng, nếu họ ý thức và đứng lên chống lại chế độ như ở Ai Cập, Lybia, Syria…. Vụ đụng độ bất cân xứng về lực lượng, vũ khí giữa gia đình ông Đoàn Văn Vươn và cả một tập đoàn công an, cán bộ huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phong đã đưa đến cho gia đình nạn nhân thảm trạng vừa mất hết tài sản và bị tù vì tội dám chống lại đảng và nhà nước.
Tuy nhiên, vụ án Tiên Lãng như không cánh mà bay, khắp cả nước và hải ngoại, đương nhiên là Hoa Kỳ và các nước có đặt sứ quán, cũng đã biết rất rõ. Sự kiện nầy khiến cho tập đoàn trung ương đảng quan ngại, vì đây là vụ đàn áp có chủ trương, theo chính sách, có thể đây là mồi lửa, đốt cháy cả khu vực Hải Phòng và lan đi cả nước, như cuộc cách mạng Hoa Lài gần đây.
Không phải tự nhiên mà thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng có sự quan tâm đặc biệt để đến nay trấn an, giải quyết và hứa khắc phục sữa sai, cũng như giả vờ công nhận địa phương làm sai chính sách; nhưng thực ra đây là chính sách cướp đất từ trung ương đảng ban hành, địa phương thi hành. Vụ án Tiên Lãng còn đang sôi động thì vụ nhạc sĩ trẻ Việt Khang bị bắt mới đây, nhưng lại được một số cá nhân, tổ chức ở nước ngoài ào ạt yểm trợ bằng báo chí, truyền hình và vận động chữ ký để gởi đến tổng thống Obama cứu xét.
Thực ra, bài ca của Việt Khang cũng chỉ là bài ca bày tỏ lòng yêu nước, chứ không phải nhờ bài ca nầy mà làm lung chuyển chế độ như vu án Đoàn Văn Vươn. Làm bài ca hoặc là từ năm 1954 đến nay, trong dân chúng có biết bao bài thơ, ca dao, tục ngữ…tố cáo chế độ Cộng Sản, cũng không thể trở thành sức mạnh để làm nên lịch sử. Nhưng vụ nhạc sĩ Việt Khang đã sớm được phổ biến, vận động từ các nhân vật như Trúc Hồ, đài truyền hình SBTN là nơi có cha là Trúc Giang, có công quyên góp tiền với danh nghĩa từ thiện để bổ sung vào kho bạc trữ kim ngoại tệ cho Việt Nam trong thời gian dài.
Một bài ca của nhạc sĩ trẻ Việt Khang, không giống như Nguyễn Trải dùng mật ong vẽ lên lá cây trong công tác vận động quần chúng để chống nhà Minh, thời đại còn chịu ảnh hưởng phong kiến và thiên cơ, nhưng lại được một số người, tổ chức, truyền thông, cùng nhau vận động rộng rải, cả chính giới Mỹ. Tại Huê Kỳ, vụ gián điệp Trung Cộng là John Huang thời tổng thống Bill Clinton đã làm phương hại rất lớn cho nền an ninh và quyền lợi quốc gia, khi tên siêu điệp viên nầy khai thác bản tánh ham tiền, mê gái của một tổng thống đệ nhất siêu cường, đoạn xâm nhập nhiều năm vào Tòa Bạch Cung, tham dự 37 phiên họp tối mật, được bổ nhiệm vào chức vụ phụ tá thứ trưởng ngoại thương và bò lên đến chức vụ là phó chủ tịch đảng Dân Chủ Mỹ. Nhưng khi vụ án nầy mới phanh phui, thì các cơ quan an ninh gộc như C.I.A, F.B.I, sợ mất mặt và nhất là danh dự của một tổng thống, nên chuyện gián điệp bị đánh lạc hướng bằng vụ án lem nhem tình dục giữa ông Bill Clinton và nữ thư ký tập sự Tòa Bạch Ốc Monica Lewinsky, vụ án nầy như là Lê Lai cứu chúa cho nước Mỹ. Chánh giới và các cơ quan an ninh Huê Kỳ đã khéo che đậy vụ án động trời nầy bằng vụ án tình dục lem nhem, nhưng đây là một kinh nghiệm cho nước Mỹ.
Vụ nhạc sĩ Việt Khang cũng có thể là đồng dạng, khi so sánh vụ án Đoàn Văn Vươn-Đoàn Văn Quý, đáng được cổ động tối đa và phải vận động chữ ký càng nhiều càng tốt để trình lên quốc hội Huê Kỳ, trước là tố cáo tội ác cụ thể của đảng qua vụ cướp đất và sau là dùng vụ án Đoàn Văn Vươn để gây áp lực nhân quyền, chi viện, giao thương. Đối với cán bộ, bội đội mà đảng còn đối xử tàn tệ, thì các cơ sở kinh doanh ngoại quốc, nhất là các cơ sở kinh doanh có liên quan đến quyền lợi Mỹ, chắc chắn là không bảo đảm dưới quyền lãnh đạo của tập đoàn đảng CSVN.
Nếu nhạc sĩ Trúc Hồ sớm dùng những chương trình truyền hình, có thu hình và âm thanh, vận động chữ ký gởi lên quốc hội Huê Kỳ và tổng thống Obama, nhờ can thiệp và giúp đỡ gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thì đây là công tác đánh trúng vào mục tiêu, làm cho đảng CSVN sợ hơn là vụ Việt Khang. Giải pháp cuối cùng và khả thi của Việt Khang cũng giống như Nguyễn Chí Thiện, Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy…quốc hội Huê Kỳ can thiệp và đưa đi Mỹ tỵ nạn, là xong, ngòi nổ hay là đóm lửa le lói bị dập tắt do sự tiếp tay của Mỹ.
Nhưng vụ Đoàn Văn Vươn, nếu được quốc hội và chính phủ Huê Kỳ lưu tâm, có đưa ra quốc hội bàn cải, và ra quyết định hay có những biện pháp chế tài kinh tế, gây áp lực nhân quyền….thì đây là điều mà đảng CS sợ và Đoàn Văn Vươn cùng gia đình không bị bức hại qua tòa án nhân dân sau nầy, nhưng làm cho đảng cùng nhà nước nhức nhối khi gia đình nầy vẫn còn sinh sống và có thể trở thành ngòi nổ khi thùng thuốc súng đã có sẵn.
Một cựu bộ đội, có khả năng sử dụng vũ khí, vận động quần chúng và sẵn sàng chống lại chế độ qua lòng căm thù, sẽ nguy hiểm gấp mười lần bài ca của Việt Khang. Trong lịch sử đấu tranh, nhạc sĩ không làm nên cuộc đổi đời, nhưng chính những người dám làm, dám hy sinh mới là động lực đưa đến thành công. Hai vụ án khác nhau về bản chất, trọng lượng, nhưng đã bị lái sang mục tiêu khác. Thay vì vận động tối đa cho Đoàn Văn Vươn, thì lại vận động cho Việt Khang rất mạnh, kể cả chiến dịch vận động chữ ký để trình lên tổng thống, quốc hội Huê Kỳ. Hay là những người vận động có thâm ý: muốn hại Việt Khang khi công nhận nằm trong tổ chức của họ ở nước ngoài và dùng vụ án Việt Khang như là mục tiêu giả để khỏa lấp vụ án Đoàn Văn Vươn, đáng lý phải làm lớn chuyện, vận động trong ngoài, để tạo thành ngòi nổ trong công cuộc giải tán chế độ Cộng Sản.
Tại nước ngoài, nhiều người có tấm lòng, đã hăng hái ký tên để yểm trợ cho Việt Khang, chuyện nầy không sai, nhưng coi chừng bị những kẻ hàng hai, lợi dụng lòng yêu mến quê hương, để lái sang mục tiêu phụ, tránh mục tiêu chánh ở trong nước, trở thành vô ích, sau đó dễ chán nản như đã từng nhìn thấy những nhà đấu tranh xuất ngoại như Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Kim Thành, Nguyễn Chí Thiện.
PHAN ĐÔNG ANH
3 Comments
Dan
Xin chu but VIET THUC xem xet lai bai nay ,co can xoa di de tranh nhung suy nghi lech lac.Cam on
mimosa phương Vinh
‘Một cựu bộ đội, có khả năng sử dụng vũ khí, vận động quần chúng và sẵn sàng chống lại chế độ qua lòng căm thù, sẽ nguy hiểm gấp mười lần bài ca của Việt Khang. Trong lịch sử đấu tranh, nhạc sĩ không làm nên cuộc đổi đời, nhưng chính những người dám làm, dám hy sinh mới là động lực đưa đến thành công. Hai vụ án khác nhau về bản chất, trọng lượng, nhưng đã bị lái sang mục tiêu khá”
Harriet Beecher Stowe với Uncle Tom’cabin(1852) đã châm ngòi cho Civil rights và người ta gọi bà là The first lady of civil rights và chính Tổng Thống Abraham Lincoln đã nói” So you are the little woman who wrote the book that started this great war” và Rosa Parks phản kháng chỗ ngồi dành cho người da màu trên xe Bus cũng đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc thập niên 60. Sức mạnh của những cuộc cách mạng không phải hoàn toàn đều khởi đầu bằng bạo lực hay súng đạn.
Tuỳ theo hoàn cảnh, khả năng mỗi người có những sự phản kháng khác nhau, nhưng mục tiêu chính là biểu lộ lòng công phẩn với chế độ phi nhân, tàn bạo của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Sự hy sinh của ông Đoàn văn Vươn hay của nhạc sĩ Việt Khang đều có giá trị như nhau: hi sinh sinh mạng và sự an toàn của chính đời sống mình. Ai dám bảo đảm là nhạc sĩ Việt Khang không bị tra tấn, đánh đập trong tù.
Chúng ta nên ủng hộ tất cả những sự đấu tranh của đồng bào trong nước vì chính họ là những người vô cùng can đảm, nhiều giọt nước sẽ tạo nên một ly nước, một giòng sông và cả một đại dương.
Cộng sản rất sợ tiếng nói của Văn Nghệ Sĩ cho nên họ mới có tập đoàn văn công để ngày đêm hát ca tụng cho bác và đảng, cho nên mới có vụ án Nhân văn giai phẩm, không ai có thể chối bỏ được sức mạnh của ngòi bút. Nếu có nhiều người trong chúng ta đã kết án Trịnh Công Sơn đã góp phần trong cuộc sụp đổ của miền Nam Việt Nam thì hôm nay tiếng hát Việt Khang là tiếng kêu bi thương của một người dân khi thấy quê hương xứ sở mình đang bị đe dọa bởi kẻ ngoại bang.
Trong khi nhiều nhạc sĩ trong nước thi nhau sáng tác những bản nhạc tình bằng những lời lẽ lập dị, chẳng giống ai (nghe xong chẳng hiểu gì cả) thì chính Việt Khang bằng những câu hát giản dị, đơn sơ đã khơi dậy lòng yêu Quê Hương, xứ sở của hàng triệu con tim Việt trên năm châu, bốn bể. Việt Khang hôm nay đang nằm trong nhà tù Cộng Sản nhưng sẽ có nhiều, rất nhiều Việt Khang khác sẽ cất lên tiếng hát của mình. Đó là niềm hãnh diện tự hào cho dân tộc Việt Nam ta!
Mimosa Phương Vinh
USA