Ngay trước ngày Đại Hội Đảng thứ 11 có xảy ra hai sự kiện chính trị có ý nghĩa gây được sự chú tâm của các nhà theo dõi thời cuộc. Đó là cuộc hội thảo ngày 9-11-2010 của 22 đảng viên cựu lãnh đạo, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia, và cuộc trả lời phỏng vấn của “Tuần Việt Nam” vào ngày 12-12-2010 của ông Nguyễn Văn An, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên trưởng Ban Tổ chức Đảng, nguyên Chủ tịch Quốc hội, và là con chim đầu đàn của Nhóm 22 trên.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một thành viên chủ chốt của nhóm, mục đích của cuộc hội thảo là cất lên một tiếng nói đối lập, chứ không phản kháng, với Đảng Cộng sản. Những ý kiến sau đây đã được đưa ra như “cái gọi là chủ nghĩa cộng sản đã là ảo tưởng rồi”, “phải xây dựng hiến pháp mới”, “phải xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: lãnh đạo ai? Ai cho quyền anh lãnh đạo? Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta chứ không lừa được thực tiễn đâu!”
Rõ ràng đó là những ý kiến chống Đảng, đòi thay đổi chính thể xuất phát từ thành phần đại diện cho kiến trúc thượng tầng của Đảng. Đó là ly khai của ly khai, sự tự phủ nhận mình là người cộng sản. Nó tạo ra một sự rạn nứt trầm trọng trong nội bộ Đảng mà theo chúng tôi chỉ có thể giải quyết bằng cách xoá bỏ Đảng và cái chế độ nó đẻ ra.
Ba mươi mốt ngày sau cuộc hội thảo của Nhóm 22, trong cuộc phỏng vấn của “Tuần Việt Nam”, ông Nguyễn Văn An đã bày tỏ mạnh mẽ những quan điểm của ông về chế độ cộng sản và Đảng Cộng sản.
Về kinh tế, ông cho rằng ta có thể tóm tắt những lý luận của người cộng sản thành một luận điểm duy nhất: xoá bỏ chế độ tư hữu. Lựa chọn chiến lược này đã đẩy đất nước vào một tình trạng thiếu thốn, đói khổ mà đến nay nhớ lại cũng còn thấy rùng mình. Thế mà ĐCS vẫn cứ bám lấy cái quan niệm tật nguyền ấy với dăm ba sửa đổi ngoài da, mang tính tô vẽ (cosmetic), vẫn dành cho Nhà nước quyền sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, vẫn duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh và hình thái sở hữu tập thể trong việc điều hành nền kinh tế quốc gia.
Nói tóm lại, ông An lên án chế độ sở hữu nhà nước mà Đảng đang muốn kéo dài là lạc hậu, phản tiến hoá. Ông ca ngợi “sở hữu tư nhân thực chất là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.”
Chúng ta có cảm tưởng đang nghe lời phát biểu của một nhà đại tư bản ở Phố Tường.
Về chính trị, ông An có đưa ra một số quan điểm táo bạo được đặt trong vỏ bọc của một thứ ngôn ngữ mà chúng tôi thấy có hơn một nghĩa. Ở đây, chúng tôi chỉ xin tập trung vào một câu mà theo chúng tôi tiêu biểu cho lập trường chính trị của ông. Ông nói: “Tôi mong muốn BCT và BCHTU, mong muốn Đại Hội XI đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì mới khắc phục được lỗi hệ thống.”
Chúng tôi xin làm một phân tích văn bản để tìm hiểu ông thực sự muốn nói gì qua lời phát biểu trên.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một đồng chí thân cận của ông An, hệ thống chỉ là cách nói trại của một thuật ngữ đúng: chế độ chính trị. Như thế có nghĩa là, những lỗi lầm ĐCS đã phạm phải trong suốt mấy chục năm nay không phải là do cơ chế như họ thường ví von mà là do chế độ và cái đảng đã đẻ ra nó.
Nay, chúng ta hãy tạm rời thế giới ngữ nghĩa của ông An và bước vào thực tiễn lịch sử. Trong suốt 66 năm kể từ lúc nó ra đời, chế độ cộng sản đã mắc phải không biết là bao nhiêu lỗi lầm tệ hại đến mức mọi cố gắng cải tổ nó đều vô ích, vậy chỉ còn cách duy nhất là chấm dứt nó. Phải chăng đây là cái đích tối hậu ông An muốn nhắm tới khi nói đến “lỗi hệ thống” mà ông mong muốn Đảng phải khắc phục?
Chúng tôi thấy có một sự leo thang ngữ nghĩa ngầm trong cách nói của ông An khi ông mong muốn Đảng phải đổi mới tư duy toàn diện và triệt để. Mà đổi mới theo kiểu này là gì nếu không là Đảng phải làm một cuộc lột xác tinh thần, một cuộc cách mạng tư tưởng. Nghĩa là Đảng phải từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, và cái này không là gì khác hơn Đảng phải tự khai tử mình, nếu không lịch sử sẽ làm hộ cho Đảng. Mà khai tử Đảng, người “chủ quản” duy nhất và tuyệt đối của chế độ, cũng là khai tử luôn chế độ.
Nếu quả là như vậy thì ông An là một người cộng sản giác ngộ chính nghĩa quốc gia dân tộc một cách toàn diện và triệt để.
Chúng ta nên thông cảm với ông, bởi vì để tồn tại trong một chế độ nổi tiếng về cách nó triệt hạ không thương tiếc mọi khác biệt tư tưởng – được nó nâng lên hàng một dị giáo, một tà thuyết – ông bắt buộc phải dùng cách nói trại, nói bóng nói gió, nói xa xôi cho người ta hiểu ý ở ngoài lời, chẳng hạn nói mong muốn (wish, désirer) thay vì yêu cầu (ask, demander), nói đổi mới thay vì nói thay thế, hoặc nói cải cách thay vì nói cách mạng. Dẫu sao thì chúng ta cũng phải nhìn nhận ông là một người can đảm.
Trong khi chúng ta còn đang phân vân với cái giả thuyết phải chăng, nếu quả là như vậy của chúng ta về ông An, thì theo một nguồn tin đáng tin cậy từ trong nước gửi ra hải ngoại, dưới con mắt của phe bảo thủ đang chiếm đa số tại Bộ Chính trị, rõ ràng và dứt khoát là đảng viên Nguyễn Văn An muốn xoá bỏ chế độ cộng sản và như vậy là một kẻ phản đảng. Trong khi đó, đối với nhiều người trong và ngoài đảng, đặc biệt là giới thanh niên thành thị có học, ông là một dũng sĩ đáng được người ta ngưỡng mộ và hoan nghênh.
Điều gì sẽ xảy đến với ông? Ông có thành một Yeltsin của Việt Nam? Hay ông sẽ phải chuốc lấy số phận hẩm hiu của Triệu Tử Dương hoặc cái chết đột ngột của Võ Văn Kiệt?
Dù là thế nào chăng nữa, qua hai sự kiện Nhóm 22 và Nguyễn Văn An và phản ứng hỗn xược của Nông Đức Mạnh, lần đầu chúng ta thấy phơi bày ra ngoài ánh sáng một sự rạn nứt khó lấp giữa phe bảo thủ đang nắm quyền và phe tiến bộ cựu lãnh đạo mà ông An là một đại diện tiêu biểu.
Để có một ý niệm hoàn chỉnh về sự tiêu vong tất yếu của chế độ cộng sản ở Việt Nam, ta phải đặt vấn đề vào bối cảnh của thế giới hiện nay đang chuyển mình theo nhịp chuyển của một cuộc cách mạng tin học đã đạt được những tiến bộ vượt bực trong một thời gian ngắn.
Sự ra đời cách đây 30 năm của Liên Mạng Internet và gần đây của những Facebook, Twitter, YouTube, Smart phone của mạng xã hội số hoá đã đảo lộn cách sống và lối nghĩ của nhân loại trên hơn một phương diện. Một phép lạ xảy ra: Liên Mạng hiện đại có khả năng chuyển tải một lượng thông tin khổng lồ đến bất cứ nơi nào trên thế giới trong một thời gian tối thiểu chưa đầy một phút đồng hồ. Hơn nữa, Liên Mạng còn được lồng vào một trí tuệ siêu khôn có khả năng vô hiệu hoá bất cứ bức tường lửa ma mãnh nào dựng lên bởi những chế độ phản dân chủ, khiến thế giới hiện nay trở thành một thế giới trong suốt và công khai.
Vì khả năng chuyển tin thần tốc nói trên của Liên Mạng, khái niệm cổ điển về cự ly bị đảo lộn: nó bị thu hẹp đến mức hầu như không còn hiện hữu nữa. Điều này dẫn đến một hậu quả rất quan trọng về mặt nhân bản: cả cái thế giới nhân loại mênh mông hiện đang bị thu nhỏ thành một ngôi làng ảo trong đó, dù có những khác biệt về màu da, chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo, người ta vẫn phải sinh hoạt với nhau trong một quan hệ hàng xóm láng giềng và chia sẻ chung một số phận: mỗi chúng ta là một công dân toàn cầu.
Theo Samuel P. Huntington, tiến trình dân chủ hoá của nhân loại đã trải qua ba giai đọạn: Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1920 đến năm 1926 thì chấm dứt; làn sóng thứ hai bắt đầu ngay sau Thế chiến II chấm dứt và đạt đỉnh cao nhất vào năm 1962; làn sóng thứ ba khởi sự từ thập niên 1970 đến nay và còn đang tiếp diễn. Cho đến nay, số các nước dân chủ tăng từ vài chục lên tới 123, tức 64% tổng số các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này chứng tỏ phong trào dân chủ hoá là một xu thế thời đại, nghĩa là một sức mạnh không gì cản được. Dù có muốn ngoan cố “thành đồng vách sắt” đến đâu chăng nữa, các nước độc tài, chuyên chế còn lại sớm muộn cũng phải gia nhập vào cộng đồng các nước dân chủ văn minh, nếu không sẽ phải chuốc lấy số phận của một pariah.
Về phẩm, phong trào đã đạt được những bước tiến ngoạn mục. Với những điển hình tiến bộ như Cộng Hoà Tiệp Khắc, Cộng Hoà Ba Lan, Cộng Hoà Ấn Độ, Cộng Hoà Triều Tiên, Cộng Hoà Nam Phi, Cộng Hoà Chi Lê và một số chế độ dân chủ khác ở Á Châu, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Bức tranh toàn cảnh là, nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền văn hoá chính trị hậu hiện đại. Thứ Quốc tế 5, một chủ nghĩa hoàn vũ dựng trên hòn đá tảng là nền dân chủ cấp tiến Tây phương mà theo Francis Fukuyama là hình thái chính quyền sau cùng của nhân loại. Sự tranh chấp ý hệ chính trị chấm dứt, nhường chỗ cho sự phổ cập hoá một nền cộng hoà nhân bản, nhân đạo, tập trung trí tuệ vào việc giải phóng ba phần tư còn lại của nhân loại khỏi vòng kiềm toả của lạc hậu truyền kiếp, nghèo và đói kinh niên, và các bệnh mãn tính vì suy dinh dưỡng và thiếu những điều kiện vệ sinh tối thiểu.
Đồng bộ với sự toàn cầu hoá về kinh tế ngày càng được đẩy mạnh và dựa trên tinh thần của chủ nghĩa hoàn vũ đượm màu bác ái trên, thiết tưởng nên có một liên minh thế giới về sự thăng tiến của dân chủ – một thứ Liên hiệp Âu châu mở rộng trên một quy mô liên đại lục hoặc một tương đương chính trị của Tổ chức các Y sĩ Không Biên giới chẳng hạn – đứng ra đảm nhận trách nhiệm giúp đỡ các quốc gia đang quá độ lên dân chủ và các quốc gia dân chủ tân lập cả về vật chất lẫn tinh thần và tổ chức cơ cấu nhằm xây dựng một không gian chính trị cởi mở, phóng khoáng, hài hoà trong đa nguyên, an toàn trong khác biệt, có khả năng tự điều chỉnh cao và hoá giải những âm mưu tái lập độc tài, chuyên chế thông qua các công cụ pháp quyền và hiến định chính thống; một không gian đồng thuận theo nguyên tắc đa số tương đối mà vẫn ổn định, tôn trọng quyền đối lập của thiểu số và được điều hành bởi một chính quyền của dân, do dân và vì dân, và một xã hội dân sự văn minh, tiến bộ, có ý thức trách nhiệm cao. Nói tóm lại, đây là không gian của một nền dân chủ tiên tiến mà Thuỵ Điển và Phần Lan là hai trường hợp điển hình. Nền dân chủ xã hội Thuỵ Điển có những nét đặc trưng nổi bật như trình độ hiểu biết chính trị, ý thức xã hội và tinh thần nhân bản của người dân rất cao; sự kết hợp linh động và sáng tạo hai chế độ công hữu và tư hữu khìến nền kinh tế đạt được hiệu quả tối đa; sự thu hẹp đáng kể hố chia cách giàu nghèo bằng một chính sách phân phối hợp lý lợi tức quốc gia và sự nâng cao ngoạn mục mức dân sinh thông qua những công cụ của một định chế phúc lợi toàn dân vừng bền và hữu hiệu.
Sự biểu dương của các lực lượng dân chủ dàn trên một trận tuyến xuyên quốc gia. Dưới tác động của hiệu ứng domino – sẽ xảy ra với một tốc độ nhanh trong một môi trường trong suốt và công khai như thế giới hiện nay – có một xác suất cao là sau Tunisia và Ai Cập, làn sóng của nổi dậy đòi tự do và dân chủ sẽ lan sang những điểm nóng khác như Yemen, Libya, Algeria, Morocco, Iran, Bahrain, Myanmar, Việt Nam, Tân Cương, Tây Tạng và ngay cả nội địa Trung Quốc nữa.
Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Nó nằm ở một vị trí địa lý chính trị vốn thường là nơi xảy ra sự tranh giành ảnh hưởng giữa một số nước lớn có những lợi ích xung khắc với nhau; đồng thời đó cũng là nơi đã và đang diễn ra một cuộc xung đột gay gắt giữa hai ý hệ quốc gia và cộng sản không thể dung hợp. Cái mà Cộng sản rêu rao là ổn định chính trị thực chất chỉ là một trật tự phiếm định có thể sụp đổ vào bất cứ lúc nào. Bởi vì nó dựa trên một nền tảng lung lay: người dân thù ghét chế độ và không bao giờ tha thứ cho tội bán nước của nó. Trong thời phong kiến, tội này là một trọng tội: tội giảo ải – tội bị treo cổ.
Chúng ta có thể hình dung nguyên nhân của một bạo tử: sự cộng hưởng của khủng hoảng kinh tế (thể nào cũng xảy ra), vật giá tăng vọt, thất nghiệp lan tràn, sự phá sản của giai cấp trung lưu duy vật và tiêu thụ chủ nghĩa, đời sống khốn quẫn của người dân và sự căm phẫn của họ lên tới tột điểm khi thấy nhân phẩm của mình bị chà đạp sẽ làm nổ ra một chấn động chính trị kinh hoàng ở cấp 8 thang Ritcher lật sập tan tành chế độ.
Cuộc chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn. Từ là một đối đầu bằng sức mạnh của thép và lửa, cuộc chiến trở thành một đọ sức mềm – một thứ Hoà bình Lạnh – chủ yếu mang hai dạng: chiến tranh trí tuệ và chiến tranh tin học.
Sự lượng giá tương quan lực lượng là cần thiết cho việc định hình binh pháp và kế hoạch hành quân.
Chiến Tranh Trí Tuệ
Có một quy luật bất biến: trí tuệ chỉ có thể phát triển và thăng hoa nếu nó có tự do tư tưởng. Mà tự do tư tưởng lại là điều cấm kỵ, thứ anathème, bị ghét cay ghét đắng bởi tập đoàn lãnh đạo của một chế độ bắt người trí thức phải đi bên lề phải do nó chỉ định. Trái lại, vì có được tự do tư tưởng, người Việt quốc gia chúng ta có một năng lực hiểu rộng, biết sâu, nhìn rõ, thấy xa; biết có phương pháp, hiểu đến ngọn nghành, nhìn có hệ thống; tức là những yếu tố cấu thành của một tri thức ở trình độ cao. Ưu thế này giữ một vai trò quyết định “ai thắng ai” trong cuộc chiến Quốc Cộng bởi vì tri thức là sức mạnh. Có sức mạnh này, người quốc gia đang đứng về phía thắng (right side) của lịch sử.
Cộng sản Việt Nam hay có lối nói tỷ giảo. Nó ví “trí thức không bằng một cục phân”. Theo nó, phân có ích dụng bón cây và nuôi chó (ở Bắc Việt), còn trí thức không lao động sản xuất và hay phản động. Đây quả là một lời nói gở: chính cái quan niệm quái đản và tật nguyền này đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của toàn khối Xô Viết và đang làm những nền chuyên chế của sự ngu dốt còn lại chới với, không biết đường nào mà mò để ra khỏi cơn bế tắc chúng đang gặp phải.
Vì mắc chứng liệt kháng trí tuệ và với một tập đoàn lãnh đạo gồm toàn những quả mít đặc, Cộng sản Việt Nam luôn bị mất phương hướng, mắc hết sai lầm tệ hại này đến sai lầm tệ hại khác mà vẫn cứ tiếp tục đâm đầu vào những cuộc phiêu lưu không có ngày mai. Nó đang ở trong một tình trạng loạn năng (dysfunctional), đuối sức, hụt hơi, vô vọng: đổi mới cũng chết; biến chất cũng tiêu; càng bạo tàn ngang ngược càng chết thảm như vợ chồng Ceausescu ở Romania.
Lối đi chỉ một chiều
Chẳng còn đường nào khác.
Chiến Tranh Tin Học
Một số điều trình bày ở đây dựa vào bài “Tiến đến một Trận đồ Điện toán đánh sập chế độ cộng sản ở Việt Nam” chuyên bàn về khía cạnh kỹ thuật của cuộc đấu tranh chống cộng của chuyên gia điện toán Nguyễn Khắc Anh Tâm.
Trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng hiện nay, tin học giữ một vai trò rất quan trọng. Người Việt quốc gia chúng ta có ưu thế vì được hấp thụ những tiến bộ vượt bực của cách mạng tin học, do đó có khả năng nhân lên gấp bội hiệu năng của cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Một thí dụ điển hình: nhờ nắm vững những kỹ thuật tân tiến của truyền thông hiện đại, thông qua blog, chúng ta đã tổ chức được những cuộc biểu tình trên mạng gồm hàng trăm ngàn chữ ký của người dân trong và ngoài nước để yêu cầu chính quyền cộng sản phải chấm dứt hành động bán nước của nó, phải mạnh dạn đòi lại những phần đất, phần biển đã mất vào tay Trung Cộng, phải dám chống trả lại những vụ hải quân Trung Cộng tấn công vào các ngư thuyền của ta đang hoạt động trên vùng lãnh hải của ta, và phải dựa vào sức mạnh của toàn dân để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Theo Nguyễn Khắc Anh Tâm, cuộc cách mạng tin học còn cung cấp cho chúng ta hơn một công cụ để bẻ gẫy những nỗ lực phong toả của bạo quyền, vượt qua những bức tường lửa ma mãnh nó dựng lên và vô hiệu hoá những những thủ thuật tin tặc độc hại nó tung ra để làm rối loạn hoặc tê liệt hàng ngũ của ta, bằng cách sử dụng những sản phẩm của Internet có tính năng lưu động như Twitter, cell phone để chuyển tin cho các Twitters trung gian ở hải ngoại thông qua một “ngã rẽ” (proxy/relay) nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới tự do và duy trì tính liên tục của việc thông tin trong trường hợp Facebook bị cắt đứt do lệnh đóng cửa Internet của bạo quyền ban ra.
Nguyễn Khắc Anh Tâm cho biết hiện đang có những người bạn quý muốn giúp đỡ chúng ta một khi được yêu cầu. Bên cạnh một tổ chức Việt Mỹ sẵn sàng phổ biến các websites cổ động phong trào đấu tranh của chúng ta, còn có các nhóm chuyên gia thiện nguyện quốc tế nếu được yêu cầu thì sẽ thu thập hộ cho chúng ta những tín hiệu độc hại Cộng sản tung ra và nếu cần thì sẽ lập hồ sơ báo cáo với chính quyền bản xứ. Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ vừa chính thức cam kết giúp các blogger đấu tranh ở những nước độc tài (trong đó có Việt Nam) phương cách vượt qua những bức tường lửa và giải toả sự bịt miệng mạng xã hội được dựng lên bởi chính quyền những nước ấy. Ta có thể gọi đây là một thứ liên minh quốc tế vì tự do ngôn luận – một hình thái của nền văn hoá chính trị hậu hiện đại – trong đó các nhà đấu tranh dân chủ sẽ được cung cấp các loại vũ khí ảo siêu hiện đại để chống trả sự đàn áp trên mạng của những nhà nước tin tặc.
Về triển vọng chiến thắng Cộng Sản trên mặt trận tin học, Nguyễn Khắc Anh Tâm đề nghị “thiết lập một bộ phận điều hợp (gồm) một số thiên tài điện toán… để khi cần thì khai triển một trận đồ điện toán với tác động cỡ 100 lần trận đồ điện toán đã khai triển ở Iran hồi tháng 6/2009 bằng cách phối hợp tất cả các phương tiện điện toán và truyền thông cùng một lúc và nhân tác động này lên bằng Hiệu ứng Cánh Bướm (Butterfly Effect) khi công cuộc phát động trận đồ điện toán được khai triển trên nhiều mặt trận ở nhiều nơi có tính nhạy cảm cùng một lúc.”
Cuộc chiến chúng ta đang đánh với cộng sản không còn là một cuộc chiến của máu đổ và xương rơi nữa – ít nhất là cho đến lúc này – mà là một cuộc chiến tranh mềm: chúng ta đánh cộng sản bằng trí tuệ của chúng ta. Ngoài ra, cuộc chiến còn là một chiến tranh ảo: chúng ta đánh kẻ thù bằng máy điện toán, bằng thảo chương lập trình, bằng tất cả những pháp, thuật, chiêu hiện đại nhất ta học được ở cuộc cách mạng tin học.
Chúng ta đánh bằng những binh pháp ảo phản ánh sát thực tại chiến trường, chẳng hạn như Trận đồ Điện toán của Nguyễn Khắc Anh Tâm. Vì có một hướng đích chính trị sắc bén và được trang bị bởi một ý chí chống cộng quyết liệt, trận đồ này có một khả năng sát thương ảo cao. Hơn nữa, vì được lập nên bởi một chuyên gia am tường điện toán học và tin học, nó là một trận đồ bát quái trùng phức kẻ thù không biết đâu mà tìm ra chìa khoá để giải mã. Với cái thói làm ăn tuỳ tiện, luộm thuộm – chỉ cần nhìn vào cung cách nó quản lý cái gọi là nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa của nó thì thấy rõ sở đoản này – và với một kiến thức hạn chế về điện toán, nó không đủ sức đọ lại chúng ta dù cho nó có được chỉ bảo, hà hơi tiếp sức bởi các quân sư của nó ở Tổng cục Tình báo Chiến lược Hoa Nam của Trung Cộng.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng khác phải được huy động và sát nhập vào đội ngũ đấu tranh: đó là thành phần thanh niên, đặc biệt là những thanh niên có học, luôn là cánh quân xung phong của bất cứ cuộc cách mạng nào.
Hiện đang có ở trong nước hàng triệu người thuộc giới trẻ biết sử dụng thành thạo Internet, Facebook, Twitter và loại cell phone hiện đại nhất có khả năng chụp hình và thu video rõ nét ngay tại hiện trường, và ở hải ngoại một đội ngũ đông đảo các chuyên viên điện toán trẻ Việt Nam ở cấp đẳng quốc tế. Nếu được kết hợp lại, họ sẽ thành một đội quân chủ lực có khả năng làm lệch cán cân về phía đấu tranh bằng ưu thế áp đảo cả về kiến thức hi-tech lẫn tinh thần chiến đấu cao độ của họ. Đây là hai điều kiện then chốt mà bất cứ cuộc đấu tranh hiện đại nào cũng phải có để nâng cao triển vọng chiến thắng.
Tuy nhiên, dù có lợi hại đến đâu chăng nữa, những trận đồ điện toán ta lập ra ở hải ngoại vẫn chưa phải là thứ vũ khí tối hậu. Nói rõ hơn, yếu tố quyết định chiến thắng không phải là những ngón tay diệu thủ gõ bàn phím hay lướt màn ảnh nhỏ – chúng chỉ là công cụ – mà là cái khí lực dấy lên từ phế phủ, cái guts, sự can trường, lòng dũng cảm của những người dân xuống đường đối mặt với kẻ thù.
Dưới tác động của hoàn cảnh xảy ra nơi người nhập cuộc một sự chuyển hoá tâm lý có hướng thăng hoa.
Sức mạnh của một quần chúng đồng loạt xuống đường đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, nhân phẩm như quần chúng Ai Cập ở Quảng trường Tahrir là một ma lực cuốn tôi người nhập cuộc vào lòng nó, ở đó tôi có điều kiện tốt nhất để tự giải phóng tôi khỏi cái tôi vẫn thường là, cái tôi tên nô lệ của một nỗi sợ hãi triền miên rằng cộng sản sẽ bắt cóc tôi, bỏ tù tôi, hành hạ thân thể tôi, tra tấn tinh thần tôi, thủ tiêu nếu tôi cả gan chống lại nó, thách thức quyền uy và phủ nhận tính hợp pháp của nó; ở đó, tôi từ là một ẩn danh không chân dung đối kháng trừu tượng trở thành một xuất hiện cụ thể, nguyên hình, công khai giáp mặt với kẻ thù: tôi không còn sợ nó nữa; ở đó, trong xứ sở của vô uý, có một khác biệt về cứu cánh giữa hai hành động can đảm: trong khi sự liều lĩnh của một kẻ bạt mạng (casse-cou, daredevil) chỉ thuần tuý là sự biểu hiện cái ngông, cái cuồng (fantaisie et folie) của một cá nhân vị kỷ hư vô chủ nghĩa, tức chỉ để phục vụ Thần Chết, sự tôi dám hy sinh tính mạng tôi người nhập cuộc vì những giá trị nhân bản không nhắm ngoài mục đích là phục vụ đời, phục vụ một cuộc sống có ý nghĩa hơn, đáng sống hơn, tốt đẹp hơn cho đồng bào tôi; ở đó, giữa một không khí mặn nồng tình huynh đệ sống chết có nhau, tôi lớn mạnh hẳn lên, nghĩa là, nếu thân tôi có bị chiếc roi điện nhập khẩu của công an quật ngã, cái guts của tôi vẫn không suy suyển: tôi sẽ đứng dậy trở lại và lao về phía trước; ở đó, tôi từ một toạ độ ngoại vi nhập vào và trở thành một yếu tố cấu thành của tập thể đấu tranh, một tập thể gestalt, tức cái lớn hơn tổng số những yếu tố cấu thành của nó: tôi nay có sức mạnh núi của ba cây chụm lại; ở đó, giữa một đại dương trùng trùng nộ khí, tôi vừa là ngọn sóng vừa là biển cả: tôi nhỏ bé mà phi thường; ở đó dâng lên trong tôi qua tôi quên tôi một ham muốn hỉ xả, dâng hiến, hy sinh vì một nghĩa cả lớn như biển cả: tôi tên vô thần muốn làm một tử đạo; ở đó cách mạng được viết lên đẹp như một sử thi bởi triệu anh hùng vô danh; ở đó tôi sống trong một liên minh bình đẳng, thuận hoà giữa già và trẻ, nam và nữ, giàu và nghèo, chủ và thợ, duy vật và duy tâm, cấp tiến và bảo thủ, hữu thần và vô thần, tu hành và thế tục: tất cả kết tủa thành một đại nhất khối đấu tranh với một sức mạnh ghê gớm và tạo tiền đề cho sự ra đời mai sau của một nền cộng hoà nhân bản, nhân ái như là hình thái chính quyền sau cùng của nhân loại.
Một tin mừng vừa đến với nhân loại và đã làm chúng tôi bật khóc vì sung sướng: sau Tunisia một tháng, cách mạng đã chiến thắng ở Ai Cập.
Đó là một chiến thắng có tầm vóc lịch sử. Nó làm rung chuyển đến tận gốc toàn khối Ả Rập mà Ai Cập là con chim đầu đàn. Những chế độ toàn thủ Hồi giáo đang phải tự điều chỉnh – phải tự điều chỉnh nhanh – nếu không thì sẽ bị chôn vùi bởi làn sóng thứ ba của tiến trình dân chủ hoá toàn cầu đang dâng trào.
Đó là sự chiến thắng của một mô hình đấu tranh bất bạo động mà khẳng định được cái chân lý muôn đời: sức mạnh của nhân dân là vô địch. Mười tám ngày tổng nổi dậy với không một tấc sắt trong tay mà chấm dứt được 30 năm cầm quyền bạo ngược của một nhà nước độc tài sắt máu. Sự chiến thắng vũ bão này có được một phần là do trí tuệ và tài thao lược của một nhóm trẻ có học thuộc giai cấp trung lưu yêu nước, dũng cảm và thông thạo điện toán lẫn tin học.
Một chiến thắng vang dội khắp thế giới vì nó đánh thức lương tri nhân loại. Những thành luỹ phản dân chủ kiên cố như Iran, Libya, Trung Cộng đang nao núng. Điều chính quyền Bắc Kinh ra lệnh cho các cơ quan truyền thông của nó phải xoá tên Ai Cập trong những bản tin về Trung Đông chứng tỏ nó sợ sẽ có một phản ứng dây chuyền từ sau biến cố Ai Cập mà điểm kết thúc sẽ là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Sở dĩ sự chiến thắng của cuộc Cách mạng Hoa Sen ở Ai Cập đã được các nhà quan sát và bình luận quốc tế chú tâm đến và phân tích một cách sôi nổi là vì nó mở ra một triển vọng là nhân loại sẽ bước vào một kỷ nguyên mới trong đó bản đồ chính trị của thế giới sẽ được vẽ lại và một trật tự thế giới mới sẽ thành hình. Vì thế nó được đặt ngang hàng với sự sụp đổ cách đây 32 năm của Bức Tường Berlin mở đầu cho sự sụp đổ ngay sau đó của toàn khối Xô Viết.
Khi nhìn trên màn ảnh truyền hình cảnh tượng hàng trăm ngàn người Ai Cập đổ ra đường phố hát ca, nhảy múa, reo mừng chiến thắng của cách mạng, chúng tôi không thể không nghĩ đến đất nước Việt Nam của chúng ta và bỗng cảm thấy dâng lên trong chúng tôi một niềm tin mạnh mẽ rằng những gì đã xảy ra ở quê hương xa xôi trên bờ sông Nile ấy rồi cũng sẽ xảy ra ở quê hương chúng ta, nơi đang hội đủ những điều kiện tương tự cho một cuộc tổng nổi dậy của toàn dân Việt Nam đồng loạt đứng lên đạp đổ bạo quyền cộng sản.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, cũng như ở Ai Cập, trận đánh quyết định cuối cùng của cuộc Cách mạng Trúc trong tương lai ở Việt Nam sẽ diễn ra tại một quảng trường.
Một ngày nào đó, Quảng trường Ba Đình sẽ là sự lặp lại với một sắc thái Việt Nam – có thể là đẫm máu – của Quảng trường Tahrir – Quảng trường Giải phóng: một cái tên tiền định – tử địa của băng đảng đỏ.
Ngày đó, ngày của sự phẫn nộ với hàng hàng lớp người dân đồng loạt xuống đường đập tan xiềng xích của chuyên chế đạo tặc, tham tàn, phi nhân, bán nước.
Ngày đó, những người lính xuất thân từ và là bạn của nhân dân sẽ rời bỏ quân ngũ để sang nhập vào biển người biểu tình ùn ùn khí thế, với nòng súng của mình chĩa thẳng về phía công an và nhả đạn.
Ngày đó, đống than hồng âm ỉ tích tụ từ lâu sẽ bùng thành một đại hỏa tai inferno thiêu rụi những hang ổ đầu não của tặc quyền: Trụ sở Đảng, Bộ Công an, Phủ Thủ tướng, Phủ Chủ tịch, Nhà Quốc hội, Tổng cục 2, Tổng cục Tình báo Yết Kiêu và cái lăng ô nhục ấy cùng với cái xác chết nằm trong nó.
Ngày đó, ngày chấm dứt một nghịch lý của lịch sử.
Ngày đó, ngày phán xét cuối cùng. Ngày của công lý được phục hồi dựa trên nguyên tắc sự trừng phạt phải tương đương vói mức độ của tội ác phạm phải. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Cộng Sản đã phạm phải không biết bao nhiêu tội ác tầy trời chống dân tộc và chống nhân loại. Một toà án quốc gia và một toà án quốc tế đặc nhiệm sẽ được thành lập để thẩm định và xét xử công minh những tội ác này (xem bài “Tám Mươi Năm Tội ác của Cộng sản và Hoà giải Dân tộc” của Đỗ Ngọc Uyển hiện còn lưu trữ trên một số websites).
Ngày đó, ngày của vong linh hàng triệu người bị cộng sản giết hại được giải oan. Đó cũng là ngày hội lớn của toàn dân đổ ra đường phố reo mừng sự chiến thắng của cuộc Cách mạng Trúc.
Ngày đó, ngày khởi sự của một lên đường phấn chấn chứa chan đi xây dựng lại quê hương. Nền cộng hoà thứ ba, sự kế tục của dòng lịch sử chính thống, sẽ ra đời với sứ mệnh được giao phó là kiện toàn và phát huy nền tảng dân chủ mà hai nền cộng hoà trước đã để lại cho quê hương. Dựa trên tinh thần của nền văn hoá chính trị hậu hiện đại, một không gian chính trị cởi mở, phóng khoáng, đa nguyên, hài hoà, nhân bản sẽ được xây dựng làm nền cho Đệ tam Việt Nam Cộng hoà. Và, Việt Nam sẽ ra nhập trở lại cộng đồng các quốc gia dân chủ tiến bộ văn minh trên thế giới, và sẽ là một thành viên tích cực của cộng đồng này.
Cung Trầm Tưởng