Căn tính thông minh của một dân tộc có thể đo lường bằng khả năng sinh tồn và nỗ lực hội nhập đà tiến hoá với chính mình và toàn thể nhân loại.
Rất nhiều tài liệu phân tích cận đại xuất xứ từ các trung tâm điều nghiên trên thế giới đã xác định căn tính thông minh của cá nhân [1] và chủng tộc [2] đượt kết hợp bởi hai thành tố: di truyền[3] và môi trường văn hoá. [4]
I. Nhận Định Khái Quát
Trước hết, chúng ta hay đề cập tới một số tiêu chuẩn hướng dẫn toàn bài tham khảo:
1. Trí thông minh là trí lực và khả năng tinh thần mạch lạc nhằm thu thập kiến thức,[5] với mục đích sinh tồn và hội nhập;
2. Trí thông minh cũng là khả năng trí tuệ tổng quát [“general mental ability”] cho phép cá nhân và sắc dân liên hệ hoàn tất tương đối đồng đều nhiều thách đố khác nhau: đã là thông minh thì trung bình cũng là khả năng học hỏi, chọn lựa cái phải, tìm giải pháp cho nhiều khó khăn, trong một môi trường đa diện, đa dạng.
3. Mendel, Galton rồi Jensen đều nhấn mạnh tới thành tố di truyền [Genetics of Intelligence] làm căn bản xác định hệ số thông minh, song yếu tố văn hoá môi trường có phần ảnh hưởng bổ túc như sau:
[a] Trên thế giới, sự khác biệt về trí thông minh giữa các sắc tộc thường khác nhau vì lý do di truyền, căn cứ vào kết quả đo lường hệ số thông minh [Intelligence Quotient=IQ] của người dân gốc Đông Á là 106, gốc Châu Âu là 100, còn gốc Châu Phi là 85 tại Hoa Kỳ và 70 tại nguyên xứ Châu Phi;[6]
[b] Như vậy, yếu tố căn nguyên [nature] của con người, về vật chất lẫn tinh thần, có thể thay đổi, dưới ảnh hưởng tốt hay sấu, tích cực hay tiêu cực do tác động môi trường văn hoá [environment/nurture]: sắc dân Hoa Kỳ gốc Châu Phi có hệ số thông minh cao hơn “đồng bào” họ còn sinh sống tại Châu Phi; hoặc giới trẻ Việt định cư tại Âu Mỹ thông thường có dịp phát triển trí thông minh và kiến thưc hơn so với người anh em còn ở lại trong nước, sống trong cảnh cấm đoán, thiếu tự tin, tự chủ, thiếu phương tiện học hành, tìm hiểu, thi thố, nên thu hẹp sinh lực trong cảnh ngày tháng đứng bán vé số hay lặn lội mò tôm bắt cá để sinh sống.
[c] Nhưng dù sao yếu tố di truyền vẫn là thành tố chủ chốt trong đà thành tụ trí thông minh:[7] sắc dân Châu Phi dù có hệ số thông minh cao hơn nếu sinh sống tại Hoa Kỳ [so với hệ số thông minh của “đồng bào” họ sinh sống tại Châu Phi], nhưng vẫn thấp hơn hệ số thông minh di truyền của các sắc dân gốc Châu Âu và Châu Á.
[d] Ngược lại, dù gặp những hoàn cảnh khó khăn, những sắc dân có trường vốn thông minh vẫn có thể sống còn, đôi khi còn đột phát mạnh hơn nhờ ảnh hưởng thôi thúc nội bộ và áp lực thách đố ngoại nhập. Dó là trường hợp của dân tộc Do thái. Người Do Thái tuy cũng gốc Ả rập về mặt chủng tộc, nhưng lại thông minh hơn đa số người dân Trung Đông Bắc Phi và có bề hơn cả người Tây phương gốc Châu Âu. Vì lý do tín ngưỡng, dân tộc Do Thái đã mất nước, rồi bị đày đoạ, bạc đãi, xua đuổi cả ngàn năm, nên khi định cư bất cứ ở đâu, họ phải thi thố gấp bội, cố gắng gấp bội để bảo trọng và bù đắp thế sinh tồn. Trước những đột phá lẫn đột biến hầu như thường xuyên, dân Do Thái đã tự phát thành một hệ tộc nhân sinh thông minh hơn mức bình thường để khỏi bị “tuyệt chủng”.
4. Ngoài ra, căn cứ vào thuyết “khởi phát từ Châu Phi”,[8] loài người đột biến do ảnh hưởng môi trưởng, không gian và khí hậu [environmental/spatial & climatic transmutations] [9], do đó bộ óc con người cũng thêm khối lượng, thêm thần kinh và khí phách để vượt những biến đổi thời tiết mới và các điều kiện môi sinh liên hệ:
a. Nhóm người di tản, khi tới Châu Âu, trở nên giống người da trắng với bộ óc lớn hơn 5 inches khối [5 cubic inches = 5×2 phân rưỡi] so với giống người nguyên gốc Châu Phi;
b. Nhóm người di tản khác, khi tới Châu Á, trở thành giống người da “vàng”, với bộ óc lớn hơn 1 inch khối [1 cubic inch = 2 phân khối dưỡi] so với giống người da trắng tại Châu Âu.
c. Riêng về màu da, ngoài thứ da đen [nguyên gốc], trắng và vàng [biến dạng], còn có da ngăm/nâu của người Trung Đông và Bắc Phi, gồm người Ả Rập, Do Thái và mauresque/musulman/ sau xuất phát thành dân Tây Ban Nha. Bộ da và não hệ về mặt y khoa và văn hoá có ảnh hưởng nhiều tới đời sống, ý thức và tư cách con người trên trái đất.
II. Trí Lực Di Truyền của Dân Tộc Việt
Từ thời lập quốc tiền sử tới thời kỳ hiện đại, dân tộc Việt đã trải qua rất nhiều giai đoạn đột phát, sinh tử như sau:
[a] khởi dựng sắc tộc Lạc Việt và các bộ lạc thời Hồng Bàng;
[b] nguy cơ Hán hoá Thời Bắc Thuộc;
[c] khởi nghĩa độc lập Thời phong kiến và ý niệm khai triển quốc gia thời quân chủ;
[d] thân phận thuộc dân thời đô hộ Pháp;
[e] thân phận phân tách thời nội chiến Quốc-Cộng;
[f] thân phận tù túng, tước đoạt nhân cách, nhân phẩm thời toàn trị thực dân cộng sản ngoại nhập;
Qua lịch trình tiến hoá trên, rõ rệt dân tộc Việt vẫn tồn tại, chưa bị xoá bỏ trong không gian khu vực, nay chuẩn bị hội nhập cuộc hành trình tiến hoá nhân loại bằng trí lực di truyền nội tại, và đồng thời, bằng khả năng sinh tồn trước áp bức của môi trường văn hoá CS phi nhân.
Một dân tộc “việt” hay”vượt qua” nhiều trở ngại, đột phá và đột biến như vậy ắt phải dự trữ trường vốn thông minh mới có thể sống còn tới ngày nay.
Về mặt khai sáng dân sinh từ thời tiền sử, trong khi nhân loại trên thế giới đa số còn ăn lông ở lỗ, nhặt hái, ăn sống nuốt tươi như tại Tây phương hay săn bắt du mục tại vùng Bắc Á thì xã hội hay bộ tộc Lạc Việt đã biết cầy cấy, nuôi súc vật, nung đúc đồ đồng, lập thôn, lập ấp tự túc, tự quản, phát triển thành nền văn minh Hoà Bình.
Trống đồng, chiến cụ, gia cụ, đồ nung nấu nướng còn di truyền lại tới ngày nay. Căn cứ vào hoa văn, hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ Đông Sơn,[10] chúng ta thấy rõ người Việt cổ:
1. đã có một nền kinh tế và văn hoá vật chất vững vàng, trên căn bản văn minh đa dạng vừa nông nghiệp, cầy bừa, chăn nuôi, đánh cá; vừa kỹ thuật đóng thuyền, xây cất nhà cửa trên dàn cột, chống thiên tai, lụt lội; vừa biến tạo nung đúc, luyện kim khí phức tạp.
2. Ý niệm về tôn giáo, thờ thần “mặt Trời”, vật tổ chim “Lạc” của nhóm bộ lạc hồi cư hay “chạy” về đất Nam, sau khi các thế hệ trước lên đất Bắc [thuộc Nam Hoa ngày nay] để tránh nạn lụt đại hồng thủy khi mặt biển nâng cao hơn 100 thước.
3. Như vậy, những sáng kiến về kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, vũ nghệ, âm nhạc, tướng số học [18 con chim Lạc quanh chu vi mặt trống, 18 đời Vua Hùng Vương v.v.] là cách thức ứng dụng trí thông minh dân tộc tạo luyện thành kiến thức sáng tạo, thành văn hoá sinh sống và tồn tại.
4. Vào tháng 11 năm 2011 người ta mới phát hiện tại Quảng Tây,[11] vùng Nam Hoa, những dấu tích chữ cổ của nòi giống Lạc Việt, khắc trên phiến đá thời đại đồ đá mới, từ 4 tới 6 ngàn năm trước, đã lâu bị thất tung, vùi giấu trong lòng đất Lạc Việt khi vùng này bị Hán hoá. Như vậy, văn hoá Lạc Việt và nền văn minh Hoà Bình không những chỉ để lại dấu tích trên mặt trống đồng, dưới hình thức hoa văn, nhưng nhờ vào những khai quật di tích trên, lại chứng tỏ có một thời đại dài “hoá văn” nền văn hoá Lạc Việt, với những bút tích khắc thạch, có trước cả lối chữ hình vẽ, hình tượng [12] của Hán tộc.
Theo Thiếu Khanh, “việc phát hiện chữ viết cổ sơ của người Lạc Việt này là một bằng chứng củng cố cho niềm tin của cả dân tộc vào lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của tổ tiên. Nó vực dậy những người đã mất niềm tin vào sức mạnh tinh thần của dân tộc do bị những thứ hào nhoáng khác ở bên ngoài lung lạc. Không có những bằng chứng này, niềm tin lâu nay của chúng ta vào bốn ngàn năm văn hiến chỉ là chuyện dối trá, phỉnh phờ…” [13]
5. Ngoài ra, chúng ta cần nhắc tới hiện tượng thần tổ kép Tiên-Rồng gồm những ẩn dụ sâu sắc về tư duy và luân lý nhân bản mà tổ tiên chúng ta muốn truyền bá lại cho các thế hệ hậu sinh. Tư duy và luân lý đó xác định:
-
tiêu chuẩn công bằng nhân bản của trăm con sinh nở cùng lúc từ bọc trứng sinh linh: độc nhất trên thế giới, người Việt từng gọi nhau là “đồng bào” — là ruột thịt của người “đồng hương” — một cách chân thật, thấm đậm máu mủ di truyền, khác hẳn những sáo ngữ đầy thủ đoạn dối trá như “khúc ruột ngàn dậm” của phường chính trị tham ô hiện hình CSVN.
-
từ gốc gác sinh sôi nảy nở trên, phát xuất những ý niệm về xã hội hài hoà [hoà cả làng; chín bỏ làm mười], nâng đỡ, đùm bọc lấy nhau [bầu ơi thương lấy bí cùng];
-
đời sống song bản âm dương, tinh thần và vật chất, luôn luôn quấn quyện song hành [tuy hai mà một, tuy một mà hai] cho phép người dân làm lụng, khó nhọc quanh năm, vẫn có lúc vừa thụ hưởng thực tế, vừa hướng thượng tâm linh; vừa có quyền sống cho chính mình, vừa có trách nhiệm tôn trọng xã hội và tha nhân, trong thế hài hoà nhân bản, quân bình hợp nhất [có qua có lại mới toại lòng nhau].
-
Quan niệm quân bình, hài hoà trên sẵn sàng được khai phóng theo chiều hướng bình sản, bình quyền và sau này đưa tới cơ cấu “bán dân sự, bán chính trị” của quyền lực song hành giữa thế quản trị quốc gia và tổ chức địa phương, trên căn bản phân quyền, phân nhiệm, hoặc tản quyền tự trị [phép vua thua lệ làng]. Cũng từ cái tiêu biểu quân bình Âu-Lạc: 50/50, mà ngày nay dân tộc chúng ta không mấy xa lạ với thế giới tự do chân chính, khi họ áp dụng thuật ngữ tân tiến “win-win” vào thương lượng sinh sống, hợp tác, phân chia, vừa lưỡng toàn, vừa lưỡng hợp [huề-cả-làng].
6. Văn hoá là đời sống thuần lương với sự ứng dụng của trí thông minh dân tộc và kiến thức sáng tạo, khi hội nhập môi sinh và thuận hoá thiên nhiên. Vậy, từ thời Hồng Bàng, dân tộc Việt đã có một nếp sống quy củ, có một nền văn hoá tinh vi, nhiều sáng tạo, cân bằng và toàn diện, từ vật chất hài hoà, tự tại tới tâm linh hướng thượng chu đáo. Nguồn gốc nhân bản kết sinh toàn diện đó là trọng lực dẫn chuyển hệ thống di truyền cho phép dòng giống Việt vượt qua nhiều đột phá, triệt hủy [thời Hán thuộc, Pháp thuộc, Cộng sản thống trị] mỗi kỳ thêm thử thách để lâu nay đột biến dân tộc Việt thành một giống nòi “dai dẳng”, bất diệt.
Như vậy, dân tộc Việt là một dân tộc có văn hoá, có chữ nghĩa, có kiến thức đặt trên căn bản sống toàn diện mà tinh túy di truyền luôn luôn bị thách thức bởi tai ương thiên nhiên và đột phá nhân tạo.
III. Đột Biến Môi Trường & Hiện Tượng Phản Văn Hoá
Do đó, vì phải đối diện môi trường đầy nguy cơ thảm hại liên tiếp, nên dân tộc Việt đôi khi phải cải diện hay lẩn trốn cốt để tự vệ và sinh tồn.
Từ thời tiền sử, trước nguy nan bị thuồng luồng ám hại ngoài biển, dân Bách Việt sống nghề thuyền chài phải xăm mình với các hình thũy quái để cải dạng và sinh sống yên ổn với lũ rắn biển tác hại.
Tới thời Bắc thuộc, tổ tiên ta tiếp tục nhuộm răng, cải trang, giấu giếm tư tưởng, bề ngoài to vẻ ngu ngơ khờ dại cốt để tránh né cảnh quan quyền vơ vét sắc dân thông minh đất Việt đem về đất Hán, theo lệnh trưng dụng nhân tài, như kế sách thụ nhân trồng người của Quản Trọng thời Chiến quốc.
Đến thời Cộng sản Việt Nam xâm nhập Miền Bắc, rồi toàn trị đất nước, người dân lại một lần nữa phải cải dạng tuân thủ những vai vế bất nhân cách, cam lòng hùa theo phường ngụy cách mạng mị dân, phản dân, hại dân; rồi đành ẩn dật, ém mình sợ hãi trong cảnh sống thiếu thốn thiệt thòi, mất tự do, mất nhà mất đất, mất tư cách làm người chân thực. Tư duy và hành động dập theo tư tưởng cộng sản quốc tế nguyên hình hay trá hình chỉ đủ sức tạo dựng một môi trường ngụy văn hoá, phản văn hoá vì chúng chủ trương triệt hạ nhân cách, thoái hoá nhân sinh, phản tác đường tiến hoá của nhân loại.
Dưới chế độ quan lại đảng phiệt CSVN, nhân cách giả tạo trở thành hiển nhiên, cập nhật bằng những thủ đoạn chính trị lan rộng sau khi Saigon thất thủ năm 1975. Mất tư cách trở nên cấp bách, khẩn trương, nhất là với thứ cán và dân vội sống, vội cướp, vội lách và tiến thân bằng mọi cách, dù phải cầm cố thể xác, nhân phẩm hay trao bán linh hồn. Công sở, Làng mạc, gia đình, tôn giáo, giảng đường lần lượt mất chính danh, chính nghĩa, đảo ngược, đổi đời. Trong những giai đoạn cải biến sinh thể như vậy, thông minh và kiến thức dân tộc Việt bị kìm hãm, đóng neo, gài hướng, nên có phần trở thành hạn hẹp, lệch lạc, cận thị, mù quáng.
Sau thời kỳ “đổi mới”, dân tộc lại bị lường gạt, vận động theo nhu cầu phồn thịnh giả tạo của cuộc sống vật chất, đua đòi. Trí thông minh sinh tồn và kiến thức tân kỳ thời đại được thả lỏng, theo hướng nhân cách trá hình, đảo ngược, lẩn lách, mánh mung khôn vặt, dần dần trở nên thuận hành, hữu hiệu, bình thường hoá. Cái tai ác, sai quấy trở thành khả chấp, chẳng đặng đừng.
Phải chăng sinh sắc luân lý thuần thục dân tộc xuống cấp chỉ là một hiện tượng tạm bợ, do ảnh hưởng tồi tệ của chế độ CSVN, tham nhũng, phi pháp, bất lương từ trên xuống dưới chỉ dẫn, xúi bẩy?
Căn nguyên tâm tưởng tốt đẹp di truyền vẫn còn đó, nhưng phủ kín bởi nhiều lớp bụi thời gian. Hậu duệ của Rồng Tiên đã trở thành những nạn nhân mất cánh hướng thượng, mất thần linh soi sáng, nên ẩn dật vô cảm hay tê nhược trong môi trường giành giật, ô uế, man khai, gian tạo. Tất cả do chỉ thị và gương mẫu tệ hại của kẻ thống trị gian ác, bất tài bất lực, nhưng đầy tham vọng trục lợi cho đảng, cho nhóm đại gia mafia đỏ, sẵn sàng triệt hại thuộc dân— tân nô tỳ hạ giới đang sống lay lắt ngoài lề xã hội, ngoài lề chế độ bạo chúa thực dân đại tặc, khủng khiếp hơn cả thứ ngoại xâm Hán tộc, Tây đồn điền và Phòng Nhì Mẫu Quốc. [14]
IV. Kết Sinh và Hội Nhập
1. Ý Thức và Nhu Cầu Thực Sự cuả Người Dân
Chúng ta đã rõ, yếu tố căn nguyên của sức sống nhân sinh, về vật chất lẫn tinh thần, có thể thay đổi, dưới ảnh hưởng tốt hay sấu, tích cực hay tiêu cực do tác động môi trường văn hoá hay phản văn hoá liên hệ. Do đó, người dân Việt đã nhiều lần lẩn trốn, ngụy trang, cải dạng bề ngoài trước áp lực của tai ương thiến nhiên và nhân tạo. Áp lực phản sinh, triệt hại nhân tính của tà thuyết cộng sản đương nhiên gây biến động trong đời sống dân tộc Việt mà lịch sử đã chọn làm vật thí sinh ý thức hệ.
Nhưng hiệu ứng phá cách của ý thức hệ cộng sản không thể di căn một cách bất miễn, vô hạn. Con giun xéo lằm cũng quằn. Nhất là thứ giun đất Việt vẫn còn cốt rồng, tâm tiên, vẫn đủ trí lực tiềm tàng, đủ tầm vóc ngửng cổ, hướng thượng ngay từ thân phận mình.
Thật vậy, khoa học nhân văn và truyền thống dân tộc Việt đã chứng minh yếu tố di truyền vẫn là thành tố chủ chốt trong đà thành tụ trí thông minh kết sinh toàn bích, do đó, dù gặp những hoàn cảnh khó khăn đến mấy, dân tộc Việt vì có trường vốn thông minh, trí lực, nên vẫn có thể sống còn, đôi khi còn đột phát mạnh hơn nhờ ảnh hưởng thôi thúc nội bộ và áp lực thách đố ngoại nhập.
Dân tộc Việt đã nhiều lần mất nước, mất thể diện, mất trống đồng, mất sách, mất chữ viết, mất danh dự, mất tự do và hạnh phúc làm người; đã bao lần bị đày đoạ cả ngàn năm, bị bạc đãi, lường gạt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, nhưng có lúc sẽ tỉnh thức, ngóc đầu nổi dậy để khỏi bị tuyệt vọng, để khỏi bị “tuyệt chủng”.
Chỉ cần gần 90 triệu dân Việt chân thành:
-
ý thức rõ nguồn gốc tốt đẹp, sáng tạo, hài hoà, quân bình, hướng thượng, vững bền của dân tộc qua trường lực di truyền, bất khả tước đoạt, bất khả triệt tiêu;
-
bảo trọng nhân cách trung thực cũa đa số quần chúng vẫn hài hoà, tử tế, lương thiện;
-
thấy rõ hiện tượng biến dạng tham ô, lai căng, bất chính của thiểu số tiếm quyền và lợi dụng thời cuộc chỉ là những sai lạc ngoại vi, bất xứng, bất cam, cần giải thể và gạt bỏ khi hoàn cảnh thuận hoà cho phép;
-
ý thức rõ khả năng dai dẳng ứng dụng trí lực thông minh sáng suốt của mình vào nhu cầu sinh tồn thực sự toàn vẹn, tự trọng, tự chỉnh;
-
Và cấp bách thức tỉnh để kịp thời dấn thân “vượt qua” thách thức, nếu không sẽ bị triệt hạ, khai trừ.
2. Người Học Thức có Học, Người Trí Thức có Lương Tâm
Người học thức là người dân có học. Do thụ giáo kiến thức chuyên môn với học vị liên hệ. Do huấn luyện gia truyền, hay kinh nghiệm nghề nghiệp, đường đời. Đa số người Việt Nam có học, ít hay nhiều, thực dụng hay uyên bác. Bờ ruộng, thời tiết, lớp học, gia đình, cộng đồng, chợ búa, đường đời đều cung cấp những tín hiệu, tài liệu, kiến thức cần thiết để giúp họ trở thành những con người hữu ích, thành thạo.
Học vấn giúp người lao động trí óc và chân tay hoàn tất ngắn gọn công việc giao phó, một cách hữu hiệu, bớt sai lầm.
Đất nước muốn phồn thịnh phải đầu tư nhân sự, tạo luyện nhân công, mở thêm học đường, đẩy mạnh, nâng cao nền học vấn của dân, về mọi mặt, chuyên khoa, thực dụng, bổ túc, tái huấn. Người có học lúc nào cũng cần thiết vì kiến thức và học vấn là những chìa khoá mở cửa tương lại của một dân tộc, là những khả năng chuyên ngành bảo vệ bờ cõi, mở rộng giang sơn.
Tuy nhiên người học thức, muốn trở thành người trí thức phải hội đủ lương tri và lương tâm.
Lương tri là khả năng hiểu biết một cách đúng đắn, phân biệt cái đúng, cái sai, tìm kiếm và bảo trọng sự thật, trên căn bản chính danh, chính nghĩa. Do đó, người có lương tri cũng phải là người lương thiện từ học vấn, học vị tới hành nghề, ứng dụng kiến thức một cách thuần thục, minh bạch, chân thật.
Ngoài lương tri, người trí thức còn phải có lương tâm chức nghiệp, lương tâm xã hội và lương tâm nhân bản, dính liền với tư cách dấn thân của người trí thức. Do đó, người trí thức phải hội đủ tâm lực và chí khí phản biện, hầu tôn trọng sự thật, bảo trọng lẽ phải, tuân theo luân lý, công bằng và mẫu mực nhân đạo.
Khó mà chấp nhận một luật sư, bác sĩ, thầy giáo, nhà văn, sử gia thiếu lương tâm chức nghiệp, thiếu công minh, làm điều gian dối, thất đức.
Khó mà chấp nhận một người có ăn học, có kiến thức, tài năng mà lại phục tòng kẻ độc tài, thất đức, phi nhân, phi nghĩa.
Cũng khó mà chấp nhận một người có lương tri, hiểu biết rộng, mà lại chùm chăn hay vô cảm bên cạnh những bất công xã hội, những hành vi phạm pháp, bất nhân, bất nghĩa thường xuyên xẩy ra bên cạnh họ, ngay trong đời sống dân tộc họ… mà không hề có nổi một phản ứng phẫn nộ, một lời phê phán, căn ngăn, bù đắp. Ngoài trí lực và tâm thức, người trí thức còn cần phải có dũng cảm chỉ trích, phảng kháng những sai quấy, bất công đó, cũng như tiếp sức ngăn cản, khai trừ những tệ đoan xã hội, dưới mọi hình thức, ở mọi lãnh vực.
Tất cả vẫn nằm trong đức độ và hào khí di truyền của dân tộc Việt. Chúng ta vẫn còn tin và mong chờ ngày thức tỉnh và bộc phát chung: những tia sáng bật lửa thiêng.
3. Nhà Cầm Quyền có Quyền, Nhà Dân Chủ có Chức Trách
Phải công nhận CSVN ngày nay là một Nhà Cầm Quyền có quyền táo bạo trong tay. Quyền hành của CSVN không khác gì bạo lực rừng rú của loài thú vật cải dạng làm mafia đảng phiệt, làm lãnh-tụ-cha-chú-nhân-dân; cải biến làm đại gia nghiệp chủ siêu thực dân; cải huấn thành công an độc quyền bạo lực; cải mệnh làm quan toà xét xử theo đảng định; cải cách làm thợ đốn luật rừng; cải biến thành kẻ sĩ quốc doanh, nô tì, gật gù, phè phỡn; cải tổ làm thần thánh xã hội chủ nghĩa hay cải nhiệm làm sư, làm linh mục quốc doanh.
Quả thật, CSVN rất chu đáo trong việc sắp xếp, dàn dựng quyền hành: có bao nhiêu thành tố quyền lực, bao nhiêu sáo ngữ “kinh tài theo xã hội chủ nghịa”, họ đều vơ vét, dựng bài và ù mủn cun. Ăn hết cả làng.
Có điều tư duy và hành động của CSVN chỉ đủ sức mánh mung dàn dựng một vở tuồng loè loẹt, loại bi hài kịch nửa mùa–cười ra nước mắt–, mà từ đạo diễn, kép chính, kép phụ, văn công, quét sàn, lên màn, xuống màn… và nhất là khán thính giả, đều rõ đó là một vở tuồng dài và chán của một đoàn xiếc phản văn hoá, bất tài, tham lam, lừa lọc.
Thật vậy, CSVN đã dàn dựng một siêu-công-ty-đảng-phiệt làm ăn bất tử, — không có nghĩa là “không-bao-giờ-chết”, mà chỉ có nghĩa là “bạt mạng”, lếu láo, lường gạt trắng trợn. Nhưng ngày nào đó, CSVN cũng sẽ lăn ra chết bất tử, bất thình lình vậy. Và cái “Siêu-Công-Ty-đảng-phiệt” làm ăn bất tử này láo lếu ở chỗ luôn luôn phỉnh gạt, mượn hay cướp sinh mạng, tiền tài, vàng bạc, nhà của, đất đai của nhân dân, và nhất là mượn hay cướp thế lực của họ — cái gì cũng nhân danh “nhân dân” – chính phủ, công an, luật pháp, toà án, tài sản, trí tuệ … “nhân dân” – nhưng con nợ, kể tôi tớ, can phạm, tỵ nạn, và cả kẻ-thù-nhân-dân-yêu-nước… cũng nằm trong số 99% nhân dân còn lại.
Như vậy CSVN chỉ có bá quyền, còn một chính thể dân chủ chân chính mới có thực quyền, có vương đạo, có đại nghĩa, vì đảm nhận chức trách với dân, vì dân.
Thật vậy, một chính quyền dân chủ xuất phát từ lòng dân, có sứ mạng và chức trách phục vụ dân, sẽ tôn trọng quyền lợi, tự do và hạnh phúc của dân; sẽ đặt vị thế dân làm cứu cánh của mọi hệ thống tư tưởng, chính trị, luật pháp, kinh tế, y tế, giáo dục, môi sinh, chỉnh trang đô thị, phòng thủ bờ cõi.
Một chính quyền nhân dân thuần thục phải được toàn dân bầu chọn kỹ lưỡng, thuận nhận. Phải hoàn tất sứ mạng của những quản trị viên thành khẩn, những ủy nhiệm viên chân tín. Mọi sai phạm bất chính, lạm quyền, bội ước, bội tín phải chịu trách nhiệm và lãnh nhận hậu quả tương xứng.
TẠM KẾT LUẬN
Dân tộc Việt Nam chỉ tự coi xứng đáng tiếp hồi trí thông minh di truyền của ông cha để lại từ mấy ngàn năm trước khi hội đủ ba thành tố kết sinh và hội nhập như sau:
[1] một dân tộc tự trọng, tự tin;
[2] một trào lực trí tuệ dân tộc, nhân bản, dưới hình thức dấn thân trí thức có lương tri và lương tâm;
[3] một chính quyền ý thức dân chủ chân chính [của dân, do dân, vì dân], có nhiệm kỳ và trách nhiệm của nhà chức trách tài đức, có uy tín, được dân tín nhiệm.
Giữa hậu duệ và tổ tiên, vẫn có thể áp dụng thẩm định kiêm ao ước: “con hơn cha, nhà có phúc”. Hơn ở cơ hội và cơ cấu áp dụng, nhưng vẫn chỉ cần theo đúng khuôn mẫu căn bản [sáng tạo, hài hoà, quân bình, hướng thượng] của nguồn gốc tổ tiên tiềm tàng, di truyền tới ngày nay.
Liệu dân tộc chúng ta ngày nay có phúc hay vô phúc? Người viết vẫn tin và mong rằng dân tộc chúng ta có phúc. Ít ra từ một niềm tin khiêm tốn, nhưng chân thật.
Trân trọng,
TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
[1] Intelligence is the capacity of our rational mind to consolidate and evaluate external stimuli by integrating sensory input with our memory and our programming/THE GENETIC BASIS OF INTELLIGENCE By Farnoosh Tayyari.
[2] Attempted world-wide compilations of average IQ by race generally place Ashkenazi Jews and East Asians at the top, followed by Whites, Arabs and Native Americans, sub-Saharan Africans and Australian Aboriginals.[11][12][13]>[14][15] ↑ Herrnstein, R. J. and Murray, C. (1994). The Bell Curve: Intelligence and Class Structure in American Life. New York: Free Press. ISBN 0-02-914673-9.
[3] di truyền/genetics/nature.
[4] môi trường văn hoá /environment/nurture.
[5] Intellect is described as “the power of the mind to think in a logical manner and acquire knowledge.
[6] Martin Meredith (10 May 2011). Born in Africa: The Quest for the Origins of Human Life. PublicAffairs. p. 148. ISBN 9781586486631. Retrieved 14 June 2011. , 331 (6016), 453-456 DOI: 10.1126/science.1199113
^ William A. Haviland; Harald E. L. Prins; Dana Walrath; Bunny McBride (24 February 2009). The Essence of Anthropology. Cengage Learning. p. 90.ISBN 9780495599814. Retrieved 14 June 2011.
^ Liu H, Prugnolle F, Manica A, Balloux F (August 2006). “A geographically explicit genetic model of worldwide human-settlement history”. Am. J. Hum. Genet. 79 (2): 230 7. 10.1086/505436. PMC 1559480.PMID 16826514. “Currently available genetic and archaeological evidence is generally interpreted as supportive of a recent single origin of modern humans in East Africa. However, this is where the near consensus on human settlement history ends, and considerable uncertainty clouds any more detailed aspect of human colonization history.”
[7] The Gene-Environment Architecture of IQ is the Same in all Races, and Race Differences are Most Pronounced on More Heritable Abilities. Studies of Black, White, and East Asian twins, for example, show the heritability of IQ is 50% or higher in all races. THE GENETIC BASIS OF INTELLIGENCE By Farnoosh Tayyari.
[8] Peter Lafreniere (22 September 2010). Adaptive Origins: Evolution and Human Development. Taylor & Francis. p. 90.ISBN 9780805860122. Retrieved 14 June 2011.
^ Renée Hetherington; Robert G. B. Reid (2010). The Climate Connection: Climate Change and Modern Human Evolution. Cambridge University Press. p. 64. ISBN 9780521147231. Retrieved 14 June 2011.
^ Stringer C (June 2003). “Human evolution: Out of Ethiopia”. Nature 423(6941): 692–3, 695. doi:10.1038/423692a. PMID 12802315.
^ Johanson D. “Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?”. ActionBioscience. American Institute of Biological Sciences.
^ “Modern Humans – Single Origin (Out of Africa) vs Multiregional”.
^ Searching for traces of the Southern Dispersal, by Dr. Marta Mirazón Lahr, et al.
^ Was North Africa the Launch Pad for Modern Human Migrations?Michael Balter, science 7 January 2011: 331 (6013), 20–23. [DOI:10.1126/science.331.6013.20]
^ A Revised Root for the Human Y Chromosomal Phylogenetic Tree: The Origin of Patrilineal Diversity in Africa. Fulvio Cruciani, Beniamino Trombetta, Andrea Massaia, Giovanni Destro-Bisol, Daniele Sellitto, Rosaria Scozzari, The American Journal of Human Genetics – 19 May 2011
^ Earliest evidence of modern human life history in North African early Homo sapiens, Tanya M. Smith, Paul Tafforeau, Donald J. Reid, Rainer Grün, Stephen Eggins, Mohamed Boutakiout, Jean-Jacques Hublin, doi: 10.1073/pnas.0700747104 PNAS April 10, 2007 vol. 104 no. 15 6128–6133
[9] “Transmutation and functional representation of heterogeneous landscapes”, Anthony W. King, Alan R. Johnson* and Robert V. O’Neill ‘Environmental Sciences Division, Oak Ridge National Laboratory, P.O. Box 2008, Oak Ridge, TN 3 78314335, USA; Biological Transmutations/ Biologische Transmutation : Biologische Transmutation (auch Kervran-Effekt) werden Kernumwandlungen (Transmutation) in biologischen Systemen (Pfanzen, Mensch oder Tiere). Louis Kervran’s work on BIOLOGICAL TRANSMUTATIONS www.lasarcyk.de/kervran/
[10]. Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng rất độc đáo của vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ thời đại đồ đồng. Trống đồng không chỉ có tác dụng nhạc khí mà còn có những tác dụng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo… Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến tranh khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quí, và được chôn theo khi người chủ qua đời. Trống đồng Ngọc Lũ I là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước to lớn, hình dáng cổ kính, tập trung hoa văn phong phú nhất, hiện được tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam;
[11] “Phát Hiện Chữ Việt Cổ ở Quảng Tây”, Ha Van Thuy, www.vietthuc.org,
February 16, 2012 -www.vietthuc.org,http://www.vietthuc.org/2012/02/16/phat-hi%E1%BB%87n-ch%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%95-%E1%BB%9F-qu%E1%BA%A3ng-tay/
[12] A pictogram, also called a pictogramme or pictograph, is an ideogram that conveys its meaning through its pictorial resemblance to a physical object. Pictographs are often used in writing and graphic systems in which the characters are to considerable extent pictorial in appearance. Pictography is a form of writing which uses representational, pictorial drawings.
[13] “việc phát hiện chữ viết cổ sơ của người Lạc Việt này là một bằng chứng củng cố cho niềm tin của cả dân tộc vào lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của tổ tiên. Nó vực dậy những người đã mất niềm tin vào sức mạnh tinh thần của dân tộc do bị những thứ hào nhoáng khác ở bên ngoài lung lạc. Không có những bằng chứng này, niềm tin lâu nay của chúng ta vào bốn ngàn năm văn hiến chỉ là chuyện dối trá, phỉnh phờ…” Thiếu Khanh, email Feb 22, 2012: “Anh Tâm Nghiêm thân mến”.
[14] chế độ an ninh tình báo lùng bắt, tra tấn thuộc dân Đông Dương qua tổ chức Deuxième Bureau de l’État-major général thời Đô hộ Pháp.
4 Comments
them nguyen
Từ những phân tích khoa học về trí tuệ con người, dẫn đến lịch sử và niềm tự hào dân tộc, sau cùng đi tới kết luận là Dân Tộc Việt sẽ vượt thắng mọi thử thách, mọi tà quyền, để tồn tại và bất diệt.
Khâm phục.
them nguyen
Hien Le
Bài này rât cô đọng, đọc phải suy nghĩ nhiều lắm. Thanks!
Hien Le
Hoàng đ Tạo
bài đáng đọc và suy gẫm. Tự xét mình để tiến bộ.
khanh nguyen
Xin da ta.Mot bai viet rat co gia tri.
Le Cao Nguyen