Lời giới thiệu – Vào ngày thứ Tư, 25 Tháng Bảy 2012, một nhà văn Trung Quốc thành danh và theo chủ nghĩa tự do với bút hiệu là Murong Xuecun (@慕容雪村) (Mộ Dung Tuyết Thôn) đưa lên trang mạng Sina Weibo một bài viết dài dựa trên một bài diển văn ông ta đã trình bày trước đó tại Hồng Kông. Chỉ trong một ngày, bài viết được đăng lại 36 ngàn lần và nhận được 8 ngàn lời bàn. Kìểm duyệt tháo gỡ bài viết ngay ngày hôm sau. Ba dịch giả của trang mạng “Tea Leaf Nation” (“Nước Lá Trà”), A Capella, Liz Carter và Michelle Li đã dịch bài viết này sang Anh Ngữ và đồng thời cho thêm một số nhan đề nhằm giúp người đọc theo dõi bài viết dễ dàng hơn. Bài viết của Mộ Dung Tuyết Thôn là một bài viết quan trọng vì nó cho chúng ta thấy được trí thức Trung Quốc đang suy nghĩ như thế nào về đời sống dưới chế độ toàn trị của đảng CS Trung Quốc. Tuy không trực tiếp kêu gọi người dân Hoa Lục vùng lên lật đổ chế độ toàn trị cộng sản, bài viết của Mộ Dung Tuyết Thôn kêu gọi từng người dân Trung Quốc hãy lắng nghe tiếng nói của lương tâm, của con tim để từ đó tự tìm ra các con đường đưa đến một nước Trung Quốc từ bi hơn và nhân đạo hơn. Việt Thức xin giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch tiếng Việt do Chấn Minh chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của trang mạng Nước Lá Trà. Như thường lệ, Việt Thức kèm theo bản dịch là bản tiếng Anh, và phóng ảnh nguyên tác tiếng Trung cho các bạn đọc thông thạo tiếng này.
Nước Mùa Thu Và Bầu Trời Vô Tận
Sinh sống tại Hoa Lục cho chúng ta một lợi thế rõ rệt: chúng ta không bao giờ gặp khó khăn khi phải phân biệt được đâu là lý thuyết và đâu là thực tế. Về mặt lý thuyết, chúng ta có một số quyền, nhưng sự thật là, chúng ta chẳng có quyền gì cả. Về mặt lý thuyết, mức thu nhập đã tăng, nhưng sự thật là, khi ra đến chợ, bạn sẽ thấy bạn không có đủ tiền để mua thịt. Về mặt lý thuyết, một số người đã thăng tiến nhưng sự thật là, họ vẫn còn đang quỳ gối. Về mặt lý thuyết, bạn đã đẩy được một vài hòn núi đi chỗ khác, nhưng sự thật là bạn chỉ đã té vào một cái hố. Về mặt lý thuyết, bạn là người chủ của đất nước, nhưng sự thật là, bạn đang sống trong gông cùm xiềng xích.
Các sách giáo khoa mô tả một xã hội phân ra thành hai giai cấp: kẻ cai trị và người bị trị. Vào lúc này, công bằng mà nói, chính các viên chức nhà nước từ thấp đến cao – thực ra là trên 50 triệu người như thế – là giai cấp cai trị. Công việc những người này làm là những công việc được trả lương cao nhất thế giới; thị trưởng một thành phố có thể biển thủ hàng chục triệu, trong khi một tỉnh trưởng có thể biển thủ hàng trăm triệu. Những viên chức có nhiều quyền lực hơn nửa thì giàu quá mức tưởng tượng.
Trong những năm vừa qua, người ta đã bắt đầu dùng câu nói “Vĩ Nghiệp” (伟业) hay “Sự Nghiệp Vĩ Đại” chủ yếu là để nói về các vụ tham nhũng và biển thủ lớn. Tương tự như thế, câu nói “Quốc Tình” (国情) hay là “tình Hình Quốc Gia” cũng đã được bàn ra tán vào khá nhiều. Quốc Tình đích thực là thế này: chúng ta có một hệ thống hành chánh lớn nhất và hủ bại nhất thế giới – một hệ thống man rợ, lãng phí, và vô luân chưa hề có từ xưa đến nay – nhưng lại là một hệ thống luôn luôn đòi hỏi từng người chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi luật lệ.
Nước Trung Quốc hiện đại là một thế giới kỳ dị. Mỗi ngày, nhiều điều bi đát và không thể nào tin được xảy ra khiến cho chúng ta không biết phải cuời hay phải khóc. Tất cả các tai họa hầm mỏ, các ca nám phổi, các đứa bé có sạn trong thận, các tai nạn xe lửa, các tai nạn xe hơi, các sự cố thực phẩm không an toàn, các vụ cưỡng chế đập phá nhà cửa, các vụ việc hủ hoá và biển thủ, tất cả các tù nhân lương tâm đã chết lúc chơi “trốn tìm” hay khi “uống nước đã đun sôi”, và cơn bão quần chúng chống đối đang dấy lên…Bạn cứ tin chắc đi, trong nhũng năm sắp đến, các sự cố như đã kể trên không những sẽ không biến mất đi mà sẽ còn xảy ra nhiều hơn và lộ liễu hơn. Các sự cố đó xảy ra chủ yếu chỉ vì một lý do: quyền lực vô hạn, phi pháp, và không ai kềm chế được của nhà nước.
Trong mấy năm vừa qua, mỗi lần đi Hồng Kông, tôi lại mua vài tạp chí chính trị để xem các nhà quan sát chính trị cho chúng ta những nhận xét và phân tích gì về tương lai Trung Quốc. Theo tôi, các phân tích và dự phóng của họ đã không hề đề cập đến một yếu tố rất quan trọng, tức là các năm dài sống duới một chế độ toàn trị và bị hệ thống giáo dục tẩy não đã biến những người sinh sống tại Hoa Lục thành những con người đặc biệt. Những nguời này không những đã ảnh hưởng đến Trung Quốc ngày nay, mà chắc chắn họ sẽ còn ảnh hưởng đến Trung Quốc trong tương lai. Họ đã biến xã hội Trung Quốc thành một xã hội man rợ, tàn bạo, thiếu an toàn đến mức không ai thể tin được, và họ cũng đã biến nước họ thành một nước chậm chạp, ngu xuẩn, và hầu như không còn có khả năng tạo sức ép nhằm thay đổi được hệ thống chánh quyền hiện hữu.
Tính Vô Cảm
Căn bịnh cá tính thứ nhất là “vô cảm”. Trong một xã hội toàn trị, khi người dân đã bị tước đoạt hầu hết các nhân quyền và đặc quyền, bất cứ cái quyền gì còn sót lại sẽ được xem như là một món quà thanh cao mà các nhà cai trị đã rộng lượng ban phát cho. Vì entropy [thường chỉ tăng chứ ít khi giảm] một cách rất giản dị tình trạng trên đã trở thành một trạng thái bình thường mới. Ngay trong những trường hợp bạo hành kinh khiếp nhất, người dân không có khả năng phản đối, không có phương tiện phản đối, và do đó họ sẵn sàng chấp nhận tình trạng khốn khổ này, cuộc đời nhọc nhằn này, và số phận bi đát này. Khi thời gian trôi qua, họ không còn lưu tâm đến việc họ có, hay không có một số phận như thế, hay là nếu họ phải sống như thế thì có công bằng hay không. Khi người ta cuớp cơm ăn của họ, họ chỉ biết đói; khi người ta tát vào mặt họ, họ chỉ biết đứng yên chịu đòn; khi người ta đập phá nhà họ, họ chỉ biết đứng nhìn, khi vợ họ bị bắt cóc và buộc phải phá thai, họ chỉ biết khóc. Họ xem mọi bất công là những điều không thể tránh được, những điều tất yếu, và thế gian này sẽ rất không bình thường nếu không là như thế. Người dân sống gục đầu mắt dán vào mặt đất, không kêu gào không chống lại số phần của họ, câm mồm và đi tìm chỗ núp, câm mồm và vỗ tay, câm mồm và ra tay làm giúp [khi có ai gọi]. Ngay cả khi chết, họ cũng câm mồm mà chết. Tất cả các sự câm mồm trên khi truy ra đều bắt nguồn từ một tiền đề: họ không dám khởi động bất cứ việc gì. Nếu chỉ là một thằng côn đồ mà bạn không muốn dây vào với nó, bạn chỉ cần núp, nhưng nếu bạn phải đối đầu với một hệ thống đầy những thằng côn đồ, bạn không thể chạy, bạn không thể núp, và chắc chắn là bạn không có ý đồ và khả năng khởi động bất cứ việc gì. Sự lựa chọn độc nhất còn lại cho bạn là bạn phải thay đổi tình trạng đó.
Trở thành một người vô cảm đôi khi là một hành vi nham hiểm và độc ác với người khác. Nếu có thể lượng giá được sự đồng cảm, bạn có thể buồn lòng khi biết cư dân Hoa Lục được đánh giá rất thấp. Trong sự cố Wang Yue (Vương Việt), một em bé hai tuổi đã nằm chết giữa đường khi, trong số 18 người đã đang đi ngang qua em, không có được một người dừng chân lại để lại giúp em. Con số 18 người đó đại diện cho một số người rất lớn hơn, những người xấu tính thừa sức quát tháo với những người ăn mày, không biết quan tâm gì đến nạn nhân các tai họa ở các vùng xa xôi, và cũng không có một chút tình đồng cảm với bất cứ ai kể cả những người thân thuộc. Nếu có ai bị đánh đập, họ sẽ bu quanh để xem. Nếu có ai phàn nàn, họ sẽ lạnh lùng chế diểu. Nếu có ai dọa sẽ tự sát, họ sẽ nói những người đó chỉ “muốn nổi tiếng”. Tôi đã có một lần vẽ chân dung một trong những loại người đó: nếu không ai lên tiếng bênh vực họ, họ sẽ chỉ chấp nhận số phận của họ. Nếu có ai giúp họ dành lấy được một số quyền, họ sẽ cám ơn số mệnh và nói, này, cái gì của tôi là của tôi! Nếu có ai thất bại khi giúp họ dành lấy quyền của họ, họ sẽ làm như là họ đã biết trước việc đó là một điều tất yếu sẽ phải xảy ra, và họ sẽ nói: “Tại sao lại anh có thể mất công phí phạm thời gian như thế?” Nếu có ai lên tiếng bênh vực họ và bị công an bắt đi, họ sẽ đứng nép ở một góc xa xa để cười thầm và nói: “đáng kiếp cho mày dám làm chuyện quấy!”
Trong tác phẩm “1984” của George Orwell, các nhân vật Winston Smith và Julia có một cuộc đối thoại đặc biệt cảm động. Họ vừa chạy thoát được mạng luới do thám lúc nào cũng hiện diện và gặp nhau được tại một bải cỏ ở Xứ Vàng. Sau cuộc gặp gở tại đó, Winston nói với Julia: “Nghe anh nói. Em càng có nhiều đàn ông, anh càng yêu em. Em có hiểu không?” “Vâng em hiểu rất rỏ.” “Em căm thù tinh khiết, em căm thù lòng tốt, em không muốn thấy đạo đức hiện diện ở bất cứ nơi nào. Em muốn mọi người đều hủ bại đến tận xương tủy.” ‘Thế thì, anh là người rất thích hợp với em, em yêu ạ. Anh hủ bại đến tận xương tủy”.
Ta có thể nói tâm trạng trên là thời kỳ cuối của bịnh vô cảm. Vào thời kỳ này, người vô cảm đã trở thành một người tự cô lập và kình chống với xã hội. Họ ghét tất cả những gì tốt đẹp, và luôn luôn nghi ngờ mọi lời nói và hành động. Họ sẽ cưu mang căm thù đến tận xương tủy. Vào giai đoạn này, họ không còn vô cảm, nhưng ngược lại, họ nổi giận dể dàng, và dể bị xúi dục dùng bạo lực. Một sự cố nhỏ nhặt nhất cũng có khả năng làm họ lên cơn, và sẽ không có gì ngăn chặn được họ đả kích trả thù một cách bừa bãi. Điều ác độc nhất là, nạn nhân của sự giận dữ của họ thường là những kẻ ít may mắn hay cô thế hơn họ rất nhiều. Nhân vật AQ trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1920 của Lu Xun (Lổ Tốn) là một ví dụ điển hình. Khi bị xã trưởng đánh, AQ không dám đánh lại, y đi đánh tên Wang Hu (Vương Tu). Khi đánh không lại được tên này, y đi đánh thằng nhỏ Cu D. Khi không thắng được Cu D, y đi tìm bà Wu Ma (Vũ Ma). Khi không địch lại Wu Ma, y đi đánh các học trò lớp mẫu giáo. Đây không phải là một chuyện đùa hay chuyện hư cấu: vào lúc này, con số trẻ em học lớp mẫu giáo bị giết chết tại Hoa Lục mỗi ngày một tăng và điều này chứng minh cho luận điểm trên.
Tính Không Thật
Căn bịnh cá tính thứ nhì có thể gọi là “có khó khăn khi phải chấp nhận thực tại.” Sau một thời gian dài sống trong ngu dốt và tẩy não, việc khả năng học hỏi và suy tư phê phán của toàn xã hội nhất định sẽ sút giảm là một điều tất yếu. Người ta sẽ không chịu hay không có khả năng chấp nhận những sự kiện hiển nhiên, người ta sẽ không ngần ngại bênh vực các lời nói láo trắng trợn. Từ góc nhìn này, tính lương thiện không chỉ là một vấn đề trong phạm vi đạo đức, mà còn là một vấn đề khả năng. Tại Hoa Lục, ít ra là một nửa người dân số vẩn còn tin Mao Trạch Đông là “đấng vĩ nhân đã cứu được toàn dân,” và chính ông ta là người đã cứu được người Trung Quốc bằng cách giúp họ thoát khỏi tình trạng nghèo khổ. Tại lăng của Mao ở Thiên An Môn, người ta xếp hàng để bày tỏ lòng kính trọng đối với cái xác của ông ta. Trong các xe taxi và li-mô tư nhân, người ta treo ảnh ông ta như một vị thần linh nào đó, và tìm cách cầu cạnh ông ta ban phép lành và bảo vệ. Cho đến ngày hôm nay, nhiều người vẫn còn nhớ đến và tiếc nuối cuộc Cách Mạng Văn Hóa, vẫn còn tin rằng vào thời đó không hề có sự hủ bại và ai ai cũng bình đẳng. Chỉ hai tháng trước, có một cuộc tranh luận trên mạng về nạn đói trong thời BướcTiến Nhảy Vọt, và một số người đáng kể đã tin rằng nạn đói đó chưa hề xảy ra, và tất cả thực sự chỉ là một câu chuyện do một nhúm người ma quái bịa đặt ra để tấn công nhà nước. Họ đã nghĩ rằng việc hàng chục triệu người có thể chết đói là một chuyện không thể nào xảy ra được. Để chứng minh là họ đúng, những người này đã nêu lên những câu hỏi nực cười như sau:
- Nếu số người chết lớn như thế, đâu là những nầm mồ tập thể?
- Nếu thực sự đã có một tai họa như thế, tại sao cho đến bây giờ các phương tiện truyền thông vẫn chưa hề đưa tin?
- Nếu thực sự số người chết đói lớn như vậy, tại sao chúng ta vẫn còn có Chính Sách Một Con?
- Quê tôi cũng rất nghèo, thế thì tại sao tôi vẫn chưa hề nghe đến chuyện người ta đã chết đói?
- Nếu thật sự là có rất nhiều người chết, vậy thì xin cho tôi hỏi, trong nhà anh có bao nhiêu người chết?
- Một số người nói rằng khoảng 30 triệu người đã chết đói, tức là 1/20 dân số Trung Quốc, liệu điều này có thể nào xảy ra được không?
- Và câu hỏi làm người nghe choáng váng nhất là: nếu họ không còn có gạo để ăn, tai sao họ lại không ăn thịt?
Tính nô lệ
Căn bịnh cá tính thứ ba được gọi là “cá tính nô lệ.” Như Lỗ Tấn đã mô tả, lịch sử Trung Quốc chỉ có hai loại thời đại [không ngừng tiếp nối nhau]: những thời đại tạm thời ổn định trong đó mọi người đều là nô lệ, và những thời đại trong đó mọi người dù có muốn làm nô lệ cũng không được. Vào thời xa xưa, nô lệ là những người trung thành với nhà vua và triều đại. Vào lúc này, đa số các người dân không cón có ai tin mình là những kẻ nô lệ, nhưng nghĩ rằng chính họ mới là chủ nhân của đất nước. Từ lúc còn bé, họ đã được giáo huấn là phải trung thành với tập thể, với đất nước, và với Đảng. Cái mà họ không được quyền trung thành với là chính họ.
Những người có cá tính kể trên tin rằng ở trên tất cả là nhà nước, và bất cứ ai phê bình nhà nước là kẻ thù của họ. Họ nghĩ rằng họ là những người yêu nước, và bất cứ cái gì cũng phải có yếu tố “yêu nước” mới có thể có một ý nghĩa nào đó. Đi học, lao động, tập thể dục, bảo vệ đôi mắt, và ngay cả làm tình, tất cả những điều đó đều tốt cho đất nước. Cái mà họ gọi là “quyền lợi quốc gia” thật ra là quyền lợi của nhà nước, của Đảng, của một nhóm người rất nhỏ. Vì những cái gọi là “quyền lợi quốc gia” kể trên, họ sẽ căm thù bất cứ ai mà thượng cấp của họ bảo họ phải căm thù. Trong một nước bình thường, các từ “tự do”, “công bằng”, và “nhân quyền” là những từ tốt, nhưng trong mắt người nô lệ, tất cả các từ đó đều là âm mưu của đế quốc. Họ ủng hộ việc tố cáo và phản bội người khác, thậm chí họ sẽ chỉ điểm và tố cáo ngay cã những người trong gia dình quyến thuộc của họ, và họ sẵn sàng hy sinh tính mạng của chính họ vào bất cứ lúc nào.
Loại người nô lệ này, khi được giáo dục lâu dài về căm thù, sẽ trở thành những người kỳ dị và dễ nóng giận; vào giai đoạn cuối, họ sẽ trở thành những người có cá tính “nô lệ hung hãn dữ tợn”. Dưới mắt họ, phần lớn các phương tiện truyền thông trên thế giới đều chống lại Trung Quốc, mọi tổ chức nhân quyền đều là những lực lượng chống lại Trung Quốc, mọi kẻ chống đối là những kẻ phản bội dơ dáy và nô lệ của các cường quốc Tây Phương. Nếu một phụ nử Trung Quốc lấy chồng ngoại quốc, thì đó là một điều sỉ nhục cho cả nước, nếu một người đàn ông Trung Quốc tìm đến gái điếm người nước ngoài, thì đó chỉ là Trung Quốc trả thù cho mọi người mà thôi. Tôi đã nghe – và không chỉ một lần – nhửng người trẻ “yêu nước” và giận dử mô tả lý tưởng của họ: họ muốn đi Nhật Bản sau khi họ giàu có để tìm một cô gái điếm người Nhật và trả mối thù trăm năm áp bức trên trên thân xác của cô đó, cho đến khi nào họ đã hoàn toàn thỏa mãn và cô gái ấy chết. Họ công khai kêu gọi chiến tranh, và thường nói là chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, là một điều không thể nào tránh được. Rõ rệt phía sau các lời nói này là hàm ý: dù chúng không đánh ta, ta vẫn sẽ đánh chúng. Vài người còn công khai thảo luận việc gài bom vào trong các máy bay thương mại và cho bom nổ trên lãnh thổ nước Nhật.
Tính xấu xa của lề lối suy nghĩ trên rất dễ hiểu. Thật ra các “nhà ái quốc” trên chủ yếu cũng không khác gì các Hồng Vệ Binh vào 50 năm về trước, hay các thành viên trong cuộc Khởi Nghĩa Niệm Quân (Boxer Rebellion) 100 năm về trước nửa. Chúng vẫn ngu si, hung hãn, khát máu, và thiếu thăng bằng dễ kích động như tiền nhân của chúng. Trong một xã hội bình thường, những người như họ được xem là nguy hiểm, nhưng tại Trung Quốc, các nhà chức trách o bế và nuôi dưỡng lòng tức giận của họ. Đây chủ yếu chính là đùa với lửa. Trong những điều kiện thích hợp, ngọn lửa không thuần lý đó sẽ thiêu đốt tất cả những gì nằm trong tiến trình của nó.
Đời sống trong những bãi mìn
Căn bịnh cá tính thứ tư là “cá tính bãi mìn”. Nhiều người không cảm thấy an toàn khi sinh sống tại Trung Quốc. Cứ như là họ đang bước đi trên một bãi mìn nguy hiểm. Tại đó, luật pháp chỉ là một câu chuyện hoang đường, và quyền lực nhà nước có thể trật đường rầy vào bất cứ lúc nào. Không có một lằn ranh rỏ rệt nào giữa cái hợp pháp và cái bất hợp pháp. Hầu hết các xí nghiệp đều ăn gian trốn thuế, hầu như người nào cũng có làm một cái gì đó không hoàn toàn hợp pháp cho lắm…Hãy lấy một cửa hàng nhỏ làm ví dụ. Trong khi ông chủ cửa tiệm ra sức quản lý kinh doanh, SởThương Mại, Sở Thuế, Sở Công An, Sở Cứu Hỏa, Sở Y Tế….hầu hết các cơ quan quyền lực của nhà nước đều có thể ra lệnh buộc ông ta phải đóng cửa tiệm. Mỗi lần chủ nhân này không làm theo ý muốn của các cơ quan quyền lực đó, việc ông ta và gia đình sẽ phải đối đầu với một tai họa toàn diện là một điều rất có thể sẽ xãy ra. Vì những bất ổn như vậy, đa số người dân không có những kế hoạch lâu dài, và trái lại chỉ biết quan tâm đến những lợi nhuận cấp thời. Trong nhà nước, trong thương trường, trong đời sống cá nhân riêng tư, chúng ta thấy quá nhiều người chỉ lo kiếm lời mà không đếm xĩa gì đến đạo đức. Nhân viên nhà nước thì bõ tiền vào túi trong khi các thương nghiệp thì bõ qua các tiêu chuẩn đạo đức và luật pháp ngõ hầu tối đa hóa lợi nhuận. Một khi họ làm đủ tiền rồi, họ thường chuyển tiền đến một nơi khác, hay tiêu xài một cách vô tư bất cẩn. Những người đó không bao giờ nghĩ đến các hậu quả có thể xảy ra ra trong tương lai.
Cội nguồn của cảm giác thiếu an toàn trên khiến cho một nhóm người hay lo ngại trở nên âu lo hơn. Đa số cảm thấy họ cần phải hối hả: khi máy bay đang chuyển động, người ta bắt đầu mở các ngăn chứa hành lý, khi lái xe trên đường phố, các xe hơi tranh nhau lấn vào các lỗ hổng trong dòng xe đang chạy bất chấp an toàn; khi xếp hàng chờ đến lượt mình, sẽ có người xé ngang hàng bất chấp luật lệ. Hơn thế nửa, cảm giác thiếu an toàn này còn gây căng thẳng trong các quan hệ giữa người và người. Gia đình và bè bạn giữ kẽ và đề phòng lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau, và có lúc khinh thị lẫn nhau. Ngạn ngữ xưa “nếu có ai bị nạn, sẽ có người đến giúp từ mọi hướng” đã trở thành nột chuyện cổ tích. Ngược lại, xã hội chúng ta là một ví dụ cho các câu nói “nếu có ai bị nạn, mọi người sẽ đứng xem” hay là “nếu có ai cần giúp đở, sẽ không có ai giúp”.
Lỗi tại ai?
Có nhiều lý do khác nhau nhằm giải thích tất cả các cá tính tôi đã mô tả ở trên, nhưng điều quan trọng nhất là, lỗi nằm ngay trong sự kiện nịnh hót và gây rối đã trở một thành tố bất khả phân của đời sống. Qua những năm dài đắm mình trong kiếp sống nô lệ, bị nhồi sọ về đường lối đảng, và được chỉ đạo về căm thù, con người đã đánh mất con tim đích thật, quên đi lương tâm, và vứt đi căn cước quan trọng nhất của họ: Tính Người.
“Tôi phải là người trước tiên, sau đó tôi mới có thể là bất cứ gì. Tôi phải là tôi trước tiên, sau đó tôi mới có thể góp phần vào xã hội.” Đây là một khái niệm đơn giản. Thế nhưng, điều đáng buồn là suốt đời họ đa số người [Hoa Lục] đã không hiểu được khái niệm đó. Nếu bạn chỉ vừa mở miệng nói về tình hình “nhân quyền” tại Trung Quốc, người ta sẽ gây hấn với bạn, cứ y như là “nhân quyền” không phải là quyền làm người của họ. Tất cả những câu chuyện nói về nước Trung Quốc đặc biệt như thế nào, tất cả các lập luận biện minh cho tính độc nhất vô nhị của Trung Quốc bắt nguồn từ việc người ta đã bỏ quên tính người của mình. Và vì vậy, có rất nhiều ý kiến kỳ dị. Một số người cho rằng khổ đau – vì bất cứ lý do nào – là một điều phải đạo lý và tự nhiên. Vài thập niên trước, vô số người trẻ tuổi ở các đô thị bị đưa về nông thôn bởi vì lý do giản dị là người ta nghĩ rằng các thanh niên đó cần phải đau khổ. Vô số khó khăn và thử thách đã làm hỏng tuổi trẻ và tàn phá đời sống của những người trẻ tuổi đó. Điều không thể tin được, là một số người trong các người đó vẩn còn ca ngợi những kẻ đã áp bức họ. Họ nói rằng những khổ đau họ đã kinh qua là xứng đáng và họ rất biết ơn. Nhà văn Nga Fyodor Dostoyevsky đã viết một tiểu thuyết nhan đề là “Bị Làm Nhục và Chửi Mắng (Humiliated and Insulted).” Ngay trong đời sống chúng ta, chúng ta vẩn thấy những người bị làm nhục và bị chửi mắng; và những người này tìm cách hợp lý hóa, bảo vệ, và cổ vũ cho sự đau khồ của chính họ.
Tại Trung Quốc, “hy sinh” là môt lý tưởng được đánh giá rất cao. Ít người hiểu rằng từ “hy sinh” tiên khởi được dùng để mô tả số phận các con thú bị giết trong các nghi lễ tôn giáo. Có biết bao nhiêu bài hát, biết bao nhiêu bài luận văn, biết bao nhiêu câu chuyện anh hùng khuyến khích người ta hy sinh, để trở thành những con thú kia. Phải làm gì khi các con cừu của đội sản xuất đi lạc trong cơn bão tuyết? Tự hy sinh để đi tìm các con cừu đó. Vào ngay lúc này, nhiều người tin vào câu nói “không sợ nhọc nhằn và không sợ chết”. Tôi chỉ có thể hiểu rất sơ sài việc không sợ nhọc nhằn, nhưng không sợ chết thì thực sự hoàn toàn quá khôi hài. Lúc này là thời bình, tại sau lại khuyến khích người ta đừng sợ chết? Để được cái gì?
Có điều chắc chắn là những gì tôi đang đề cập đến không thuộc về quá khứ. Sau khi lật vài trang báo, bạn sẽ thấy là thời đại phi lý trên chưa bao giờ chấm dứt. Di sản các năm đã qua đó chưa hề xa lìa chúng ta, chúng vẫn còn ở ngay cạnh ta. Các tư tưởng và các lời khuyến khích phi nhân đó chưa hề rời bỏ chúng ta. Tại đây, tôi muốn khuyến khích mọi người học theo giáo sư Kong Qingdong. Ông ta là người sáng chế ra quy luật “Ba Người Mẹ”: nếu có ai yêu cầu bạn chấp nhận nhọc nhằn, bạn hãy nói: “Đi tìm mẹ mày đi;” nếu có ai yêu cầu bạn hy sinh, bạn hãy nói “Đi tìm mẹ mày đi;” và nếu có ai yêu cầu bạn hãy tố cáo nộp gia đình bạn [cho công an] vì đó là một điều tốt cho đất nước, bạn biết phải nói gì rồi chứ?
Ngoài ra, nhà nước khuyến khích người dân nên chấp nhận ý niệm đóng góp. Trong vài thập niên vừa qua, nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ ngưng kêu gọi người dân đóng góp. Mọi viên chức nhà nước đều ca ngợi đạo lý cao cả của sự đóng góp (ít ra là trước khi họ bắt). Các viên chức nhà nước tham nhũng nhiều nhất lại những người đề cao đóng góp nhiều nhất. Sự thật là, cho và lấy luôn luôn đi đôi với nhau. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Bạn cho thì chúng nó lấy. Nếu một công ty yêu cầu nhân viên hãy quên mình và đóng góp, điều họ muốn là bạn làm việc nhiều hơn và họ trả lương bạn ít hơn. Nếu một nhà nước kêu gọi các công dân hãy quên mình để đóng góp, thì nhà nước đó đang công khai lấy của cải của người dân. Có người sẽ hỏi: nhưng mà điều này có đúng không, là chúng ta phải đóng góp cho xã hội mà không đòi hỏi gì cho mình? Một xã hội bình thường cần những hành vi vị tha. Tuy nhiên, một xã hội cần một hợp đồng cho tự do và công bằng nhiều hơn. Hai quy luật đó tiếp nối nhau. Chỉ khi nào có hợp đồng đó, chúng ta mới có thể cho mà không nghĩ đến mình. Nếu không có hợp đồng, không thể có chuyện đóng góp.
Trên nguyên tắc, nhà nước làm việc cho chúng ta, chứ không phải ngược lại
Chúng ta luôn luôn thấy trên TV hay hay đọc trên báo chí chuyện những người dọn vào các căn hộ mới do nhà nước cấp phát hay nhận tiền trợ giúp từ nhà nước. Với nước mắt lưng tròng, những người này sẽ nói vào máy quay phim: “Nhà nước ơi, xin cám ơn!” Chúng ta không nên phê phán những người đã nói như thế, trái lại, chúng ta cần phê phán nhà nước đã chấp nhận những lời cám ơn trên. Chứng ta, người đóng thuế, đang sống rất nhọc nhằn dưới sự cai trị của các ngài, và các ngài chấp nhận lòng biết ơn của chúng ta? Bây giờ thì chúng ta đã biết rõ nhà nước không phải là một vị thần tráng lệ, tuyệt vời, và toàn hảo. Nhà nước phải là một cái gì mà chúng ta bầu ra. Quyền lực của nhà nước phải được vay mượn từ chúng ta. Trong chừng mực nào đó, nhà nước cũng như là người bảo vệ hay kẻ lau chùi nhà cửa cho chúng ta. Chúng lấy tiền của chúng ta, chúng chùi sàn nhà cho chúng ta. Nếu một người lau chùi nhà làm việc tốt khi chùi sàn nhà, có cần thiết không nếu chúng ta phải ứa nước mắt mà cám ơn người ấy? Chùi sàn nhà tốt, đó có phải là công việc của họ hay không? Tôi không muốn khinh dễ người lau chùi nhà. Tuy thế, nếu có một người lau chùi nhà không làm việc tốt, nhưng lại luôn luôn đòi hỏi bạn phải cám ơn họ, và không những thế, còn đòi bạn phải trân quý họ một cách vô điều kiện, thế thì bạn phải hỏi y: “Tôi hét lên có được không? ít ra là bạn cũng có thể nói y trở lại sau khi lau chùi xong sàn nhà.
Về nhà nước, Thomas Paine có một lời bàn hay nhất như sau: “Nhà nước, khi tốt lành nhất, là một điều xấu xa nhưng cần thiết; và khi tồi tệ nhất, là một điều xấu xa không thể chấp nhận được.” Chúng ta biết từng xu nhà nước tiêu pha là móc ra từ túi chúng ta. Vì thế, lâu lâu chúng ta cần kiểm soát chương mục của nhà nước. Nếu người lau chùi nhà nói họ mới mua một cái chổi trị giá vài ngàn đô la, thế thì y đang thụt két nhà bạn. Nếu y lấy tiền của bạn để mua một cái đồng hồ trị giá một triệu đô la, thế thì y không gì khác hơn là tham nhũng. Nếu người lau chùi nhà của bạn, nhân danh việc chùi nhà cho bạn, ăn tại các nhà hàng sang trọng, uống rượu Mao Tai đắt tiền, hút thuốc lá cao cấp, thế thì bạn tuyệt đối có quyền suy nghĩ như thế này: Nếu tôi thuê một người chùi nhà khác, đó có phải là một điều tốt hơn không?”
Bí quyết thành công: giảm thiểu thủ tục
Một nhà nước thông minh sẽ chấp nhận các thiếu sót của mình và dựa vào sức mạnh của quần chúng. Ngược lại, một nhà nước tự cho mình là vạn năng thuờng là một nhà nước bất tài. Nhà nước đó sẽ tìm cách kiểm soát tất cả, nhưng không làm được gì đến nơi đến chốn. Trong ba mươi năm qua, nhà nước [Trung Quốc] đã có một số tiến bộ, đặc biệt là về mặt kinh tế. Do đo, nhiều người đã vuợt thoát khỏi tình trạng bần cùng. Tuy nhiên, nếu chúng ta ghi nhận thành tích đó của nhà nước, chúng ta phải nói thêm là các thành tích đó đã chỉ xãy khi nhà nước tự ý bãi bỏ các kiểm soát. Lịch sử 30 năm đã qua cho ta thấy rằng khi chính quyền nương tay, người dân Trung Quốc luôn luôn chứng minh họ có khả năng sáng tạo phi thường. Chỉ vài năm sau khi chính quyền bãi bỏ các kiểm soát trên ngành điện tử gia dụng, các đồ gia dụng điện tử Trung Quốc vào lúc này đã có thể cạnh tranh được với các thương hiệu quốc tế.
Đồng thời, mọi lảnh vực do nhà nước kiểm soát đều thoi thóp y hệt như là đã chết. Tại sao phim ảnh Trung Quốc quá dở? Bởi vì nhà nước kiểm soát các phim ảnh. Tại sao các màn biểu diễn nói tiếng Quang Thoại quá dở? Tại vì nhà nước kiểm soát hệ thống truyền hình. Tại sao không có những kiệt tác văn học hiện đại? Tại vì nhà nước kiểm soát văn hóa. Tại sao bóng đá Trung Quốc quá dở? Câu trả lời vẫn y như trước: tại vì nhà nước không thể nào buông tay.
Tại sao các “tin xấu” không xấu
Có khoảng hai loại nhà nuớc trên thế giới: những nhà nước biết xấu hổ, và những nhà nước không biết xấu hổ. Các nhà nuớc biết xấu hổ chịu nghe các lời phê phán, và dù họ không muốn, trong chừng mực nào đó, họ vẫn có vẻ khiêm tốn. Các nhà nước không biết xấu hổ, trái lại, chỉ muốn nghe những lời nịnh hót, và, tệ hại hơn, nếu những lời đó chỉ hơi hơi khác ý muốn của họ, họ cũng sẽ nổi giận. Dưới những nhà nước này, “các thông tin tiêu cực” thường được che dấu. Nhiều sự cố được các cơ quan truyền thông nước ngoài lập đi lập lại, nhưng bạn sẽ không bao giờ đọc đến các tin đó tại Hoa Lục. Thực ra, câu nói “các thông tin tiêu cực” là một câu nói có vấn đề. Không có gì tiêu cực khi báo cáo các tin xấu. Khi vạch trần các hành vi, kết quả, hay truyền thống xấu, chúng ta có thể cảnh báo người xem và họ sẽ tránh các hành vi đó thay vì bắt chước làm theo. Kinh nghiệm sống cho ta thấy chúng ta sẽ học hỏi nhiều hơn biết được các “các thông tin tiêu cực.” Bạn sẽ không học được gì nhiều sau ba mươi năm xem chưong trình Phát Tin [một chương trình hàng ngày của đài Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc], trừ việc người ta có thể nâng tay nghề mổ heo tới mức thượng thừa bằng cách học Lý Thuyết Mao Trạch Đông. Nhưng bạn sẽ học được việc một bậc cha mẹ có trách nhiệm hay một người qua đường sẽ phải làm gì, khi bạn tiếp cận dù rất sơ sài với các thông về cái chết của em bé hai tuổi Wang Yue (Vương Việt ). Trong những thập niên qua, các sách viết về lịch sử của chúng ta đã câm nín quá nhiều về “các thông tin tiêu cực”, chủ yếu là các thông tin về những tội ác của chế độ và sự tàn bạo của tập thể. Những điều này cần được xem như là những điều bất hạnh cho đất nước…Nếu bạn thật lòng muốn yêu nước, bạn phải yêu nhiều hơn là những điều vinh quang của đất nước – bạn phải yêu đến cả những điều bất hạnh của đất nước nửa. Đừng chỉ yêu đất nước giàu mạnh, hãy yêu cả những vết sẹo, những nổi buồn, những bóng tối, và những khắc khoải của đất nước bạn.
Chúng ta thường chia con người thành hai nhóm: một nhóm ở trong chế độ và một nhóm ở ngoài. Trong một chế độ kình chống lại các giá trị nhân bản, ví dụ chế độ Đức Quốc Xã hay chế độ Bắc Hàn, những người làm việc cho các chế độ đó chỉ có hai kết cục. Hoặc là họ tự hại mình mà không gặt hái được lợi lộc gì cả, hoặc là họ có một chút lợi lộc, nhưng phải tự hại mình rất nhiều hơn. Đa số những người đang ngồi đây hôm nay là những người tốt, nhưng cũng có thế là một vài người trong chúng ta đây là những mật báo viên và gián điệp. Nếu bạn là một trong những người đó, hôm nay tôi muốn cho bạn hay là bạn cũng có trách nhiệm với tương lai của đất nước.
Lời khuyên ngỏ cho các viên chức nhà nước: hãy là những người tử tế
Nếu bạn chỉ làm các việc như phê chuẩn văn bản, cấp phát giấy phép, điền mẫu đơn, hay đi bắt ăn trộm, bạn không phải là người dính dáng nhiều vào các tội ác của hệ thống này – việc bạn làm chỉ là những việc cần thiết để duy trì sự vận hành của xã hội. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng bạn hiểu người chủ đích thật của bạn là những người đang nhờ bạn giúp và vì họ mà bạn đang làm các chức năng đó. Họ chính là những người đã đóng góp một phần lương bổng của họ để trả lương cho bạn, họ là người nuôi dưởng bạn, do đó xin bạn hãy tử tế với họ. Dù cho bạn không thể tiếp đón họ bằng một nụ cuời, ít ra bạn cũng không nên đối xử với họ một cách khinh bỉ hay giận dử. Bạn phải tuân theo các luật lệ, làm việc của bạn, và không làm khó dễ họ một cách quá đáng. Nếu có việc gì có thể làm được mà không cần phải cố gắng nhiều, xin bạn đừng sách nhiễu họ bằng cách bắt họ làm thêm việc này việc nọ và đi đi về về văn phòng của bạn nhiều lần. Bạn cần biết điều này: việc họ tiếp tục trả lương cho bạn là một điều khó khăn cho chính họ.
Nếu công việc của bạn thuộc về các lãnh vực giáo dục, tuyên truyền, và ý thức hệ, bạn hãy coi chừng: việc bạn làm ảnh hưởng đến hàng triệu người, chứ không chỉ một hay hai người. Qua các thế kỷ, tại mọi xã hội, nhân loại đã nhất trí về một điểm này: không cho con cái của chúng ta đến gần thuốc độc.Thật ra, các thuốc độc cho trí tuệ, như những lời nói dối trá, những luận quá, những hận thù, và những tuyên truyền chống lại nhân loại, đều cũng nguy hiểm như nếu không nói là nhiều hơn các thuốc độc làm hại cơ thể. Cho dù chúng ta không cấm cản được các lời nói đó, ít ra chúng ta cũng không nên để cho trẻ con đến gần và nghe được chúng. Nếu bạn là một nhà báo, bạn không nên góp phần vào việc sản xuất các chất độc đó; nếu bạn là một thầy giáo, bạn không nên dự phần vào việc phân phối các độc chất đó; nếu bạn là một học giả, bạn cần đòi hỏi sự thật và bác bỏ các điều giả dối sai trái; nếu bạn là một tác giả, bạn không nên dựng ra những câu chuyện láo lếu trắng trợn. Các yêu cầu tôi vừa mới nêu lên không phải là những yêu cầu cao cấp nhất mà bạn phải hướng tới, thật ra, chúng là những yếu cầu cơ bản nhất.
Nếu công việc của bạn là tháo gỡ nhà cửa của người khác, đập nát sạp hàng của nhà buôn, nạo phá thai nhi người khác, và đánh đập những người thiếu may mắn, thế thì, thôi đành vậy, tôi sẽ không đòi hỏi bạn sẽ ôm hôn những người đó khi bạn đến với họ, nhưng tôi vẫn hy vọng là bạn vẫn còn có một chút lương tâm.
Nhà văn George Orwell đã chiến đấu như là một người lính bắn tỉa trong cuộc chiến Tây Ban Nha vào năm 1931. Một buổi sáng, ông thấy một người lính kẻ thù bước ra khỏi hầm mương. Người lính này không mặc áo, và hai tay thì đang giử quần cho khỏi tuột. Orvell có thể bắn người lính này một cách dễ dàng, nhưng ông do dự một thời gian thật dài, rồi cuối cùng ông bỏ cuộc. Ông nói “làm thế nào mà một người đang dùng cả hai tay giữ cho quần khỏi tuột lại có thể là một người theo chủ nghỉa phát xít? Làm sao anh có thể bắn một người đang dùng cả hai tay giử quần khỏi tuột?”
Đó là “câu hỏi của Orwell”, và chính ỡ câu hỏi đó mà chúng ta khác với thú rừng – ở tấm lòng biết thông cảm quý giá của chúng ta. Ở đây, tôi muốn có một lời với những ai đang làm việc trong các tổ phá hủy, các tổ chận bắt, và các nhóm cưởng chế tại thành phố. Tôi biết các bạn có trách nhiệm, nhưng tôi hy vọng các bạn đôi lúc cũng sẽ nghĩ đến “câu hỏi của Orwell.” Tôi biết là thượng cấp đòi hỏi nhiều ở các bạn, nhưng tôi vẫn hy vọng là các bạn sẽ trân quý những phút giây khi mà lương tâm các bạn thức tỉnh.
Hay là bạn có một con tim chính trực, và bạn nghĩ là bạn đang chiến đấu cho lẽ phải và đang bảo vệ đất nước. Nhưng vuợt qua cả đất nước của bạn, có một cái gì lớn hơn và tốt hơn, và đó là lẽ phải trong con tim chúng ta. Người đang quỳ gối trước bạn cũng là một con người, bạn có biết không? Một con người biết xúc động, có cảm giác, có cha mẹ vợ con anh em, một con người cũng như bạn. Nếu bạn quát tháo, người đó sẽ sợ hải, nếu bạn đánh, người đó sẽ đau, nếu bạn mắng nhiếc, người đó sẽ căm thù bạn. Khi bạn chôn vùi một kẻ thù dưới chân bạn, kẻ thù đó sẽ biến thành hai kẻ thù vào năm tới. Công việc bạn đang làm chỉ là một công việc bình thường, bạn không cần phải gây thêm quá nhiều kẻ thù cho chính cá nhân bạn làm gì. Bạn có thể làm công việc của bạn mà không cần phải khư khư ôm lấy căm thù.
Sự quan trọng của một con tim trong sáng
Có một lần, một thảm kịch đích thực đã xảy ra tại một nhà tù ở tỉnh Giang Tô: một quản giáo đã vô cớ đánh đập một tù nhân, và người tù nhân này nói: “Anh đang quản giáo tôi, do đó công việc của anh là kỷ luật và ra lệnh cho tôi. Nhưng mà trận đòn anh đang cho tôi lúc này không dính dáng gì đến việc làm của anh, nó hoàn toàn là chuyện riêng tư giữa anh và tôi. Tôi không có gan đánh lại anh bây giờ, nhưng hãy nhớ về sau thế nào anh cũng sẽ phải trả món nợ này!” Vài năm sau, người ta tìm thấy đứa con nhỏ của người quản giáo bị treo cổ trước nhà tù.
Cũng như tất cả các bạn, tôi rất căm ghét tội ác của người tù nhân này. Tuy nhiên, mỗi người đang sống trong chế độ cần học tập câu chuyện vừa kể. Căm thù như một con dao, nếu mài dao bén quá, trước sau gì dao cũng sẽ phản và hại bạn. Trong một thế giới mà quyền lực không có hạn chế, trong một thế giới mà các luật lệ không có quyền lực gì cả, dù cho ngày hôm nay bạn đang nắm trong tay quyền lực rất lớn, không chắc gì ngày mai bạn sẽ còn cảm thấy an toàn. Hôm nay, bạn làm cho nó phải đi trốn bạn; ngày mai, chính bạn là người có thể phải cần đi trốn nó. Hôm nay, bạn ngăn chận những người đang cầu khẩn luật pháp bảo vệ họ, ngày mai, cũng sẽ có người ngăn chận các cố gắng như thế của bạn. Chúng ta đã biết những người đang bị ngăn chận không chỉ là thường dân mà thôi – trong những người đó là cãnh sát, là quan tòa, là viên chức nhà nước, thậm chí còn là chủ nhiệm các Phòng Kháng Cáo.
Có một lần có một người hỏi một ông sư khôn ngoan câu hỏi này: “Cái gì làm nên một người tốt?” Nhà sư trả lời: “Từ bi và trong sáng”. Người đó hỏi thêm: “Hai cái đó là cái gì vậy?” Nhà sư nói: “Nước vào mùa thu và bầu trời bất tận.” Theo tôi nghĩ, điều nhà sư muốn nói là thế này: vào lúc này, người tốt là một người công dân biết trân trọng cá tính của mình và biết thế nào là xấu hổ. Từ bi và trong sáng là tấm lòng biết thông cảm và lương tâm của chúng ta. Từ bi và trong sáng không có ích gì trong đời thực tiển đời sống, không giúp bạn làm giàu hay thăng quan tiến chức, và chắc chắn sẽ không giúp bạn “thành đạt” trong cõi trần ai vô trật tự này. Thế nhưng, hai đức tính đó giúp ta phân biệt được ai là con người và ai là thú rừng. Biết trân quý cảm thông với người khác có thể là thiếu trí tuệ, nhưng chính những người thiếu trí tuệ hay “dốt nát” đó lại là những người có giá trị cao nhất trong thời đại đầy nhiễu nhương hỗn loạn này. Vì có những người này, những người đã chỉa nòng súng lên trời, đã rút ngón tay ra khỏi cò súng, đã chận không cho xe tăng chạy “không đúng lúc,” mà xã hội trong đó chúng ta đang sống vẩn còn giữ được tính người và phẩm giá ở mức độ cơ bản nhất.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà bụi bặm phủ kín bầu trời. Chính trị thì dơ dáy, kinh tế cũng dơ dáy, và ngay cả nền văn hóa của chúng ta có một mùi như là mùi hôi thối. Con tim của chúng ta đáng lý phải trong như nước mùa thu và bao la như bầu trời bất tận, nhưng nếu chúng ta để con tim đó trong bụi bặm một thời gian dài, thì không thể nào nó không trở nên dơ dáy và dễ gảy. Khi chúng ta ra bưu điện gửi một gói hàng dễ vỡ, các người làm việc ở đó sẽ đóng một khuôn dấu có hình một cái tách nước màu đỏ trên gói hàng để cho người khác biết đây là một gói hàng dễ vỡ. Tôi hy vọng mỗi người cũng sẽ đóng dấu một tách nước màu đõ trên tim mình. Để tự nhắc nhở đây là một con tin đang cần cảm thông, đang cần trong sáng. Con tim của chúng ta quý báu nhưng cũng dễ vỡ. Hãy bảo trọng con tim từng ngày từng ngày và đừng để cho bụi bặm bám vào. Con tim chúng ta phải trong như nước mùa thu và sạch như trời xanh.
Mộ Dung Tuyết Thôn
13 Tháng Chín 2012
One Author’s Plea for a Gentler China: The water in autumn and the unending sky
Author Murong Xuecun (originally Hao Qun)
[Dear readers, please note: The Chinese version of Murong Xuecun’s speech is appended at bottom. 亲爱的读者, 请注意:演讲稿的中文版在下.]
On Wednesday, July 25, a famous Chinese author and liberal voice with the pen name Murong Xuecun (@慕容雪村) shared a long and heartfelt plea to his countrymen via Sina Weibo, China’s Twitter, based on a speech given earlier in Hong Kong. According to Hong Kong University’s Weiboscope, which tracks Weibo posts popular with influential users, the text of this speech became the most popular image for July 25, with over 36,000 reposts and 8,000 comments. Just over one day later, the post was deleted by censors.
Three Tea Leaf Nation writers have combined to translate Xuecun’s ambitious but important piece.(Section headings are our own.) Please enjoy.
The water in autumn and the unending sky
There is one clear advantage to living in mainland China: It’s always easy to separate theory and reality. We have some rights in theory, but in reality, they do not exist. Income has increased in theory, but once you get to the market, you’ll see that you can’t even afford to buy meat. In theory, some people have risen up, but actually, they’re still kneeling. In theory, you’ve moved a few mountains, but you’ve actually just fallen into a hole. In theory, you’re the master of your country, but in actuality, you live in chains.
Textbooks describe a society broken down into two classes: The rulers and the ruled. In these times, it’s fair to say that officials big and small–over 50 million of them in fact–make up the actual ruling class. Theirs is the highest paying work in the world; the mayor of one town can embezzle tens of millions, while a provincial governor can embezzle hundreds of millions. Even more powerful officials are wealthy beyond imagining. In the past few years, the phrase “the great endeavor” (伟业) has come into use, and this mostly refers to the great work of corruption and embezzlement. The phrase “the state of the nation” (国情) has also been bandied about quite a bit. This is the true state of the nation: We have the world’s largest and most corrupt system of bureaucracy–barbaric, wasteful, and immoral without precedent–but it insists that each and every one of us walk the straight and narrow path.
Modern China is a strange new world. Every day, tragic and unbelievable things happen, leaving us not knowing whether to laugh or cry. All of those mining disasters, incidences of black lung, infants with kidney stones, train accidents, car accidents, food safety incidents, the forced and violent destruction of homes, cases of corruption and embezzlement, all prisoners of conscience who died from “playing hide-and-seek” or “drinking boiled water,” and the rising storm of mass opposition incidents…you can be certain, within the next few years, these kinds of incidents will not only not go away, but they will grow in number and visibility. These incidents are mostly due to one reason, and that is almighty, unruly, unchecked government power.
Over the past few years, every time I’ve gone to Hong Kong, I’ll buy a few magazines about politics to see what observations and analyses political observers have to offer about China’s future. In my opinion, these analyses and predictions have ignored a very important point, which is that years of living under authoritarian rule and being brainwashed by the educational system have made residents of Mainland China into a special people. These people have not only influenced China’s present, but also will undoubtedly influence its future as well. They have made Chinese society barbaric, violent, incredibly unsafe, and they have also made it slow and stupid, unlikely to force a change of the present system of government.
Numbness
The first kind of is a “numb personality.” In a totalitarian society, people have already had most of their rights and privileges taken away from them, and any rights remaining are seen as a gracious gift from the rulers. Because of the simple fact of entropy, this state of affairs has become the new normal. Even in cases of extreme violence, the people are not able to protest, they have no way to protest, so they willingly accept this state of misery, this life of toil, this tragic fate. As time passes, they don’t even consider whether or not this should be their fate, whether or not it’s fair. When their food is robbed they just go hungry; when they’re slapped in the face, they just take it; when their homes are destroyed, they just watch it; when their wives are abducted and forced to abort their babies, they just cry. All injustices are seen as inevitable, expected; it would be abnormal only if it were otherwise. People live with heads bowed and eyes glued to the ground, they don’t cry out against their fate, they shut up and hide, shut up and clap, shut up and lend a hand. Even when they die, they do it with their mouths shut. All of this shutting up can be traced back to one precondition: They don’t dare start something. If it were just one punk you didn’t want to start something with, you could just hide, but if what you’re facing is a system full of punks, you can’t run, you can’t hide, and you certainly can’t afford to start anything. The only choice you have left is to change it.
Becoming numb is often an act of malice and cruelty towards others. If you could quantify empathy, it might sadden you to discover that residents of Mainland China rank very low. In the famous Wang Yue incident, a two-year-old girl died in the middle of the road, and 18 people walked by without helping. These 18 people represent a greater number, a very unkind number of people that will yell at beggars, ignore victims of distant disasters, and even lack empathy for their own relatives. If people are beaten, they’ll just stand around and watch. If people are complaining, they’ll just coldly mock them. If people say they are going to commit suicide, they’ll just say “They want to get famous.” I once painted a portrait of one of these kinds of people: If no one speaks up for them, they’ll just put up with it. If someone speaks up for them, they’ll just watch. If someone is able to secure rights for them, they’ll thank fate and say hey, what’s mine is mine! If someone isn’t able to get their rights for them, they’ll pretend like they knew that would happen all along. They’ll say, “Why would you waste your time?” If someone speaks up for them and is snatched away by the police, they’ll stand to one side, snickering, and say, “Serves you right for trying to stir things up!”
In George Orwell’s “1984,” the protagonist Winston Smith and Julia have one particularly moving conversation. They escaped the ever-present network of spies and met in the Golden Country meadow. At the end of their time there, Winston said to Julia: “Listen. The more men you’ve had, the more I love you. Do you understand that?”
“Yes, perfectly.”
“I hate purity, I hate goodness. I don’t want any virtue to exist anywhere. I want everyone to be corrupt to the bones.”
“Well then, I ought to suit you, dear. I’m corrupt to the bones.”
We might say this is the late stage of numbness. In this stage, the numb personality has become an antisocial personality. People will hate everything good, and harbor suspicion of all kinds of language and action. They will carry hatred in their bones. In this stage, they are no longer numb, but easily angered, easily provoked to violence. The smallest thing will set them off, and then they will stop at nothing to indiscriminately lash out in revenge. The cruelest part is, the victim of their anger is usually those who are even more unfortunate, even more vulnerable. Lu Xun’s Ah Q [a novel from 1920s China] is a prime example: When he’s beaten by the mayor, Ah Q doesn’t dare strike back, so he goes to hit Wang Hu. When he can’t hit him, he goes after Little D. When he can’t win in that match, he goes to hit Wu Ma. When he can’t match her, he goes after the children in pre-school. This is not simply a joke or fiction, and the increasing number of murdered preschool children in mainland China proves this point.
Unreality
The second kind of personality can be called “difficulty in accepting reality.” A long period of ignorance and brainwashing must by necessity lower the ability to learn of the society as a whole and impair critical thinking. People are unwilling and unable to accept obvious facts, and do not hesitate to defend bold-faced lies. In this light, honesty is not just a moral issue, but also an issue of capacity. In Mainland China, at least half the population still believes Mao Zedong was the “great savior of the people,” and that he saved the Chinese people, rescuing them from poverty and suffering. At Mao’s Mausoleum in Tiananmen Square, people wait in line to pay their respects to his corpse. In taxis and private limos, people hang his picture like some kind of diety, seeking his blessings and protection. Even to this day, many people still feel nostalgic for the Cultural Revolution, believing that it was a time with no corruption, when everyone was equal. Just two months ago, a debate took place on the Internet about the great famine during the Great Leap Forward, and a substantial number of people believed that it had never happened at all, that it was just a story created by a small group of evil people to attack the government. They didn’t think it was possible that tens of millions had died of hunger. In order to prove their point, these people raised the following laughable doubts:
If that many people died of hunger, then where are the mass graves?
If there was really such a disaster, why haven’t there been any reports about it in the media?
If that many people really died of hunger, why do we still have to have the One Child Policy?
My hometown is also really poor, so why haven’t I heard of people starving to death?
If it’s true that so many people died of hunger, then let me ask you, how many people in your family starved to death?
Some people say 30 million people starved to death, that’s equal to 1/20 of China’s population, is that even possible?
The most shocking question was: If they didn’t have any rice to eat, why didn’t they just eat meat?
Servility
The third type of personality is called the “slave” personality. Like Lu Xun described, China has only had two [alternating] eras: Temporary stable periods during which people are slaves, and periods when people want to be slaves but can’t. In ancient times, slaves were loyal to the emperor and the dynasty. Today, most of them do not believe themselves to be slaves, but think they are the masters of their country. They have been taught since they were small to be loyal to the collective group, to the country, and to the Party. The only thing they are not to be loyal, is to themselves.
This type of person believes the government is above all else, and anyone who criticizes the government is their enemy. They believe they are patriots, and everything must be somehow “patriotic” to have any meaning at all. Studying is for the good of the country, and so is work, exercise, protecting one’s eyesight, even sex. The “national interests” that they speak of are actually mostly the interests of the government, the Party, the small minority of the people. Because of these so-called “national interests,” they’ll hate whomever the higher-ups tell them to hate. In a normal country, freedom, equality, and human rights are good words, but in the eyes of these slaves, they are all imperialist conspiracies. They support the practice of informing on others and betraying them, even turning in one’s own relatives, and are prepared to sacrifice their own lives at any moment.
This kind of slave, when subject to a long period of education in hatred, will become strange and easily angered, in its final stage becoming a “violent slave” personality. In the eyes of this type of person, most media in the world is anti-Chinese, all human rights organizations are anti-Chinese forces, all dissidents are filthy traitors and slaves to Western powers. If a Chinese woman marries a foreign man, then it’s a national shame; on the other hand, if a Chinese man seeks out a foreign prostitute, then that’s just China getting its revenge on everyone else. I’ve heard–and not just once–“patriotic” angry youth describing their ideals: They want to go to Japan after they get rich to find a Japanese prostitute, and then have their vengeance for a hundred hears of oppression on their bodies, until they are fully sated and she is dead. They openly call for war, and often say that China and Japan, or China and the U.S., will inevitably be at war with each other. The implication behind these lines is clear: Even if you don’t come after me, I’m still going to go after you. Some people even openly discuss putting bombs on commercial planes and setting them off on Japanese soil.
It is easy to appreciate the viciousness of this kind of thinking. These “patriots” are not so essentially different from the Red Guards of 50 years ago or the Boxer Rebellion of 100 years past. They are just as ignorant, just as furious, just as bloodthirsty and just as unstable. In a normal society, these people would be seen as a danger; but in China, the authorities coddle and fan their anger. It’s basically playing with fire. Once the conditions are right, this irrational fire will consume everything in its path.
Life in the minefields
The fourth type of personally is “minefield personality.” For many people, living in China does not make them feel safe. It is as if they are walking in a dangerous minefield. Here, the law is just a fiction, and state power can derail at any time. There is no clear line between the legal and the illegal. Almost every company is cheating on its taxes, and almost everyone does something not completely legal….Take the owner of a small shop for example. In his striving to run his business, the Commerce Department, the Tax Department, the Police Department, the Fire Safety Department, the Health Department… almost every kind of state power can force him to close down his shop. Every time he does not follow the wills of these powers, he faces the possibility of complete disaster for him and his family. Due to this kind of insecurity, most people do not keep long term plans, but rather focus only on instant profits. In government, business, and people’s personal lives, we see too many people care only about profits and not a bit about ethics. Government officials horde money into their own pockets and businesses disregard the standards of ethics and law to maximize profits. Once they make enough money, they either transfer their money away or spend it carelessly. These people never think of the consequences that might follow in the future.
The origin of this feeling of insecurity makes a group of uneasy people feel even more unsettled. Most people feel a need to rush: While the plane is still moving, people start opening the luggage compartments; while driving on the road, cars jostle for small openings in traffic without any care for safety; while waiting in line, there will be someone who cuts in line and break the rules. Furthermore, this pervasive insecurity has strained relationships among people. Family and friends guard against one another, suspect one another, and even despise one another. The old saying of “if someone is in trouble, help comes from every direction” has become just a fairytale. Instead, our society exemplifies “if someone is in trouble, everyone watches,” or “if someone is in trouble, no one helps.”
Who’s at fault?
There may be various reasons for all the personalities I mentioned above, but most importantly, the fault sits squarely with institutional cajoling and instigation. Having been long immersed in slavery training, party-line indoctrination, and coaching in hatred, people have lost their true heart, forgot their conscience, and even thrown out their most important identity: Humanity.
“I am a person first, and then I can be everything else. I am myself first, then I can help with society.” This is a simple idea. However, it is sad that most people cannot understand it all their lives. As soon as you talk about the “human rights” situation in China, people will pick a fight with you, behaving as if “human rights” are not their rights. All the talk of how China is special, all the rationalizing that China is unique, originate from people forgetting their humanity. This is why there are a lot of weird ideas. Some people will see suffering—regardless of the reason for the suffering—as something that is naturally moral. A few decades ago, countless urban youth were sent to the countryside simply because people thought they needed to suffer. The countless hardships and trials ruined their youths and destroyed their lives. Some of these people, unbelievably, still sing the praises of their oppressors. They say their suffering was well deserved and much appreciated. The Russian writer . The Russian writer Fyodor Dostoyevsky wrote a novel called “Humiliated and Insulted.” We see the humiliated and the insulted in our own lives; they rationalize their own suffering, defend their own suffering and cheer for own their suffering.
In China, “sacrifice” is a highly regarded ideal. Few people understand that the word sacrifice originally referred to the animals killed in religious ceremonies. So many songs, so many essays , so many heroic stories encourage people to sacrifice, to become those animals. What to do when the wood from the commune falls into the river? Sacrifice myself to pick it up. What to do when the production team’s sheep are lost in the snowstorm? Sacrifice myself to find them. Even today, many people believe in the saying “fear neither hardship nor death.” I can barely understand not fearing hardship, but not fearing death is just completely ridiculous. In this time of peace, why would you encourage people to not be afraid of death? What is it to you?
I am definitely not talking about something from the past. After flipping through the newspaper, you will see that this absurd era never ended. The legacy from those years has never left us; it is right beside you. Those inhumane ideas and encouragements have never left us. Here, I want to encourage every to learn from Professor Kong Qingdong. He created a famous “Three Mother Rule”: if someone asks you to endure hardship, you say “go find your mother;” if someone asks you make a sacrifice, you say “go find your mother;” if someone tell you to turn in your family for the good of the country, you know what to say.
Additionally, the government encourages people to embrace the idea of giving. In the past few decades, the Chinese government never stopped asking people to give. Every government official extols the virtues of giving (before they are caught, anyway). The more corrupt these officials are, the more they talk about giving. The truth is, giving and taking always come together. They are two sides of the same coin. Your giving is their taking. If a company asks its employees to selflessly give, all they want is for you to work more, and for them to pay less. If a country asks its citizens to selflessly give, then it is openly taking from them. Someone will ask: Isn’t true that we need to selflessly give in a society? A normal society needs selfless behaviors. However, what it needs more is a contract of freedom and equality. There is a sequence to these two rules. Once we have a contract, then they can give selflessly. If there is no contract, then there is no such thing as giving.
Government is supposed to work for us, not the other way around
We always see on TV or read in the newspapers about people who move into government housing or receive government monetary support. They’ll say to the camera, tears in their eyes, “Thank you, government!” We should not be criticizing the people who say things like that, rather we need to criticize the government for accepting the praise. We taxpayers living under your rule are having such a hard life, but you are accepting their gratitude? We now know that the government is not a splendid, wonderful, and perfect deity. The government should be something we elect. Its power should be borrowed from us. To some degree, the government is like our bodyguard or janitor. They take our money, and clean our floors. If a janitor does a good job cleaning the floor, is it necessary to thank the janitor, tears in your eyes? Is that not the janitor’s job? I am not looking down on janitors. However, if a janitor is not doing a good job, but instead always asks you to thank him, and even asks you to cherish him unconditionally, then you should ask him: “Can I scream at you?” At least you would tell him to come back after he cleans the floor.
In regard to government, the best comment comes from Thomas Paine: “Government, even in its best state, is but a necessary evil; in its worst state, an intolerable evil.”
We know that every penny that the government spends comes from our wallets. That’s why we need to check its account from time to time. If your janitor tells you that he bought a broom for thousands of dollars, then he is embezzling from you. If he takes your money and buys a million-dollar watch, then he is nothing but corrupt. If your cleaner, in the name of cleaning the floor for you, eats in upscale restaurants, drinks expensive Maotai liquor, smokes high-end cigarettes, then you have all the right to think: Would not it be better if someone else is cleaning the floor?
The key to success: Deregulation
A smart government will accept its own shortcomings and rely on its people’s strengths. On the other hand, a government that boasts its omnipotence is usually an incompetent one. It will try to control everything, but it does nothing well. In the last 30 years, they did make some progress, especially with the economy. As a result, many people have been lifted out of poverty. However, if we have to credit the government, it is because of its willingness to deregulate. The history from the past 30 years show that whenever the government keeps a loose grip, the Chinese people can always demonstrate an amazing innovative power. Only a few years after the government deregulated household electronics, Chinese household electronics can now compete with big international brands.
At the same time, every sector that the government controls strongly feels dead. Why are movies from China so bad? It is because the government controls the movies. Why are Mandarin TV shows so bad? The government controls the TV. Why are there no modern literary masterpieces? The government controls the culture. Why is Chinese soccer so bad? The answer is the same as to the other questions: The government cannot let go.
Why “bad news” isn’t bad
There are roughly two kinds of government in the world: Those who know shame, and those who do not. Governments that know shame will listen to criticism; even if they don’t want to, they will show some degree of humbleness. The latter kind of government, however, will only listen to flattery; worse yet, it will get angry even if your flattery was just a little bit off from what it wanted. Under the rule of this kind of government, “negative news” is usually hidden. Many incidents will be reported over and over again by overseas media, but you will never read about it in Mainland China.
In fact, “negative news” is itself a problematic phrase. There’s nothing negative about reporting bad news. By exposing atrocious behaviors, results, and traditions, we will be able to alert viewers who can then stay away from them instead of copying these incidents. Our life experience tells us that people can learn more from being informed of “negative news.” Watching 30 years of News Broadcast [a daily news program by China Central Television, known for its prescreened material] won’t teach you much, other than the fact that one can perfect the art of butchering pigs by studying Mao Zedong Theory. But a simple exposure to the death of 2-year old Wang Yue will teach you what it means to be a responsible parent and what the passers-by should have done. In the last few decades, our history books have muted out too much “negative news,” much of which are crimes of the system and violence of the collective. All of this should be seen as the misfortune of our country…If you really want to love your country, then you have to love more than its glory—you have to love its misfortunes too. Don’t just love this country’s prosperity; you have to love its scars, its sadness, its darkness, and its torment, too.
We often divide people into those who belong within the system and those who remain outside of it. In a system that stands against humanity, such as the ones in Nazi Germany and North Korea, people who work for the system usually only have two outcomes. Either they hurt themselves without reaping any benefits, or they benefit a little, but hurt themselves even more. Most people who are sitting here today are good people, but it’s possible that some among us are informants and spies too. If you are one of those, then I would like to tell you today that even you are responsible for the future of our country as well.
Open advice to government officials: Be decent
If your job is to merely approve of documents, issue licenses, fill a form, or catch a thief, then you are not closely related to the crimes of this system—the jobs you do have to be done in order for society to function. But I still hope you understand that your real bosses are the ones who ask you to help them and perform these functions. These are the people who contributed their wages to pay for yours, they are your sustenance, so please be nice to them. Even if you can’t greet them with a smile, at least you shouldn’t treat them with contempt or anger. You should follow the rules, do your job, and not make things extra difficult for them. If something can be done with little effort, please don’t them with extra work and make them visit your office over and over again. You have to know this–it’s hard for them to keep paying for you.
If your job deals with education, propaganda, and ideology, then beware: Your influence reaches much more than one or two people; your influence reaches millions. Over the centuries, and across all societies, human beings have reached a consensus: We should keep our children away from poison. In fact, poisons for the mind, such as lies, fallacies, hatred, and propaganda against humanity, are equally if not much more dangerous than those that harm the body. Even if we can’t ban these things, we should at least keep our children away from it. If you are a journalist, then you shouldn’t contribute to the making of these poisons; if you are a teacher, then you shouldn’t engage in the distribution of these poisons; if you are a scholar, then you should insist on truth and reject fallacies; if you are an author, then you shouldn’t invent open-faced lies. These are not your highest callings; rather, they are the most basic demands.
If your job is to dismantle other people’s house, smash other people’s shop stalls, abort other people’s babies, and beat those who are unfortunate, then, well, I won’t expect you to go to them with an embrace, but I do hope that you can maintain some shreds of conscience. George Orwell, the author, fought in the Spanish War of 1936 as a sniper. One morning, he saw an enemy soldier coming out of his trench. He had no shirts on, and he was using his hands to hold up his pants. Orwell could’ve shot him easily, but he hesitated for a long time, and gave up eventually. He said: “How can someone whose hands are holding up his pants be a Fascist? How can you shoot someone when his hands are holding up his pants?”
This is “Orwell’s question,” and this is also where we differ from animals—our precious sympathy. Here, I would like to say this to those who work for the demolition teams, interception teams, and urban enforcement teams: I know that you have a responsibility, but I hope you can think about “Orwell’s question” occasionally. I know that your supervisors make demands on you, but I still hope that you can cherish the moments when your conscience becomes aware of itself again.
Or maybe you have a righteous heart, and you feel like you are fighting for the good side and protecting your country. But even beyond your country, there is a bigger good, and that is the righteousness in our heart. The figure kneeling in front of you is a person too, you know? He has emotions, feelings, parents spouse children and siblings just like you! If you yell at him, he will get scared; if you hit him, he will feel hurt; if you insult him, he will hate you. When you bury one enemy under your feet now, he will grow into two enemies next year. You are just doing a normal job; there’s no need to create so many personal enemies for yourself. You can do your job without embracing all this hatred.
The importance of a clear heart
A real tragedy happened in a jail in Jiangsu Province once—a prison guard was beating up a prisoner for no reason, and the prisoner said: “You are in charge of me, so it’s your job to discipline me and give me orders. But the beating that you are giving me now has nothing to do with your job, it’s purely between the two of us. I don’t have the guts to fight you back now, but remember, you will have to pay for this eventually!” A few years later, the prison guard’s child was found hanged in front of the prison.
I hate this prisoner’s crime just as much as all of you do. However, everyone within the system should learn from this. Hatred is like a knife—if you make it too sharp, it will be turned against you and hurt you too eventually. In a world where power is unrestrained, in a world where laws are powerless, even if you wield an enormous amount of power now, there’s no guarantee that you can have any sense of security in the long run. Today, you make him hide from you; tomorrow, you might need to hide from him instead. Today, you block those who want to appeal to law; tomorrow, someone else will block your attempts, too. We already know that those who are blocked are not just ordinary citizens—policemen, judges, officials, and even the head of the Appeals Department can be found among their ranks, too.
Someone once asked a wise monk: “What makes a person good?” The monk said: “Mercy and clarity.” The person asked again: “What are those?” The monk answered: “They are like the water in autumn and the unending sky.” I think what it means to be a good person is to be a modern citizen who values his character and who has a sense of shame. Mercy and clarity are our sympathy and conscience. These two things aren’t useful in real life; they won’t help you get rich or get promoted, and they definitely won’t help you to “do well” in this order-less world. However, they distinguish us from animals. It might not be smart to harbor sympathy for others, but these “stupid people” are even more valued in chaotic times. It is because of these people, who raised the muzzle, moved away from the trigger, and stopped the tank “at the wrong times,” that our society managed to maintain its basic humanity and dignity.
We live in an age when dust blocks the sky. Politics is dirty, the economy is dirty, and even culture smells like it’s rotten. Our heart is supposed to be clear like the water in the autumn and the unending sky, but if we place it in the dust for a long time, then it can’t help but getting dirty and frangible. When we mail fragile items at the post station, the staff there will stamp the image of a red glass on the package to show that what’s inside is fragile. I hope everyone stamps a red glass on their heart too. It will remind us that this is a heart that needs sympathy and a heart that needs clarity. It is precious, but it is also fragile. We should take care of it every day and keep it free of dust. It should be as clear as the water in autumn, and as clean as the sky.
Murong Xuecun (originally Hao Qun)
by A Cappella, Liz Carter, and Michelle Li on July 30, 2012
One Comment
nước khoáng vĩnh hảo
Hi there, I discovered your site by means of Google whilst
searching for a similar matter, your web site
got here up, it seems to be great. I have bookmarked it in my google bookmarks.
Hello there, just become alert to your blog via Google, and found that it is really
informative. I am going to watch out for brussels. I’ll be grateful when you proceed this in future. Many other folks can be benefited out of your writing. Cheers!